Toshiba có thể mất tới 4 tỷ USD vì gian lận kế toán
Mâu thuẫn gia đình không hồi kết tại Lotte, chính phủ Hàn Quốc mạnh tay trừng phạt
Nội tệ của Indonesia là đồng tiền tệ nhất châu Á
Vinatex ước lãi hợp nhất 465 tỷ đồng năm 2015
Thế giới di động: 11 tháng ước đạt 958 tỷ đồng LNST, vượt 8% kế hoạch cả năm
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-12-2015
- Cập nhật : 20/12/2015
Lập hai sổ kế toán sẽ bị coi là phạm pháp
Việc cấm lập nhiều sổ sách kế toán đã từng được đặt ra, nhưng dường như không có tác dụng nhiều… là một trong các vấn đề được đặt ra ở buổi họp báo công bố luật mới, trong đó có Luật Kế toán, tại Văn phòng Chủ tịch nước sáng 18/12.
Thông tin từ buổi họp cho thấy, Luật Kế toán mới đã bổ sung quy định về các hành vi bị cấm, bao gồm việc lập hai hệ thống sổ sách kế toántài chính trở lên.
Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, trước khi thông qua luật này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải thích, việc cấm hành vi lập nhiều hệ thống sổ kế toán tài chính là nhằm ngăn chặn tình trạng ngoài hệ thống sổ kế toán tài chính theo quy định, đơn vị kế toán còn lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính khác phản ánh không đúng tình hình tài chính của đơn vị để đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước, sử dụng để làm hồ sơ vay vốn các tổ chức tín dụng, đấu thầu, thực hiện các giao dịch trênthị trường tài chính...
Vẫn liên quan đến các hành vi bị cấm, luật còn cấm cung cấp số liệu báo cáo tài chính không đồng nhất trong cùng kỳ kế toán; thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ kế toán viên, giấy chứng nhận hành nghề kế toán; thuê cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề, điều kiện kinh dianh dịch vụ kế toán cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị mình.
Kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thông đồng, móc nối với khách hàng để cung cấp, xác nhận thông tin cũng nằm trong danh sách các hành vi bị cấm.
Một vấn đề đáng chú ý khác là luật hiện hành chỉ quy định hạch toán theo giá gốc, do đó không phản ánh đúng thực trạng tài sản và nợ tại thời điểm lập báo cáo tài chính, chưa phù hợp thông lệ quốc tế.
Một nguyên tắc kế toán quan trọng được Luật Kế toán 2015 bổ sung là quy định nguyên tắc giá trị hợp lý. Theo đó giá trị tài sản và nợ được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
Việc xác định và hạch toán theo giá trị hợp lý có tính kỹ thuật vì vậy Quốc hội đã nhất trí giao Bộ Tài chính quy định cụ thể các tài sản và nợ phải trả được ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý, phương pháp kế toán ghi nhận và đánh giá lại theo giá trị hợp lý.
Luật bổ sung nhiều quy định mới về báo cáo tài chính nhà nước, trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước của Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, tài khoản kế toán, kiểm tra kế toán, kiểm soát nội bộ, kinh doanh dịch vụ kế toán ….
Với lần sửa đổi này, luật quy định những người không được làm kế toán gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Gồm 6 chương, 72 điều, Luật Kế toán 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017.
Cảnh báo bò Ấn nhập lậu theo đường bộ
Ngoài việc nhập lậu trâu bò từ Lào, Campuchia, Thái Lan về, đang có hiện tượng bò Ấn Độ nhập lậu VN theo đường bộ, mỗi lần vài chục con, rồi giao người dân nuôi một thời gian để sau đó giết mổ.
Nếu không kiểm soát tốt, dịch bệnh rất dễ xảy ra. Đại diện lãnh đạo Cục Chăn nuôi cảnh báo như vậy tại cuộc họp giữa hai bộ NN&PTNT và Công thương ngày 18-12 bàn về công tác chuẩn bị hàng hóa thiết yếu Tết Nguyên đán 2016.
Theo Bộ NN&PTNT, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt lương thực, thực phẩm (thịt và rau củ), hiện tại dồi dào, đáp ứng được nhu cầu trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2016 nên sẽ không có biến động lớn về giá cả hay thiếu hụt nguồn cung.
Tuy nhiên ông Tống Xuân Chinh, phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, khuyến cáo chuyện xuất khẩu heo theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Theo ông Chinh, việc xuất khẩu heo qua đường tiểu ngạch giúp nông dân bán sản phẩm với giá cao, nhưng do không được đưa vào con số thống kê nên cần lưu ý để chỉ đạo, nhất là trong dịp tết, khi nhu cầu mua thịt heo tăng cao.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, cùng với việc tăng đàn trâu bò trong nước, năm nay VN nhập trên 347.000 con trâu bò sống về nuôi, hiện đang sẵn sàng giết mổ và cung ứng ra thị trường với giá cả và chất lượng khá tốt. Vấn đề cần lưu ý là việc kiểm soát dịch bệnh và nhập lậu gia súc, gia cầm, tránh gây ảnh hưởng đến nguồn cung.
Tân Hoàng Minh làm đường 746 tỷ đồng, đổi khu đất khoảng 20ha
Tuyến đường Hà Nội vừa có chủ trương cho Tân Hoàng Minh đầu tư chạy từ đê Sông Hồng tới KĐT mới C2-Gamuda Gardens, dài 2,6km rộng 40m, có tổng mức đầu tư 746 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký ban hành Quyết định số 6951/QĐ-UBND về việc chấp thuận chủ trương tiếp tục thực hiện và điều chỉnh đề xuất Dự án ĐTXD tuyến đường từ đê sông Hồng đến Khu đô thị mới C2-Gamuda Gardens, quận Hoàng Mai theo hình thức đối tác công tư (loại hợp đồng xây dựng chuyển giao - BT).
Theo đó, tuyến đường này có chiều dài 2,6km rộng 40m, vốn đầu tư khoảng 746 tỷ đồng từ nguồn vốn của Nhà đầu tư và vốn huy động hợp pháp khác. Thời gian thực hiện từ năm 2016-2019.
Được biết, chủ đầu tư dự án này được giao cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tân Hoàng Minh).
Nhà đầu tư được tạo điều kiện khai thác quỹ đất tại khu đất ký hiệu C9- CN3 trên địa bàn quận Hoàng Mai để thu hồi vốn đầu tư công trình BT.
Phạm vi, quy mô, ranh giới quỹ đất thanh toán cho Nhà đầu tư sẽ được xác định cụ thể trên cơ sở tuân thủ quy hoạch chi tiết xây dựng, đảm bảo đồng bộ, không trùng lấn.
Thành phố giao cho Tân Hoàng Minh lập báo cáo khả thi, thực hiện thủ tục lập quy hoạch trình các sở, ban, ngành để hoàn thiện các thủ tục dự án.
Được biết, trước đó năm 2011 Tân Hoàng Minh cũng đã được giao lập quy hoạch chi tiết 1/500 Khu chức năng Đô thị Tân Hoàng Mai, tại ô đất quy hoạch ký hiệu C9-CN3 thuộc các phường: Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Khu đất này có diện tích khoảng 20ha, có chức năng là trung tâm thương mại, văn phòng làm việc, công cộng, dịch vụ thể thao văn hóa, đơn vị nhà ở cao cấp đồng bộ đất nhà trẻ, cây xanh, vườn hoa, đỗ xe…
CEO Google đến Việt Nam ngày 22/12
Ông Sundar Pichai đang ở Ấn Độ để tiếp xúc với lập trình viên, sinh viên và cả thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Đến ngày 22/12, CEO của Google sẽ đến Hà Nội. Ảnh: The Times Indian.
Sundar Pichai, Tổng giám đốc của Google sẽ đến Hà Nội vào 22/12 để tiếp xúc với giới khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam.
Trao đổi với chúng tôi , bà Nguyễn Phương Anh, Giám đốc tiếp thị củaGoogle tại Việt Nam xác nhận chuyến thăm của người đứng đầu bộ máy tìm kiếm khổng lồ đến Hà Nội.
Theo bộ phận truyền thông của Google Việt Nam, buổi nói chuyện củaCEO Google sẽ được tổ chức ở quy mô nhỏ nhằm mục đích chia sẻ kinh nghiệm, cảm hứng. Sundar Pichai sẽ nói chuyện cùng với ba cá nhân của Việt Nam (chưa rõ danh tính). Phía Google cho biết ông Sundar Pichai chỉ có thời gian nói chuyện khoảng 1 tiếng.
Buổi nói chuyện dự kiến diễn ra tại Hà Nội và có 200 chỗ ngồi cho những người tham dự gồm các lập trình viên, sinh viên và giới truyền thông.
Hiện tại, CEO của Google đang ở Ấn Độ để có những cuộc gặp gỡ với thủ tướng Narendra Modi, sinh viên và giới lập trình viên nước ngày trước khi đến Việt Nam.
Sundar Pichai gia nhập Google vào năm 2004, giữ vai trò định hướng phát triển cho Google Toolbar và Google Chrome, những sản phẩm chủ chốt hàng trăm triệu người tiêu dùng đang sử dụng. Năm 2014, Sundar đứng ra quản lý bộ phận sản phẩm, kỹ thuật và nghiên cứu cho tất cả các sản phẩm và nền tảng công nghệ của Google, bao gồm Google Tìm kiếm, Maps, Google Play, Quảng cáo, và các giải pháp dùng nền tảng đám mây cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngành giáo dục, được biết đến với tên gọi Google Apps và Cloud Platform. Hai nền tảng quan trọng nhất trong ngành công nghiệp máy tính là Android và Chrome cũng nằm trong sự quản lý của ông.
Sau nhiều năm hợp tác chặt chẽ với hai nhà sáng lập của Google là Larry Page và Sergey Brin, Sundar được tín nhiệm và chính thức đảm nhận trọng trách Tổng Giám đốc Google từ 8/2015.
Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp của Google đến Việt Nam. Đầu tháng 12, đồng sáng lập Apple Steve Wozniak cũng đã đến TP HCM để tham dự một sự kiện có nội dung về mạng xã hội, di động, dữ liệu thống kê và điện toán đám mây.
Trong những năm trước đây, không ít nhân vật có tiếng của làng Công nghệ thế giới từng đến Việt Nam. Năm 2006, Bill Gates, khi đó là Chủ tịch Microsoft, đã đến Hà Nội để khởi động dự án phổ cập công nghệ thông tin. Tháng 5/2010, Tổng giám đốc Microsoft lúc đó là Steve Ballmer có buổi nói chuyện với sinh viên Đại học Bách khoa - ĐHQG Hà Nội, tập trung vào những công nghệ mới như điện toán đám mây. Đến 2013, Stephen Elop, người đứng đầu mảng di động của Nokia (khi đó đã thuộc về Microsoft) cũng có mặt tại Hà Nội và TP HCM, gặp gỡ các đối tác phần mềm trong nước.
TPP sẽ tiết kiệm cho dệt may, da giày Việt Nam hơn tỷ USD tiền thuế vào Mỹ hàng năm
Đó là thông tin được ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên (Bộ Công Thương) và là trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đưa ra.
Đàm phán dệt may là một trong những nội dung chính được quan tâm nhiều nhất trong thương mại hàng hóa của TPP. Mỹ hiện nay vẫn là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, khi 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 9,88 tỷ USD, tăng 11,7%, theo Tổng cục Hải quan.
Bởi vậy, ông Thái cho biết Việt Nam quan tâm nhất đến việc mở cửa thị trường hàng hóa như thế nào. Do đó, TPP được đánh giá là hiệp định đầu tiên, quy mô lớn đặt ra quyết tâm mở cửa thị trường hàng hoá mức cao, với tham vọng sẽ mở cửa 100% ở một số nước.
Trong lĩnh vực hàng hóa, dệt may được quan tâm nhiều nhất khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước trong TPP rất lớn, điển hình là Mỹ, Nhật Bản… Do đó, những rào cản mà các nước áp dụng với hàng Việt Nam rất cao, đã khiến cho hàng xuất khẩu dệt may bị giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
Dẫn chứng, hiện số tiến thuế mà các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may phải đóng tại thị trường Hoa Kỳ lên tới 1,17 tỷ USD; giày dép phải đóng hơn 300 triệu USD. Theo Phó trưởng đoàn đàm phám TPP, mức tiền thuế mà Việt Nam phải đóng cho Hoa Kỳ lớn hơn tất cả các nước trong TPP.
“Do đóng nhiều thuế nên đoàn đàm phán quyết tâm bãi bỏ rào cản và yêu cầu Hoa Kỳ đưa thuế về 0%, hiện có dòng thuế trên 30% và mức thuế trung bình của dệt may hiện nay là 17%” – ông Thái nói.
Đến nay, đàm phán TPP đã đạt được những thỏa thuận về dệt may mà Việt Nam đặt ra. Theo đó, hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn.
Để được hưởng thuế quan, TPP cũng đặt ra yêu cầu về quy tắc xuất xứ làm “từ sợi trở đi” nhằn ngăn chặn việc các nước lân cận tận dụng Hiệp định để đưa hàng vào Việt Nam và xuất sang các nước này. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho Việt Nam khi chưa đáp ứng đủ nguồn nguyên phụ liệu sản xuất trong nước, TPP đặt ra cơ chế linh hoạt về “nguồn cung thiếu hụt” và một số cơ chế khác.