Bất chấp Brexit, kinh tế Anh vẫn vững bước trong ngắn hạn
EIA: tồn kho dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ 9 liên tiếp, xăng tăng
Sản lượng thép thô hàng ngày của Trung Quốc giảm vào đầu tháng 7
Iraq dẫn dầu về cung cấp dầu mỏ cho Ấn Độ
Dừa tươi Bến Tre lần đầu tiên đóng chai xuất ngoại
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-07-2016
- Cập nhật : 21/07/2016
Thị trường vàng đã cân bằng trở lại
Những cơn sốt vàng đã đi qua và thay vào đó là diễn biến khá trầm lắng trong các phiên giao dịch gần đây.
Trong phiên giao dịch sáng này ngày 20/7, giá vàng trong nước tiếp tục tăng nhẹ 20 nghìn đồng/lượng và hiện vẫn đang duy trì khoảng cách với vàng thế giới ở mức xấp xỉ gần 1 triệu đồng mỗi lượng.
Theo đó, giá vàng miếng SJC niêm yết tại CTCP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) sáng nay tại 2 khu vực Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ở cùng mức giá 36,47 – 36,80 triệu đồng/lượng, giảm hơn 50 nghìn đồng/lượng so với phiên giao dịch đầu giờ sáng qua. Tại thị trường Hà Nội, giá vàng miếng SJC đang được niêm yết tại công ty PNJ ở mức giá 36,62 – 36,72 triệu đồng/lượng
Công ty VBĐQ SJC niêm yết giá vàng miếng ở mức 36,46 – 36,84 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 20 nghìn đồng/lượng so với phiên giao dịch cuối ngày hôm qua. Tập đoàn VBĐQ DOJI niêm yết ở mức 36,62 – 36,72 triệu đồng/lượng, giảm 40 nghìn mua vào và tăng 20 nghìn bán ra.
Đại diện của PNJ cho biết hôm qua, lượng giao dịch vàng miếng ở công ty PNJ khá ổn định, ít có giao dịch với số lượng lớn đa số khách hàng tham gia giao dịch là những khách hàng nhỏ lẻ, chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, còn đối với khu vực khác như Miền Trung, Miền Tây, Miền Bắc lượng bán ra và mua vào khá cân bằng và ổn định.
Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng dù USD mạnh lên sau số liệu kinh tế mỹ. Tuy nhiên, đà tăng phần nào chững lại khi USD lên cao nhất 4 tháng sau khi số liệu cho thấy số nhà khởi công xây dựng tại Mỹ tháng 6 tăng. Theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 19/7, số nhà khởi công xây dựng trong tháng 6 của Mỹ tăng 4,8% lên 1,19 triệu căn.
Cuối phiên giao dịch hôm qua, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.331,1 USD/ounce, rơi khỏi đỉnh cao nhất phiên ở 1,334,88 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex tăng 0,2% lên 1.332,3 USD/ounce.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 25%, lên cao nhất kể từ tháng 3/2014 ở 1.374,71 USD/ounce sau khi người Anh bỏ phiếu ra khỏi EU (Brexit). Kể từ đó, giá vàng liên tục chịu áp lực sau một loạt số liệu kinh tế tích cực của Mỹ. Giới đầu tư đang chờ kết quả phiên họp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), diễn ra vào thứ Năm 21/7, để có thêm manh mối.
Trên thị trường châu Á, giá vàng hiện đang xoay quanh mức 1.333 USD/ounce. Quy đổi tương đương 35,9 triệu đồng/lượng, như vậy hiện tại vàng trong nước đang cao hơn thế giới khoảng 940 nghìn đồng/lượng.(CafeF)
Đồng Ringgit giảm mạnh nhất kể từ vụ Brexit
Đồng tiền của Malaysia giảm mạnh nhất kể từ ngày 24/6 khi thị trường châu Á phản ứng với việc một nhóm quân đội nổi dậy đòi quyền kiểm soát từ Tổng thống Reccep Tayyip Erdogan.
Đồng Ringgit giảm 0,8% xuống 3,9775 ringgit đổi 1 USD, sau khi đã tăng trong phiên ngày thứ Sáu tuần trước.
Đồng Ringgit và trái phiếu chính phủ đều tăng vào tuần trước sau khi ngân hàng trung ương bất ngờ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong vòng 7 năm.
Các đồng tiền Châu Á giảm trong phiên này do đồng USD mạnh lên vì khả năng lãi suất có thể được nâng lên vào năm tới.
Quỹ hưu trí lớn thứ 2 của Malaysia có kế hoạch mua thêm trái phiếu với kỳ hạn dài như một biện pháp bảo hiểm cho việc cắt giảm lãi suất. Giám đốc điều hành Wan Kamaruzaman Wan Ahmad của hãng quản lý quỹ Kumpulan Wang Persarraan (Diperbadankan), hiện quản lý khoảng 120 tỷ Ringgit (khoảng 30 tỷ USD), cho biết lợi nhuận năm nay dự kiến sẽ giảm và đang tìm cách tăng mua trái phiếu với kỳ hạn 10 năm trở lên.
Ngân hàng Negara Malaysia đã giảm lãi suất qua đêm đi 25 điểm phần trăm xuống còn 3% vào ngày Thứ Tư tuần trước trong bối cảnh lạm phát đang giảm. Đồng Ringgit tăng 2,2% trong tuần trước.
Giá tiêu dùng đã tăng 1,7% trong tháng Sáu so với một năm trước đó, tốc độ tăng chậm nhất trong hơn 12 tháng qua, theo dự báo trung bình trong một cuộc khảo sát của Bloomberg.
Cung-cầu ngành đường tiếp tục căng thẳng trong niên vụ mới
Thiếu hụt nguyên liệu mía là một trong những nguyên nhân đẩy giá đường tăng cao trong niên vụ vừa qua. Ảnh: Internet
Theo Bộ NN&PTNT: Trong vụ sản xuất mía đường 2015-2016, cả nước có 41 nhà máy đường hoạt động. Sản lượng đường sản xuất được đạt trên 1,2 triệu tấn, giảm 12,73% so với vụ trước. Đây là năm thứ 2 liên tiếp giảm sản lượng đường.
Vụ sản xuất 2015-2016, giá mua mía 10 CCS tại ruộng khoảng 850.000-950.000 đồng/tấn, tăng so với vụ trước khoảng 100.000-150.000 đồng/tấn. Trong khi đó, giá đường cũng có sự biến động phức tạp. Hiện tại, giá đường tăng khoảng 3.500 -4.500 đồng/kg so với vụ trước.
Đại diện Bộ NN&PTNT đánh giá: Giá đường tăng xuất phát từ việc thiếu hụt mía nguyên liệu, dẫn tới giảm sản lượng. Bên cạnh đó, giá cả đầu vào như vật tư nông nghiệp, chi phí hỗ trợ nông dân, nhân công… tăng cũng góp phần làm tăng giá đường. Ngoài ra, nguyên nhân một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thương mại găm hàng dẫn đến đẩy giá đường lên cao cũng được đề cập tới.
Trong vụ 2016-2017, theo báo cáo tổng hợp từ các nhà máy đường trên cả nước, tổng diện tích các nhà máy có ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm là 239.100 ha. Sản lượng ép mía là 13,72 triệu tấn. Sản lượng đường đạt 1,52 triệu tấn, trong đó đường tinh luyện là 800.000 tấn.
Bộ NN&PTNT nhận định, trong bối cảnh thị trường thế giới tiếp tục thiếu hụt đường, chủ yếu do hiện tượng El Nino gây thiệt hại cho trồng trọt, niên vụ 2016-2017, tình hình cung-cầu và giá đường trong nước dự báo sẽ tiếp tục căng thẳng.
Do đó, các doanh nghiệp cần tích cực phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lại quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy, đầu tư hỗ trợ mạnh mẽ phát triển vùng nguyên liệu nhằm tăng năng suất, chất lượng để đáp ứng nhu cầu đường trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần thực hiện các biện pháp đồng bộ trong tổ chức sản xuất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.
Ấn Độ sẽ trở thành động lực thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
Theo Helima Croft, giám đốc điều hành kiêm giám đốc chiến lược bộ phận hàng hóa của RBC Capital Market đánh giá Ấn Độ đang chứng tỏ vị thế của mình ngay lúc này và sẽ sớm trở thành động lực chính thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ trong tương lai.
Số liệu gần đây cho thấy nhu cầu dầu mỏ ở quốc gia này trong quý II đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 10 năm qua. Đồng thời, lượng tiêu thụ dầu mỏ của Ấn Độ thời gian gần đây đã chạm ngưỡng kỷ lục, đạt trung bình hơn 4 triệu thùng/ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Bà Croft cho biết việc cung vượt quá cầu trên thế giới và việc các nước Nigeria và Venezuela, 2 quốc gia thuộc OPEC, đang gặp các vấn đề về kinh tế và chính trị đã tạo áp lực kéo giá dầu xuống. RBC dự đoán thị trường sẽ biến động trong ngắn hạn do những vấn đề Cảng New York đang gặp phải và việc xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ từ Trung Quốc.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô gần đây như quyết định Anh rời EU và biến động trong nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể gây áp lực lên thị trường dầu mỏ và đẩy giá xuống.
Vị giám đốc của RBC cho rằng mặc dù nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc hầu như không biến động, nhưng nhu cầu dầu mỏ tại Ấn Độ đang tăng rất mạnh khiến giá dầu thô Brent có thể giữ ở mức 50 USD/thùng vào cuối quý 3, và khoảng 55 USD vào cuối quý 4/2016.
Bà Croft cho biết những quốc gia OPEC ở khu vực Trung Đông như Ảrập Xêut và Iran đã không tăng lượng cung dầu mỏ để làm ngập thị trường dự đoán.
Những vấn đề về kinh tế và chính trị ở Nigeria và Venezuela có thể tiếp tục gây áp lực cho thị trường dầu mỏ.
Đối với Libya, các cảng cung cấp mỏ ở phía đông đã bị đóng cửa từ năm 2014 vì xung đột giữa các phe phái vũ trang. Chính phủ được Liên Hợp Quốc ủng hộ tại Libya đang tiến hành đàm phán với các phe phái kiểm soát 2 cảng này để cho mở cửa trở lại các cảng này.
Với tình hình này của các nước, RBC hy vọng bức tranh về thị trường dầu thô thế giới sẽ tươi sáng hơn vào nửa cuối năm 2016.
Cổ phiếu SoftBank lao dốc, tỷ phú Son "mất" hơn 1 tỷ USD sau 1 đêm
Sau khi thông báo thương vụ mua lại hãng sản xuất chip máy tính ARM, cổ phiếu của SoftBank đã giảm 10%, mạnh nhất kể từ năm 2012.
Thương vụ M&A mới nhất của tập đoàn SoftBank đã khiến tài sản của tỷ phú Masayoshi Son lao dốc mạnh. Vị tỷ phú giàu thứ ba của Nhật Bản mất đi hơn 1 tỷ USD trong phiên hôm qua (19/7), giảm mạnh nhất trong 400 tỷ phú trong danh sách Bloomberg Billionaires Index.
Sau khi thông báo thương vụ mua lại hãng sản xuất chip máy tính ARM, cổ phiếu của SoftBank đã giảm 10%, mạnh nhất kể từ năm 2012.