tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-06-2016

  • Cập nhật : 07/06/2016

Địa ốc TP.HCM chờ bùng nổ trong quý III

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho biết, nhìn tổng thể 5 tháng đầu năm, thị trường BĐS TP.HCM đã có dấu hiệu chững lại. Các dự án cao cấp bung ra khá nhiều, song tiêu thụ rất chậm. Thậm chí, các dự án có mức giá trung bình, từ 1 đến 1,2 tỷ đồng/căn, cũng có sức bán khá chậm, mặc dù không có nhiều dự án trong phân khúc này.

Tuy nhiên, ông Châu cho rằng, thị trường BĐS sẽ bùng nổ trong thời gian tới khi thực hiện Thông tư 06/2016/TT-NHNN thay thế Thông tư số 36/2014/TT-NHNN về hạn chế tiêu chí thắt hay buông trần tín dụng cho vay trung hạn, dài hạn và rủi ro BĐS từ ngày 1/6/2016. Nhờ thông tư này, doanh nghiệp và người dân sẽ hưởng lợi trong việc mua bán sản phẩm BĐS, nên giao dịch trên thị trường sẽ sôi động hơn.
.

Chia sẻ vấn đề trên, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho rằng, thị trường BĐS TP.HCM đang trải qua một giai đoạn “bội thực” khi chỉ trong vòng 2 tháng qua (tháng 4 và tháng 5) đã có hàng chục ngàn căn hộ, nhà phố, biệt thự và đất nền đồng loạt bung hàng. Trong khi đó, nhu cầu và giao dịch quá yếu.

“Thực tế, trong vài tháng gần đây, thị trường BĐS có dấu hiệu chững lại. Điều này phản ánh diễn biến và khả năng hấp thụ thực chất của thị trường. Dù đây cũng là mối quan ngại, song xét ở khía cạnh khác lại có lợi cho người mua, bởi khi nguồn cung phong phú, giá bán sẽ không bị đẩy lên cao, mà ngược lại, chủ đầu tư phải lo giữ giá ổn định, thậm chí hạ giá và chú trọng hơn đến chất lượng và tiện ích công trình nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh”, ông Châu nói.

Theo nhiều doanh nghiệp BĐS, trong 5 tháng đầu năm, thị trường BĐS thực sự có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, các chủ đầu tư đều nhận định rằng, từ tháng 6, thị trường sẽ có sự khởi sắc nhờ chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land nhận định, đây là thời điểm thuận lợi để mở bán sản phẩm. Đặc biệt, những căn hộ chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ luôn là lựa chọn của người có nhu cầu thực sự. Để chứng minh nhận định này, ông Hiền cho biết, tháng 4/2016, Hưng Thịnh Land đã mở bán Dự án 9 View (quận 9) và tháng 5 mở bán Dự án Saigon Mia (quận 8), với gần 1.000 căn hộ.

“Trong tháng 6 và tháng 7, Hưng Thịnh Land sẽ tiếp tục mở bán dự án tại quận 9 và Tân Bình với khoảng 1.000 căn hộ”, ông Hiền cho biết.

Ông Ngô Quang Phúc, Phó tổng giám đốc Công ty Địa ốc HimLam Land cũng nhận định, thị trường quý III sẽ tiếp tục ổn định, sức mua sẽ tốt ở phân khúc căn hộ giá rẻ và tầm trung, bởi đây là hai phân khúc chính mà thị trường cần, trong khi nhu cầu của người dân rất lớn.

“Thị trường BĐS quý III/2016 sẽ khá ổn định, không có biến động nhiều và sẽ có cạnh tranh về giá”, ông Phúc dự báo và cho biết, đầu tháng 6/2016, HimLam Land sẽ tiếp tục mở bán 400 căn hộ tại Dự án Phú Đông (quận 9), với giá chỉ 1 - 1,2 tỷ đồng/căn. Trong quý III sẽ tiếp tục mở bán Dự án Vạn Phú với 600 sản phẩm nhà ở thấp tầng.

Đại diện Công ty BĐS Keppel Land cũng cho biết, tháng 6 và quý III, đơn vị này sẽ tiếp tục mở bán Dự án cao cấp Estella Heights (quận 2) với 872 căn và Dự án Riviera Point tại quận 7 với 2.099 căn.

Ngoài ra, thị trường sẽ có thêm hàng ngàn căn hộ của từ Khu đô thị phức hợp Vinhomes Golden River (quy mô 25,3 ha tại khu đất vàng trung tâm quận 1), Dự án Rive City của Công ty Bất động sản An Gia…

Tuy nhiên, HoREA cho rằng, thị trường BĐS vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro như việc gia tăng nhà đầu tư thứ cấp sẽ đẩy giá trị BĐS tăng cao so với giá trị ban đầu. Trong khi đó, nhiều chủ đầu tư vẫn dựa chủ yếu vào nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu. Ngoài ra, sự phát triển tập trung của một số chủ đầu tư đối với phân khúc BĐS cao cấp, khiến dòng sản phẩm không hướng vào nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng, dễ dẫn đến lệch pha cung - cầu...(SGĐT)


Ngày 6/6: Khối ngoại bán ròng hơn 218 tỷ đồng sau 10 phiên mua ròng

Khối ngoại trong phiên giao dịch ngày 6/6/2016 đã có những diễn biến khá bất ngờ. Cụ thể, khối ngoại đã thực hiện mua vào hơn 5,8 triệu cổ phiếu, trị giá gần 165,5 tỷ đồng, trong khi bán ra hơn 14,6 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 388 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt hơn 222,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng đạt hơn 8,8 triệu cổ phiếu.

Trên sàn HOSE, sau 10 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại đã bán ròng trở lại hơn 218,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng đạt hơn 8,3 triệu cổ phiếu.

Việc khối ngoại trên HOSE phiên hôm nay bán ròng một phần lớn đến từ giao dịch thỏa thuận của HPG. Cụ thể, khối ngoại trên HOSE đã bán thỏa thuận hơn 8 triệu cổ phiếu HPG, tương ứng trên 268 tỷ đồng. Tính chung cả giao dịch khớp lệnh, HPG bị bán ròng lên tới 288,7 tỷ đồng (8,6 triệu cổ phiếu). Hai mã HSG và HAG cũng bị bán ròng lần lượt 17 tỷ đồng và 6,8 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, TMS được khối ngoại mua ròng mạnh nhất, đạt hơn 46,5 tỷ đồng (646.020 cổ phiếu), đáng chú ý, khối ngoại trên HOSE đã bán thỏa thuận 641.000 cổ phiếu TMS, trị giá hơn 46,15 tỷ đồng.

Như vậy, nếu loại trừ hai giao dịch thỏa thuận của HPG và TMS thì khối ngoại trên HOSE phiên hôm nay mua ròng nhẹ hơn 3,36 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, MBB và VIC được mau ròng lần lượt 16,6 tỷ đồng và 8,9 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại cũng đã chấm dứt chuỗi 10 phiên mua ròng liên tiếp, với việc bán ròng trở lại hơn 4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng đạt 502.600 cổ phiếu.

Khối ngoại trên HOSE phiên hôm nay mua ròng chủ yếu mã PVS,d dạt hơn 2,9 tỷ đồng. Chiều ngược lại, họ bán ròng mạnh nhất mã SHB, đạt hơn 2,5 tỷ đồng. DBC cũng bị bán ròng hơn 2,4 tỷ đồng.


Thép VTM thoát lỗ nhờ thuế tự vệ

Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM) cho biết, trong tháng 5, Công ty có thể thoát lỗ nhờ những tác động tích cực của chính sách áp thuế tự vệ thương mại tạm thời với sản phẩm thép xây dựng và phôi thép. Tồn kho giảm, sản xuất phục hồi tích cực khi các nhà máy cán đặt hàng nhiều hơn.

Ông Bùi Thanh Bình, Tổng giám đốc VTM chia sẻ, nhà máy mới đi vào hoạt động chính thức từ tháng 12/2014, thì sang quý I/2015 đã phải đối mặt với cạnh trạnh rất lớn từ phôi thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Do nhà máy mới đi vào hoạt động nên VTM phải chịu chi phí lãi vay rất lớn, khoảng 1 - 1,4 triệu đồng/tấn sản phẩm, cộng thêm chi phí khấu hao nên việc cạnh tranh với phôi thép bán phá giá là điều không thể, khiến VTM bị thua lỗ.

Cho đến thời điểm đầu năm 2016, tình hình càng khó khăn hơn, do giá phôi thép nhập khẩu giảm sâu, chỉ còn 6,3 - 6,4 triệu đồng/tấn, bởi động thái bán phá giá. VTM phải bán dưới giá thành nhưng vẫn khó khăn trong khâu tiêu thụ.

phan xuong nau gang cua vtm

Phân xưởng nấu gang của VTM

Thời điểm này, không chỉ VTM có lượng tồn kho lớn lên tới 70.000 tấn, mà ngay cả các doanh nghiệp sản xuất phôi có công suất lớn, có thời gian hoạt động dài cũng bị tồn kho lớn trước áp lực cạnh tranh từ hàng nhập khẩu.

Việc áp dụng thuế phòng vệ thương mại tạm thời với sản phẩm thép và phôi thép mang lại hy vọng cho các doanh nghiệp sản xuất phôi thép. Biện pháp này gần như là cứu cánh cho không ít doanh nghiệp sản xuất phôi trong nước, trong đó có VTM.

Tuy nhiên, ông Bình cho biết, thông tin áp thuế phòng vệ thương mại đã được thị trường đón nhận từ tháng cuối tháng 3, nên các nhà nhập khẩu đã tranh thủ nhập về khối lượng lớn để tránh thuế. Vì thế sang tháng 4 là thời điểm thuế tự vệ thương mại có hiệu lực, nhưng hàng nhập khẩu còn khá lớn, nên tiêu thụ trong nước vẫn rất khó khăn. Giá bán sản phẩm của Công ty trong tháng 4 chỉ ở mức hơn 8 triệu đồng/tấn.

Theo ông Bình, giá bán thép như trên chưa bằng giá nhập khẩu cộng với thuế tự vệ, nhưng  đến thời điểm này, các nhà cán đã đặt hàng mua phôi của Công ty nhiều hơn. VTM sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, lượng tồn kho ổn định ở mức 20 - 30.000 tấn phôi, tương đương 20 - 25 ngày sản xuất, đây là mức tồn kho an toàn.  VTM đang tích cực áp dụng các biện pháp giảm giá thành, tăng sản lượng để cố gắng thoát lỗ.

Bình luận về thuế tự vệ thương mại, ông Bình cho rằng, áp dụng biện pháp áp thuế tự vệ thương mại với sản phẩm thép và phôi thép là cần thiết, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước với hàng nhập khẩu. Biện pháp này được nhiều nước trên thế giới áp dụng, không riêng gì Việt Nam. Theo ông Bình, mức thuế tự vệ áp dụng cần ít nhất như hiện nay.


Mất 9 tháng vẫn không xác định được máy móc Công ty Sanofi nhập khẩu dùng thế nào

Cục Hải quan TP. HCM đã không thể tìm ra một đơn vị thẩm định để tiến hành xác định danh mục hàng hoá nhập khẩu liên quan của Công ty Sanofi Việt Nam, làm căn cứ cho việc miễn thuế nhập khẩu.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, đơn vị này đã phối hợp với Công ty Sanofi Việt Nam để tìm kiếm một đơn vị kiểm toán độc lập hoặc đơn vị có chức năng thẩm định dự phân bổ danh mục hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, việc tìm kiếm cơ quan chuyên ngành có đủ thẩm quyền và chức năng thẩm định rất khó khăn.

Lý do như các công ty thẩm định nêu là “không có văn bản nào hiện nay quy định về việc phân bổ các hạng mục thiết bị máy móc, tài sản sử dụng chung cho các ngành nghề”. Vì vậy, cơ quan thẩm định cũng "bó tay" với yêu cầu được cơ quan hải quan và Bộ Tài chính đặt ra.

Dự án của Công ty Sanofi Việt Nam được xây dựng tại Khu công nghệ cao TP.HCM, với quy mô vốn đầu tư 75 triệu USD, sản xuất các loại dược phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân chất lượng cao, thuốc thú y. Để thực hiện Dự án, Sanofi đã đề nghị được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, vật tư trong nước chưa sản xuất được được nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án đầu tư.

Vướng mắc nằm ở chỗ, đúng là dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế thuộc lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu, nhưng khi đăng ký đầu tư, Sanofi lại đăng ký nhiều nội dung khác nhau, như xây dựng trung tâm R&D để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm...; xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thực phẩm chức năng chất lượng cao hiện đại theo tiêu chuẩn GMP...

Trước thực tế Dự án có nhiều mục tiêu, trong đó chỉ có mục tiêu sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩn GMP thuộc lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu, mà pháp luật về thuế xuất nhập khẩu hiện hành chưa có quy định việc miễn thuế đối với dự án phức hợp, bao gồm nhiều mục tiêu, trong đó chỉ có một phần thuộc lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu nên cơ quan hải quan đã rất lúng túng trong quá trình xác định số thuế phải nộp của doanh nghiệp khi nhập khẩu máy móc, thiết bị về làm tài sản cố định.

Tại văn bản số 11442/2015/BTC-TCHQ, Bộ Tài chính đã giao Cục Hải quan TP. HCM phối hợp với cơ quan chuyên ngành kiểm tra toàn bộ hồ sơ dự án đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật, bản giải trình chi tiết về việc phân bổ vốn đầu tư tạo tài sản cố định cho từng hạng mục (dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng) và các tài liệu khác có liên quan để xác định danh mục hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định sử dụng cho hạng mục xây dựng nhà máy dược phẩm được miễn thuế nhập khẩu.

Văn bản này cũng yêu cầu, Công ty Sanofi Việt Nam chịu trách nhiệm sử dụng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đúng mục đích đã được ưu đãi đầu tư cho lĩnh vực sản xuất dược phẩm. Trường hợp phát hiện Công ty Sanofi Việt Nam sử dụng hàng hóa không đúng với mục đích đã được miễn thuế cho lĩnh vực sản xuất dược phẩm như khai báo thì xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, sau 9 tháng tìm biện pháp, Cục Hải quan TP.HCM dường như đã “bó tay” và đành đề nghị các cơ quan cấp trên cho hướng xử lý.

Nhà máy mới của Sanofi có công suất 90 triệu hộp/năm, dự kiến có thể tăng lên 150 triệu hộp/năm, được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân Việt Nam và phục vụ xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Sanofi còn thành lập tại đây trung tâm nghiên cứu đầu tiên (R&D) của khu vực Đông Nam Á để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới có chất lượng cao cho thị trường các nước trong khu vực.


Vinalines lên kế hoạch bán 6 tàu với tổng trọng tải hơn 220.000 DWT để cắt lỗ

Tổng trọng tải của 6 tàu hàng khô và container được đưa ra thanh lý trong năm 2016 chiếm hơn 10% tổng trọng tải đội tàu của Vinalines.
tau vinalines global dang duoc vinalines len ke hoach thanh ly

Tàu Vinalines Global đang được Vinalines lên kế hoạch thanh lý

6 tàu biển đang được Vinalines xin phép Bộ GTVT thanh lý trong thời gian tới có 5 tàu hàng khô gồm: Vinalines Global, đóng năm 1994, trọng tải 73.350 DWT; Vinalines Trader, đóng năm 1997, trọng tải  69.614 DWT; Vinalines Fortuna đóng năm 1991, trọng tải 26.369 DWT; Vinalines Star đóng năm 1993, trọng tải 26.456 DWT; Vinalines Ocean đóng năm 1993, trọng tải 26.456 DWT và 1 tàu container là Vinalines Ruby đóng năm 2012, trọng tải 25.794 DWT.

Tổng trọng tải của các tàu bị đem ra thanh lý lên tới 221.583 DWT, chiếm hơn 10% tổng trọng tải đội tàu của Vinalines (ước khoảng 2 triệu DWT).

Lý do Vinalines đem bán thanh lý một lượng lớn tàu biển là thị trường vận tải biển thế giới đang trong giai đoạn đặc biệt khó khăn với chỉ số tàu hàng khô – BDI trong những tháng đầu năm 2016 chỉ còn 291 điểm bằng 1/5 so với thời kỳ đỉnh cao (2007 – 2008). Bên cạnh đó, các tàu hàng khô nói trên đều là tàu già, tình trạng kỹ thuật kém, không đảm bảo an toàn và hiệu quả khai thác.

“Nếu tiếp tục khai thác trong điều kiện thị trường hiện tại thì trong vòng 3 năm tới, Vinalines sẽ thua lỗ, không thể trả được nợ gốc và lãi vay mua tàu”, quyền Tổng giám đốc Vinalines Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết.

Hiện Vinalines vẫn đang trong giai đoạn rất khó khăn. Trong quý I/2016, sản lượng vận tải biển toàn Tổng công ty ước đạt 4,86 triệu tấn, bằng21% so với kế hoạch năm 2016. Tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng ước đạt 14,6 triệu tấn, bằng 23% so với kế hoạch năm 2016 và tăng 3% so với thực hiện cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh thu toàn ước đạt 3.249 tỷ đồng, bằng 17% so với kế hoạch năm 2016.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-06-2016

    Verizon ra giá 3 tỷ USD mua Yahoo
    Ukraine có thể lại mua khí đốt của Nga
    Doanh nghiệp Trung Quốc vung tiền mua một sân bay ở Đức
    Doanh nghiệp châu Âu ngày càng chán Trung Quốc
    Chủ tịch Fed: Anh rời EU sẽ gây tác động nghiêm trọng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-06-2016

    “Mua lại Metro, BigC giống như Vingroup mua lại Ocean Mart hay Vinatex Mart”
    MWG muốn bước chân vào lĩnh vực thương mại điện tử
    Giá thép khởi sắc nhưng Trung Quốc cần đề phòng bán tháo
    SCIC lên tiếng về việc chưa buông “bò sữa” Vinamilk, Bảo Minh, FPT Telecom
    Ngân hàng toàn cầu thoái lui

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-06-2016

    Kinh tế Nga dự báo "lên khỏi mặt đất" trong năm 2017
    “Siêu ưu đãi” cho doanh nghiệp rót vốn vào Đà Lạt
    Nhà đầu tư EU “e ngại” DN Nhà nước và câu trả lời của World Bank
    Mỹ sẽ hỗ trợ Trung Quốc cải cách thị trường
    Nhà đầu tư nên mừng thay vì lo khi FED tăng lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-06-2016

    Trung Quốc cáo buộc Mỹ gây tổn hại thép thế giới
    Thâm hụt thương mại tháng Tư của Mỹ tăng thấp hơn dự kiến
    Chi tiêu bán lẻ của Anh phục hồi trong tháng 5 sau hai tháng ổn định
    Hơn 1 tấn vải thiều đầu tiên xuất sang thị trường Mỹ trong năm 2016
    Dự báo tăng trưởng kinh tế của Indonesia tăng 5,2-5,6% trong năm 2017

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-06-2016

    Gần 150 tỷ USD vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp của Việt Nam
    Người dân Thụy Sĩ từ chối nhận 2.500 USD một tháng
    Line sắp làm IPO lớn nhất ngành công nghệ
    Lợi nhuận năm nay của Kido dự kiến giảm hơn 4 lần
    Gọng kìm pháp lý siết chặt, EU có thể phạt Google 3 tỷ euro

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-06-2016

    Quảng Ngãi quyết thu hồi dự án thép 4,5 tỷ USD của Đài Loan
    Sáng Ban Mai xuất khẩu tổ máy phát điện 2.500KVA cho Primalis Corporation
    IPO đại gia ngành tư vấn xây dựng: Món hàng nóng trong tháng 6
    Giá dầu phục hồi, PVN đạt doanh thu 165.500 tỉ đồng
    Thêm một đại lý nông sản ở Gia Lai vỡ nợ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-06-2016

    Xuất khẩu 5 tháng đạt 67,7 tỷ USD
    Doanh nghiệp cam kết rót 300 nghìn tỷ vào Hà Nội
    Doanh nghiệp đồ chơi Đức ưu tiên thị trường Việt Nam
    Trung Quốc ban hành dự thảo quy định về dự trữ dầu chiến lược
    Châu Âu đối mặt với triển vọng u ám

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-06-2016

    Cuba chờ đợi làn sóng đầu tư của các công ty Nhật Bản
    Nhật Bản: ước tính GDP quý I lần đầu tiên tăng
    Báo cáo việc làm của Mỹ yếu làm giảm triển vọng tăng lãi suất của Fed
    ĐBSCL: Bưởi da xanh tăng giá mạnh
    Hạn hán ở Thái Lan gây căng thẳng thị trường gạo thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-06-2016

    Tăng thu nội địa để bù số thu thuế xuất nhập khẩu giảm?
    Doanh nghiệp ngành điều gặp khó vì thiếu nguyên liệu
    Thủy sản có nguy cơ bị EU tẩy chay nếu DN xuất khẩu tiếp tục “làm liều“
    Thái Lan sắp bán hơn 2 triệu tấn gạo dự trữ
    Cơ hội từ dệt may Việt Nam hấp dẫn nhiều doanh nghiệp Ấn Độ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-06-2016

    Kinh tế Việt Nam quý II/2016 đã vượt khỏi vòng nguy hiểm
    Nhà máy đường Bình Định có nguy cơ đóng cửa vì nợ
    Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng cho MobiFone vận dụng cơ chế tiền lương như Viettel
    Tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam: Lộ trình thận trọng
    Tiền và quyền thuộc về người già Nhật Bản