tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 07-06-2016

  • Cập nhật : 07/06/2016

Cuba chờ đợi làn sóng đầu tư của các công ty Nhật Bản

Ngày 4/6, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước Cuba Miguel Díaz-Canel đã kết thúc chuyến công du Nhật Bản 4 ngày với mục đích củng cố quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế song phương và khuyến khích đầu tư từ “xứ sở hoa anh đào” vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Cuba.
cuba cho doi lan song dau tu cua cac cong ty nhat ban

Cuba chờ đợi làn sóng đầu tư của các công ty Nhật Bản

 Trong thời gian thăm Nhật Bản, ông Díaz-Canel đã gặp Thủ tướng Shinzo Abe, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, Ngoại trưởng Fumio Kishida, Chủ tịch Thượng viện Oshida Tadamori và Chủ tịch Hạ viện Masaaki Yamazaki, cùng nhiều đại diện doanh nghiệp lớn. 
Theo báo chí Cuba, tại các cuộc gặp này, Phó Chủ tịch Cuba đã khẳng định bối cảnh mới hiện tại rất thuận lợi cho phát triển quan hệ La Habana-Tokyo, và kêu gọi Nhật Bản tham gia tích cực hơn vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội Cuba. 
Ông Díaz-Canel nhấn mạnh hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1929 và trong những thập niên 1970, 1980, Nhật Bản từng là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Cuba, chỉ sau Liên Xô, đồng thời ca ngợi uy tín của các thương hiệu Nhật Bản. 
Phó Chủ tịch Díaz-Canel cũng giới thiệu các chính sách kinh tế mới của Cuba nhằm kêu gọi đầu tư nước ngoài như ban hành Luật Đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo về pháp lý cho các nhà đầu tư hay thành lập Đặc khu phát triển Mariel, với hạ tầng cơ sở hiện đại và nhiều ưu đãi về hành chính và thuế, nhằm biến nơi có cảng biển nước sâu duy nhất của Cuba thành điểm tập trung vốn nước ngoài và đầu tư phát triển kinh tế. 

Ông Díaz-Canel tin tưởng khối lượng đầu tư nước ngoài vào Cuba có thể tăng trưởng ở mức độ 20%/năm trong thời gian tới, trong đó các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ góp vai trò quan trọng.(Vietnam+)


Nhật Bản: ước tính GDP quý I lần đầu tiên tăng

Nền kinh tế Nhật Bản trong quý đầu tiên ước tính ​​sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với ước tính ban đầu do chi phí đầu tư giảm ít hơn dự kiến, nhưng ngay cả khi điều chỉnh GDP khó có thể thay đổi ấn tượng về nền kinh tế ảm đạm, kết quả của cuộc thăm dò của Reuters cho biết.

Tăng trưởng kinh tế dự kiến ​​sẽ tăng 1,9 % trong quý I, sau khi tăng 1,7% trong dữ liệu sơ bộ, theo một cuộc thăm dò 23 nhà phân tích.

Theo cuộc thăm dò, tăng 0,5% so với quý trước, điều chỉnh tăng từ 0,4% so với công bố ban đầu.

"Đồng yên cao có thể hạn chế chi tiêu vốn của nhà sản xuất trong tương lai", nhà kinh tế cấp cao Koya Miyamae tại SMBC Nikko Securities cho biết.

 "Nếu tỷ lệ tăng trưởng kinh tế được điều chỉnh tăng – dựa vào chi tiêu vốn - sẽ được đưa ra như là một nhân tố tích cực. Nhưng chúng ta không thể kỳ vọng chi tiêu vốn sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế."

 Cuộc thăm dò cho thấy chi phí đầu tư, thành phần chính của tổng sản phẩm trong nước,

có thể giảm 0,3% so với quý trước - đáng kể giảm mạnh hơn so với mức 1,4% trong dự báo sơ bộ.

Văn phòng Nội các sẽ công bố số liệu GDP quý I được sửa đổi vào sáng ngày 08/6.

 Cuộc thăm dò chỉ ra, các đơn đặt hàng máy móc thiết bị lõi như là một chỉ số biến động sử dụng cho chi tiêu vốn trong sáu đến chín tháng tới, giảm 3,8% trong tháng Tư so với tháng trước.

 So với năm ngoái, đơn đặt hàng cốt lõi, trong đó loại trừ các đơn đặt hàng cho tàu và các thiết bị điện, ước tính giảm 2,3% trong tháng 4 sau khi tăng 3,2% trong tháng 3.

"Hiện nay, vẫn không chắc chắn về triển vọng đầu tư xây dựng cơ bản do xu hướng đồng yên tương đối vững chắc, một sự suy giảm trong nền kinh tế mới nổi, và nhu cầu trong nước chậm chạp", Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Norinchukin nói.

 "Mặt khác, môi trường cho đầu tư chi phí xây dựng cơ bản, như nhu cầu đổi mới hoặc nâng cấp trang thiết bị cũ, nhu cầu trước Thế vận hội Tokyo và lãi suất thấp hơn đã không trở nên tồi tệ hơn."

Văn phòng Nội các sẽ phát hành số liệu đơn đặt hàng máy móc thiết bị vào sáng ngày 09/6.

Số dư tài khoản vãng lai, sẽ được công bố tại cùng một thời gian với GDP, ước tính thặng dự khoảng 2,32 nghìn tỷ yên (21,34 tỷ USD), cuộc thăm dò cho thấy.

Đây là tháng thứ 22 của thặng dư liên tiếp nhờ cán cân thương mại tích cực và doanh thu từ đầu tư tại nước ngoài.

Theo cuộc thăm dò, chỉ số giá hàng hóa của công ty (CGPI), mà cách tính giá thành của công ty đối với hàng hóa và dịch vụ ước tính suy giảm hàng năm khoảng 4,2% trong tháng 5.

Thủ tướng Shinzo Abe công bố sẽ trì hoãn việc tăng thuế doanh thu theo kế hoạch trong hai năm rưỡi nhằm ngăn chặn rủi ro từ yếu tố bên ngoài - đặc biệt là sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại.(VITIC)


Báo cáo việc làm của Mỹ yếu làm giảm triển vọng tăng lãi suất của Fed

Nền kinh tế Mỹ đã tạo ra số lượng việc làm tháng 5 ít nhất trong hơn năm năm rưỡi do việc làm trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng giảm mạnh, có thể gây khó cho Cục dự trữ liên bang tăng lãi suất.
Bộ Lao động cho biết số liệu việc làm lĩnh vực phi nông nghiệp tăng chỉ 38.000 việc trong tháng trước, tăng ít nhất kể từ tháng 9/2010. Việc tăng số lượng việc làm cũng bị hạn chế bởi cuộc đình công kéo dài một tháng của công nhân Verizon.
Báo cáo này nhấn mạnh sự suy yếu, các chủ sử dụng lao động đã thuê 59.000 nhân công ít hơn trong tháng 3 và 4 so với báo cáo trước đó. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,3 % xuống 4,7% trong tháng 5, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2007, điều đó là do 458.000 người Mỹ đã từ bỏ việc tìm kiếm công việc.
Fed đánh tín hiệu sẽ nâng lãi suất sớm nếu việc làm tiếp tục tăng và số liệu kinh tế vẫn thích hợp với sự phục hồi tăng trưởng trong quý 1.
Chủ tịch Fed bà Yellen cho biết rằng đợt tăng lãi suất sẽ có thể thích hợp trong những tháng tới nếu những điều kiện này được đáp ứng. Ngân hàng trung ương Mỹ đã tăng lãi suất qua đêm trong tháng 12, lần đầu tiên trong gần một thập kỷ.
Đồng đô la giảm so với rổ tiền tệ chính trong hôm 3/6 và theo xu hướng giảm một nhất một ngày theo dạng % trong 4 tháng. Chứng khoán Mỹ cũng giảm trong khi giá trái phiếu kho bạc Mỹ tăng.
Các thị trường tài chính đã phần lớn cho rằng cơ hội tăng lãi suất trong tháng 7 giảm xuống 37% từ mức 59% vào cuối hôm 2/6.
Các nhà kinh tế đã dự báo số liệu việc làm tăng 164.000 việc trong tháng 5 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,9%.
Số liệu tich cực về chi tiêu tiêu dùng, sản xuất công nghiệp và nhà đất chỉ ra nền kinh tế này đang lấy lại đà tăng sau khi tốc độ tăng trưởng quý 1 chậm lại xuống 0,8%.
Một báo cáo khác, Bộ Thương mại cho biết xuất khẩu hàng háo phục hồi mạnh trong tháng 4 và đơn hàng sản xuất hàng hóa ghi nhận tăng mạnh nhất trong 6 tháng.
Tuy nhiên một khảo sát của Viện Quản lý Nguồn cung cho thấy hoạt động sản xuất của lĩnh vực dịch vụ nguội lạnh đáng kể trong tháng 5.
Một số nhà kinh tế cho biết số việc làm giảm mạnh trong tháng trước sau khi thời tiết ấm bất thường làm tăng việc thuê nhân công trong tháng 2 và 3. Họ cũng đã xem xét tăng trưởng việc làm yếu do một phản ứng chậm với tăng trưởng kinh tế lạnh nhạt trong hai quý trước.
Mặc dù diễn biến yếu kém trong tháng 5, số việc làm tạo ra đạt trung bình 150.000 việc mỗi tháng trong năm nay. Số liệu này cao hơn nhiều mức tăng 100.000 việc hàng tháng mà bà Yellen cho biết là cần thiết để duy trì với sự tăng trưởng dân số trong tuổi làm việc.
Tháng trước, lĩnh vực sản xuất hàng hóa, gồm khai thác, sản xuất và xây dựng giảm 36.000 việc, mạnh nhất kể từ tháng 2/2010. Ngay cả ngoại trừ đình công ở Verizon, số việc làm sẽ chỉ tăng hơn 70.000 việc.
Các công nhân Verizon, người được coi như thất nghiệp do họ đã không nhận được lương trong tuần khảo sát việc làm, đã trở lại làm vào hôm thứ tư. Họ được dự kiến làm tăng tỷ lệ việc làm trong tháng 6.
Các chi tiết khác của báo cáo việc làm là không khích lệ. Lợi nhuận trung bình mỗi giờ tăng 5 cent hay 0,2%, giảm từ mức tăng 0,4% của tháng 4 và để lại mức tăng 2,5% so với năm trước.
Một thước đo thất nghiệp phổ biến là gồm những người muốn làm việc nhưng đã từ bỏ tiềm kiếm và những người đang làm việc bán thời gian vì họ không tìn tìm được việc cả ngày, giữ ổn định tại 9,7%.
Lĩnh vực tư nhân chỉ bổ sung 25.000 việc làm và số việc làm lĩnh vực xầy dựng giảm 15.000 việc, mạnh nhất kể từ tháng 12/2013.
Số việc làm trong lĩnh vực khai khoáng duy trì xu hướng giảm, giảm 10.000 việc. Số việc làm đã giảm 207.000 việc kể từ đỉnh trong tháng 9/2014.
Số việc làm trong lĩnh vực bán lẻ tăng 11.400 việc sau khi giảm trong tháng 4, lần đầu tiên tăng kể từ tháng 12/2014. Số việc làm trong thương mại bán buôn giảm 10.300 việc.(VTIC)

ĐBSCL: Bưởi da xanh tăng giá mạnh

Tại các tỉnh có diện tích trồng bưởi da xanh nhiều như Vĩnh Long, Bến Tre, TP. Cần Thơ và Tiền Giang, bưởi da xanh loại 1 giá bán tại vườn giá từ 60 - 70.000 đồng/kg, loại 2 giá 50 - 55.000 đồng/kg, còn bán ở các siêu thị lớn tại TP. Cần Thơ giá lên đến 120.000 đồng/kg, tăng 25 - 30% so với năm rồi. Đây là mức tăng giá cao kỷ lục từ trước đến nay.
 
Ông Lê Văn Cửng, ở phường Trường Lạc, quận Ô Môn (TP. Cần Thơ) trồng 5 công bưởi da xanh cho biết, năm nay do nắng hạn nên năng suất bưởi giảm hơn 50% so với vụ rồi, tuy giá cao nhưng ông thấy tiếc vì không có bưởi bán. Với mức giá này, một ha bưởi da xanh lãi khoảng 450 triệu đồng/năm.
 
Giá bưởi tăng cao do nhu cầu thị trường ăn mạnh, hơn nữa nhiều địa phương bị ảnh hưởng của đợt hạn mặn vừa rồi, khiến năng suất bưởi giảm mạnh.

Hạn hán ở Thái Lan gây căng thẳng thị trường gạo thế giới

Giá gạo thế giới đang tăng nhanh, lý do bởi hạn hán ở Thái Lan và lo ngại về tình trạng nguồn cung ở Philippines và các nước nhập khẩu khác ở Đông Nam Á.
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, và giá gạo hiện đang cao nhất 16 tháng. Thậm chí ngay cả người tiêu dùng Nhật Bản cũng có thể cảm nhận được những khó khăn trên thị trường lúa gạo trong mùa hè này và cả sau đó nữa.
 
Chính phủ Thái Lan đã đặt giá xuất khẩu gạo hạt dài loại A là 461 USD/tấn vào đầu tháng 6/2016, mức coa nhất kể từ tháng 2/2015. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã bắt đầu tăng từ tháng 4 và so với đầu năm thì hiện đã tăng khoảng 17%. Trong suốt 8 năm qua thị trường gạo chưa từng chứng kiến sự biến động giá mạnh theo chiều hướng tăng như lúc này.
 
Thái Lan đã bị hạn hán nặng từ năm 2015 và tình hình năm 2016 vẫn chưa được cải thiện. Sản lượng gạo của nước này dự báo sẽ giảm năm thứ 2 liên tiếp, khiến cho khách hàng ở những thị trường tiêu thụ trong khu vực như Singapore và Philippines bắt đầu phải hành động.
 
Thái Lan có thể trồng 2 vụ lúa mỗinăm, và nông dân lẽ ra đang chuẩn bị gieo cấy vụ mùa mưa, song việc gieo cấy sẽ bị chậm lại, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra vào cuối tháng 5. Mực nước ở các hồ chứa hiện rất thấp và việc cấp nước cho trồng trọt sẽ còn rất khó khăn cho tới tận tháng 7. Trong khi đó, đất bề mặt ở vùng sản xuất lúa lớn là tỉnh Suphan Buri cách Bangkok 150 km về phía Bắc hiện đang khô nứt nẻ, không có cây gì sống nổi.
 
Ước tính sản lượng gạo Thái Lan tài khoá 2016 sẽ chỉ đạt 15,8 triệu tấn, tức là giảm 16% so với năm trước. Tháng 4 vừa qua, nước này xuất khẩu 650.000 tấn, giảm 7% so với cùng tháng năm ngoái.
 
USDA dự báo tồn trữ gạo Thái Lan sẽ giảm gần 50% trong năm 2016 xuống 5,2 triệu tấn do sản lượng trong nước sẽ giảm xuống mức thấp nhất 5 năm là 15,8 triệu tấn.

Trong số các doanh nghiệp tư nhân Nhật Bản, những công ty sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất là các hãng chuyên chế biến gạo Thái Lan thành bánh kẹo, bột làm mì miso và rượu gạo. Các hãng sản xuất loại rượu trắng awamori ở Okinawa sẽ bị ảnh hưởng rất lớn bởi rượu này chỉ có thể sản xuất từ gạo Thái.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-06-2016

    Kinh tế Nga dự báo "lên khỏi mặt đất" trong năm 2017
    “Siêu ưu đãi” cho doanh nghiệp rót vốn vào Đà Lạt
    Nhà đầu tư EU “e ngại” DN Nhà nước và câu trả lời của World Bank
    Mỹ sẽ hỗ trợ Trung Quốc cải cách thị trường
    Nhà đầu tư nên mừng thay vì lo khi FED tăng lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-06-2016

    Trung Quốc cáo buộc Mỹ gây tổn hại thép thế giới
    Thâm hụt thương mại tháng Tư của Mỹ tăng thấp hơn dự kiến
    Chi tiêu bán lẻ của Anh phục hồi trong tháng 5 sau hai tháng ổn định
    Hơn 1 tấn vải thiều đầu tiên xuất sang thị trường Mỹ trong năm 2016
    Dự báo tăng trưởng kinh tế của Indonesia tăng 5,2-5,6% trong năm 2017

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-06-2016

    Gần 150 tỷ USD vốn FDI đổ vào các khu công nghiệp của Việt Nam
    Người dân Thụy Sĩ từ chối nhận 2.500 USD một tháng
    Line sắp làm IPO lớn nhất ngành công nghệ
    Lợi nhuận năm nay của Kido dự kiến giảm hơn 4 lần
    Gọng kìm pháp lý siết chặt, EU có thể phạt Google 3 tỷ euro

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-06-2016

    Quảng Ngãi quyết thu hồi dự án thép 4,5 tỷ USD của Đài Loan
    Sáng Ban Mai xuất khẩu tổ máy phát điện 2.500KVA cho Primalis Corporation
    IPO đại gia ngành tư vấn xây dựng: Món hàng nóng trong tháng 6
    Giá dầu phục hồi, PVN đạt doanh thu 165.500 tỉ đồng
    Thêm một đại lý nông sản ở Gia Lai vỡ nợ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-06-2016

    Địa ốc TP.HCM chờ bùng nổ trong quý III
    Ngày 6/6: Khối ngoại bán ròng hơn 218 tỷ đồng sau 10 phiên mua ròng
    Thép VTM thoát lỗ nhờ thuế tự vệ
    Mất 9 tháng vẫn không xác định được máy móc Công ty Sanofi nhập khẩu dùng thế nào
    Vinalines lên kế hoạch bán 6 tàu với tổng trọng tải hơn 220.000 DWT để cắt lỗ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-06-2016

    Xuất khẩu 5 tháng đạt 67,7 tỷ USD
    Doanh nghiệp cam kết rót 300 nghìn tỷ vào Hà Nội
    Doanh nghiệp đồ chơi Đức ưu tiên thị trường Việt Nam
    Trung Quốc ban hành dự thảo quy định về dự trữ dầu chiến lược
    Châu Âu đối mặt với triển vọng u ám

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-06-2016

    Tăng thu nội địa để bù số thu thuế xuất nhập khẩu giảm?
    Doanh nghiệp ngành điều gặp khó vì thiếu nguyên liệu
    Thủy sản có nguy cơ bị EU tẩy chay nếu DN xuất khẩu tiếp tục “làm liều“
    Thái Lan sắp bán hơn 2 triệu tấn gạo dự trữ
    Cơ hội từ dệt may Việt Nam hấp dẫn nhiều doanh nghiệp Ấn Độ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-06-2016

    Kinh tế Việt Nam quý II/2016 đã vượt khỏi vòng nguy hiểm
    Nhà máy đường Bình Định có nguy cơ đóng cửa vì nợ
    Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng cho MobiFone vận dụng cơ chế tiền lương như Viettel
    Tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam: Lộ trình thận trọng
    Tiền và quyền thuộc về người già Nhật Bản

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-06-2016

    Facebook chuẩn bị kế hoạch hậu Zuckerberg
    Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc quý I tăng nhẹ
    Cổ phiếu thị giá "tí hon" trả cổ tức gấp 5 lần gửi tiết kiệm ngân hàng
    Bất động sản Đà Nẵng sôi động, giá tăng trở lại
    C32 bất ngờ trở thành cổ đông lớn tại công ty nắm giữ 1/3 trữ lượng đá Đông Nam Bộ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-06-2016

    Hải Phòng giữ vị trí trong tốp đầu của cả nước về thu hút FDI
    Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ bỏ tiền mặt
    “Vua thủy sản” theo “vết xe đổ” công ty nhà Cường đô la
    Gót chân Asin của “gã khổng lồ” Thế giới Di động
    Hà Nội đặt mục tiêu nâng cao PCI năm 2016