2 đoàn doanh nghiệp Trung Quốc đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư
Nâng 'tuổi thọ' máy móc cũ được nhập khẩu lên gấp đôi
Masan đạt doanh thu kỷ lục từ hàng tiêu dùng nội địa
TP.HCM kêu gọi đầu tư hàng loạt dự án phát triển đô thị
Vietcombank ngừng dịch vụ chuyển tiền ATM cho người nước ngoài
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-06-2016
- Cập nhật : 07/06/2016
Xuất khẩu 5 tháng đạt 67,7 tỷ USD
Xuất khẩu tăng nhẹ trong khi nhập khẩu giảm đã giúp cho cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư 1,36 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2015.
Cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư 1,36 tỷ USD trong 5 tháng
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng với kim ngạch đạt 19,2 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ hai là thị trường ASEAN đạt 9,4 tỷ USD, giảm 4,2%; Nhật Bản đạt 5,7 tỷ USD, giảm 6,4%; EU đạt 3,8 tỷ USD, giảm 3,7%; Hoa Kỳ đạt 3,2 tỷ USD, tăng 4,4%; Hàn Quốc đạt 12,1 tỷ USD, tăng 6,4%.
Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,74 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 9,1 tỷ USD.
Dự báo thời gian tới, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất còn cao.
Việt Nam tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do, thu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài của Việt Nam sẽ tăng, từ đó phát sinh nhu cầu nhập khẩu các thiết bị, máy móc công nghiệp để mở mang sản xuất, đón đầu tận dụng các lợi thế ưu đãi của các Hiệp định mà nước ta đã, đang và chuẩn bị tham gia.
Năm 2016 Việt Nam tiếp tục nhập siêu với mức nhập siêu nằm trong kiểm soát (dưới 5% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Doanh nghiệp cam kết rót 300 nghìn tỷ vào Hà Nội
Con số trên được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung xác nhận với báo chí sau khi thành phố tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư hôm 4/6.
Theo ông Chung, thành phố kêu gọi đầu tư theo hai hình thức là đối tác công tư (PPP) và xã hội hoá. Trong đó, các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP giai đoạn 2016 - 2020 gồm 52 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 338,725 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 16 tỷ USD và 43 dự án xã hội hoá với tổng mức đầu tư dự kiến là 372,25 tỷ đồng
Số dự án PPP tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung, y tế, khu công nghệ cao… Riêng lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật có 35 dự án về đường sắt đô thị, dự án giao thông trọng điểm, dự án cầu qua sông Hồng và sông Đuống và dự án hạ tầng kỹ thuật khác, với tổng mức đầu tư là 331, 955 nghìn tỷ đồng.
Hạ tầng xã hội có 5 dự án thuộc lĩnh vực y tế với tổng mức đầu tư là 4,947 nghìn tỷ đồng. Lĩnh vực nước sạch nông thôn gồm 12 dự án với tổng mức đầu tư là 1,823 nghìn tỷ đồng.
Trong số 23 dự án được trao quyết định đầu tư nói trên với tổng vốn đầu tư khoảng 36.900 tỷ đồng, tương đương 1,7 tỷ USD, có 7 dự án FDI tổng vốn đầu tư khoảng 700 triệu USD và 16 dự án vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 22.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1 tỷ USD thuộc các lĩnh vực: viễn thông, hạ tầng đô thị, công viên, khu vui chơi giải trí, nhà ở, y tế và dịch vụ thương mại.
Ngay tại hội nghị, thành phố đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho hàng loạt tập đoàn, công ty lớn, như: tập đoàn Indochina Capital dự án khu công viên điều hòa khu đô thị Cầu Giấy theo hình thức BT; Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam dự án tăng vốn, mở trung tâm chiếu phim tại quận Hoàng Mai; Tập đoàn Vingroup dự án đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2; Công ty TNHH Hợp tác kinh doanh và phát triển ISADO dự án khách sạn dịch vụ; Liên danh Công ty Cổ phần Phân phối bán lẻ VNF1 và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1 dự án 176 Định Công; Liên danh Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội và Công ty Cổ phần tập đoàn Dược phẩm Vimedimex dự án khu đô thị mới Đại Kim...
Trong lĩnh vực nhà ở, thành phố trao chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng phát triển nhà Vạn Xuân đối với dự án khu nhà ở đường Tô Hiệu; Công ty Cổ phần Bất động sản Dầu khí Việt Nam-SSG đối với dự án Mỹ Đình Pearl; Công ty TNHH Hiền Đức Tây Hồ dự án tổ hợp thương mại, văn phòng tại D7 Phú Thượng - Tây Hồ...
Ngoài ra, thành phố cũng kêu gọi các nhà đầu tư bỏ vốn vào 10 dự án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 316 nghìn tỷ đồng, trong đó có một số khu nhà ở đã quá cũ như: khu tập thể Quỳnh Mai, Tân Mai, Ngọc Khánh, Thành Công, Giảng Võ, Kim Liên, Khương Thượng…
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng cho biết, nếu tính tổng hợp tất cả các lĩnh vực từ hạ tầng kỹ thuật – xã hội và công nghệ cao do thành phố đầu tư và xã hội hoá trong 4 năm tới, thì có đến 95 dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 710.000 tỷ đồng cần kêu gọi đầu tư.
Cũng tại hội nghị, Hà Nội đã ký hàng loạt thoả thuận hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp lớn trong nước...
Doanh nghiệp đồ chơi Đức ưu tiên thị trường Việt Nam
Ngày 31/5, Tham tán Công sứ Thương mại Việt Nam tại Đức Nguyễn Hữu Tráng và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt Nguyễn Hồng Lĩnh đã có buổi làm việc với Chủ tịch Hiệp hội ngành nghề sản xuất đồ chơi của Đức (DVSI) có trụ sở tại Nürnberg nhằm tìm hiểu, trao đổi về khả năng hợp tác đầu từ của DVSI tại Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Chủ tịch Hiệp hội DVSI Ulrich Brobeil thông báo những dự định trong thời gian tới của hiệp hội cũng như nhiều doanh nghiệp thành viên.
Ông Brobeil cho biết nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ chơi đã lựa chọn Việt Nam như là một ưu tiên trong kế hoạch đầu tư, đồng thời bày tỏ quan tâm đến điều kiện, môi trường đầu tư, những quy định về an toàn sản xuất mặt hàng đồ chơi của Việt Nam.
Ông cũng cho biết nửa cuối năm nay, Hiệp hội sẽ phối hợp tổ chức "Ngày Việt Nam" ở München, Nürnberg hoặc một thành phố khác để quảng bá về thị trường Việt Nam và dự định một đoàn doanh nghiệp của bang Bayern cũng sẽ sang Việt Nam đầu năm tới để tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Thành lập năm 1991, DVSI là hiệp hội ngành nghề có truyền thống lâu đời ở Đức và là tổ chức kế thừa của Hiệp hội công nghiệp đồ chơi Baden-Württemberg và Hiệp hội sản xuất đồ chơi Đức.
Hiệp hội này tập hợp và đại diện quyền lợi cho 230 nhà sản xuất, lưu thông, phân phối đồ chơi trên toàn nước Đức.
Năm 2015, DVSI đạt doanh thu 3 tỷ euro, với trên 11.000 lao động và chiếm 80% thị phần hàng đồ chơi ở Đức.
Đặc điểm nổi bật của các thành viên DVSI đều là những doanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ có truyền thống lâu đời với số nhân công khoảng 100 người.
Trong số những doanh nghiệp hội viên có nhiều nhãn hàng nổi tiếng trong nước và thế giới như Play Mobil, Ban Dai, Nici, Noch. Steiff...
Quan điểm sản xuất ngành đồ chơi của Đức là hướng tới chất lượng và an toàn trong sử dụng, nhằm khuyến khích và tăng cường khả năng nhận thức về ngôn ngữ, văn hóa, công nghệ của người sử dụng, đặc biệt là trẻ em.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu tại Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp cân nhắc chuyển nhà máy sản xuất sang những nước khác trong khu vực châu Á.
Trung Quốc ban hành dự thảo quy định về dự trữ dầu chiến lược
Châu Âu đối mặt với triển vọng u ám
Ngày 4/6, ngân hàng trung ương Bundesbank của Đức đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2016 của quốc gia này từ 1,8% xuống 1,7%. Bên cạnh đó, họ cũng đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng cho hai năm tiếp theo xuống lần lượt là 1,4% và 1,6%.
Trước đó, ngân hàng trung ương Banque de France của Pháp, sau khi xem xét tình hình hiện nay, đã giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng trong năm nay là 1,5% nhưng lại hạ mức dự báo tăng trưởng trong năm 2017 từ 1,6% xuống 1,5%.
Theo các nhà kinh tế tại Bundesbank, nguyên nhân có việc điều chỉnh dự báo tăng trưởng là bởi lạm phát vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp trong nửa đầu năm 2016 và giá dầu thô tiếp tục thiếu ổn định.
Chủ tịch Jens Weidmann của Bundesbank cho rằng, mặc dù về tổng thể vẫn cho thấy sự cân bằng nhưng những biến động của giá dầu hiện nay là rủi ro đối với sự tăng tưởng của nền kinh tế.
Đối với khu vực châu Âu, lạm phát là một vấn đề lớn, đặc biệt là khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang phải vật lộn để có thể đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Đức chỉ tăng 0,1% trong tháng 5 sau khi sụt giảm 0,1% trong tháng 4. Mặc dù vậy, tỷ lệ tăng ít ỏi này cũng đã giúp Đức thoát khỏi tình trạng giảm phát. Trong báo cáo triển vọng mới nhất của mình, Bundesbank đã cắt giảm mức lạm phát dự báo năm 2016 từ 1,1% xuống 0,9% và mức lạm phát dự báo năm 2017 từ 2% xuống 1,5%.
Banque de France cũng có những động thái tương tự khi cho biết lạm phát dự báo trong năm nay của họ chỉ là 0,2%. Sang năm 2017, mức lạm phát có thể sẽ đạt 1,1% và một năm sau đó là 1,4%. Trong tháng 5, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Pháp đã giảm 0,1% do giá năng lượng và giá thành phẩm sản xuất sụt mạnh.
Những số liệu trên được công bố chỉ một ngày sau khi ECB nâng mức dự báo tăng trưởng và lạm phát cho khu vực sử dụng đồng Euro. Trong cuộc họp báo ngày 3/6 tại Vienna, Chủ tịch ECB – ông Mario Draghi – cho biết tăng trưởng trong năm 2016 của khu vực có thể đạt 1,6% trong năm 2016, tăng 0,2% so với dự báo đưa ra hồi tháng 3. Mặc dù vậy, ECB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng trong năm 2017 và thậm chí còn hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2018 xuống còn 1,8%. Ông Draghi cảnh báo rằng những rủi ro cho triển vọng tăng trưởng của khu vực châu Âu vẫn còn hiện hữu dù chúng đã giảm đi.
Những bất ổn toàn cầu và sự sụt giảm của giá hàng hóa đã khiến châu Âu chịu thêm nhiều áp lực mặc dù ECB liên tiếp đưa ra các chính sách kích thích kinh tế khổng lồ nhằm giúp các nền kinh tế trong khu vực thoát khỏi khó khăn. Nhưng trên thực tế, khu vực sử dụng đồng Euro vẫn đang chìm trong mớ hỗn độn