Xuất khẩu 5 tháng đạt 67,7 tỷ USD
Doanh nghiệp cam kết rót 300 nghìn tỷ vào Hà Nội
Doanh nghiệp đồ chơi Đức ưu tiên thị trường Việt Nam
Trung Quốc ban hành dự thảo quy định về dự trữ dầu chiến lược
Châu Âu đối mặt với triển vọng u ám
Tin kinh tế đọc nhanh 06-06-2016
- Cập nhật : 06/06/2016
Chuyên gia WB: “Phân phối tín dụng, đất đai dựa vào quan hệ thân hữu”
“Phân phối vốn và đất chưa hiệu quả, còn dựa nhiều vào mối quan hệ thân hữu do đó tới đây Việt Nam cần đảm bảo thị trường vốn, đất đai phát triển công bằng nhất”, ông Sandeep Mahajan cho biết.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam diễn ra ngày 3/6, trước hơn 500 doanh nghiệp tư nhân, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chỉ ra thực tế rằng, vốn của doanh nghiệp phần lớn đang dựa vào hệ thống ngân hàng.
Bài toán đặt ra, làm thế nào để có thể phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ là vấn đề mà các doanh nghiệp đang rất quan tâm.
Bà Hồng cho biết, gần đây Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trong buổi làm việc với Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo Ngân hàng nhà nước đánh giá lại thị trường tiền tệ và phối hợp với các bộ, ngành chức năng và các cơ quan liên quan để có thể đề xuất giải pháp, gia tăng được khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Phó thống đốc nhấn mạnh rằng, Ngân hàng nhà nước với vai trò là Ngân hàng trung ương, là cơ quan quản lý tiền tệ, hoạt động của các ngân hàng trong thời gian quan đã có cải cách rất mạnh mẽ.
“Tỷ trọng cơ cấu tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước hiện chỉ còn 15-17%, như vậy tín dụng cho khu vực doanh nghiệp tư nhân đã tăng lên rất nhiều trong thiời gian qua”, Phó thống đốc khẳng định.
Đặc biệt, theo Phó thống đốc Hồng, trong giai đoạn doanh nghiệp khó khăn, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt để Ngân hàng thực hiện các giải pháp về tín dụng, lãi suất, tháo gỡ khó khăn.
Cụ thể, đầu năm 2016, trước sự khó khăn của hoạt động sản xuất kinh doanh, trước tình trạng biến đổi khí hậu, sự cố môi trường ở miền trung... Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ ngành triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiên quyết giữ vững mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% và kiểm soát lạm phát dưới 5%.
Ngoài ra, Phó thống đốc cũng cho biết, Chính phủ vừa qua cũng triển khai một số giải pháp để tháo gỡ khó khăn tuy nhiên trong quá trình điều hành, mặc dù linh hoạt nhưng Ngân hàng nhà nước cũng không chủ quan với lạm phát.
Cũng tại Diễn đàn, ông Sandeep Mahajan, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam đề cập đến vấn đề vốn, tín dụng cho doanh nghiệp và cho rằng, vốn là một trong những hạn chế được nhắc đến thông qua Báo cáo Việt Nam 2035.
“Phân phối vốn và đất đai chưa hiệu quả, dựa vào hiệu suất mà còn dựa nhiều vào mối quan hệ thân hữu, do đó tới đây Việt Nam cần đảm bảo thị trường vốn, đất đai phát triển công bằng nhất”, đại diện WB nêu.
Vị chuyên gia này cũng cho biết, doanh nghiệp nhà nước dù có nguồn lực lớn hơn nhưng sử dụng không hiệu quả nguồn lực đất đai, vốn, lao động trong khi đó khối doanh nghiệp tư nhân dùng vốn, lao động, đất đai “sáng sủa” hơn.
Nhìn nhận về vấn đề vốn, đại diện doanh nghiệp, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen trong bài trình bày của mình cho biết, điểm yếu của doanh nghiệp tư nhân hiện nay phần lớn còn non trẻ, yếu về vốn, quản trị, thương hiệu…
Về vấn đề vốn, ông Vũ kiến nghị, cộng đồng doanh nghiệp tư nhân mong muốn tiếp cận nguồn vốn để thúc đẩy, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển một cách bền vững.(Bizlive)
Hàng nghìn tấn dược liệu Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
Rủi ro cho vay ngoại tệ
Theo quyết định này, các ngân hàng được tiếp tục xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay.
Đồng thời, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay này cho bên cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ. Đây là lần thứ ba kể từ năm 2012 đến nay, NHNN tiến hành điều chỉnh chính sách “đóng - mở” kênh cho vay lại bằng ngoại tệ nhằm trực tiếp hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu đối diện với mức lãi suất tín dụng tiền đồng cao, gây khó khăn trong cạnh tranh xuất khẩu.
Việc thu hẹp tín dụng ngoại tệ luôn được kỳ vọng hướng tới việc chuyển dần quan hệ cho vay bằng ngoại tệ, sang “mua đứt - bán đoạn” ngoại tệ; thống nhất sử dụng đồng tiền VNĐ trên lãnh thổ Việt Nam; ngăn chặn tình trạng mua bán cho vay lòng vòng ăn chênh lãi suất, giảm thiểu áp lực đầu cơ ngoại hối và cả rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng ngoại tệ.
Tuy nhiên, khi lãi suất tiền gửi USD trong nước xuống 0% khiến huy động ngoại tệ của các ngân hàng có xu hướng giảm, trong khi lượng tiền ngoại tệ gửi ra nước ngoài có xu hướng tăng, còn các doanh nghiệp lại phải vay VNĐ với lãi suất cao. Nghịch lý này gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Hơn nữa, mở lại kênh cho vay ngoại tệ, các ngân hàng thương mại cũng có thể đối diện với gia tăng áp lực nguồn cung ngoại tệ. Cung giảm, trong khi cầu ngoại tệ được dự báo sẽ tăng mạnh sau ngày 1.6 nên có thể xảy ra căng thẳng ngoại tệ.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp được vay ngoại tệ sẽ có lợi vì bán ngoại tệ để mua vào tiền đồng thực hiện hoạt động kinh doanh với lãi suất vay rẻ hơn ít nhất 50% so với vay trực tiếp bằng VNĐ. Nhưng các doanh nghiệp vay ngoại tệ cũng sẽ đối diện rủi ro khi đến hạn trả nợ ngoại tệ. Nếu không chủ động được nguồn thu ngoại tệ, thì các doanh nghiệp sẽ phải mua USD của ngân hàng với giá cao để trả các khoản vay đó.
Rủi ro cho việc vay - trả nợ ngoại tệ này sẽ gia tăng, gắn với biến động mất cân đối cung - cầu và tỷ giá ngoại tệ vay tăng lên là khá cao, nhất là trong bối cảnh tiền vay có xu hướng lên giá và xuất khẩu trở nên khó khăn, giảm nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Trong bối cảnh NHNN thực hiện chính sách tỷ giá trung tâm và điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ từ đầu năm 2016 thì rủi ro càng cao nếu doanh nghiệp không chủ động và sử dụng linh hoạt các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhất là coi nhẹ các hợp đồng mua bán ngoại tệ tương lai và các nghiệp vụ (hoán đổi, mua bán quyền chọn…) chống rủi ro tỷ giá thông thường khác trên thị trường ngoại hối.
Với tinh thần giảm thiểu rủi ro, giữ ổn định chung trên thị trường tín dụng đó, trong một động thái ít nhiều liên quan, NHNN cũng đã ban hành quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Mở rộng hay thắt chặt tín dụng nói chung và tín dụng ngoại tệ nói riêng luôn có tính hai mặt. Bởi vậy, chủ động khai thác các tác động tích cực và kiểm soát các tác động mặt trái là cần thiết và cần được xử lý trên cơ sở phù hợp quy luật thị trường và hài hòa lợi ích các bên liên quan, cả bên vay và bên cho vay.
Chưa đầy 2 năm hoạt động, hãng Hàng không thủy phi cơ Hải Âu lỗ nặng
Hàng không Hải Âu là hãng bay tư nhân đầu tiên được cấp phép hoạt động hàng không chung, cung cấp dịch vụ bay ngoài vận tải hành khách công cộng và quân sự bằng thủy phi cơ.
Mới đây, hãng hàng không Hải Âu cho biết đang bị thua lỗ nặng, ảnh hưởng tới khả năng kéo dài hoạt động. Hải Âu có ba tàu thủy phi cơ song một năm chỉ khai thác được khoảng 700 giờ bay, chưa bằng mức khai thác tối đa của một tàu bay. Hãng rơi vào tình trạng dư thừa công suất nặng.
Tổng giám đốc Hãng hàng không Hải Âu Đinh Thu Trang cho biết, phần lớn nhu cầu của Hàng không Hải Âu là bay bằng mắt ngoài đường hàng không nhưng hãng này lại thường xuyên bị “ép” bay theo các đường hàng không. Do vậy, khi đường hàng không bị “đóng” (ví dụ đường hàng không từ Hà Nội đi Hải Phòng), Hàng không Hải Âu buộc phải bay vòng theo các đường hàng không khác, với thời gian và chi phí tăng lên nhiều.
Những khó khăn của Hải Âu còn đến từ việc công ty không có được văn bản hiệp đồng với Sư đoàn Không quân 371 để được sử dụng vệt bay thẳng Nội Bài - Cát Bi (bên dưới đường hàng không). Điều này cũng đồng nghĩa với việc suốt thời gian qua, 100% các chuyến bay từ Nội Bài đi vịnh Hạ Long của Hải Âu đều phải bay vòng.
Hàng không Hải Âu là hãng bay tư nhân đầu tiên được cấp phép hoạt động hàng không chung, cung cấp dịch vụ bay ngoài vận tải hành khách công cộng và quân sự bằng thủy phi cơ. Dự án được quyết định đầu tư từ tháng 4/2013 với tổng số tiền mua 3 máy bay là 10 triệu USD, chưa kể chi phí xây dựng một số cơ sở hạ tầng cho thủy phi cơ.
Thời gian đầu, hãng triển khai dịch vụ bay thường lệ và bay thuê chuyến, với thời gian 30 phút giữa Hà Nội và vịnh Hạ Long, bay ngắm cảnh 25 phút và 40 phút trên vịnh.
Do là hoạt động hàng không chung lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam nên ban đầu, Hàng không Hải Âu không tránh khỏi khó khăn, rắc rối về thủ tục pháp lý.
Việc Hải Âu thua lỗ không phải đến bây giờ mới được nhắc đến. Ngay sau 1 năm hoạt động, cựu Tổng giám đốc là ông Lương Hoài Nam đã cho biết doanh nghiệp đang thua lỗ nặng do dư thừa công suất.
Trước tình trạng thua lỗ, hãng hàng không này đã lên tiếng đề nghị tháo gỡ bớt khó khăn cho doanh nghiệp là cơ quan Quản lý nhà nước cần sớm quy hoạch chi tiết toàn bộ bầu trời Việt Nam theo mặt ngang và độ cao. Cùng đó, cần quy định chi tiết phương thức bay, phương thức điều hành, hỗ trợ, phương thức thông tin liên lạc cụ thể tại mỗi khu vực và loại không phận; Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa hoạt động bay tầm thấp, bằng mắt, ngoài đường hàng không theo thông lệ thế giới.
Có một dòng “lãi suất bèo” đang chảy
Trong bối cảnh Chính phủ thể hiện sự quyết liệt khi liên tục chỉ đạo giảm lãi suất cho vay, thì thị trường vẫn uyển chuyển để có riêng dòng chảy của mình với “lãi suất bèo” - Ảnh: Quang Phúc.