tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-07-2016

  • Cập nhật : 21/07/2016

Tuyến tàu siêu cao tốc xuyên quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á

Dự án hoàn thành vào năm 2020 sẽ rút ngắn thời gian kết nối giữa Singapore và Malaysia từ 5 giờ lái xe xuống còn 90 phút.

Theo Bloomberg, Thủ tướng Singapore vừa ký kết văn bản hợp tác ghi nhớ với Thủ tướng Malaysia để triển khai dự án tàu siêu tốc (bullet train) dài 300km, nối liền trung tâm Singapore với trung tâm thành phố Kuala Lumpur.Dự án hoàn thành vào năm 2020 sẽ rút ngắn thời gian kết nối giữa 2 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á xuống còn 90 phút với tàu siêu tốc.

du an tau sieu cao toc se rut ngan thoi gian ket noi giua 2 quoc gia co nen kinh te phat trien nhat dong nam a.

Dự án tàu siêu cao tốc sẽ rút ngắn thời gian kết nối giữa 2 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á.

Mặc dù tổng mức đầu tư chưa được công bố, song các chuyên gia dự đoán dự án sẽ tiêu tốn 10 tỷ USD của 2 quốc gia. Có hơn 250 nhà đầu tư đã nộp đơn xin tham gia và 98 nhà đầu tư đang được tuyển lựa.

Trong số có các tập đoàn bất động sản hàng đầu hai quốc gia như Tập đoàn YTL - chủ của khách sạn siêu sang Ritz Carlton và JW Marriot tại Kuala Lumpur, Tập đoàn Gamuda - chủ của hàng nghìn ha bất động sản, đường cao tốc, hệ thống tàu điện ngầm tại Malaysia và Singapore. Và nhiều tập đoàn công nghệ, tài chính của Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Pháp, Canada…

Đi kèm với phát triển hạ tầng, các tập đoàn bất động sản khu vực cũng chuẩn bị các cơ hội đầu tư tại khu đất vàng giữa trung tâm Kuala Lumpur - khu vực tháp đôi Petronas và trung tâm Singapore - khu vực Tangjong Pagar để chuẩn bị đón đầu làn sóng đầu tư này.

hanh trinh tuyen tau sieu cao toc xuyen quoc gia giua malaysia - singapore.

Hành trình tuyến tàu siêu cao tốc xuyên quốc gia giữa Malaysia - Singapore.

Nắm bắt được cơ hội đầu tư này, PropNex International và Tập đoàn đầu tư quốc tế AnphaHoldings có trụ sở và mạng lưới rộng khắp tại Singapore, Việt Nam, Malaysia, Australia, Anh... sẽ giới thiệu các dự án hấp dẫn tại 2 thị trường Singapore và Malaysia đến giới đầu tư Việt Nam thời gian tới.

Việc rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển giữa hai quốc gia nhờ tuyến đường siêu cao tốc, theo nhận định sẽ là mối đe dọa lớn nhất đến tuyến hàng không tấp nập bậc nhất Đông Nam Á với các chuyến bay kéo dài gần một giờ đồng hồ, chưa tính đến thời gian di chuyển đến sân bay, chờ máy bay.

Tuy nhiên, ngành bất động sản hứa hẹn có sự phát triển thần tốc khi thời gian di chuyển giữa 2 quốc gia chỉ còn tương đương nội thành. Nhiều khả năng, giới trung lưu Singapore sẽ chuyển sang Kuala Lumpur sinh sống để tiết kiệm tiền thuê nhà khi tại Malaysia chỉ ở mức 300.000-500.000 USD một căn hộ hạng sang, còn tại đảo quốc sư tử riêng căn hộ chung cư đã là hơn một triệu USD.

Các chuyên gia bất động sản dự báo khi dự án hoàn thành, giá căn hộ tại Kuala Lumpur sẽ tăng vọt, trong khi giao dịch bất động sản Singapore không kém sôi động khi có lượng hàng lớn sẽ mở bán cho người nước ngoài.

Singapore là quốc gia có diện tích đứng thứ 191 trên thế giới và chỉ tương đương 2% diện tích của đảo Đài Loan. Dự án tàu siêu tốc là giải pháp để đảo quốc sư tử kết nối với quốc gia láng giềng Malaysia và tận dụng nguồn tài nguyên đất, công nghiệp vẫn còn rất tiềm năng ở đây. (VNex)

Nhạy cảm với hiệu quả sử dụng của đồng vốn

Một chút ngạc nhiên là sự tăng điểm mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong các tháng vừa qua lại tương quan khá chặt với diễn biến của thị trường chứng khoán thế giới, điều không thường xuyên xảy ra.

Các nhà đầu tư chứng khoán có lẽ đang ở trong một những năm tháng hạnh phúc nhất khi chỉ số chứng khoán lần lượt qua các ngưỡng tâm lí quan trong để lên mức 660 – 670, mức cao nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008, dù những rủi ro vẫn đang phủ bóng khắp nơi như bóng ma phản ứng dây chuyền của Liên Minh Châu Âu thời kì “hậu Brexit” hay nền Kinh tế Trung Quốc đang suy giảm với tốc độ nhanh chưa từng thấy.

Một chút ngạc nhiên là sự tăng điểm mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong các tháng vừa qua lại tương quan khá chặt với diễn biến của thị trường chứng khoán thế giới, điều không thường xuyên xảy ra. Sự kiện Rally (sự kiện tăng điểm mạnh mẽ) của thị trường chứng khoán khắp nơi trong khi thực tế không có nhiều tin tức hỗ trợ khiến các chuyên gia quốc tế phải bối rối. Thậm chí đã có ý kiến cho rằng các nhà đầu tư dường như ngày càng miễn nhiễm với các sự kiện khủng hoảng kinh tế hay khủng bố diễn ra dồn dập gần đây.

Quay trở lại với trường hợp của nền kinh tế trong nước. Thông thường, chứng khoán đi trước các diễn biến thực của nền kinh tế khoảng 6 tháng, điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang rất tự tin vào khả năng phục hồi của nền kinh tế vào dịp cuối năm nay và đầu năm sau.

Niềm tin này cũng xuất phát từ những sự kiện hợp lí. Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam tăng hơn gấp đôi so với cùng kì năm trước, lên hơn 11,2 tỉ USD hứa hẹn sẽ giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong các năm tới. Riêng đối với chứng khoán, một số mã cổ phiếu lớn công bố chính sách nới room cho nhà đầu tư ngoại đã phần nào kích thích lòng tham của nhà đầu tư.

Nhưng không vì thế mà trong ngắn hạn, chúng ta không có những lí do để lo lắng!

Đó là xu hướng hiệu quả của đồng vốn sử dụng đang giảm đi đáng kể. 6 tháng đầu năm nay, tín dụng cho nền kinh tế tăng đến 6.82%, cao hơn đáng kể so với mức 5.78% của cùng kì năm trước, nhưng trái lại GDP chỉ tăng có 5.52%, trong khi cùng kì năm ngoái lên tới 6.32%.

Dường như các điều kiện thuận lợi để mang lại lợi nhuận khả quan cho các doanh nghiệp đã không còn giống như 2015. Ngành nông nghiệp gặp khó là một điều dể hiễu, nhưng trụ cột là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng lại có dấu hiệu chậm lại khi chỉ tăng 7,12%, thấp hơn đến 2 điểm phần trăm so với cùng kì năm trước. Rõ ràng, sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành lắp ráp điện thoại di động đã không thể bù đắp lại lợi nhuận mất đi của ngành dầu khí, dù giá dầu đã phục hồi lên mức 45- 50 USD/thùng.

Thị trường bất động sản sau một năm tăng trưởng mạnh mẽ đang có những dấu hiệu xả hơi. Trong quý 2 đầu năm, nguồn cung tăng mạnh nhưng tỉ lệ hấp thụ đã suy giảm. Báo cáo của hãng tư vấn CBRE cho thấy lượng giao dịch căn hộ thành công tại TP.HCM trong quý 2 đã giảm tới 45% so với cùng kì năm trước với số lượng 5.887 căn. Khả năng một sự điều chỉnh đáng kể trên thị trường địa ốc trong các tháng tới không phải là không thể xảy ra.

Theo nhà phân tích Nguyễn Ngọc Sơn, thạc sĩ kinh tế Fulbright mặc dù cơ hội của nền kinh tế trong trung và dài hạn vẫn khá sáng sủa nhưng trong ngắn hạn, ít nhất là trong năm nay chúng ta có những lí do để lo lắng. Bởi xu thế tăng trưởng của nền kinh tế sau khi loại trừ các tác động của các yếu tố mùa vụ vẫn chưa thấy dấu hiệu phục hồi (đường màu đỏ trong biểu đồ)!

Để phá vỡ được xu thế này không phải là một điều dễ dàng. Giá trị tạo ra của đồng vốn đầu tư đang dần suy yếu, đầu tư công đang dần chạm mức trần giới hạn, trong khi lạm phát đang quay trở lại sẽ làm chùn chân các công cụ tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, vốn từng phát huy ảnh hưởng như gói kích thích kinh tế vào 2009- 2010 hay gói 30.000 tỉ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản vào 2013-2014.(NĐH)

Doanh nghiệp muốn kinh doanh bảo hiểm phải có tối thiểu 2.000 tỷ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

Theo đó, Nghị định cũng quy định chi tiết các điều kiện để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm.

Cụ thể, Nghị định này quy định về việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (chi nhánh nước ngoài), doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Nghị định quy định, tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc đáp ứng các điều kiện về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Nghị định này.

 

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định. Không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm.

Nghị định quy định rõ điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm. Theo đó, để thành lập công ty TNHH bảo hiểm thì ngoài các điều kiện chung theo quy định, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức đáp ứng các điều kiện sau:

Đối với tổ chức nước ngoài thì phải là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam; có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam; có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ USD vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép; không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Còn đối với tổ chức Việt Nam phải là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Muốn tìm lợi suất? Hãy tìm quỹ tín thác bất động sản

Giám đốc điều hành Sheila Patel của International Goldman Sachs Asset Management cho biết, khi lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp, quỹ tín thác bất động sản (REITs) đã trở thành “con mồi” trong “cuộc đi săn” lợi suất trên toàn thế giới.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, bà Patel cho rằng lo ngại lớn nhất của các nhà đầu tư trong suốt năm qua là một vấn đề rất cơ bản – LÃI SUẤT. Lãi suất của các kênh đầu tư như tiết kiệm, trái phiếu…đang rất thấp, khiến các nhà đầu tư phải tìm tới REITs để kiếm lời như mong muốn.

REITs là mô hình quỹ chuyên đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, ví dụ như các tòa nhà chung cư, trung tâm mua sắm, nhà ở sinh viên hay nhà kho. Những nhà đầu tư sẽ được nhận cổ tức bằng một khoản gần bằng tiền thuê nhà.

Trong khi đó, thị trường trái phiếu chắc chắn không hề hấp dẫn với các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận vào thời điểm này.

Lãi suất Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm hiện đang ở mức -0,226% trong phiên giao dịch ngày 18/7, trong khi đó lãi suất Trái phiếu Chính phủ Đức cùng kỳ hạn đang ở mức -0,003% và ở Mỹ hiện đã giảm xuống 1,556%.

So sánh với quỹ Vanguard REIT ETF, lãi suất quỹ này mang lại lên tới 3,55%.

Theo bà Patel, ngoài việc có lãi suất cao hơn trái phiếu, còn nhiều lý do nữa để các nhà đầu tư săn lợi suất hướng những khoản tiền của mình vào REITs.

Vị lãnh đạo của Goldman Sachs cho rằng, trên thế giới, lĩnh vực bất động sản rất thú vị và REITs lại càng đặc biệt hơn bởi mọi người đang rất cần thanh khoản trong thời điểm hậu Brexit này. Thị trường đang biến động rất nhanh và đôi khi việc kiếm lời từ các quỹ đầu tư trực tiếp trở nên khó khăn hơn bình thường.

Tuy nhiên, phần không kém quan trọng là việc chọn lọc các quỹ ở trong lĩnh vực này.

Bà Patel nhận định rằng các nhà đầu tư nên nhìn ra xu hướng trong lĩnh vực bất động sản vào thời điểm này. Các trung tâm mua sắm đang gặp khó khăn vào thời điểm này. Mọi người đang mua sắm online nhiều hơn và khi đó họ cần một trung tâm phân phối hàng hóa trực tuyến cùng với tất cả các loại cơ sở hạ tầng có liên quan. Vì vậy có rất nhiều các để đầu tư khi bạn chọn REITs.

Bên cạnh đó, bà Patel không quên nhắc tới việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU) cũng làm một rủi ro không nhỏ đối với thị trường bất động sản tại quốc gia này. Goldman Sachs có xu hướng không đánh giá cao Anh và rõ ràng là tại thời điểm hậu Brexit, càng có thêm nhiều lý do để lo lắng về thị trường này.

Mặc dù đang tìm kiếm lợi suất đầu tư tại các kênh khác nhưng không có nghĩa bà Patel cho rằng thị trường trái phiếu sẽ sụp đổ. Giá trái phiếu chính phủ đã tăng mạnh bởi một vài ngân hàng trung ương theo đuổi chính sách lãi suất âm, thúc đẩy lo ngại về một bong bóng trái phiếu. Trên thực tế, giá trái phiếu lại đang nghịch biến với lợi suất nó mang lại.

Theo bà Patel, mọi người đang tìm kiếm những lý do có thể khiến quả bong bóng trái phiếu nổ tung nếu thực sự nó đang tồn tại. Vào cuối mỗi ngày giao dịch, các nhà đầu tư cũng cần phải quan tâm tới thống kê định lượng, lương hưu và nhu cầu đầu tư, nắm giữ. Bà Patel nhận định rằng thật khó để chúng ta nắm bắt được những kênh đầu tư ngoài trái phiếu vào thời điểm này.(NĐH)

Trung Quốc tái thiết Con đường Tơ lụa với vàng

Tuyến đường giao thương được mệnh danh là Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc đang lặng lẽ trở thành câu chuyện về tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Những báo cáo trong tuần trước cho thấy hành lang thương mại mới này có thể sẽ có một hạng mục hàng hóa mới được nhắm đến bởi các nhà đầu tư người Hoa.

Cuối tuần trước, Bloomberg đã phá vỡ sự im lặng của thị trường về Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc khi cho biết quỹ Silk Road Fund trị giá 40 tỷ USD của Trung Quốc đang tìm cách mua mỏ vàng đầu tiên. Cụ thể, quỹ này đang đàm phán với cơ sở đang hoạt động Vasilkovskoye tại Kazakhstan.

mo vang vasilkovskoye cua glencore tai kazakhstan

Mỏ vàng Vasilkovskoye của Glencore tại Kazakhstan

Vasilkovskoye hiện đang thuộc về công ty Glencore. Công ty này đang tích cực bán tài sản để có thể trả bớt các khoản nợ. Silk Road Fund hiện đang cân nhắc đưa ra lời đề nghị trị giá khoảng 2 tỷ USD – số tiền đủ lớn để giúp Glencore tiến một bước dài trên con đường trả nợ.

Các báo cáo gần đây cho thấy Silk Road Fund sẽ không tự chi trả khoản tiền 2 tỷ USD này mà đang tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính tới từ đối tác sản xuất vàng China National Gold Group nhằm nhánh chóng tiến tới việc mua lại mỏ vàng tại Kazakhstan. Nếu thành công, đây sẽ là một trong những vụ mua lại lớn nhất của Silk Road Fund trong mảng khai thác khoáng sản kể từ khi quỹ được thành lập vào năm 2014.

Tất cả những điều đó sẽ là một bước tiến lớn trong việc xây dựng lại Con đường Tơ lụa của Trung Quốc – con đường thông thương lớn nhất trong lịch sử kinh tế thế giới.

Tuy nhiên việc một quỹ lớn của Trung Quốc nhắm tới vàng là điều rất đáng chú ý bởi nó cho nhu cầu nắm giữ vàng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang tăng cao.

Các nguồn tin cho biết có 2 nhà khai thác vàng khác cuar Trung Quốc - Shandong Gold Mining và Zijin Mining Group – có thể đang đưa ra những lời đề nghị chính thức nhằm hớt tay trên Vasilkovskoye. Qua đó chúng ta có thể thấy không chỉ các nhà đầu tư, các công ty khai thác cũng đang muốn nắm giữ nhiều tài nguyên để kiếm lời trong thời điểm giá vàng đang có xu hướng tăng.

Đây là một tin tuyệt vời đối với những nhà phát triển dự án toàn cầu và đặc biệt là những người thuộc các khu vực hành lang của Con đường Tơ lụa mới.(NĐH)

ban do con duong to lua moi

Bản đồ Con đường Tơ lụa mới

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-07-2016

    Thái Lan hạ mục tiêu về doanh thu từ hoạt động ngành du lịch
    EU công bố gói viện trợ mới giúp nông dân ngành sữa
    Ngành công nghiệp da Ấn Độ để mắt tới thị trường Việt Nam
    Nhập khẩu bò Úc 6 tháng đầu năm giảm
    Lào muốn xuất khẩu gạo sạch sang thị trường Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-07-2016

    Ấn Độ và Mỹ nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dầu khí
    Doanh nghiệp bất động sản lọt tầm ngắm nhà đầu tư Thái
    Kinh tế toàn cầu có thể “bốc hơi” 2.000 tỷ USD vì Trái Đất ấm lên
    EU, Indonesia nhất trí khởi động các cuộc đàm phán về FTA
    Nhật Bản và Anh bàn bạc về hoạt động kinh doanh sau kết quả Brexit

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-07-2016

    Mở rộng thị trường ngách tránh rủi ro trong xuất khẩu giày, dép
    Ước tính lạm phát của Malaysia giảm 1,8% trong tháng 6
    Việt Nam có thể tiếp tục nhập khẩu nhiều đường
    GAS: Quý 2 lãi ròng 1,691 tỷ đồng, giảm 35%
    KDC 6 tháng mảng kem chiếm 75% tổng doanh thu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-07-2016

    EU phạt các hãng sản xuất xe tải 3,2 tỉ USD vì làm giá
    Sau Brexit, người Anh đặc biệt quan tâm đến vàng
    EU kiện Trung Quốc ra WTO
    Thủ tục làm khó xuất khẩu 
    Dự báo CPI tháng 7 sẽ chỉ tăng nhẹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-2016

    IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do tác động từ Brexit
    Năm 2017, lạm phát ở Venezuela sẽ lên đến 1.600%
    Xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm mạnh
    Cấm xuất khẩu bò Úc sang VN: Đang dừng để điều tra
    Tạo khan hiếm ảo đẩy giá đường tăng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-07-2016

    Thị trường vàng đã cân bằng trở lại
    Đồng Ringgit giảm mạnh nhất kể từ vụ Brexit
    Cung-cầu ngành đường tiếp tục căng thẳng trong niên vụ mới
    Ấn Độ sẽ trở thành động lực thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
    Cổ phiếu SoftBank lao dốc, tỷ phú Son "mất" hơn 1 tỷ USD sau 1 đêm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-07-2016

    Kinh tế Trung Quốc có tệ như đồn đoán
    Thị trường BĐS tại Anh: Những điều chỉnh hậu Brexit
    USD lên giá sau số liệu khả quan của thị trường nhà đất Mỹ
    Ông Võ Trường Thành bị miễn nhiệm chức Chủ tịch khoáng sản Bình Dương
    VIB lãi trước thuế hơn 300 tỷ đồng sau 6 tháng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-07-2016

    Ukraine hy vọng nhận thêm 4 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế
    Chứng khoán Mỹ lại lập đỉnh mới nhờ cổ phiếu công nghệ, ngân hàng
    Ngân hàng Trung ương Trung Quốc "bơm" tiền vào thị trường
    Đại diện ngân hàng Cuba và Mỹ tiến hành đối thoại sau 50 năm
    ADB hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển châu Á

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-07-2016

    Không nên dồn vốn vào vàng
    Lãi suất khó giảm khi các ngân hàng chạy đua huy động vốn
    Nhận diện những mặt trận MobiFone sắp "tấn công tổng lực"
    Tình cảnh thua lỗ tại SBIC: Có công ty không đủ kinh phí duy trì bộ máy phục vụ công tác giải thể

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-07-2016

    Vinafood 2 nguy cơ mất hàng trăm tỷ đồng
    Đại gia Thái bác thông tin người Trung Quốc sở hữu Big C Việt Nam
    Ông Lê Phước Vũ nuôi mộng trở thành 'trùm thép' Cà Ná
    Anh lên lịch đàm phán các hiệp định thương mại mới hậu Brexit
    Doanh nghiệp EU tìm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực môi trường