tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-06-2016

  • Cập nhật : 06/06/2016

Hải Phòng giữ vị trí trong tốp đầu của cả nước về thu hút FDI

Hải Phòng giữ vị trí trong tốp đầu của cả 5 tháng đầu năm 2016, thành phố Hải Phòng tiếp tục giữ vị trí trong tốp đầu của cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
 
Hải Phòng có 18 dự án FDI được cấp mới, với tổng mức đầu tư 1.610,77 triệu USD; 13 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn 127,72 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2016.

Nhiều tập đoàn kinh tế lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Vương quốc Bỉ…đã lựa chọn Hải Phòng là điểm đến đầu tư, chứng tỏ sức hấp dẫn về địa lý, tiềm năng, lợi thế vượt trội của thành phố này. Hải Phòng hiện có hơn 450 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 12 tỷ USD.

Những dự án FDI lớn được khởi công trong tháng 5 như: dự án LG Display của Tập đoàn LG Display (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, huyện An Dương với quy mô 40,2 ha và tổng vốn đầu tư khoảng 1.500 triệu USD.

Đây là nhà sản xuất màn hình hàng đầu thế giới. LG Display dự kiến bắt đầu sản xuất chính thức từ quý III/ 2017 và sẽ tuyển dụng khoảng 6.000 công nhân vào làm việc. LG Display có kế hoạch thuê đất để xây dựng và cung cấp đủ chỗ ở tiện nghi cho người lao động…

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Văn Thành nhấn mạnh, những dự án được khánh thành, khởi công trong tháng 5 như Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, dự án Cảng Container quốc tế Hải Phòng (hợp phần B), cùng hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo cho Hải Phòng một ưu thế vượt trội, đột phá trong thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI và khai thác tối đa tiềm năng lợi thế khu vực Duyên hải Bắc bộ trong thời gian tới.


Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ bỏ tiền mặt

Mỹ tốn tới 200 tỷ USD để giữ tiền mặt được lưu thông, do đó nằm trong nhóm đầu những quốc gia có nhiều khả năng bỏ dùng tiền mặt.
dung tien mat ton nhieu chi phi hon so voi su dung cac giao dich dien tu.

Dùng tiền mặt tốn nhiều chi phí hơn so với sử dụng các giao dịch điện tử.

Dù thẻ tín dụng và trả trước được sử dụng rất phổ biến, thanh toán di động cũng đang tăng nhanh nhưng hơn 80% giao dịch trên toàn thế giới vẫn ở dạng tiền mặt. Theo nghiên cứu gần đây của Harvard Business Review và các chuyên gia từ Đại học Tufts, việc chuyển sang giao dịch kỹ thuật số sẽ mang lại nhiều lợi ích, do việc lưu trữ và vận chuyển tiền mặt khá tốn kém.
Để xác định xem quốc gia nào sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ việc chuyển sang thanh toán kỹ thuật số, các nhà nghiên cứu xem xét chi phí sử dụng tiền mặt từ bốn khía cạnh: người tiêu dùng, doanh nghiệp, ngân hàng và Chính phủ.
Đối với người tiêu dùng, chi phí bao gồm phí ATM, phí di chuyển tới ATM hoặc ngân hàng để rút tiền và nguy cơ đánh mất tiền. Đối với doanh nghiệp, chi phí bao gồm phí lưu trữ, bảo vệ và vận chuyển tiền mặt tới ngân hàng khi cần thiết. Với ngân hàng, chi phí bao gồm phí nạp tiền cho ATM, lưu trữ và vận chuyển tiền mặt. Đối với Chính phủ, chi phí bao gồm phí in tiền, thâm hụt thuế hoặc những khoản không thu được từ những giao dịch không được ghi lại.
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng Mỹ tốn tới 200 tỷ USD hàng năm để giữ tiền mặt được lưu thông và kết luận những quốc gia có nhiều khả năng sẽ bỏ dùng tiền mặt nhất là Mỹ, Hà Lan, Nhật, Đức, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Trung Quốc và Brazil. Ngoài việc định hướng người dân sử dụng ví điện tử, Trung Quốc còn áp phí cao cho các giao dịch bằng tiền mặt.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm trước để thực hiện hóa ý tưởng về một xã hội không tiền mặt. Bản thân việc chuyển đổi này cũng khá tốn kém bởi giao dịch điện tử sẽ cần tới sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng tiên tiến.
"Thay đổi một thói quen không phải là điều dễ. Nhiều người đã quen với việc mua bán và quản lý chi tiêu bằng tiền mặt", Mark Ranta, trưởng bộ phận giải pháp ngân hàng kỹ thuật số tại ACI Worldwide cho biết.
Dù giao dịch điện tử mang lại sự minh bạch trong kinh doanh bởi chúng rất dễ theo dõi, nhưng không phải ai cũng cho đây là điều tích cực. Nhiều người chọn tiền mặt chính bởi sự mập mờ của nó. Ngoài ra, rất nhiều giao dịch kỹ thuật số phải tốn hàng giờ liền hoặc lâu hơn để thực hiện. Các quốc gia nếu muốn ngưng dùng tiền mặt thì phải khắc phục được điểm này. Bên cạnh đó, người dùng muốn sử dụng ngân hàng điện tử cũng cần thiết bị hỗ trợ, chủ yếu là smartphone.
Xã hội không tiền mặt cũng nảy sinh một vài vấn đề hoặc rủi ro. Trong những hệ thống tài chính kém ổn định, người tiêu dùng có thể thoải mái với tiền mặt hơn là giữ tiền trong ngân hàng. Ngoài ra, các công ty thẻ tín dụng cũng thu phí từ giao dịch trong giao dịch qua thẻ của người dùng.
Ở châu Âu cũng xuất hiện một số ý kiến phản đối khi Chính phủ tiến hành hạn chế các giao dịch bằng tiền mặt. Các vấn đề khác về an ninh mạng có thể xảy ra nhưng hacker liên tục đột nhập vào hệ thống thanh toán của các cửa hàng bán lẻ cũng như ngân hàng, trộm hàng triệu USD.
Dù vậy, vấn đề an ninh cũng sẽ không ngăn cản được quá trình chuyển đổi sang sử dụng tiền điện tử. Chúng ta buộc phải đánh đổi, chấp nhận nguy cơ thông tin cá nhân bị tiết lộ và ăn cắp để có thể mua đồ trực tuyến , đặt hàng giao tới tận nhà hay hưởng các ưu đãi khác từ Internet.

“Vua thủy sản” theo “vết xe đổ” công ty nhà Cường đô la

Theo “vết xe đổ” của công ty nhà Cường đô la, “Vua thủy sản” Dương Ngọc Minh đang phải đối mặt với sự cố tiền lãi “bốc hơi” một nửa.
vua thuy san duong ngoc minh, "nguoi tinh tin don" cua nu ca sy my tam

Vua thủy sản Dương Ngọc Minh, "người tình tin đồn" của nữ ca sỹ Mỹ Tâm

Ngoài nổi tiếng với việc là công ty của gia đình doanh nhân Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la), công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai còn được biết đến nhiều vì hay.... sai sót báo cáo. 

Không dưới một lần, báo cáo tài chính sau soát xét của Quốc Cường Gia Lai chênh lệch nhiều với báo cáo tự lập trước đó. Và trong nhiều trường hợp, sau khi kiểm toán vào cuộc, lợi nhuận của Quốc Cường Gia Lai thường bị sụt giảm.

Mới đây, công ty cổ phần Hùng Vương đã đi theo “vết xe đổ” của Quốc Cường Gia Lai. Cụ thể, ngày 3/6, Hùng Vương đã giải trình về kết quả kinh doanh giữa niên độ 2016 (từ 01/10/2015 – 31/03/2016) số trước soát xét và sau soát xét.

Ở báo cáo tài chính hợp nhất, “Vua thủy sản” Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty cho biết sau kiểm toán, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 2.673 tỷ đồng, tương ứng 24%. Do giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng 7%.

Sau kiểm toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ. Bên cạnh đó, lợi nhuận trong công ty liên kết liên doanh thay vì lãi 29 tỷ đồng đã bị điều chỉnh lỗ 29 tỷ đồng nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 44% xuống chỉ còn 37 tỷ đồng.

Kết quả là sau khi kiểm toán vào cuộc, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của Hùng Vương giảm tới 32 tỷ đồng, tương ứng 45% xuống 39 tỷ đồng.

Hùng Vương lý giải sự thay đổi này là do kiểm toán loại trừ lợi nhuận chưa thực hiện của các nghiệp vụ mua bán nội bộ và trích lập các khoản dự phòng.

Điều ngược lại đã diễn ra ở báo cáo tài chính riêng lẻ của Thủy sản Hùng Vương. Kiểm toán xác nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty mẹ giảm 15% xuống mức 4.054 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá vốn giảm rất mạnh nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng tới 64%.

Trong khi đó, ngoại trừ chi phí quản lý doanh nghiệp, tất cả các chi phí khác đều biến động nhẹ nên Hùng Vương có bước tiến lớn về các chỉ tiêu lợi nhuận còn lại.

Cụ thể, sau kiểm toán, chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng gấp 2 lần lên 93 tỷ đồng, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 931% lên 93 tỷ đồng.

Với chêch lệch ở báo cáo tài chính riêng lẻ, Hùng Vương cho biết các điều chỉnh trọng yếu của kiểm toán là loại trừ doanh thu, giá vốn của nghiệp vụ bán hàng phát sinh ở kỳ sau nhưng ghi nhận ở kỳ này và ghi nhận doanh thu, giá vốn của nghiệp vụ bán hàng kỳ này nhưng ghi nhân ở kỳ sau.

Trong năm 2016, “Vua thủy sản” Hùng Vương không phải đơn vị hiếm hoi rơi vào tình cảnh này. Trước đó, một “đồng nghiệp” trong làng thủy sản của Hùng Vương là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF) cũng phải giải trình chênh lệch báo cáo kết quả kinh doanh trước và sau soát xét.

Theo đó, sau kiểm toán, tình trạng lỗ của AGF thê thảm hơn rất nhiều. Thay vì chỉ lỗ 1,6 tỷ đồng như báo cáo tự lập, sau soát xét, số lỗ của AGF vọt lên 7,6 tỷ đồng, tăng tới 4 lần. Lợi nhuận tại AGF giảm chủ yếu do doanh thu bi ghi nhận giảm nhưng giá vốn lại tăng mạnh.

Điều đáng nói, AGF và Hùng Vương có liên quan chặt chẽ tới nhau. Với việc nắm giữ gần 22,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 79,6% vốn AGF, Hùng Vương đang là cổ đông lớn nhất tại công ty thủy sản này.

Trước đó, Công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) cũng gây sốc vì báo cáo tài chính trước và sau soát xét chênh lệch quá lớn. Trước kiểm toán, JVC báo lãi gần 4 tỷ đồng. Nhưng sau soát xét, chỉ tiêu lợi nhuận “lao dốc” không phanh khi kiểm toán ghi nhận khoản lỗ “khủng” 623 tỷ đồng.

Nguyên nhân của sự thay đổi này là do điều chỉnh tăng trích lập dự phòng. Chi phí quản lý tăng vọt từ 16,28 tỷ đồng lên 623,5 tỷ đồng. Theo giải trình của JVC, sau soát xét, công ty đã phải điều chỉnh tăng trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng, phải thu khác, trả trước cho người bán và tài sản ngắn hạn khác. Đồng thời, một số khoản mục chi phí quản lý đã điều chỉnh ang giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng.


Gót chân Asin của “gã khổng lồ” Thế giới Di động

nhieu nha dau tu cho rang mo hinh phat trien cua the gioi di dong da di vao loi thoi, va viec chon nhung vi tri mat bang dat do nhat se la 1.000 chiec bay quat nga nha ban le cong nghe nay.the gioi di dong tro thanh hang ban le dien thoai lon nhat voi 39% thi phan

Nhiều nhà đầu tư cho rằng mô hình phát triển của Thế giới Di động đã đi vào lỗi thời, và việc chọn những vị trí mặt bằng đắt đỏ nhất sẽ là 1.000 chiếc bẫy quật ngã nhà bán lẻ công nghệ này.Thế giới Di động trở thành hãng bán lẻ điện thoại lớn nhất với 39% thị phần

Thành lập từ những năm 2004 khi sở hữu điện thoại là niềm mơ ước của rất nhiều người. Thời gian trôi qua, cùng sự phổ biến của điện thoại, Thế giới di động dần lớn lên và là "gã khổng lồ" trong ngành bán lẻ công nghệ Việt.

Suốt từ những năm 2004-2012, Thế giới Di động có tăng trưởng nhưng không có nhiều bứt phá, thương hiệu bán lẻ công nghệ này còn khá mờ nhạt so với các thương hiệu như Viễn Thông A, Nguyễn Kim và hàng nghìn cửa hàng bán điện thoại ngày đó. Năm 2009 doanh thu của công ty chỉ đạt 2.012 tỷ đến năm 2012 tăng lên 7.398 tỷ đồng. 

 

Chỉ đến năm 2013, Thế giới Di động mới trở thành một hiện tượng tăng trưởng "thần kỳ" duy trì ở mức 2-3 con số. Năm 2013, công ty đạt 9.544 tỷ đồng, đến năm 2014 đã tăng lên 15.836 tỷ đồng.

Năm 2015, Thế giới Di động đã hiện thực hoá giấc mộng tỷ đô với doanh thu 25.388 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1.075 tỷ đồng. Năm 2016, công ty đặt mục tiêu doanh thu 1,5 tỷ đôla, tương đương với quy mô của các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam.

Để đạt được giấc mơ tỷ đô, Thế giới Di động đã ồ ạt mở siêu thị mới. Năm 2009 công ty chỉ có khoảng 40 siêu thị, đến năm 2011 tăng gấp 5 lần, một năm sau đó đã phủ sóng cửa hàng toàn quốc. Năm 2015, công ty đã mở thêm 269 siêu thị mới.

Thế giới Di động đã trở thành hiện tượng, chỉ với 4 tháng đầu năm 2016, công ty đã mở 179 siêu thị mới, tương ứng cứ 2 ngày lại mở thêm 3 siêu thị. Tổng số cửa hàng hiện lên mức 812. Lãnh đạo công ty nhiều lần tuyên bố tham vọng sẽ xây dựng 1.000 siêu thị trên toàn quốc. Chuỗi siêu thị có diện tích rộng từ 200m2 đến 1.000m2 trên các tuyến phố đắt đỏ bậc nhất. 

Không thể phủ nhận với chiến lược ồ ạt mở cửa hàng này đã giúp Thế giới Di động tận diệt đối thủ, đưa hàng nghìn cửa hàng bán lẻ di động nhỏ lẻ vào thế phá sản. Từ đó, thị phần gia tăng nhanh chóng lên 39% năm 2015. Quỹ đầu tư Mekong Capital mới đây đã định giá 1 tỷ USD cho thương hiệu này.

Sự phát triển thần kỳ này khiến nhiều người nghi hoặc, giới đầu tư cho rằng đây là một doanh nghiệp "ảo" và cổ phiếu MWG một thời bị rẻ rúng vì không tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng thần kỳ của công ty. Trong cuộc gặp mặt cổ đông cuối tuần này, nhiều nhà đầu tư đưa ra kịch bản Thế giới Di động đang đi vào ngõ cụt tăng trưởng khi sa ngã vào mô hình bán lẻ truyền thống đang dần lỗi thời khi xu hướng của tiêu dùng thế giới chuyển dần sang online. Nhiều hãng điện thoại mới ra đời như Xiaomi, BKAV… đã tự phân phối trực tiếp đến cho người tiêu dùng mà không cần qua trung gian. 

Hơn nữa, nhiều dự báo thị trường điện thoại thông minh sắp bão hoà, trừ Apple còn lại các hãng khác như Samsung, HTC,… đều sa sút doanh thu và lợi nhuận. Khi đó chính những ưu thế số lượng siêu thị hùng mạnh với chi phí duy trì đắt đỏ sẽ trở thành những chiếc bẫy, quật ngã "gã khổng lồ" này. Theo đó, chi phí mặt bằng siêu thị tuỳ từng vị trí, ở TP HCM lên tới 1.800 USD một cửa hàng, các tỉnh thành là 700 USD. Như vậy, để vận hành tổng số 812 cửa hàng, mỗi tháng công ty phải chi tới vài trăm tỷ đồng. 

Mô hình này đã khiến Thế giới Di động mất đi lợi thế về giá, các sản phẩm của công ty phân phối thường có giá đắt hơn so với thị trường. "Chúng tôi muốn bán hàng giá rẻ hơn nhưng mô hình kinh doanh của Thế giới Di động không cho phép làm điều đó", CEO Nguyễn Đức Tài nói, đồng thời cho biết, thị trường di động giờ không còn là "miếng bánh ngon", trước đây công ty chỉ chấp nhận mở cửa hàng nếu doanh thu trên 3 tỷ đồng, nhưng sau này mục tiêu mở cửa hàng bắt đầu giảm xuống còn 2 tỷ và hiện là 1,5 tỷ đồng mỗi tháng. 

Nhưng ông Tài cho biết, quy mô thị trường điện thoại hiện nay khoảng 60.000 tỷ đồng với 24 triệu điện thoại được bán ra một năm. Trong đó, điện thoại thông minh chiếm 55% số lượng, giá bình quân 4,5 triệu đồng một chiếc.

"Quan điểm thị trường điện thoại thông minh bão hoà là vội vàng, thị trường sẽ còn nóng trong vài thập kỷ tới. Các hãng công nghệ trên thế giới liên tục ra mắt các sản phẩm công nghệ cao đáp ứng mọi nhu cầu người tiêu dùng nên còn nhiều dư địa phát triển", ông Tài nói. 

Về xu hướng bán lẻ online khắc phục những chi phí mặt bằng tốn kém, vị này cho rằng Thế giới Di động đã nhận ra những điều này từ rất lâu và đang có những điều chỉnh phù hợp với thị hiếu người dùng. Năm 2016, công ty đặt mục tiêu doanh thu bán hàng online đạt 3.300 tỷ đồng. Hiện lượng truy cập website bán hàng của công ty đã  vượt 1 triệu lượt mỗi ngày. 

Ông Tài còn cho biết cuối năm nay sẽ thành lập một sàn thương mại điện tử với tên miền mới. Sàn thương mại này sẽ có giá rẻ nhưng chế độ hậu mãi sẽ không tốt như mua trực tiếp. Chẳng hạn khách hàng mua điện thoại Samsung thì sẽ đến trung tâm bảo hành của Samsung. 

Bob Willett - chuyên gia ngành bán lẻ công nghệ cho biết, đến năm 2017, một phần ba số lượng hàng hóa sẽ được bán online vào năm 2017 và hai phần ba số hàng hóa sẽ bị ảnh hưởng bởi internet. Xu hướng này tác động lớn vào mô hình kinh doanh của Thế giới Di động. 

Theo đó, các nhà bán lẻ không chỉ bán tất cả mà còn có tình trạng phân phối độc quyền. Khách hàng ngày càng hiểu biết, tìm những nơi bán rẻ nhất thị trường. Xu hướng địa phương hoá, tuỳ từng cửa hàng, từng địa phương để lựa chọn mặt hàng phù hợp. 

"Những cửa hàng bán kiểu truyền thống chỉ tăng trưởng 2-3%. Doanh nghiệp kết hợp bán online và có cửa hàng tăng trưởng hai trên 80%", ông Bob dẫn chứng nghiên cứu và nhận định Thế giới Di động đang có lợi thế tốt để thực hiện điều này.

got-chan-asin-cua-ga-khong-lo-the-gioi-di-dong-1
CEO Nguyễn Đức Tài có quan điểm xây dựng công ty chú trọng đội ngũ nhân viên

Việc từ ông lớn bán lẻ công nghệ chuyển sang bán lẻ các thực phẩm, thịt cá, ông Tài cho biết, công ty đang trong giai đoạn thử nghiệm ở 20 siêu thị và kết quả cho thấy khá tốt. Doanh thu bình quân các cửa hàng tăng nhanh chóng từ 177 triệu đồng lên 696 triệu đồng sau 3 tháng.

Về quản trị doanh nghiệp, vị CEO có quan điểm khá đặc biệt là nếu coi các đối tượng ưu tiên xếp theo hình tam giác, thì phần trên cùng là khách hàng, giữa là nhân viên, cuối cùng là cổ đông và các đối tác.  

Thế giới Di động hiện đang sử dụng 16.854 nhân viên, chi phí nhân công lên tới gần 12 triệu đồng một người mỗi tháng. Ngoài ra còn các khoản thưởng lớn gồm tiền mặt và cổ phiếu. Chính sách ESOP 3-5% gây khá nhiều tranh cãi vì quá ưu đãi nhân viên. Ông Tài cho rằng, đội ngũ quản lý của ông có khoảng 2.000 con người từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái với hơn 800 cửa hàng. "Có thực mới vực được đạo, nếu không giúp họ yêu công ty này sẽ không kiểm soát nổi hệ thống trên", ông nói và cho biết các quản lý siêu thị của ông không cần có bằng đại học, chỉ cần có động lực, đạo đức tốt, nhiệt huyết.

"Tôi có thể 16h chiều đã về nhưng nhân viên của tôi thì 23h mới về vì họ có động lực để làm điều đó. Cũng giống như vợ chồng, nếu người vợ yêu chồng sẽ luôn đối xử đặc biệt, dành thời gian cho chồng. Đó chính là lý do vì sao siêu thị mới mở nhưng đã có doanh thu gấp rưỡi các đối thủ ngay bên đường", ông Tài chia sẻ

Với chuỗi bán lẻ hàng điện máy, ông Tài cho biết, thị trường điện máy có quy mô khoảng 70.000 tỷ đồng, hiện tỷ lệ sử dụng các sản phẩm điều hoà, tủ lạnh,... mới ở mức 20-30% nên Thế giới Di động đặt mục tiêu hệ thống Điện máy Xanh sẽ vươn lên nắm thị phần số 1.


Hà Nội đặt mục tiêu nâng cao PCI năm 2016

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của TP năm 2016.

Theo đó, mục tiêu là phấn đấu đưa Hà Nội vào trong nhóm đầu các địa phương có chất lượng điều hành khá. Duy trì, cải thiện xếp hạng của 2 chỉ số “đào tạo lao động” và dịch vụ hỗ trợ DN”; tăng từ 7 - 10 bậc xếp hạng đối với 4 chỉ số “Gia nhập thị trường”, “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin”, “Chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước”, “Tính năng động và tiên phong của chính quyền”; tăng từ 5 - 7 bậc xếp hạng đối với 4 chỉ số “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất”, “Chi phí không chính thức”, “Thiết chế pháp lý”, “Môi trường cạnh tranh bình đẳng”.

TP cũng đặt ra chỉ tiêu, tất cả các sở, ngành, quận, huyện, thị xã công khai minh bạch, cập nhật và hướng dẫn rõ ràng 100% các quyết định, chính sách, thủ tục hành chính cho công dân, DN trên website/trang thông tin điện tử của đơn vị... Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ công dân và DN. Các hồ sơ đăng ký DN qua mạng được giải quyết trong 2 ngày làm việc (giảm 33% so với quy định) đối với quá trình giao dịch trên mạng và trả kết quả ngay trong ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ bằng bản giấy tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Phấn đấu giải quyết đúng thời hạn 100% hồ sơ đăng ký DN qua mạng. Duy trì tỷ lệ DN thực hiện kê khai thuế điện tử đạt trên 95%, nộp thuế điện tử tối thiểu đạt 90%. Thời gian nộp thuế và bảo hiểm bắt buộc không quá 168 giờ/năm… Cùng với đó, đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian xin cấp phép xây dựng theo phương pháp xác định của Ngân hàng Thế giới, tối đa không quá 77 ngày; Đơn giản thủ tục và rút ngắn thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản xuống còn không quá 14 ngày… TP cũng sẽ rà soát, giảm 20% thủ tục hành chính trong các lĩnh vực GPMB, thu hồi đất. Xây dựng quy trình, cắt giảm đến 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư trong nước và đầu tư có vốn nước ngoài so với yêu cầu tại các văn bản pháp luật về đầu tư.

TP giao giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ các nhiệm vụ được giao khẩn trương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện tại đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến đơn vị mình về cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh và chỉ số PCI.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-06-2016

    Địa ốc TP.HCM chờ bùng nổ trong quý III
    Ngày 6/6: Khối ngoại bán ròng hơn 218 tỷ đồng sau 10 phiên mua ròng
    Thép VTM thoát lỗ nhờ thuế tự vệ
    Mất 9 tháng vẫn không xác định được máy móc Công ty Sanofi nhập khẩu dùng thế nào
    Vinalines lên kế hoạch bán 6 tàu với tổng trọng tải hơn 220.000 DWT để cắt lỗ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-06-2016

    Xuất khẩu 5 tháng đạt 67,7 tỷ USD
    Doanh nghiệp cam kết rót 300 nghìn tỷ vào Hà Nội
    Doanh nghiệp đồ chơi Đức ưu tiên thị trường Việt Nam
    Trung Quốc ban hành dự thảo quy định về dự trữ dầu chiến lược
    Châu Âu đối mặt với triển vọng u ám

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-06-2016

    Cuba chờ đợi làn sóng đầu tư của các công ty Nhật Bản
    Nhật Bản: ước tính GDP quý I lần đầu tiên tăng
    Báo cáo việc làm của Mỹ yếu làm giảm triển vọng tăng lãi suất của Fed
    ĐBSCL: Bưởi da xanh tăng giá mạnh
    Hạn hán ở Thái Lan gây căng thẳng thị trường gạo thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-06-2016

    Tăng thu nội địa để bù số thu thuế xuất nhập khẩu giảm?
    Doanh nghiệp ngành điều gặp khó vì thiếu nguyên liệu
    Thủy sản có nguy cơ bị EU tẩy chay nếu DN xuất khẩu tiếp tục “làm liều“
    Thái Lan sắp bán hơn 2 triệu tấn gạo dự trữ
    Cơ hội từ dệt may Việt Nam hấp dẫn nhiều doanh nghiệp Ấn Độ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-06-2016

    Kinh tế Việt Nam quý II/2016 đã vượt khỏi vòng nguy hiểm
    Nhà máy đường Bình Định có nguy cơ đóng cửa vì nợ
    Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng cho MobiFone vận dụng cơ chế tiền lương như Viettel
    Tự do hóa giao dịch vốn tại Việt Nam: Lộ trình thận trọng
    Tiền và quyền thuộc về người già Nhật Bản

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-06-2016

    Facebook chuẩn bị kế hoạch hậu Zuckerberg
    Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc quý I tăng nhẹ
    Cổ phiếu thị giá "tí hon" trả cổ tức gấp 5 lần gửi tiết kiệm ngân hàng
    Bất động sản Đà Nẵng sôi động, giá tăng trở lại
    C32 bất ngờ trở thành cổ đông lớn tại công ty nắm giữ 1/3 trữ lượng đá Đông Nam Bộ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-06-2016

    Chuyên gia WB: “Phân phối tín dụng, đất đai dựa vào quan hệ thân hữu”
    Hàng nghìn tấn dược liệu Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
    Rủi ro cho vay ngoại tệ
    Chưa đầy 2 năm hoạt động, hãng Hàng không thủy phi cơ Hải Âu lỗ nặng
    Có một dòng “lãi suất bèo” đang chảy

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-06-2016

    Tỷ phú Thái đua nhau rót vốn vào Việt Nam
    Thoái vốn tại Sabeco nghiêng về phương án bán theo lô
    Bí thư Hoàng Trung Hải: Hà Nội cần huy động 2,5 - 2,6 triệu tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 năm tới
    HSBC quan ngại Việt Nam ‘thúc’ tăng trưởng kinh tế
    Ụ nổi hơn 500 tỷ của Vinalines, nay bán được 38,5 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-06-2016

    Sợ nhân viên "phát điên" vì công việc, ngân hàng Credit Suisse vừa đưa ra chính sách mới mà ai cũng thèm muốn
    BIDV và VietinBank sẽ khó đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay?
    HDBank tung gói tín dụng 1.000 tỷ đồng với lãi suất 6,8%
    Ngân hàng Trung ương Đức và Pháp đều hạ dự báo tăng trưởng GDP
    Chứng khoán Mỹ đỏ sàn, kỳ vọng Fed tăng lãi suất tháng 6 mong manh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-06-2016

    3 dự án tại Việt Nam được JICA tài trợ vốn 160 tỷ Yên
    Tổng Lãnh sự Anh: Mong Đà Nẵng trở thành điểm đến số 1 của doanh nghiệp Anh
    Sử dụng niêm phong hải quan giả mạo bị xử phạt lên tới 80 triệu đồng
    Nhà đầu tư nước ngoài mua gần 23 triệu cổ phiếu trong tháng 5
    EVFTA áp dụng cơ chế tự vệ song phương