Công ty bán bản quyền Ngoại Hạng Anh ở Việt Nam rơi vào tay Trung Quốc
Doanh nghiệp sản xuất que hàn kêu cứu
Vinamilk sẽ chi 2.400 tỷ đồng trả cổ tức trong tháng 6
FPT: 4 tháng đầu năm lãi ròng 504 tỷ đồng
Công nghệ khởi sắc từ cuộc đua Apple - Google
Tin kinh tế đọc nhanh 25-05-2016
- Cập nhật : 25/05/2016
Hồ Tràm Strip được nhà đầu tư Mỹ rót thêm vốn nhân chuyến thăm của Tổng thống Obama
Lễ ký kết diễn ra tại sự kiện tiếp xúc doanh nghiệp do Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) và Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức chiều 23/5 nhân chuyến công du của Tổng thống Obama đến Việt Nam.
The Grand Hồ Tràm Strip là điểm đến nghỉ dưỡng phức hợp Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty cổ phần xây dựng Cotec (CotecCons) về việc xây dựng mở rộng khu nghỉ dưỡng phức hợp The Grand Hồ Tràm Strip giá trị 75 triệu đô la Mỹ.
Theo đó, việc xây dựng tháp khách sạn thứ hai 559 phòng của The Grand sẽ do Tập đoàn CotecCons đảm trách, nâng tổng số lượng phòng khu phức hợp The Grand Hồ Tràm Strip lên tới 1.100 phòng khi hoàn thiện.
Việc mở rộng này sẽ bao gồm các tiện nghi giải trí dành cho gia đình, bao gồm 2 phòng chiếu phim có sức chứa 70 người/phòng, khu mua sắm, nhiều nhà hàng, lounge giải trí sân thượng, karaoke gia đình, nhà hát giải trí ngoài trời 2.000 chỗ, công viên nước, khu sinh vật biển và tàu lượn siêu tốc.
Sau khi tòa khách sạn hoàn thành, tổng vốn đầu tư thực tế cho toàn dự án đã đạt đến con số một tỷ đôla Mỹ.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Michael Kelly, Chủ tịch điều hành cấp cao của The Grand Hồ Tràm Strip, cam kết: “Chúng tôi không chỉ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, mà còn nỗ lực nâng cao vị thế của doanh nghiệp và lao động Việt Nam thông qua các hoạt động của The Grand Hồ Tràm Strip, điển hình như hợp tác với CotecCons, Vietjet".
Chủ tịch điều hành của The Grand Hồ Tràm Strip cũng cho biết, các vị trí quản lý cấp cao tại khu nghỉ dưỡng chúng tôi đều do người Việt Nam đảm trách.
Hiện tại, khạch sạn là hạng mục mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho Hồ Tràm Strip, bên cạnh đó là casino và gofl. Bởi vậy, theo anh Kelly việc đẩy mạnh đầu tư tòa tháp khách sạn thứ hai sẽ tạo thêm doanh thu và lợi nhuận đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động Việt Nam, tăng đóng góp thuế cho Nhà nước.
Khu nghỉ dưỡng phức hợp Hồ Tràm Strip tọa lạc trên diện tích hơn 164 ha, dọc bãi biển dài hơn 2 km Hồ Tràm thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Công trình có tổng vốn đầu tư theo kế hoạch là hơn 4 tỷ USD trong vòng 10 năm, với giai đoạn 1 chiếm tổng chi phí gần 500 triệu USD, bao gồm khu nghỉ dưỡng 541 phòng, khu vực trò chơi có thưởng (casino), trung tâm hội nghị, 10 nhà hàng và bar, trung tâm spa, khu vực dành cho trẻ em và thanh thiếu niên, 3 hồ bơi ngoài trời và trung tâm mua sắm. Giai đoạn I đã mở cửa đón khách vào năm 2013.
Chủ đầu tư dự án là công ty con của Asian Coast Development Ltd. (ACDL) - một công ty quốc tế chuyên về phát triển, đầu tư và xây dựng các khu nghỉ dưỡng phức hợp của Mỹ.
CPI liên tục tăng, đạt 1,59% trong 5 tháng
So với tháng 12 năm 2015, CPI tháng 5 tăng 1,88%. Tính dồn 5 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015 CPI cả nước tăng 1,59%.
CPI đã liên tục tăng trong 8 tháng qua. Theo dự báo của VEPR, có thể lạm phát sẽ còn tăng tiếp trong các tháng cuối năm.
Tăng cao nhất trong tháng là nhóm giao thông với mức tăng 2,39%. Điều này được lý giải do tác động của giá xăng, khi hai đợt điều chỉnh gần đây giá xăng đều tăng. Cùng với việc giá xăng dầu tăng liên tục, cước vận tải cũng tăng nhẹ so với tháng trước.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,88%, đứng ở vị trí thứ hai.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng 0,36%, trong đó lương thực tăng 0,68%, thực phẩm tăng 0,38% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,16%.
Lương thực đã tăng tháng thứ 5 liên tiếp là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong và ngoài nước. Đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long dẫn đến nguồn cung hạn chế đẩy giá gạo nhích lên. Chuyên gia kinh tế dự báo, giá gạo sẽ có thể tăng trong thời gian từ nay đến cuối năm.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,56%. Các nhóm còn lại đều tăng nhẹ dao động từ 0,01 đến 10,11%. Trong đó, tăng thấp nhất là nhóm giáo dục với mức 0,02% do vào thời điểm cuối năm học.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ lại diễn biến trái chiều. Chỉ số giá vàng tăng 1,45% trong khi chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,1%.
Tổng cục thống kê cho biết lạm phát cơ bản tháng 5 tăng 1,78% so với cùng kỳ năm 2015
Tính toán của VEPR, lạm phát năm 2016 có thể tăng lên hơn 5%
Đầu tư BĐS Phú Quốc: 80% người mua là từ Hà Nội
Theo Savills, Phú Quốc là một đại diện mới trong thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Thị trường Phú Quốc đã bắt đầu trở nên sôi động nhờ hạ tầng cơ sở được cải thiện mạnh mẽ. Tính đến Q1/2016, tổng nguồn cung của Phú Quốc có hơn 1.700 căn từ 6 dự án biệt thự và một dư án căn hộ.
Tính đến Q1/2016, phân khúc biệt thự đã bán được 65% và phân khúc căn hộ đã bán được 35%. Các dự án này có tình hình hoạt động tốt nhờ có chiến lược tiếp thị, uy tín của chủ đầu tư, tiến độ xây dựng tốt và những bãi biển hoang sơ. Tất cả các dự án đều nằm trong khu nghỉ dưỡng với đầy đủ các tiện ích và tiện nghi.
Hầu hết người mua là từ Hà Nội, chiếm khoảng 80%, tiếp theo là người mua từ Hồ Chí Minh với khoảng 15%. Những người mua bất động sản nghỉ dưỡng ở Phú Quốc chủ yếu là mua để đầu tư hoặc nghỉ dưỡng.
Savills đánh giá, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở Phú Quốc đã thu hút nhiều nhà đầu tư nhờ tình hình du lịch phát triển và nhiều chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, hầu hết các dự án tương lai vẫn đang trong quy hoạch vì chính quyền địa phương thường xuyên thay đổi chính sách và quy hoạch chung của đảo.
Có 3 dự án mới và giai đoạn kế tiếp của ba dự án hiện hữu công bố là sẽ gia nhập thị trường kể từ Q2/2016 trở đi, cung cấp hơn 660 căn.
Nguồn cung khách sạn bùng nổ
Đa số các khách sạn Phú Quốc là của người địa phương và có quy mô nhỏ, chỉ một ít được xếp hạng và quản lý chuyên nghiệp. Đến Q1/2016, chỉ có 33% tổng cung trên đảo, tương đương 2.500 phòng, được xếp hạng 3 đến 5 sao. 60% trong số đó chỉ vừa mới hoạt động trong hai năm qua sau khi sân bay quốc tế Phú Quốc hoàn thành.
Trước năm 2015, do nguồn cung hạn chế nên các khách sạn Phú Quốc hoạt động ổn định với công suất cao trên 80% trong mùa cao điểm từ tháng 11 đến tháng 3.
Tuy nhiên, việc nguồn cung phòng bùng nổ gần đây tác động mạnh lên thị trường, công suất mùa cao điểm Q1/2016 chỉ đạt 53%. Ngoài chi phí hoạt động cao, đa số các dự án trên đảo đều là khu nghỉ dưỡng nên có giá phòng khá cao so với các thành phố biển khác ở Việt Nam, đạt 105USD/phòng/đêm.
Nhờ cơ sở hạ tầng cải thiện, chính sách ưu đãi và bờ biển đẹp, Phú Quốc là điểm du lịch biển lý tưởng. Sau khi sân bay hoàn thành vào năm 2012, khách du lịch đến đây tăng mạnh 55%/năm trong ba năm qua. Bốn tháng đầu năm 2016, huyện đảo đón 523.000 khách quốc tế, tăng 37% theo năm.
Rất nhiều các dự án có quy mô lớn (trên 200 phòng) sẽ gia nhập thị trường trong 2 năm tới với nhiều tên tuổi quản lý quốc tế như Starwood, IHG và Mövenpick.
Bất động sản Hà Nội: “Hốt bạc” từ phía Tây?
Không chỉ các ông lớn, giới đầu tư bất động sản nhỏ lẻ cũng đang đặt nhiều kỳ vọng về những món lời đáng kể khi rót tiền vào các dự án ở khu vực Hà Đông và phía Tây Hà Nội nhờ những lợi thế về hạ tầng và các tiện ích so với các khu vực còn lại của thành phố.
Tâm điểm Hà Đông
Khoảng dăm bảy năm về trước, không chỉ giới đầu tư mà ngay cả khách mua nhà cũng dường như e ngại khi ai đó nhắc đến hai từ “Hà Đông”, bởi những cách trở về địa lý và sự thiếu thốn về hạ tầng, đường sá, các dịch vụ đi kèm.
Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi nhanh chóng khi thành phố dường như đã có phần ưu ái trong đầu tư hạ tầng cho khu vực Hà Đông nói riêng và phía Tây nói chung.
Liên tiếp các tuyến đường lớn được đầu tư mới hoặc cải tạo mở rộng, trong đó đáng kể nhất là sự phát triển hạ tầng đồng bộ khu vực nút giao Vạn Phúc - Lê Văn Lương kéo dài, hầm chui Thăng Long - Khuất Duy Tiến, đường Lê Trọng Tấn - Văn Phú, các cầu vượt, hầm chui…cũng liên tục được hoàn thành, tạo sự thông suốt cho tam giác phía Tây là Hà Đông - Nam Từ Liêm - Cầu Giấy.
“Nếu trước đây phải mất hơn nửa giờ đồng hồ để đi từ Dương Nội sang trung tâm Hà Đông, thì nay chỉ mất chưa đầy 10 phút là có thể di chuyển được đến nhiều địa điểm khác nhau trong khu vực Hà Đông nhờ vào những tuyến đường mới rộng rãi nối liền tạo thành những trục giao thông huyết mạch thuận tiện”, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục nói.
Cùng với đó là các trung tâm thương mại, trường học quốc tế cũng liên tiếp mọc lên khu vực này đã nhanh chóng biến khu vực phía Tây trở thành tâm điểm của giới đầu tư, những người có nhu cầu cải thiện chỗ ở, bởi hơn ai hết, người Hà Nội thấu hiểu được sự thiếu thốn và quá tải về hạ tầng, dịch vụ như thế nào khi sống tại các khu vực lõi trung tâm hoặc quá xa.
Và tất nhiên, sự đột phá về hạ tầng giao thông, dịch vụ…không qua được con mắt của các “ông lớn” bất động sản hiện nay. Lần lượt từ Vingroup, FLC, Bitexco…đã nhanh chóng công bố hàng loạt dự án lớn tại các khu vực Hà Đông và phía Tây thành phố với ý đồ “hưởng lợi” từ những thay đổi về hạ tầng. Có thể kể đến những dự án đang được người mua nhà quan tâm như: Vinhomes Gardenia, Hanoi Landmark 51, FLC Star…
Những dự án này không chỉ được hưởng lợi về hạ tầng của cả khu vực mà chính bản thân các ông chủ cũng phải móc hầu bao để đầu tư hàng loạt công trình hạ tầng, tiện ích ngay trong dự án của mình nhằm tạo ra lợi thế riêng trong cuộc chạy đua với các đối thủ khác.
Dưới góc độ người mua nhà, việc các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh cùng đổ bộ vào khu vực Hà Đông, phía Tây Hà Nội đã “vô tình” tạo ra những lợi ích thiết thực nhất cho các cư dân khi về sinh sống tại các dự án này. “Đồng bộ và tiện lợi” là những từ được chính giới đầu tư thứ cấp dùng để mô tả đối với dự án tại khu vực phía Tây thành phố, bởi hầu hết mỗi một dự án được xây lên thì cũng có ngần đó trường học, bệnh viện, siêu thị mọc lên chính trong khuôn viên của mỗi dự án đó.
Theo một khảo sát mới đây của CBRE, khu vực Hà Đông đang là “tâm điểm” của thị trường với số lượng các dự án áp đảo so với các khu vực còn lại. Trong những quý tiếp theo của năm 2016, phía Tây và Tây Nam thành phố là nơi có nguồn cung lớn nhất, chiếm tới 75% của cả thị trường.
Khảo sát của đơn vị này cũng cho thấy, quận Hà Đông nhờ có cơ sở hạ tầng đang dần hoàn thiện, đang trở thành khu vực tập trung các dự án nhà ở mới, đồng thời giá bán cũng tăng 5,5% so với quý trước và tăng gần 15% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, hai khu vực khác của phía Tây là quận Cầu Giấy và huyện Hoài Đức cũng có mức tăng giá trung bình vào khoảng gần 5%.
Tổng giám đốc CBRE Việt Nam Marc Townsend cho biết, phần lớn các dự án hạ tầng giao thông lớn đã và đang được triển khai ở Hà Nội đều nằm ở phía Tây và khu vực Hà Đông, do đó sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản khu vực này trong thời gian tới.
“Tới đây, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được hoàn thành sẽ khiến giá bất động sản tại Hà Đông có thể tăng thêm ít nhất 5 - 10%”, chuyên gia này nói.
Rậm rịch đầu cơ
Giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản EZ Land Phạm Đức Toản nói rằng, phía Tây luôn là điểm nóng, kể cả khi bất động sản trầm lắng vì tập trung nhiều cơ quan, trường học.
Theo ông, với những lợi thế vốn có, bất động sản phía Tây sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong năm 2016. Đến năm 2019, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ đưa vào khai thác, giúp việc di chuyển từ khu vực phía Tây vào trung tâm thành phố thuận tiện hơn. Nhiều dự án bất động sản đang được hưởng lợi từ các tuyến giao thông này.
Trong khi đó, theo một báo cáo tổng hợp của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam công bố hồi tháng 4 vừa qua, nhờ sự cải thiện đáng kể của hạ tầng giao thông, xã hội, khu vực Hà Đông đang có sự tăng giá đáng kể trên thị trường thứ cấp. Hầu hết các sản phẩm đã qua tay một khách hàng, khi bán lại đều có mức chênh từ 50 - 100 triệu đồng, tương đương khoảng 10% giá sơ cấp của chủ đầu tư.
Ông Toản cũng cho biết, từ tháng 3 đến nay, giới đầu tư bắt đầu có xu hướng đổ bộ về các dự án phía Tây, khu vực Hà Đông, sau khi trên thị trường xuất hiện những thông tin đồn đoán giá nhà tại khu vực này sẽ có đột biến từ nay đến cuối năm.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam khẳng định, việc phải mua chênh trên thị trường là điều bình thường, bởi thị trường luôn có quan hệ cung - cầu. Do đó, với những sản phẩm tại các dự án nằm trong khu vực có hạ tầng tốt, thuận lợi về giao thông thì không phải ai cũng có điều kiện và cơ hội mua được từ chủ đầu tư.
“Những sản phẩm nằm tại khu vực Hà Đông đều là những sản phẩm đáng để ở, đáng để sống. Còn với những người có tài chính, thì đây là khu vực có thể sinh lợi tốt và khá an toàn”, ông Nam nói.
Phó chủ tịch Cengroup Phạm Thanh Hưng nhìn nhận, trong các dự án mà doanh nghiệp này làm đại lý bán hàng thì khu vực phía Tây và Hà Đông vẫn luôn là những dự án có thanh khoản tốt.
Theo ông Hưng, người mua nhà giờ đây đã gần như trở thành những “thượng đế” thực sự bởi họ có quá nhiều sự lựa chọn, và tất nhiên, những dự án nào tốt, khu vực nào phát triển đồng bộ sẽ là ưu tiên số một của người mua nhà.
Hạn hán khiến giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng cao kỷ lục
Trong khi đó, giá gạo nếp được chào bán với mức giá 900 USD/tấn so với mức giá trước đó khoảng 867 USD/tấn.
Nguyên nhân của việc tăng giá gạo nếp chủ yếu do nguồn cung giảm; người nông dân chuyển sang trồng loại gạo Hom Mali do nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc, Indonesia và Malaysia trước thời điểm mùa lễ Ramanda được bắt đầu từ ngày 6/6 đến 5/7.
Diễn biến giá gạo trên thị trường quốc tế cũng theo chiều hướng tăng cao do nguồn cung giảm chủ yếu từ tình trạng hạn hán kéo dài.
Phiên đấu thầu mới nhất của Chính phủ Thái Lan nằm trong kế hoạch xả hoàn toàn lượng gạo dự trữ trong kho quốc gia hiện có 11,4 triệu tấn.
Ủy ban Chính sách Gạo Quốc gia do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đứng đầu được cho đã "bật đèn xanh" cho kế hoạch này. Doanh thu ước tính từ kế hoạch xả lượng gạo tồn kho sẽ đạt 100 tỷ baht