tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 16-06-2016

  • Cập nhật : 16/06/2016

IEA dự đoán thị trường dầu mỏ cân bằng trong năm 2016, dư thừa xuất hiện vào năm tới

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, thị trường dầu mỏ hiện nay cân bằng nhờ tình trạng thiếu hụt bất ngờ và nhu cầu mạnh, đặc biệt từ các nền kinh tế mới nổi, nhưng sự cân bằng này sẽ chuyển thành dư thừa một lần nữa trong đầu năm tới.

Cơ quan này cho biết trong báo cáo hàng tháng rằng tăng trưởng nhu cầu năm 2017 dường nhu đạt 1,3 triệu thùng mỗi ngày, mức tương tự với tăng trưởng họ ước tính trong năm nay.
IEA cho biết “một lần nữa, theo giả định đã lên kế hoạch sản lượng dầu của OPEC tăng khiêm tốn trong năm 2017, chúng tôi dự kiến tồn trữ dầu thô tăng nhẹ trong nửa đầu năm 2017 trước khi giảm nhẹ hơn trong nửa cuối năm 2017. Tổng thể cả năm nay, tồn kho sẽ giảm rất ít 0,1 triệu thùng mỗi ngày”.
Vào giữa năm 2016, thị trường dầu mỏ mong đợi cân bằng, nhưng không được quên rằng có khối lượng lớn sản lượng giam giữ, chủ yếu tại Nigeria và Libya, có thể trở lại thị trường, và tăng trưởng nhu cầu dầu mạnh mẽ trong năm nay có thể không được duy trì.
Hầu hết tăng trưởng nhu cầu dự đoán trong năm nay và năm 2017 được dự kiến đến từ các quốc gia không thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD.
Ước tính nhu cầu mới nhất của IEA đối với ba tháng đầu năm nay cho thấy các nhà phân phối dầu mỏ toàn cầu tăng 1,6 triệu thùng mỗi ngày thành 95,2 triệu thùng mỗi ngày, với mỗi 9 trong số 10 thùng tăng thêm đến từ nền kinh tế ngoài OECD.
Về phía nguồn cung, IEA cho biết sản lượng giảm 590.000 mỗi ngày so với năm trước xuống 95,4 triệu thùng/ngày trong tháng 5, sụt giảm mạnh lần đầu tiên kể từ đầu năm 2013, do cắt giảm chi tiêu và mất điện đã làm giảm sản lượng của khu vực ngoài OPEC 1,3 triệu thùng mỗi ngày so với một năm trước.
Tăng trưởng nguồn cung của khu vực ngoài OPEC giảm 900.000 thùng/ngày trong năm 2016, được dự kiến tăng 200.000 thùng/ngày trong năm 2017, nâng sản lượng lên 57 triệu thùng.
Sản lượng dầu htoo từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC giảm 100.000 thùng/ngày trong tháng 5 xuống 32,61 triệu thùng/ngày, sau khi một loạt vụ tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ tại Nigeria bù cho sản lượng tăng lên từ Trung Đông. Sản lượng vẫn cao hơn tháng 5 năm 2015 là 500.000 thùng/ngày.(Vinanet)

Nhập khẩu lúa mì Indonesia trong năm 2016 đạt mức cao kỷ lục

Nhập khẩu lúa mì Indonesia trong năm 2016 đạt mức cao kỷ lục

 Nhập khẩu lúa mì trong năm 2016 sẽ tăng 35%, do thiếu hụt ngô; Nhập khẩu lúa mì quý I/2016 đạt 2,9 triệu tấn.

Nhập khẩu lúa mì Indonesia trong năm 2016 có thể tăng 35%, lên mức cao kỷ lục 10 triệu tấn, sẽ thay thế ngô sử dụng thức ăn chăn nuôi, trong bối cảnh nguồn cung nội địa hạn chế.

Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á hạn chế nhập khẩu ngô, như là một phần của nỗ lực đẩy nguồn cung cấp thực phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các loại hàng hóa nông sản.

Bộ nông nghiệp Indonesia cho biết, trong tháng 4/2016, Bộ sẽ hạn chế nhập khẩu ngô cho việc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, lên 1 triệu tấn trong năm nay. Tuy nhiên, nhu cầu ngô nội địa vượt cung.

“Nhập khẩu lúa mì gia tăng, do ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi. Nước này không thể nhập khẩu ngô”, Franciscus Welirang, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất bột mì Indonesia (APTINDO) cho biết.

Có khoảng 80% lúa mì mà Indonsia sẽ nhập khẩu trong năm nay, sử dụng sản xuất bột mì, và số còn lại sẽ  được sử dụng bởi các nhà máy thức ăn chăn nuôi, Welirang cho biết.

Trong 3 tháng đầu năm 2016, Indonesia nhập khẩu 2,9 triệu tấn lúa mì, có khoảng 500.000 tấn được sử dụng bởi các nhà máy thức ăn chăn nuôi.

Indonesia nhập khẩu lúa mì từ Australia, Mỹ và Canada, Welirang cho biết.


Chiến lược sản lượng dầu của OPEC đã phát huy hiệu quả

Chiến lược làm lụt thị trường của OPEC bất chấp giá giảm đã "thành công" khi sản lượng dầu của Trung Quốc giảm mạnh nhất 15 năm qua.

Theo đó, sản lượng dầu thô của Trung Quốc trong tháng 5/2016 giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 16,87 triệu tấn, ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2001, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm thứ Hai 13/6.

Sản lượng dầu thô của Trung Quốc giảm có thể giúp cân bằng thị trường dầu thô và duy trì đà tăng 75% của giá dầu từ mức đáy 12 năm hồi đầu năm nay. Giá dầu tăng khiến OPEC tự tin rằng chiến lược do Arab Saudi dẫn đầu trong việc giành thị phần từ các nhà sản xuất có chi phí cao hơn đang đạt được những thành công. Tình trạng thừa cung cho thấy những dấu hiệu đang kết thúc khi các công ty phải đóng cửa những giếng dầu không hiệu quả và cắt giảm đầu tư, theo nhiều nhà dự báo từ  Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đến ngân hàng Goldman Sachs.

Michal Meidan, nhà phân tích tại hãng tư vấn Energy Aspects Ltd, nhận định, đây chắc chắn là dấu hiệu quan trọng cho thấy thị trường dầu thô toàn cầu đang tái cân bằng. Chiến lược của Arab Saudi đang bắt đầu "cho trái ngọt".

Sản lượng dầu của Trung Quốc thấp hơn phản ánh việc các hãng sản xuất nước này cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh giá giảm, Gordon Kwan, phụ trách nghiên cứu dầu khí châu Á tại Nomura Holdings ở Hong Kong, cho hay.

Hồi tháng 3 vừa qua, PetroChina - nhà sản xuất quốc doanh lớn nhất Đại lục - cho biết, hãng dự kiến sản lượng dầu khí sẽ lần đầu tiên giảm trong 17 năm qua khi phải đóng cửa nhiều giếng dầu "không có hy vọng" mang lại lợi nhuận, trong khi Cnooc Ltd cũng dự báo sản lượng dầu của hãng năm nay giảm 5,2%.

Ông Kwan nhận định, sản lượng dầu thô của Trung Quốc giảm đồng nghĩa rằng nước này sẽ phải tăng nhập khẩu từ Trung Đông và Nga.

Ngoài dầu mỏ, sản lượng than đá của Đại lục cũng giảm 15,5%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2015. Nhu cầu than ở nước này giảm vì nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, chuyển hướng sang tăng trưởng chủ yếu nhờ tiêu dùng.


Năm 2015 Chi Lê sử dụng quá nhiều kháng sinh trong chế biến cá hồi

Năm 2015 Chi Lê sử dụng  quá nhiều kháng sinh trong chế biến cá hồi

Vinanet - Báo cáo của chính phủ Chi Lê vừa cho biết, các khách hàng quốc tế yêu cầu ngành sản xuất cá hồi của Chi Lê phải giảm bớt lượng thuốc kháng sinh trong cá hồi, do năm 2015 đã sử dụng quá nhiều so với các năm trước.

Dưới sức ép của các tổ chức bảo vệ môi trường, Chính phủ nước này đã phải công bố trong báo cáo hàng năm về lượng kháng sinh được phép sử dụng đối với mỗi công ty, để thấy rõ sự khác nhau giữa các công ty xuất khẩu thủy sản của Chi Lê – thị trường xuất khẩu cá hồi lớn thứ 2 thế giới.

Thông báo mới này có thể là áp lực lớn đối với ngành chế biến cá hồi Chi Lê, khi vừa phải đối mặt với hành động làm trong sạch môi trường, vừa phải chịu thiệt hại rất lớn trong  năm 2016 do dịch tảo nở hoa (thủy triều đỏ).

Theo báo cáo sơ bộ cho thấy, tỷ lệ kháng sinh sử dụng trong 1 tấn cá hồi đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2007, mặc dù tổng lượng  kháng sinh sử dụng trong năm 2015 đã giảm xuống còn 557.200 kg (tương đương 1,23 triệu Lb), so với mức  563.200 kg (tương đương 1,24 triệu Lb) trong năm 2014. Sản lượng cá hồi cũng giảm mạnh  hơn.

Trong số các công ty thủy sản lớn, thì công ty Australis Seafoods AUS.SN đã sử dụng nhiều kháng sinh nhất, với 1.062 gram/tấn cá hồi. Công ty Cermaq, thuộc Tập đoàn Japan's Mitsubishi Corp 8058.T sử dụng ít nhất 391 gram/tấn cá hồi.

Hãng tin Reuters cho biết, năm ngoái sản phẩm cá hồi Chi Lê sử dụng kháng sinh mạnh đã bán cho một số nhà bán lẻ ở Hoa Kỳ, trong đó có cả Tập đoàn bán buôn Costco Wholesale Corp COST.O, sau đó chuyển  thành cá hồi Na Uy không kháng sinh.

Năm nay, nạn thủy triều đỏ và các cuộc biểu tình của ngư dân diễn ra liên tiếp, đã gây thiệt hại hàng trăm triệu USD.

Việc công bố sử dụng kháng sinh cho mỗi công ty, đã được đưa ra sau 9 ngày khi nhóm bảo vệ môi trường Oceana thắng kiện, đòi ngành thủy sản Chi Lê phải công khai thông tin này.

Ngoài công ty Australis và Cermaq đã công bố sử dụng kháng sinh, còn có thêm các công ty: Chile AquaChile AQUA.SN, Blumar BLU.SN, Camanchaca CMN.SN, Multiexport Foods MUL.SN, Invermar MAR.SN và các đơn vị thành viên của Norway's Marine Harvest MHG.OL chế biến cá hồi ở Chi Lê.


Morgan Stanley nâng dự báo giá dầu Brent năm 2016, 2017

Morgan Stanley nâng dự báo giá cho năm 2016 và 2017 đối với dầu thô Brent, do sự gián đoạn nguồn cung lớn bất thường đã bất ngờ cân bằng thị trường này.
Morgan Stanley cho biết trong một lưu ý “tiêu đề chính có thể vẫn hỗ trợ giá dầu trong tương lai đầu, và việc gián đoạn hay tâm lý mới có thể đẩy giá tăng lên trong hoạt động ngắn hạn”.
Tuy nhiên, ngân hàng đầu tư này cho biết rằng việc gián đoạn là tạm thời và dư cung có thể trở lại do việc thiếu hụt đã được giải quyết, và giá có thể giảm trở lại trong hệ thống giá dư cung 30 -50 USD/thùng.
Morgan Stanley đã nâng dự báo giá dầu Brent năm 2016 lên 43 USD/thùng từ mức 33 USD và dự báo giá Brent năm 2017 lên 51 USD/thùng từ mức 44 USD/thùng.(Vinanet)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-06-2016

    Các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới có thể điều chỉnh lãi suất
    Hoạt động M&A gia tăng trong lĩnh vực khách sạn
    Doanh số bán lẻ của Brazil tăng nhờ doanh số bán hàng của siêu thị
    Thị trường việc làm chưa ổn định, Fed quyết định không tăng lãi suất
    Lạm phát bán lẻ của Ấn Độ gần mức cao trong 2 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-06-2016

    Trái phiếu Kho bạc Mỹ bị bán mạnh nhất kể từ năm 1978
    IMF cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc dễ bị tổn thương
    New Zealand công bố thặng dư tài khoản vãng lai quý I
    IMF thông qua gói tín dụng trị giá hơn 11 tỷ USD cho Colombia
    BOJ vẫn không thay đổi chính sách tiền tệ dù quan ngại lạm phát yếu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-06-2016

    Chứng khoán Trung Quốc “đốt tiền” của các nhà đầu tư tư nhân
    Lượng dự trữ dầu mỏ cao cản trở đà tăng giá của "vàng đen"
    Boeing có thể bán hơn trăm máy bay cho Iran
    Nhân dân tệ chạm đáy 5 năm vì sợ Brexit
    Yên lên cao nhất 6 tuần so với USD do lo ngại Brexit

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-06-2016

    Lộ diện các chủ nợ khác của Phương Trang: SCB, NCB, VPBank
    Thị phần trong nước giảm không ngừng, Nam Ngư, Chinsu tìm đường sang Thái
    Tasco thu lợi nhuận “khủng” từ đâu?
    Chiến lược “làm lụt” thị trường của OPEC phát huy hiệu quả
    Microsoft bất ngờ chi 26,2 tỷ USD mua mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-06-2016

    Nới lỏng tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lời?
    Panama sẽ thanh tra một số cơ sở thủy sản tại Việt Nam vào tháng Bảy
    25 doanh nghiệp trong “tầm ngắm” của Hải quan Hải Phòng
    2 nhóm hàng nhập khẩu 10 tỷ USD
    Nói sữa không đạt chuẩn, Meiji muốn chỉ định nhập khẩu độc quyền tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-06-2016

    Quan ngại lợi tức trái phiếu sụt giảm
    NHTW Nhật sẽ nới lỏng thêm tiền tệ – vấn đề chỉ là tháng 6 hay tháng 7
    OPEC tự tin giá dầu sẽ phục hồi mạnh mẽ
    ECB chi 348 triệu euro mua trái phiếu theo gói QE mở rộng
    Cổ phần hóa 4 đơn vị sản xuất vắc xin thuộc Bộ Y tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-06-2016

    Aeon muốn mở 20 trung tâm thương mại, 100 siêu thị tại Việt Nam
    Cổ phần hóa Tổng Công ty Dược Việt Nam
    Có 57 cơ sở được xuất khẩu cá da trơn vào Hoa Kỳ
    Xuất khẩu dệt may chỉ tăng 6%
    Thái Lan bán 10 triệu tấn gạo tồn kho

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-06-2016

    Giá dầu lao dốc với lo ngại tăng trưởng toàn cầu giảm sút
    Hãy cẩn trọng với cổ phiếu ngành tiện ích và hàng tiêu dùng
    Tài sản của ông chủ LinkedIn tăng gần 1 tỷ USD sau thương vụ sáp nhập với Microsoft
    Nhập khẩu thép 5 tháng vẫn phi mã
    Cá tra xuất khẩu không bị Hải quan làm khó

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-06-2016

    Đồng Yên lên cao nhất trong 3 năm
    Ngành công nghiệp bơ sữa toàn cầu trước làn sóng M&A
    General Motors mở rộng hoạt động tại Canada
    Sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 5/2016 tăng 1,8%
    OPEC thấy nhu cầu dầu vượt sản xuất lần đầu tiên trong 3 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-06-2016

    Đầu tư của Trung Quốc tăng chậm nhất kể từ năm 2000
    Fitch hạ triển vọng nợ của Nhật Bản từ ổn định xuống tiêu cực
    Kinh tế Pháp bội thu nhờ EURO sắp vượt mọi kỷ lục về tài chính
    Trung Quốc: Dự báo tăng trưởng kinh tế quý II ổn định
    FDI tháng 3 của Philippines được cải thiện