tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-05-2016

  • Cập nhật : 25/05/2016

Kỳ vọng tăng xuất khẩu hạt điều sau chuyến thăm của ông Obama

Chiều 23/5, đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, VINACAS và các doanh nghiệp trong ngành rất kỳ vọng về sự tăng trưởng ngành điều ở thị trường Mỹ sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Việt Nam.
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINACAS, cho biết hạt điều Việt Nam được người tiêu dùng Mỹ sử dụng rất nhiều.

Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đều dưới tên gọi nhãn mác của các thương hiệu lớn của Mỹ; trong đó cũng có truy nguyên xuất xứ ở Việt Nam, song ít được người tiêu dùng để ý.

Tuy nhiên, việc Tổng thống Barack Obama sang thăm Việt Nam đã khiến báo chí Mỹ chú ý, tạo thuận lợi cho yếu tố xuất xứ của hạt điều Việt Nam.

“Trước đây, người dân Mỹ chỉ nghĩ đơn giản Việt Nam là một nước trải qua nhiều năm trong chiến tranh và gặp nhiều khó khăn. Họ không nghĩ Việt Nam là một quốc gia xuất khẩu điều nhân đứng đầu thế giới và lại là loại hạt họ rất yêu thích, sử dụng hàng ngày. Đây là tin vui cho ngành điều Việt Nam. Điều này có thể sẽ thúc đẩy ngành điều Việt Nam phát triển hơn nữa không chỉ ở thị trường Mỹ mà còn ở các thị trường khác,” ông Giang cho biết.

Đầu tháng 4, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam theo đoàn Hiệp hội Thương mại Nông nghiệp miền Tây Hoa Kỳ (WUSATA), bà Karen Ross, Bộ trưởng Thực phẩm và Nông nghiệp bang California cho biết, hạt điều sẽ là một trong những sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển ở thị trường Mỹ khi TPP có hiệu lực.

Theo bà Karen Ross, trong số các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam thì người Mỹ biết và sử dụng nhiều nhất là hạt điều. Bởi người Mỹ rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng.

Các loại hạt quả khô rất tốt cho sức khỏe. Ở Mỹ cũng có nhiều loại hạt nhưng người Mỹ cũng thích sự đa dạng và hạt điều Việt Nam về mặt dinh dưỡng đáp ứng được tiêu chí đó.

Đánh giá về tình hình xuất khẩu, ông Đặng Hoàng Giang cho rằng, việc xuất khẩu hạt điều vào thị trường Mỹ hiện các doanh nghiệp hầu như không gặp trở ngại nào. Hiện nay, hạt điều xuất sang Mỹ có mức thuế 0%, khi TPP có hiệu lực thì mức thuế này vẫn giữ nguyên.

Tuy nhiên, Hiệp định TPP có thể sẽ áp dụng quy định về xuất xứ hàng hóa trong nội khối, có nghĩa là hạt điều xuất xứ Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi trong việc thực thi Hiệp định này.

“Chúng tôi nghĩ, TPP sẽ mang lại giá trị nhiều hơn nữa về mặt vô hình cho ngành điều Việt Nam về mặt thương hiệu, giá trị hạt điều Việt Nam… Đặc biệt, người tiêu dùng, doanh nghiệp Mỹ sẽ biết nhiều hơn về hạt điều Việt Nam, từ đó sẽ tăng cường nhập khẩu, đầu tư cho ngành điều hơn nữa,” ông Giang chia sẻ.


Nhằm thúc đẩy hơn nữa việc xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ, cuối tháng 5, VINACAS sẽ tổ chức chương trình xúc tiến thương mại quốc gia “Tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại thị trường Mỹ kết hợp tham dự Đại hội hạt quả khô quốc tế 2016.”

Đại hội hạt quả khô quốc tế được tổ chức ở San Diego (Mỹ) là một trong những hoạt động lớn nhất của ngành hạt quả khô thế giới, từ đó các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu điều Việt Nam sẽ có cơ hội giao lưu thương mại với các doanh nghiệp Mỹ, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hạt điều vào Mỹ trong thời gian tới.

Theo VINACAS, Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu điều nhân lớn nhất của Việt Nam, với thị phần trên 50%.

Trong 4 tháng đầu năm 2016, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường này tăng cao so với cùng kỳ năm 2015.

Cụ thể, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 28.500 tấn, đạt kim ngạch hơn 220 triệu USD, tăng hơn 8,8% về lượng và 18,6% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân vào thị trường Mỹ cũng tăng liên tục, khoảng 8,83% so với cùng kỳ.(Vietnam+)


Xuất khẩu Nhật lao dốc vì đồng Yên mạnh

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới chứng kiến xuất khẩu giảm tháng thứ 7 liên tiếp vào tháng 4 vừa qua. Dữ liệu vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố sáng 23/5 cho thấy triển vọng của nền kinh tế nước này thêm phần u ám.
Hãng tin Reuters cho biết, xuất khẩu của Nhật trong tháng 4 giảm 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với dự báo và mạnh hơn mức giảm 6,8% của tháng 3. Đây là tháng giảm mạnh nhất của xuất khẩu Nhật trong 3 tháng qua.

Cùng với đó, nhập khẩu tháng 4 của Nhật giảm 23%, tệ hơn mức dự báo giảm 19% mà Reuters đưa ra trước đó, đồng thời mạnh hơn nhiều so với mức giảm 14,9% của tháng 3.

Thặng dư thương mại của Nhật trong tháng 4 là 823 tỷ Yên, tương đương 7,48 tỷ USD.

Thị trường chứng khoán Nhật đã giảm điểm trong phiên giao dịch sáng 23/5, sau khi dữ liệu trên được công bố. Vào đầu phiên, chỉ số Nikkei 225 mất 1% điểm số.

Trong khi đó, tỷ giá đồng Yên so với USD không có nhiều biến động, đứng ở mức khoảng 109,9 Yên đổi 1 USD, gần với mức đáy của 3 tuần là mức 110,59 Yên/USD thiết lập vào hôm thứ Sáu tuần trước.

Giới chuyên gia kinh tế cho rằng đồng Yên tăng giá là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu tháng 4 của Nhật sụt giảm mạnh. Từ đầu năm đến nay, tỷ giá đồng Yên đã tăng 10% so với đồng USD, khiến doanh thu của các công ty xuất khẩu Nhật bị giảm khi đổi từ ngoại tệ sang nội tệ.

Có nhiều dự báo cho rằng Nhật sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn đà tăng giá của đồng Yên. Tuy nhiên, với hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) dự kiến diễn ra ở Tokyo vào cuối tuần này, Mỹ đã một lần nữa cảnh báo Nhật không phá giá đồng tiền để giành ưu thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

Dữ liệu xuất khẩu tháng 4 của Nhật cũng phản ánh nhu cầu suy giảm của thị trường toàn cầu, đặc biệt do nền kinh tế Trung Quốc chững lại. Trong tháng 4, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, giảm 7,6%.

Nhật Bản đạt thặng dư thương mại 7,5 tỷ USD trong tháng Tư

Theo báo cáo được Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 23/5, thặng dư thương mại của nước này trong tháng Tư vừa qua đạt 823,47 tỷ yen (khoảng 7,5 tỷ USD), mức lớn nhất kể từ tháng 3/2010. Đây là tháng thứ ba liên tiếp Nhật Bản thặng dư thương mại.
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng Tư giảm 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 5.890 tỷ yen (khoảng 53,6 tỷ USD), tháng thứ bảy giảm liên tiếp, một phần do xuất khẩu ôtô giảm sau khi các nhà sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau trận động đất tại Tây Nam Nhật Bản tháng trước đó. 
Ngoài ra, xuất khẩu thép giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu hợp chất hữu cơ giảm 25,1% trong bối cảnh tăng trưởng của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác đang bị chững lại.
Kim ngạch nhập khẩu trong tháng Tư vừa qua cũng giảm 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 5.070 tỷ yen (khoảng 46,1 tỷ USD). Đây là tháng thứ 16 liên tiếp nhập khẩu của Nhật Bản giảm do giá trị nhập khẩu dầu thô giảm tới 51,8% và nhập khẩu khí đốt hóa lỏng giảm 44,5%.
Chuyên gia kinh tế Yuichiro Nagai tại Công ty chứng khoán Barclays Nhật Bản cho biết việc xuất khẩu giảm mạnh phản ánh những ảnh hưởng của trận động đất tại tỉnh Kumamoto, cũng như sự suy yếu của nhu cầu mặt hàng thép và hợp chất hữu tại châu Á.
Chuyên gia này dự báo xuất khẩu của Nhật Bản sẽ không tăng mạnh trong tương lai, song giá dầu thô rẻ sẽ giúp thặng dư thương mại duy trì trong một khoảng thời gian nữa.
Tính theo thị trường, xuất nhập khẩu sang Trung Quốc trong tháng Tư vừa qua đều lần lượt giảm 7,6% và 16,8% xuống 1.040 tỷ yen (khoảng 9,5 tỷ USD) và 1.330 tỷ yen (khoảng 12,1 tỷ USD). 
Xuất khẩu sang Mỹ giảm 11,8% xuống 1.200 tỷ yen (khoảng 10,9 tỷ USD), trong khi nhập khẩu giảm 18,1% xuống 585.69 tỷ yen (khoảng 5,3 tỷ USD). Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu sang các thị trường này giảm.
Trong khi đó, đối với thị trường Liên minh châu Âu (EU), xuất khẩu của Nhật Bản tăng 9,9% lên 702,52 tỷ yen (6,4 tỷ USD) và nhập khẩu giảm 8,4% xuống 617,45 tỷ yen (5,6 tỷ USD).
Kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, các kế hoạch tăng trưởng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bao gồm tăng chi tiêu công, nới lỏng chính sách tiền tệ và cải cách ban đầu đã đem lại những kết quả tích cực. 
Tuy nhiên, việc đồng yen tăng giá trong thời gian qua khiến ông Abe gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong quý 1 vừa qua, kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng ở mức 0,4% sau khi bị giảm trong 3 tháng cuối năm 2015.

Hoạt động sản xuất của Nhật Bản giảm mạnh nhất trong hơn 3 năm

Hoạt động sản xuất Nhật Bản đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn ba năm trong tháng 5 do đơn đặt hàng mới giảm mạnh, gây sức ép mới cho chính phủ và ngân hàng trung ương buộc phải đưa ra gói kích thích kinh tế bổ sung, theo kết quả một cuộc điều tra sơ bộ cho thấy vào ngày 23/5.

Theo Markit / Nikkei PMI của Nhật Bản giảm xuống còn 47,6 trong tháng 5 trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, so với 48,2 trong tháng 4.

Các chỉ số vẫn thấp hơn ngưỡng 50 giảm so với mức mở rộng cho tháng thứ ba liên tiếp và cho thấy rằng hoạt động sản xuất giảm nhanh nhất kể từ tháng 12/2012.

Các chỉ số cho các đơn đặt hàng mới giảm xuống mức sơ bộ 44,1 từ 45,0 trong tháng trước, cũng cho thấy sự suy giảm nhanh nhất kể từ tháng 12/2012.

Hậu quả của trận động đất ở miền nam Nhật Bản vào tháng 4 vẫn có thể là sức ép nặng nề đối với một số nhà sản xuất, một tuyên bố từ Markit cho biết, trong khi nhu cầu nước ngoài  giảm mạnh.

Nhật Bản thoát khỏi suy thoái kinh tế kỹ thuật trong quý đầu tiên, số liệu GDP cho thấy, nhưng các nhà kinh tế cảnh báo xu hướng cơ bản cho chi tiêu tiêu dùng vẫn còn yếu.

Ngoài ra, những lo ngại rằng các công ty đã bắt đầu trì hoãn đầu tư kinh doanh do không chắc chắn về các nền kinh tế ở nước ngoài.

Đầu cơ đang ngày càng tăng vì cho rằng  Thủ tướng Shinzo Abe sẽ trì hoãn việc tăng thuế doanh thu toàn quốc dự kiến ​​vào tháng 4 tới để tập trung vào các biện pháp tăng cường nhu cầu trong nước.

Các nhà kinh tế cũng dự đoán Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa vào tháng 7 do một đồng yên mạnh và nền kinh tế vẫn còn chậm chạp đe dọa khả năng đáp ứng mục tiêu lạm phát đầy tham vọng của mình, một cuộc thăm dò của Reuters cho biết.


Tăng trưởng kinh doanh khu vực eurozone trong tháng 5 bất ngờ xuống mức thấp 16 tháng

Tăng trưởng kinh doanh khu vực eurozone trong tháng 5 bất ngờ xuống mức thấp 16 tháng

Vinanet - Tăng trưởng kinh doanh khu vực eurozone giữ ổn định trong tháng 5, một bằng chứng mới nhất cho thấy tăng trưởng tăng tốc mạnh trong quý 1 năm nay chỉ là tạm thời.
Chỉ số quản lý sức mua sơ bộ của Markit, một trong các chỉ số tăng trưởng đầu tiên của một tháng đã giảm xuống 52,9 điểm từ 53,0 điểm trong tháng 4, ổn định cơ bản nhưng vẫn thấp nhất kể từ đầu năm 2015. Một thăm dò của Reuters đã chỉ ra chỉ số này tăng lên 53,2 điểm.
Chris Williamson, nhà kinh tế trưởng tại Markit cho biết “đây là một bức tranh thất vọng toàn diện. Có một số tăng trưởng nhưng các nhà sản xuất khắp khu vực này đang khó khăn”.
Trong khi chỉ số chính này trên mốc 50, ngưỡng phân biệt tăng trưởng và sụt giảm, chỉ số đo giá phí tổn của doanh nghiệp vẫn dưới 49,0 mặc dù đã tăng từ mức 48,3 trong tháng trước.
Điều này có thể gây lo ngại cho các nhà hoạch định tại Ngân hàng trung ương châu Âu, những người đã chiến đấu để lạm phát tăng lên mức trần mục tiêu 2%. Giá tiêu dùng giảm 0,2% trong tháng 4 mặc dù có sự hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng của ngân hàng này.
Ngay cả với giá đang giảm, tăng trưởng các đơn hàng mới chậm lại và hoạt động tại ngành dịch vụ của khối này không tăng tốc. Một thăm dò của Reuters đã chỉ ra PMI tăng lên 53,3 nhưng PMI đã giữ ổn định tại mức 53,1 trong tháng 4.
Chỉ số PMI ngành sản xuất giảm xuống 51,5 từ mức 51,7 thấp hơn dự báo trung bình 51,9 trong thăm dò, trong khi chỉ số đo lường sản lượng đã giảm xuống 52,4 từ 52,6.
Chi tiết của số liệu này cho thấy có cải thiện một chút hoặc không trong tháng 6. Sự lạc quan trong các công ty dịch vụ giảm xuống mức thấp 10 tháng, với chỉ số phụ này giảm xuống 67 và các nhà máy thuê nhân công chậm lại.
Chỉ số việc làm sản xuất giảm xuống 51,4 từ 51.6.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-07-2016

    Google thống trị thị trường quảng cáo tìm kiếm
    Nhật Bản: xuất khẩu giảm ít hơn so với dự kiến
    Sản lượng thép toàn cầu trong tháng 6 không thay đổi
    'Vua' cá tra tăng lãi 17 lần
    Dệt Long An vướng bê bối nợ nần

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-07-2016

    Lãi suất hay kết quả kinh doanh sẽ dẫn dắt thị trường chứng khoán?
    Hòa Phát lãi sau thuế 6 tháng 3.050 tỷ đồng, hoàn thành 95% kế hoạch năm
    Bảo Việt rót hàng trăm tỉ đồng vào Phú Quốc
    Bộ Xây dựng 'bêu tên' hàng loạt doanh nghiệp làm ăn yếu kém

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-07-2016

    Deutsche Bank vẫn thận trọng về tăng trưởng kinh tế thế giới
    Đánh giá rủi ro Việt Nam giảm đáng kể, khối ngoại mua ròng 17.100 tỷ TPCP từ đầu năm
    Châu Á đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ
    Ngân hàng Ấn độ mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-07-2016

    Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng qua ước đạt 17,8 tỷ USD
    Những mặt hàng Trung Quốc nào vào Việt Nam nhiều nhất trong nửa năm nay?
    Startup Trung Quốc đặt cược vào khả năng bùng nổ dân số
    Hậu Brexit: Anh cân nhắc giảm thuế để thu hút đầu tư

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-07-2016

    Khó khăn vẫn rình rập dù xuất khẩu tăng
    Tăng cường sản xuất dầu từ các mỏ dầu sắp cạn kiệt bằng cách bơm CO2
    Dệt may, xuất khẩu than mất dần lợi thế cạnh tranh do chính sách tỷ giá
    Chubb Life Việt Nam nâng vốn chủ sở hữu lên 1.550 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-07-2016

    Mặt hàng nông, thủy sản đối mặt nhiều thách thức
    Xuất khẩu điện thoại, dệt may đem về nhiều ngoại tệ nhất cho Việt Nam
    Cán cân thương mại đảo chiều: xuất siêu
    Saudi Arabia lấy lại vị trí hàng đầu về cung cấp dầu thô cho Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-07-2016

    Nợ công Trung Quốc vượt xa tất cả các quốc gia đang phát triển
    Fed có thể giữ nguyên chính sách lãi suất trong cuộc họp tuần tới
    Từ nay đến cuối năm: Đảm bảo ổn định lãi suất, tỷ giá
    Dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại còn 6,5% trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-07-2016

    Brexit có thể làm thị trường tiền tệ thiệt hại 35 đến 40 tỷ USD
    Xuất khẩu trên 1 triệu lít nước dừa đóng hộp
    Doanh nghiệp VN chưa “mặn” với trọng tài quốc tế
    Dòng tiền lại ồ ạt chảy vào các thị trường mới nổi

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-2016

    Yếu tố tiền tệ chi phối lớn đến lạm phát năm nay
    Đại gia Thái hứa xây dựng dự án hóa dầu Long Sơn cuối 2017
    “Tử huyệt kinh tế” của Philippines phụ thuộc vào Trung Quốc thế nào?
    Nhà đầu tư Nhật “săn” dự án bất động sản
    Xuất khẩu da giày hụt hơi

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-07-2016

    Yahoo có thể “bán mình” cho đại gia viễn thông Mỹ với giá 5 tỷ USD
    Gang thép Thái Nguyên: Lãi lớn nhất trong vòng nhiều năm, sắp xóa hết lỗ lũy kế
    2 doanh nghiệp dược Imexpharm, Vimedimex: Lợi nhuận quý 2/2016 giảm sút so với cùng kỳ
    FPT đạt 1.258 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm