Chứng khoán Trung Quốc “đốt tiền” của các nhà đầu tư tư nhân
Lượng dự trữ dầu mỏ cao cản trở đà tăng giá của "vàng đen"
Boeing có thể bán hơn trăm máy bay cho Iran
Nhân dân tệ chạm đáy 5 năm vì sợ Brexit
Yên lên cao nhất 6 tuần so với USD do lo ngại Brexit
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-06-2016
- Cập nhật : 15/06/2016
Giá dầu lao dốc với lo ngại tăng trưởng toàn cầu giảm sút
-Giá dầu thô tại thị trường châu Á đã giảm trong ngày 14-6 do các nhà đầu tư vẫn đang lo ngại về suy thoái toàn cầu và thị trường chứng khoán có nguy cơ “đổ vỡ” khi nhiều khả năng Anh sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu.
Giá dầu thô Brent đã giảm xuống dưới 50 USD một thùng, giảm 41 cent xuống mức 49,94 USD, tiếp tục đà sụt giảm trong ngày thứ 4 liên tiếp.
Trong khi đó, giá dầu thô Mỹ đã giảm 46 cent, tương đương gần 1%, xuống mức 48,42 USD/ thùng, cũng lao dốc trong ngày thứ 4 liên tiếp.
Việc đồng USD tăng giá đã gây tác động tới thị trường dầu mỏ, trong khi thị trường dầu mỏ cũng lại đang có nguy cơ tiếp tục lao dốc khi mà các cuộc thăm dò gần đây đã cho thấy nước Anh sẽ “rời bỏ" Liên minh châu Âu.
Ông Mihir Kapadia, Giám đốc điều hành của Tập đoàn đầu tư Sun Global, sở hữu khối tài sản lên tới 500 triệu USD cho biết: "Chính những tâm lý lo ngại đó đã gây ảnh hưởng tới thị trường dầu mỏ trong vài ngày qua và làm cho giá dầu, vốn đang “khá yếu” ở thị trường châu Á, cùng với đồng USD mạnh lên khiến cho giá dầu thô Brent xuống dưới mức 50 USD/ thùng".
Tuy nhiên, ông Kapadia cũng trấn an dư luận rằng: “Nhiều người cũng đang tin rằng những thay đổi gần đây của giá dầu là do vấn đề nguồn cung tạm thời và không có tác động gì tới nhu cầu mạnh mẽ của một nền kinh tế toàn cầu đang dần trên đà hồi phục”.
Trong khi đó, một cuộc trưng cầu dân ý của Anh để rời khỏi Liên minh châu Âu, được đặt tên là "Brexit," có thể trở thành một “cú đấm” giáng mạnh vào châu Âu, khiến khu vực này tiếp tục lún sâu vào suy thoái kinh tế, gây sức ép mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, theo thông tin từ 2 cuộc thăm dò dư luận bởi ICM vào ngày 13-6 vừa qua, chiến dịch "Out" ( tức là ra khỏi EU) của Anh đang thắng thế chiến dịch "In" ( tức là ở lại EU) ngay trước cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-6.
Những lo ngại về tăng trưởng của Trung Quốc hiện đang yếu đi trông thấy đã khiến Hoa Kỳ phải đưa ra dự báo vào ngày 13-6 rằng, sản lượng dầu thô sẽ tiếp tục giảm trong tháng thứ 7 liên tiếp.
Trong khi đó, OPEC cũng đưa ra dự báo trong ngày 13-6 rằng, thị trường dầu mỏ thế giới sẽ cân bằng hơn trong giai đoạn 2 của năm 2016 khi mà Nigeria và Canada sẽ xem xét điều chỉnh nguồn cung dầu mỏ trong một thị trường dầu mỏ đã quá dư thừa.(HQ)
Hãy cẩn trọng với cổ phiếu ngành tiện ích và hàng tiêu dùng
Khi mọi người đổ xô vào các lĩnh vực nặng về cổ tức như tiện ích (điện, nước,…) và hàng tiêu dùng, chuyên gia Kim Forrest của công ty Fort Pitt đã cảnh báo rằng những gì các nhà đầu tư có thể nhận lại chưa chắc đã lớn bằng những rủi ro nó đem lại.
Rủi ro của những dịch vụ công cộng này là việc, bằng một cách nào đó, bạn sẽ không được nhận lại những gì đã bỏ ra. Vì vậy, hãy cẩn thận với những gì mình đòi hỏi. Sự yêu thích của các nhà đầu tư giành cho cổ phiếu các công ty tiện ích và hàng hóa tiêu dùng đã khiến định giá của các cổ phiếu này tăng đáng kể.
Các cổ phiếu tiện ích đã tăng hơn 16% trong năm nay, biến chúng trở thành những cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong chỉ số S&P 500. Trong khi đó, hàng tiêu dùng cũng tăng 6%, nằm trong Top 5 nhóm cổ phiếu hoạt động mạnh nhất chỉ số vốn hóa lớn. Cả 2 nhóm cổ phiếu này đều là những cổ phiếu có định giá cao nhất trong chỉ số S&P 500 và có chỉ số P/E lần lượt là 23 và 20.
Bà Forrest cho rằng các nhà đầu tư nên tránh xa khỏi các ngành này bởi họ thường không hiểu rằng các yếu tố cơ bản đang gặp rủi ro. Sự đảo chiều thương mại sẽ không mang lại kết quả tốt và Fort Pitt khuyến nghị các nhà đầu tư quay về phương pháp cũ và giữ tiền mặt thay vì chuyển đổi sang các kênh đầu tư khác.
Người sáng lập Chantico Global – bà Gina Sanchez – đồng ý rằng các cổ phiếu tiện ích có thể là kênh đầu tư lãi suất tồi tệ nhất vào thời điểm này mặc dù các nhà đầu tư vẫn đang có xu hướng đổ xô vào đây.
Thay vào đó, bà Sanchez cho rằng NĐT nên hướng tới Quỹ tín thác bất động sản (REITs). Trong cuộc phỏng vấn với CNBC ngày 10/6, vị lãnh đạo của Chantico Global cho rằng các nhà đầu tư nhận ra rằng họ đang gặp nhiều rủi ro thì họ nên chuyển hướng sang mảng bất động sản với lãi suất rơi vào khoảng 10-11%.
Tài sản của ông chủ LinkedIn tăng gần 1 tỷ USD sau thương vụ sáp nhập với Microsoft
Ngày 13/6, Tập đoàn Microsoft tuyên bố đã chi 26,2 tỷ USD để mua lại mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn. Đây là thương vụ sáp nhập lớn nhất của gã khổng lồ công nghệ này, vượt qua chi phí 8,5 tỷ USD để thâu tóm Skype năm 2011 hay 7,2 tỷ USD mua lại mảng kinh doanh điện thoại di động của Nokia vào năm 2013.
Người được hưởng lợi nhiều nhất từ vụ mua bán này không ai khác chính là Reid Hoffman, người sáng lập và Chủ tịch của LinkedIn. Theo ghi nhận của Forbes, tài sản của vị doanh nhân tỷ phú đã tăng thêm 800 triệu USD, sau khi cổ phiếu của hãng tăng gần 50% lên mức 192 USD/cổ phiếu.
Người sáng lập và Chủ tịch của LinkedIn - Reid Hoffman
Tạp chí Forbes cũng cho biết tài sản của Reid Hoffman hiện đang ở mức 3,7 tỷ USD. Tuy nhiên, khi giao dịch hoàn tất, ông sẽ phải trả thuế bang và liên bang trên số cổ phiếu mà Hoffman đã bán cho Microsoft. Khi đó, tài sản của doanh nhân 49 tuổi sẽ chỉ còn khoảng 2,95 tỷ USD.
"Hôm nay giống như ngày LinkedIn được sinh ra một lần nữa vậy. Tôi nhìn thấy cơ hội tuyệt vời cho các thành viên, khách hàng và mong muốn tiếp tục đóng góp cho doanh nghiệp mới", Hoffman chia sẻ.
Đây được coi là niềm an ủi rất lớn với ông chủ của mạng xã hội nổi tiếng thế giới. Hồi tháng 2, công ty này đã từng mất 10 tỷ USD giá trị vốn hóa chỉ trong vòng một ngày. Tài sản của Hoffman cũng sụt giảm hơn 1 tỷ USD vào ngày hôm đó.
Qúy I năm nay, mặc dù LinkedIn thông báo số người dùng đã tăng trưởng 19% so với năm trước, nhưng cổ phiếu của công ty vẫn không có dấu hiệu hồi phục.
Theo Forbes, Hoffman được đánh giá là "một trong những người có nhiều mối quan hệ nhất tại Thung lũng Silicon". Ông đã đầu tư vào nhiều công ty Airbnb, Zynga, Facebook...
Nhập khẩu thép 5 tháng vẫn phi mã
Với 11,3 triệu tấn thép nhập khẩu trong năm 2015, Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu thép nhiều nhất khu vực Đông Nam Á và xếp thứ bảy trên thế giới về quốc gia nhập khẩu nhiều thép, theo Hiệp hội Thép thế giới.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, năm 2015 Việu Nam nhập 11,3 triệu tấn, lượng thép nhập nhiều nhất là từ Trung Quốc. Riêng lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc trong 4 tháng 2016 3,7 triệu tấn thép các loại, chiếm đến 59,72% về lượng, trong tổng lượng nhập 6,21 triệu tấn.
5 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu thép các loại tăng 50,5% về lượng và 1,6% về trị giá so với cùng kỳ.
Còn số liệu mới về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại 5 tháng đầu năm của Bộ Công thương, nhập khẩu thép các loại từ các thị trường trong tháng 5/2015 tăng 32,4% về lượng và 7,2% về trị giá.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu thép các loại tăng 50,5% về lượng và 1,6% về trị giá, tuy nhiên nhập khẩu sản phẩm từ thép giảm 36,5% về trị giá.
Bộ Công thương cho biết, những tháng đầu năm 2016, ngành thép trong nước gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh gay gắt với lượng thép nhập khẩu ồ ạt từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, tiêu thụ khó khăn, giá bán thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đến nay thị trường đã có sự phục hồi tích cực, nhu cầu tăng, giá thép trong nước cũng tăng theo. Các doanh nghiệp sản xuất thép đều đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Ngày 29 tháng 4 năm 2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1656/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan.
Theo đó, quy định cụ thể mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với các sản phẩm bị điều tra từ 4 quốc gia/vùng lãnh thổ trên.
Cá tra xuất khẩu không bị Hải quan làm khó
Theo đại diện Tổng cục Hải quan, sau khi nhận được một số thông tin phản ánh về việc XK cá tra lại bị Hải quan làm khó, Tổng cục Hải quan đã tiến hành rà soát, kiểm tra tình hình phân luồng kiểm tra hải quan đối với mặt hàng cá tra trên hệ thống cho thấy: Hiện nay, mặt hàng cá tra đang được phân luồng miễn kiểm tra.
Thời gian qua, nhằm khuyến khích tạo điều kiện tối đa cho DN XK thủy sản, Tổng cục Hải quan đã trao đổi với Hiệp hội VASEP thống nhất chủ trương tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích XK mặt hàng cá tra cũng như mặt hàng thủy sản nói chung. Vì vậy, khi làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất, DN XK cá tra không phải xuất trình hợp đồng XK sản phẩm cá tra (đã được đăng ký với Hiệp hội cá tra Việt Nam).
Được biết, trước đây, tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 36/2014/NĐ-CP ngày 29-4-2014 đã quyết định cơ quan Hải quan chỉ chấp nhận thông quan đối với những lô hàng của hợp đồng XK sản phẩm cá tra đã được Hiệp hội cá tra Việt Nam xác nhận.
Tiếp đó, ngày 31-12-2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết 89/NQ-CP, tại điểm 4 của Nghị quyết hướng dẫn việc chưa thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 36/2014/NĐ-CP ngày 29-4-2014 nêu trên cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định này. Hướng dẫn tại Nghị quyết 89/NQ-CP theo đó khi làm thủ tục hải quan cho những lô hàng cá tra XK không phải xuất trình, nộp hợp đồng XK cá tra đã được Hiệp hội cá tra Việt Nam xác nhận.
Hiện, tại Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về Hải quan ban hành theo Quyết định 908/QĐ-BTC ngày 29-4-2016 trong đó phần phân nhóm 1.4 thuộc danh mục 1 (Hàng hóa rủi ro về chính sách quản lý chuyên ngành) có mặt hàng phi lê cá tra, cá ba sa đông lạnh thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về giấy phép và các chứng từ khác tương đương.
Tuy nhiên, theo đại diện Tổng cục Hải quan, việc mặt hàng có tên trong Danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về Hải quan không có nghĩa mặt hàng đó bị Hải quan làm khó bởi tại điểm 4 Hướng dẫn danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý nhà nước về Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 908/QĐ-BTC có hướng dẫn:“Danh mục hàng hóa rủi ro được sử dụng làm nguồn thông tin rủi ro để xây dựng, kiến nghị chế độ, chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp quản lý hải quan; không sử dụng Danh mục hàng hóa rủi ro làm căn cứ duy nhất để quyết định thực hiện các biện pháp trên, cụ thể: …”.