Sản lượng dầu thô 6 tháng đầu năm của Trung Quốc xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010
DN da giày: Định hướng liên kết chuỗi và phát triển sản phẩm mới giá trị cao
Kim ngạch nhập khẩu kỳ 2 tháng 6/2016 đạt gần 7,43 tỷ USD
Địa ốc Đà Nẵng được dự báo tăng giá
Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-05-2016
- Cập nhật : 24/05/2016
CPI tăng 8 tháng liên tiếp
Tính dồn sau 5 tháng đầu năm, so với tháng 12 năm trước CPI cả nước đã tăng 1,88%.
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2016 của cả nước đã tăng 0,54% so với tháng trước và tăng 2,28% so với cùng tháng năm trước.
Như vậy, tính dồn sau 5 tháng đầu năm, so với tháng 12 năm trước CPI cả nước đã tăng 1,88%.
Việc CPI tăng liên tiếp trong 8 tháng gần đây đã dấy lên những quan ngại về việc lạm phát sẽ quay trở lại vào năm nay. CPI năm nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng mạnh do tác động của thị trường thế giới về giá lương thực, nhiên liệu. Mặt khác, mặt bằng giá năm ngoái ở mức thấp kỷ lục nên càng tạo cơ hội cho giá các mặt hàng tăng mạnh trong năm nay.
Xét trong dãy số liệu lịch sử, CPI tháng này được ghi nhận là tháng 5 có mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Ngoài ra, tháng 5 năm nay cũng được ghi nhận là tháng có 11 nhóm hàng đồng loạt tăng giá so với tháng trước trong vòng 3 năm qua.
Tăng cao nhất trong tháng là nhóm giao thông với mức tăng 2,39% chủ yếu do tác động từ việc tăng giá của các mặt hàng xăng dầu liên tục trong thời gian qua. Ngoài ra, cũng cộng hưởng từ việc tăng giá của các loại xăng dầu, giá vé ôtô khách cũng đã tăng nhẹ so với tháng trước.
Ngoài ra, việc giá bán lẻ dầu hỏa được điều chỉnh tăng theo giá các mặt hàng xăng dầu khác cũng góp phần đáng kể vào mức tăng trên.
Tuy không phải mức tăng cao nhất nhưng nhờ có quyền số lớn nhất nên ảnh hưởng của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống lên chỉ số chung là không nhỏ.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng 0,36%, trong đó lương thực tăng 0,68%, thực phẩm tăng 0,38% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,16%.
Lương thực đã tăng tháng thứ 5 liên tiếp là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Trong nước, tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã khiến tâm lý lo ngại nguồn cung bị hạn chế trong tương lai đã đẩy giá thu mua lương thực tăng lên. Ngoài ra, Việt Nam đã và đang thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo lớn sang Trung Quốc và Indonesia nên cũng tác động khiến giá gạo tăng cao.
Tuy nhiên, với động thái xả kho gạo mới đây của Thái Lan chắc chắn khiến giá gạo trong nước và xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng.
Tính từ đầu năm, giá các mặt hàng lương thực đã tăng 3,19%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng của chỉ số chung.
Cũng trong diễn biến tăng giá, các mặt hàng thực phẩm đã bật tăng trở lại sau khi giảm theo quy luật ở 2 tháng trước trong khi giá các dịch vụ ăn uống ngoài gia định tiếp tục mạnh.
Các nhóm hàng còn lại đều tăng nhẹ trong đó tăng thấp nhất là nhóm giáo dục với mức 0,02%.
Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ lại diễn biến trái chiều khi lần lượt ghi nhận ở các mức tăng 1,45% và giảm 0,1%.
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản 5 tháng đầu năm 2016 cũng đã tăng 1,78% so với bình quân cùng kỳ năm 2015.
USD mất đà tăng bất chấp bình luận chủ chiến của quan chức Fed
Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard và Chủ tịch Fed San Francisco John Williams đều lên tiếng ủng hộ việc nâng lãi suất.
Phiên 23/5, USD chuyển động trái chiều so với các đồng tiền đối thủ, đà tăng trong đầu phiên chững lại bất chấp một loạt bình luận của các quan chức Fed cho rằng lãi suất có thể tăng trong tháng 6 tới.
Chốt phiên, euro giảm 0,03% so với USD xuống 1,221 USD/EUR; Bảng Anh giảm 0,1% so với USD xuống 1,4485 USD/GBP. Tuy nhiên, USD lại giảm 0,8% so với yên xuống 109,2470 JPY/USD, ghi nhận mức giảm trong một ngày lớn nhất trong hơn 3 tháng qua.
USD giảm so với yên sau khi số liệu cho thấy Nhật Bản ghi nhận mức thặng dư thương mại 3 tháng liên tiếp và hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 hôm thứ Bảy 21/5 ra cảnh báo Nhật Bản về việc can thiệp để làm suy yếu yên - động thái được coi là cản trở hành động của Tokyo.
Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, giảm 0,05%. Trong khi đó, Chỉ số Đôla ICE, theo dõi sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt, giảm 0,12% xuống 95,223 điểm.
Đầu phiên giao dịch, euro giảm 0,3% so với USD trong khi bảng Anh giảm 0,2% khi Chỉ số Đôla Wall Street Journal tăng 0,05%.
USD sau khi liên tục tăng trong 2 năm qua đã quay đầu giảm trong những tháng gần đây do giới đầu tư lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ. Tuy vậy, đồng bạc xanh đã lấy lại đà tăng trong những phiên gần đây trong bối cảnh số liệu kinh tế khởi sắc và Fed phát tín hiệu sẽ sớm nâng lãi suất.
Giới đầu tư đang tập trung theo dõi bài phát biểu của Chủ tịch Fed Janet Yellen vào thứ Sáu tới.
Theo số liệu của CME Group, tỷ lệ dự đoán Fed nâng lãi suất vào tháng 6 tính đến thứ Hai 23/5 là 30% so với 4% vài ngày trước đó.
Mỹ bày tỏ mong muốn trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam
Đại diện thương mại Mỹ cho biết Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương rất quan trọng đối với Mỹ.
“Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương rất quan trọng đối với Mỹ, đây là thị trường phát triển nhất trên thế giới hiện nay,” Michael Froman Đại diện thương mại Mỹ khẳng định tại buổi tiếp xúc doanh nghiệp do Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) và Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam.
Tại buổi tiếp xúc, các thành viên trong nội các của Tổng thống Obama, các thành viên Thượng viện và Hạ viện Mỹ, các lãnh đạo cao cấp trong Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đã có những cuộc trao đổi, thảo luận về các vấn đề quan trọng liên quan đến Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, biến đổi khí hậu, năng lượng sạch…
Ngoài ra tại sự kiện này, một số doanh nghiệp là hội viên của AmCham và các đối tác Việt Nam đã thực hiện ký kết một số các văn bản ghi nhớ trong các lĩnh vực giáo dục, du lịch, dầu khí,...
Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ, Adam Sitkoff cho biết, thời điểm chuyến công du của Tổng thống Obama sang Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là thời gian Quốc hội đang chuẩn bị xem xét để phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay.
“Chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là một chuyến công du hiệu quả của Tổng thống Obama và Tổng thống sẽ nhận được sự đón tiếp nồng hậu của nhân dân Việt Nam. Chuyến công du lần này sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trên nhiều các lĩnh vực, trong đó có kinh tế, tình hữu nghị giữa hai dân tộc, an ninh, nhân quyền và các vấn đề toàn cầu và khu vực cùng quan tâm,” ông Adam Sitkoff nói.
Ông tin tưởng rằng, Hiệp định TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho các công ty, nhà đầu tư, người lao động, nông dân và người tiêu dùng ở cả Việt Nam và Mỹ. Bên cạnh đó khi được triển khai đầy đủ, TPP sẽ mở đường cho nền kinh tế số, tăng cường sức mạnh cho các ngành công nghiệp sáng tạo và đổi mới và góp phần tạo nên sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Ngoài ra vị đại diện của AmCham cũng đưa ra nhận định, Hiệp định TPP sẽ là một trong những nhân tố tạo thay đổi cho Việt Nam và cho các doanh nghiệp hội viên của AmCham đang hoạt động ở Việt Nam.
Cụ thể, TPP sẽ đem đến nhiều chuyển biến quan trọng cho môi trường kinh doanh ở Việt Nam và mở ra nhiều cơ hội mới giúp Việt Nam tăng tốc trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa.
Hiệp định này sẽ giúp khu vực tư nhân có thêm nhiều cơ hội tiếp cận các thị trường quan trọng, kích thích cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài và góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng cho các chuỗi cung ứng, từ đó tạo ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, giúp tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Văn Chung nhấn mạnh, các mối quan hệ toàn diện giữa hai nước đã được xác lập trong thời gian hai mươi năm qua. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 20%/năm trong bốn năm trở lại đây, tăng hơn 100 lần từ mức 450 triệu USD (năm 2015) lên mức 45 tỷ USD (năm 2015), đưa Việt Nam trở thành bạn hàng lớn thứ 20 của Mỹ.
Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Mỹ từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 8 với tổng vốn đăng ký khoảng 11,6 tỷ USD với 808 dự án và đang cam kết trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam thời gian tới.
Theo đó, ông khẳng định, “Việt Nam sẽ đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và luôn coi thành công của họ cũng chính là thành công của Việt Nam
Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh xuống thấp nhất 1 năm
Lãi suất liên ngân hàng ở cả ba kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần bất ngờ có sự sụt giảm mạnh trong tuần qua, thấp nhất trong vòng một năm trở lại đây, cho thấy trạng thái tích cực của thanh khoản hệ thống ngân hàng tuần qua.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã cho biết như vậy trong Bản tin Trái phiếu tuần số 19 (từ 16/5/2016 đến 20/5/2016)
Cụ thể, theo BVSC, lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm giảm 1,5% về mức 1,78%/năm; kỳ hạn một tuần và hai tuần cũng giảm lần lượt 1,45% và 1,41% về mức 2,06% và 2,38%/năm.
“Đáng chú ý đây là những mức lãi suất thấp nhất trong vòng một năm trở lại đây, cho thấy trạng thái tích cực của thanh khoản hệ thống ngân hàng tuần qua”, tổ chức này nhận định.
Liên quan đến diễn biến thị trường mở (OMO), BVSC cho biết, tuần qua, thị trường OMO tiếp tục ở trạng thái hút ròng tuần thứ tư liên tiếp. Tuy nhiên, khối lượng hút ròng đã giảm rõ rệt so với ba tuần trước đó, chỉ còn 310 tỷ đồng. Tính chung trong vòng một tháng qua, NHNN đã hút ròng về tổng cộng 35.300 tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
“Diễn biến hút ròng bốn tuần liên tiếp trên thị trường OMO cùng xu hướng giảm mạnh của lãi suất liên ngân hàng cho thấy sự cải thiện rõ rệt về thanh khoản của toàn hệ thống”, BVSC đánh giá.(TBNH)
Tổng công ty Dược Việt Nam sắp IPO
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa đưa ra thông báo sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty mẹ - Tổng công ty Dược Việt Nam vào 8h30 ngày 22/06/2016 tới đây.
Theo đó, Tổng công ty Dược Việt Nam sẽ bán đấu giá số lượng cổ phần là 42.557.000 cổ phần, với giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần. Dự kiến, sau khi cổ phần hóa vốn điều lệ của Tổng công ty sẽ là 2.370.000.000.000 đồng (Hai nghìn ba trăm bảy mươi tỷ đồng).
Tổng công ty Dược Việt Nam là đơn vị được thành lập vào tháng 4/1971 trên cơ sở sát nhập 3 Cục trực thuộc Bộ y tế. Đến ngày 30/6/2010, Bộ trưởng Bộ Y tế có Quyết định số 2335/QĐ-BYT chuyển đổi Tổng Công ty Dược Việt Nam thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con.
Ngành nghề, hoạt động chính của Tổng công ty là kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế; Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ dược...