Thu nhập người Việt lên 3.200-3.500 USD sau 5 năm
Trung Quốc 'rút quân' khỏi bất động sản Mỹ
Ngân hàng phải sớm có quy trình cấp bảo lãnh bất động sản
Một loạt lãnh đạo Mía đường Thành Thành Công xin thôi chức
Doanh thu của Vinatex vượt 11.000 tỷ đồng
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-06-2016
- Cập nhật : 17/06/2016
Các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới có thể điều chỉnh lãi suất
Hoạt động M&A gia tăng trong lĩnh vực khách sạn
Năm 2016 được dự đoán sẽ chứng kiến thêm nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực khách sạn toàn cầu, trong bối cảnh giới khách sạn hàng đầu thế giới đang tìm cách ứng phó tốt hơn với những cú sốc về kinh tế và nâng cao vị thế trên thị trường cạnh tranh khốc liệt này.
Trong năm ngoái, "đại gia" Marriott International (Mỹ) công bố kế hoạch thâu tóm đối thủ Starwood Hotels & Resorts Worldwide - tập đoàn sở hữu thương hiệu Sheraton - với đề xuất chào mua 12,2 tỷ USD.
“Người khổng lồ” khách sạn đến từ Pháp, AccorHotels trong năm 2015 cũng đã đạt được thỏa thuận mua FRHI Holdings Ltd - chủ sở hữu của ba thương hiệu khách sạn cao cấp uy tín là Fairmont, Raffles và Swissotel.
InterContinental Hotels Group PLC (IHG), một "ông lớn" khác trong lĩnh vực này có trụ sở tại Denham (Vương quốc Anh), cũng đã bày tỏ ý định tiếp tục phát triển hệ thống trong năm nay.
Theo nhà phân tích Wouter Geerts thuộc Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International (Anh), các doanh nghiệp kinh doanh và quản lý khách sạn đã nhận ra tầm quan trọng của việc gia tăng hiện diện tại tất cả các thị trường để giảm thiểu những rủi ro kinh tế của một khu vực nhất định.
Ông Geerts nhận xét Marriott và Hilton đều quá tập trung vào thị trường Mỹ và rõ ràng họ cần đầu tư thêm vào Trung Quốc, châu Á, Mỹ Latinh, đồng thời dự đoán thị trường sẽ đón nhận thêm nhiều thương vụ M&A lớn trong năm nay.
Giới quan sát đánh giá thương vụ giữa Marriott và Starwood sẽ hình thành nên tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới, điều hành hoặc sở hữu quyền kinh doanh 5.500 khách sạn thuộc nhiều thương hiệu mang tầm quốc tế trên toàn cầu. Hơn nữa, thỏa thuận trên sẽ củng cố vị thế của Marriott tại các thị trường mới nổi và mở ra cơ hội tiếp cận với một lượng khách hàng lớn hơn.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty khởi nghiệp (startup) như Airbnb Inc, quản lý trang điện tử Airbnb cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ ở ngắn hạn, cũng là một lý do thúc đẩy các khách sạn mở rộng hệ thống thông qua hình thức M&A.
Airbnb được coi là dịch vụ “ở nhờ”, là trang web cho phép người truy cập (chủ yếu là khách du lịch) tìm kiếm và kết nối với chủ sở hữu phòng trống hoặc nhà trống có nhu cầu cho thuê trong ngắn hạn.
Airbnb kiếm tiền bằng cách tính phí giao dịch cho mỗi lần đặt chỗ thành công và đã trở thành công ty startup lớn thứ ba thế giới với giá trị 25,5 tỷ USD, chỉ xếp sau nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ xe ô tô dựa trên ứng dụng di động Uber (Mỹ) và doanh nghiệp sản xuất smartphone Xiaomi (Trung Quốc).
Mặt khác, quy mô cũng là yếu tố quan trọng trong các thương thảo giữa khách sạn với đại lý du lịch trực tuyến như Priceline (quản lý trang Booking.com) và Expedia (sở hữu Expedia.com và Hotels.com).
Giám đốc điều hành chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng Best Western International (Mỹ), ông David Kong cho rằng các hoạt động mua bán, sáp nhập và liên doanh đem lại lợi thế cho khách sạn trong các thỏa thuận về chi phí “hoa hồng” với đại lý du lịch.
Doanh số bán lẻ của Brazil tăng nhờ doanh số bán hàng của siêu thị
Doanh số bán lẻ trừ ô tô và vật liệu xây dựng tăng 0,5% trong tháng 4 trên cơ sở hàng tháng, so với mức giảm 0,9% trong tháng 3. Theo cuộc thăm dò của Reuters đã dự báo tăng 0,65% vào tháng 4.
Doanh số giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức 5,7% trong tháng 3.
Chỉ số bán lẻ bao gồm ô tô và vật liệu xây dựng giảm 1,4% trong tháng 4 trên cơ sở hàng tháng, IBGE cho biết.
Doanh thu tăng ba trong tám lĩnh vực bán lẻ được khảo sát IBGE, bao gồm doanh thu của siêu thị và thực phẩm, các thành phần quan trọng nhất của chỉ số bán lẻ, đã tăng 1%. Doanh thu quần áo và phụ kiện hàng may mặc tăng 3,7%.
Nền kinh tế của Brazil, lớn nhất ở Mỹ Latinh, đang suy thoái hai năm liên tiếp, tồi tệ nhất trong hơn một thế kỷ. Các nhà kinh tế kỳ vọng một sự hồi phục vào cuối năm nay, nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao hơn có thể sẽ tiếp tục gây thiệt hại cho doanh số bán lẻ.
Thị trường việc làm chưa ổn định, Fed quyết định không tăng lãi suất
Một số nhà kinh tế dự báo Fed có thể tăng lãi suất vào tháng Bảy tới nếu thị trường việc làm hồi phục trở lại và các thị trường tài chính vẫn ổn định sau khi Anh bỏ phiếu vào tuần tới về khả năng rời bỏ Liên minh châu Âu (EU).(VN+)
Lạm phát bán lẻ của Ấn Độ gần mức cao trong 2 năm
Thống đốc Raghuram Rajan của ngân hàng trung ương Ấn Độ cho biết sau khi ngân hàng giữ nguyên lãi suất vào tuần trước, đã đặt mục tiêu lạm phát ở mức 5% vào tháng 3/2017, đang tìm kiếm “room” để giảm lãi suất. Nhưng lo ngại về áp lực gia tăng lên giá lương thực và giá cả hàng hoá.
Theo cuộc thăm dò các nhà kinh tế của Reuters dự báo giá tiêu dùng hàng năm, RBI theo dõi sát sao để thiết lập chính sách lãi suất, tăng lên 5,52% vào tháng 5, so với điều chỉnh tăng 5,47% vào tháng 4.
Lạm phát lương thực tăng lên 7,55% vào tháng 5 từ mức điều chỉnh tăng 6,4% vào tháng trước, khi giá rau, đường và quả đậu tăng cao từ 11% đến 32% so với năm ngoái.
Lạm phát bán lẻ tăng hơn một nửa kể từ tháng 11/2013 nhờ vào giá hàng hoá toàn cầu cũng như nhu cầu nông thôn giảm và đạt 7,03% vào tháng 8/2014.
Các nhà phân tích lo ngại sự gia tăng chi phí xăng và dầu diesel hơn 5% kể từ ngày 1/5, và giá thực phẩm như đường và sữa trong tháng trước tăng cao.
Chính phủ tăng thuế lên 5% vào các ngành dịch vụ như là viễn thông, du lịch và khách sạn nhà hàng từ ngày 1/6.
Dữ liệu cho thấy sản xuất công nghiệp giảm 0,8% trong tháng 4.
Nền kinh tế lớn thứ ba của châu Á tăng 7,9% trong quý I, vượt qua mức tăng trưởng của Trung Quốc là 6,7%, và dự báo sẽ tăng 7,75% trong năm tài chính hiện thời bắt đầu vào ngày 1/4.
Ấn Độ kỳ vọng lượng mưa tốt từ tháng Sáu đến tháng Chín, sau hai năm hạn hán, để kích thích tăng trưởng và làm dịu bớt giá những lương thực thực phẩm chiếm gần phân nửa chỉ số giá tiêu dùng.(vinanet)
Gió mùa, cung cấp 70% lượng mưa hàng năm, rất quan trọng đối với 263 triệu nông dân và mùa màng của Ấn Độ như là gạo, mía, ngô và bông vì gần phân nửa đất nông nghiệp thiếu nước tưới tiêu.