tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-06-2016

  • Cập nhật : 15/06/2016

Đồng Yên lên cao nhất trong 3 năm

Phiên giao dịch ngày thứ Hai, đồng Yên tăng giá mạnh trên khắp các thị trường giao dịch tại châu Á, chạm mức cao nhất trong 3 năm so với đồng Euro và bảng Anh, theo cập nhật từ báo Asahi.

Nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư mua mạnh đồng Yên chính là việc họ lo ngại về những tác động tiêu cực đối với kinh tế châu Âu và thế giới từ việc cử tri Anh có thể bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU). Cuộc bỏ phiếu cuối cùng về việc này sẽ diễn ra chỉ sau 10 ngày tới.
 
Suốt từ cuối năm ngoái cho đến nay, đồng Bảng Anh liên tục giảm giá bởi nhà đầu tư trên các thị trường tiền tệ tính đến khả năng Anh rời EU, điều này nếu trở thành hiện thực sẽ có thể khiến đồng Bảng Anh và thị trường chứng khoán nước này giảm đến 10%.
 
Chốt phiên ngày hôm nay trên thị trường Tokyo, đồng Yên tăng giá 1% lên mức 119,05 Yên/Euro, mức cao nhất từ tháng 2/2013. So với đồng Bảng Anh, đồng Yên tăng hơn 1% lên mức 150,16 Yên/Euro, cao nhất từ tháng 8/2013.
 
Đồng Yên tăng 1% so với đồng USD và hiện đứng ở mức cao nhất trong 6 tuần. Giới chuyên gia cho rằng ngoài các lý do liên quan đến nước Anh, đồng Yên còn tăng bởi kỳ vọng sau những diễn biến bất lợi gần đây khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ đưa ra những tuyên bố thận trọng về triển vọng kinh tế Mỹ và toàn cầu trong buổi họp chính sách sau chỉ vài ngày tới.
 
“Chúng tôi cho rằng thông tin Anh rời EU sẽ tác động đến các thị trường ngoại hối thế giới trong tuần này và tuần sau”, trưởng bộ phận chiến lược tại ngân hàng ING tại London, ông Petr Krpata, nhận định.
 
Theo số liệu mà Asahi có được, các chuyên gia trên thị trường tiền tệ dự báo khả năng FED nâng lãi suất cơ bản đồng USD vào tháng 7/2016 hiện đã rơi xuống dưới 20%, thấp nhất trong nhiều tháng trở lại đây.
 
Một chuyên gia về thị trường tiền tệ tại ngân hàng Commerzbank, Frankfurt nhận định khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) can thiệp hạ giá đồng Yên là không cao bởi họ không còn nhiều công cụ chính sách.
 
Những lo ngại về khả năng Anh rời EU đồng thời tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán châu Á phiên ngày hôm nay, chỉ số chính của một loạt các thị trường giảm sâu. Chỉ số Nikkei 225 và chỉ số Shanghai Composite mất hơn 3%. Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương giảm 2%.
 
“Cả thị trường chứng khoán và tiền tệ đã bị rối loạn bởi thông tin từ nước Anh. Sẽ thật khó khuyên ai đó bỏ tiền vào thị trường trước khi kết quả cuối cùng được công bố. Chắc chắn cả châu Âu và Anh sẽ cùng bất ổn khi Anh rời khỏi EU”, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tựi ngân hàng Citi Private Bank, ông Ken Peng, dự báo.

Ngành công nghiệp bơ sữa toàn cầu trước làn sóng M&A

Ngành công nghiệp bơ sữa toàn cầu đang đứng trước làn sóng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ngày càng lớn, nhất là tại các thị trường mới nổi ở châu Á, Trung Đông và Đông Âu.
Trước thực trạng giá nguyên liệu để chế biến các sản phẩm từ sữa như sữa và bơ giảm mạnh trong hơn hai năm qua, do chịu tác động từ việc nguồn cung toàn cầu dôi dư và gây thiệt hại không nhỏ tới lợi nhuận của các hộ nông dân và doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải tìm đến giải pháp mua bán và sáp nhập, nhằm giảm bớt chi phí sản xuất.
 
Trong khi đó, các công ty sản xuất các sản phẩm từ sữa như sữa chua, kem phomát và sữa công thức trẻ em được hưởng lợi từ việc giá nguyên liệu giảm, hiện cũng đang là mục tiêu được các công ty thực phẩm đa quốc gia nhắm đến. Đây là yếu tố tiếp theo thúc đẩy làn sóng M&A trong ngành công nghiệp bơ sữa.
 
Số liệu thống kê mới nhất của hãng tin Thomson Reuters cho biết tính từ đầu năm 2010 đến nay, ngành công nghiệp bơ sữa toàn cầu đã chứng kiến 876 thương vụ M&A, với tổng trị giá lên tới 57,3 tỷ USD và con số này vẫn đang có xu hướng gia tăng.
 
Năm “người chơi” mạnh nhất trong cuộc đua lần này là hãng Danone và Lactalis của Pháp, Nestle của Thụy Sỹ, Mengniu Dairy và tập đoàn công nghiệp Inner Mongolia Yili của Trung Quốc.
 
Một số thương vụ đình đám gần đây phải kể đến việc Nestle mua doanh nghiệp sản xuất thức ăn trẻ em Pfizer Nutrition của Mỹ hay Lactalis thâu tóm đối thủ Parmalat của Italy đều với giá nhiều tỷ USD.

General Motors mở rộng hoạt động tại Canada

General Motors mở rộng hoạt động tại Canada

Nhà sản xuất xe ô tô General Motors (GM) của Mỹ đang nỗ lực mở rộng hoạt động tại Canada với trọng tâm tập trung phát triển dòng xe tự lái và xe lai (chạy kết hợp bằng điện và xăng). 
Trong thông báo công bố ngày 10/6, GM cho biết từ nay đến năm 2017 sẽ tuyển dụng thêm ít nhất 700 kỹ sư tay nghề cao và kỹ sư phần mềm làm việc tại tỉnh Ontario.

Các kỹ sư này sẽ được điều về làm việc tại ba trung tâm lớn của GM gồm Trung tâm công nghệ ở thành Oshawa, Trung tâm phát triển phần mềm ở Markham và Trung tâm di động đô thị ở thành phố Toronto.

Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, công việc chính của họ là phát triển hệ thống kiểm soát và phần mềm tự điều khiển, hệ thống an toàn xe, thông tin giải trí và các dòng xe lai.

Phát biểu tại buổi lễ GM công bố kế hoạch trên, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng các khoản đầu tư của GM sẽ giúp tạo ra việc làm thu nhập cao cho người lao động Canada và thúc đẩy sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.

Hiện thời, GM đang tuyển dụng khoảng 9.000 lao động trên toàn Canada, thấp hơn nhiều so với con số hàng chục nghìn nhân viên trong thời kỳ phát triển đỉnh cao một vài thập niên trước.


Sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 5/2016 tăng 1,8%

Sản lượng thép trung bình ngày của Trung Quốc trong tháng 5/2016 giảm 1,75 so với tháng trước đó; Sản lượng thép 5 tháng đầu năm 2016 giảm 1,4%, xuống còn 329,95 triệu tấn; Sản lượng thép trong tháng 6/2016 sẽ giảm do nhu cầu chậm chạp.

Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 5/2016 tăng 1,8% so với cùng tháng năm ngoái, lên 70,5 triệu tấn, lần thứ 2 trong năm nay đạt mức cao hơn 70 triệu tấn, Cơ quan thống kê quốc gia cho biết.

Sản lượng thép thô trung bình ngày tại nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong tháng 5/2016 giảm 1,7% so với tháng trước đó, xuống còn 2,27 triệu tấn.

Giá thép SRBcv1 trong tháng 4/2016 tăng 79% từ mức thấp nhất 1 thập kỷ trong năm ngoái, điều này đã khuyến khích các nhà máy thép tiếp tục sản xuất và thậm chí khiến một số nhà máy thép “xác sống”.

Tuy nhiên, giá giảm 25% kể từ tháng 5/2016, do nhu cầu chậm chạp, thúc đẩy một số nhà máy thép tăng sản xuất, do giá giảm, xói mòn lợi nhuận của họ và một số bắt đầu bị thua lỗ.

Tổng sản lượng trong 5 tháng đầu năm 2016 giảm 1,4%, xuống còn 329,95 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng thép được dự kiến sẽ giảm hơn nữa trong tháng 6/2016, trong bối cảnh nhu cầu chậm chạp và Trung Quốc nỗ lực cắt giảm dư công suất.

Trung Quốc cam kết sẽ hạn chế công suất thép và giảm các doanh nghiệp nhà nước suy yếu bằng cách thực hiện các biện pháp mới và tăng cường sự phối hợp toàn cầu.

Baoshan Iron & Steel 600019.SS (Baosteel)  – nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc sẽ cắt giảm giá sản phẩm thép giao hàng tháng 7, công ty này cho biết trong 1 thông báo.

Giá thép cuộn cán nóng và cuộn cán nguội giảm 200 NDT (tương đương 30,37 USD) và 180 NDT/tấn theo thứ tự lần lượt.

Quyết định giá của Baosteel thường được đưa ra đối với các thị trường còn lại.


OPEC thấy nhu cầu dầu vượt sản xuất lần đầu tiên trong 3 năm

OPEC dự báo rằng thị trường dầu mỏ thế giới sẽ được cân bằng hơn trong nửa cuối năm 2016 do thiếu hụt sản xuất tại Nigeria và Canada giúp tăng cường tốc độ xói mòn của dư cung.
Trong một báo cáo hàng tháng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cho biết sản lượng hiện nay của họ là thấp hơn dự báo nhu cầu trung bình dầu của họ trong nửa cuối năm 2016. Quý gần đây nhất mà OPEC bơm dầu ít hơn nhu cầu dầu của họ là năm 2013, theo ghi nhận của OPEC.
Giá dầu thô đã nâng lên 50 USD/thùng từ mức thấp 12 năm tại 27 USD/thùng trong tháng 1 do việc thiếu hụt đã hạn chế dư cung. OPEC cho biết những điều này đang tăng cường thắt chặt thị trường dầu, do giá thấp cuối cũng gây thiệt hại cho nguồn cung cấp chi phí cao hơn bên ngoài tổ chức này.
Theo OPEC việc dư cung trong thị trường này dường như giảm đi trong những quý tới, dẫn tới thị trường dầu cân bằng hơn vào cuối năm nay.
Giá đã sụp đổ từ 100 USD/thùng hai năm trước trong đợt giảm giá sâu nhất sau khi OPEC từ chối cắt giảm sản lượng, với hy vọng giá thấp sẽ hạn chế nguồn cung của đối thủ. Với những dấu hiệu chiến lược này đang hiệu quả, tại cuộc họp ngày 2/6 OPEC đã không thay đổi chính sách sản lượng của họ.
Các cuộc tấn công vào ngành dầu mỏ Nigeria, cháy rừng tại Canada và tổn thất ở các chô khác đã đẩy mức thiếu hụt nguồn cung bất ngờ tháng 5 lên mức cao nhất trong ít nhất 5 năm.
Nhưng tồn trữ cao và OPEC đã cảnh báo rằng tuy nhiên dư cung toàn cầu vẫn cao.
OPEC cho biết sản lượng dầu của họ giảm 100.000 thùng/ngày xuống 32,36 triệu thùng/ngày trong tháng 5. Số lượng đó ít hơn 500.000 thùng mỗi ngày so với dự báo nhu cầu của OPEC đối với dầu thô của họ trong quý 3, và thấp hơn 160.000 thùng mỗi ngày so với nhu cầu trung bình đã dự kiến đối với dầu thô OPEC trong nửa cuối năm.
Điều này cho thấy thị trường siết chặt hơn so với trong quý 1 năm nay, khi cho biết sản lượng của họ vượt nhu cầu 2,59 triệu thùng mỗi ngày và giá ở mức thấp 12 năm.
Giá giảm đang ảnh hưởng tới nguồn cung của các nước bên ngoài OPEC do các công ty trì hoãn hay hủy bỏ các dự án trên thế giới. OPEC dự báo nguồn cung từ các nhà sản xuất bên ngoài tổ chức này sẽ sụt giảm 740.000 thùng mỗi ngày trong năm 2016 dẫn đầu bởi Mỹ, không đổi so với dự báo tháng trước.
Nguồn cung của OPEC đang tăng kể từ khi thay đổi chính sách năm 2014, tháng 4 đã đạt tới mức cao nhất kể từ năm 2008. Sản lượng giảm trong tháng 5 dẫn đầu bởi Nigeria.
OPEC duy trì một dự báo nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 1,2 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay. Một báo cáo được theo dõi chặt chẽ tiếp theo về cung cầu dầu thô toàn cầu được Cơ quan Năng lượng Quốc tế phát hành vào hôm nay.(Vinanet)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-06-2016

    Lộ diện các chủ nợ khác của Phương Trang: SCB, NCB, VPBank
    Thị phần trong nước giảm không ngừng, Nam Ngư, Chinsu tìm đường sang Thái
    Tasco thu lợi nhuận “khủng” từ đâu?
    Chiến lược “làm lụt” thị trường của OPEC phát huy hiệu quả
    Microsoft bất ngờ chi 26,2 tỷ USD mua mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-06-2016

    Nới lỏng tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ lời?
    Panama sẽ thanh tra một số cơ sở thủy sản tại Việt Nam vào tháng Bảy
    25 doanh nghiệp trong “tầm ngắm” của Hải quan Hải Phòng
    2 nhóm hàng nhập khẩu 10 tỷ USD
    Nói sữa không đạt chuẩn, Meiji muốn chỉ định nhập khẩu độc quyền tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-06-2016

    Quan ngại lợi tức trái phiếu sụt giảm
    NHTW Nhật sẽ nới lỏng thêm tiền tệ – vấn đề chỉ là tháng 6 hay tháng 7
    OPEC tự tin giá dầu sẽ phục hồi mạnh mẽ
    ECB chi 348 triệu euro mua trái phiếu theo gói QE mở rộng
    Cổ phần hóa 4 đơn vị sản xuất vắc xin thuộc Bộ Y tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-06-2016

    IEA dự đoán thị trường dầu mỏ cân bằng trong năm 2016, dư thừa xuất hiện vào năm tới
    Nhập khẩu lúa mì Indonesia trong năm 2016 đạt mức cao kỷ lục
    Chiến lược sản lượng dầu của OPEC đã phát huy hiệu quả
    Năm 2015 Chi Lê sử dụng quá nhiều kháng sinh trong chế biến cá hồi
    Morgan Stanley nâng dự báo giá dầu Brent năm 2016, 2017

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-06-2016

    Aeon muốn mở 20 trung tâm thương mại, 100 siêu thị tại Việt Nam
    Cổ phần hóa Tổng Công ty Dược Việt Nam
    Có 57 cơ sở được xuất khẩu cá da trơn vào Hoa Kỳ
    Xuất khẩu dệt may chỉ tăng 6%
    Thái Lan bán 10 triệu tấn gạo tồn kho

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-06-2016

    Giá dầu lao dốc với lo ngại tăng trưởng toàn cầu giảm sút
    Hãy cẩn trọng với cổ phiếu ngành tiện ích và hàng tiêu dùng
    Tài sản của ông chủ LinkedIn tăng gần 1 tỷ USD sau thương vụ sáp nhập với Microsoft
    Nhập khẩu thép 5 tháng vẫn phi mã
    Cá tra xuất khẩu không bị Hải quan làm khó

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-06-2016

    Đầu tư của Trung Quốc tăng chậm nhất kể từ năm 2000
    Fitch hạ triển vọng nợ của Nhật Bản từ ổn định xuống tiêu cực
    Kinh tế Pháp bội thu nhờ EURO sắp vượt mọi kỷ lục về tài chính
    Trung Quốc: Dự báo tăng trưởng kinh tế quý II ổn định
    FDI tháng 3 của Philippines được cải thiện

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-06-2016

    Chìm sâu vào khủng hoảng, Lotte hủy kế hoạch IPO 4,5 tỷ USD
    Yên Nhật tăng mạnh do lo ngại Brexit
    Standard Chartered hợp tác chiến lược với Disneyland Hồng Kông
    Tập đoàn CBA cam kết sẽ tiếp tục đầu tư lâu dài tại Việt Nam
    Dự báo nhiều kỷ lục tài chính mới được xác lập tại Euro 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-06-2016

    Chi 215 triệu USD, Mapletree sở hữu khách sạn đẹp nhất Sài Gòn
    Viet Sin sử dụng bao bì trái phép
    VN nhập khẩu thép nhiều nhất Đông Nam Á
    Liên minh thương mại điện tử xuyên biên giới của sáu nước Mekong
    Vì sao vốn FDI vào Đà Nẵng giảm?

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 14-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-06-2016

    Thiếu hụt 200.000 tấn đường
    Chứng khoán toàn cầu đỏ lửa vì sợ Anh rời EU
    UEFA có thể kiếm hơn 2 tỷ USD từ Euro 2016
    Lộc Trời thu hơn 4.000 tỷ từ bán thuốc trừ sâu
    Người tiêu dùng Pháp sẽ hưởng lợi khi lựa chọn hàng Việt Nam