tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-03-2016

  • Cập nhật : 19/03/2016

HSBC: GDP có thể tăng thêm 10,5% khi Việt Nam tham gia TPP

det may duoc huong loi trong tpp

Dệt may được hưởng lợi trong TPP

Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất về tăng trưởng GDP theo đánh giá của HSBC.

Báo cáo vừa được HSBC đưa ra về mở rộng cơ hội giao thương quốc tế trong bối cảnh kinh tế bất ổn đã đưa ra nhận định như vậy.

Theo HSBC, cùng với Malaysia thì Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất về tăng trưởng GDP từ TPP. Trong khi đó, những nước chịu thua thiệt như đứng ngoài TPP có thể khiến xuất khẩu từ Philippines giảm khoảng 0,5%, HànQuốc 1,5% và Thái Lan 2% cho đến năm 2030 (1% GDP).

Được đánh giá hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, HSBC cho rằng GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 10,5% so với việc nếu không gia nhập TPP. Cũng bởi, những yêu cầu và tiêu chuẩn cao mà TPP đặt ra sẽ hỗ trợ cho Việt Nam trong quá trình cải cách trong nước, cải thiện môi trường kinh doanh và củng cố niềm tin của các đối tác nước ngoài.

Đáng chú ý, theo HSBC thì mặc dù hiện nay khu vực nhà nước đang chiếm phần lớn đầu tư nhưng những thông điệp của Chính phủ cho thấy, sẽ có những bước tiến để mở cửa hơn nữa nền kinh tế.

HSBC cũng đánh giá, mặc dù bối cảnh toàn cầu đầy khó khăn nhưng niềm tin vào thị trường Việt nam đang được khôi phục. Dẫn chứng là xuất khẩu vẫn đang tăng và đượckỳ vọng sẽ tăng hơn 10% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2030

Việc đa dạng hóa xuất khẩu cả về mặt sản phẩm và thị trường là cơ sở cho triển vọng tích cực này. Trong khi lực lượng lao động dồi dào, chi phí thấp và các hiệp định thương mại khu vực sẽ giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đóng góp của công nghệ thông tin trong tổng xuất khẩu sẽ tăng từ 10% lên 25% trong vòng 5 năm qua và được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những thập kỷ kế tiếp. Nguyên nhân được HSBC chỉ ra là các công ty đa quốc gia đang lên kế hoạch đổ vốn và mở rộng hoạt động tại thị trường Việt Nam. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà cung ứng sản phẩm và dịch vụ trung gian trong nước.

Trong đó, ngành dệt may và phụ liệu may mặc được nhận định là một trong những ngành có nhiều cơ hội phát triển nhất khi mở cửa kinh tế và tham gia hội nhập sâu rộng.

Với vị trí địa lý lý tưởng mà Việt Nam đã có – khi nằm bên cạnh các quốc gia phát triển nhanh như Ấn Độ, Trung Quốc và những nước ASEAN, cùng quan hệ tốt với thị trường phương Tây, HSBC cho rằng việc gia nhập TPP, RCEP, AEC và FTA với EU… sẽ thúc đẩy thương mại Việt Nam ngày càng phát triển.


Malaysia đầu tư gần 3 tỉ USD tại ASEAN

malaysia dau tu gan 3 ti usd tai asean

Malaysia đầu tư gần 3 tỉ USD tại ASEAN

Có tới khoảng 1.500 công ty Malaysia đã đầu tư tổng cộng 11,46 tỉ ringgit (chừng 2,8 tỉ USD) vào khu vực ASEAN, báo The Star dẫn lời Thủ tướng Najib Razak cho biết ngày 17.3.
“Malaysia nằm trong số những nhà đầu tư chính tại ASEAN và các công ty của chúng tôi đầu tư nhiều vào các ngành ngân hàng, khách sạn, du lịch, hàng không, sản xuất, đồ gia dụng và cơ sở hạ tầng. Đầu tư trong nội khối ASEAN cũng gia tăng”, lãnh đạo Malaysia chia sẻ.
Theo ông Najib, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN đạt 562,42 tỉ ringgit trong năm 2014, cao hơn cả dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, vốn ở mức 529,34 tỉ ringgit. Thủ tướng Malaysia cho biết tiêu chí thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là tiến tới tạo dựng thị trường chung với dân số 625 triệu người, và Malaysia cam kết hướng tới hợp nhất các nền kinh tế ASEAN thông qua bãi bỏ thuế nhập khẩu cũng như thúc đẩy tự do hóa ngành dịch vụ.

Gay cấn cuộc đua thâu tóm Big C Việt Nam

chuoi sieu thi big c o vn duoc dinh gia hon 1,1 ti usd - anh: diep duc minh

Chuỗi siêu thị Big C ở VN được định giá hơn 1,1 tỉ USD - Ảnh: Diệp Đức Minh

Chuỗi siêu thị Big C ở VN được rao bán đã thu hút hàng loạt tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Á tham gia đấu thầu.
Tờ The Wall Street Journal mới đây dẫn nguồn tin thông thạo quá trình đấu thầu cho hay nhiều tập đoàn bán lẻ lớn ở châu Á đã nộp đơn dự thầu mua lại Big C VN từ Tập đoàn Casino của Pháp. Đó là các tập đoàn TCC, Central Group đều của Thái Lan, Aeon của Nhật Bản, Lotte của Hàn Quốc và cả những doanh nghiệp VN như Co.opmart và Masan Group. Cũng theo nguồn tin trên, nhiều tập đoàn dự thầu đã định giá mua lại Big C VN ở mức hơn 1 tỉ euro (1,1 tỉ USD). Tuy nhiên, phát ngôn viên của Tập đoàn Casino từ chối bình luận về vấn đề trên.
Đợt mời thầu đầu tiên đã khép lại vào ngày 10.3. Casino hiện đang xem xét các hồ sơ dự thầu trước khi chọn ra khoảng 5 công ty để tiến hành thẩm định, theo The Wall Street Journal. Sau đó, các công ty dự thầu sẽ phải đưa ra kế hoạch tài chính đầy đủ vào khoảng trung tuần tháng 4 trước khi Casino ra quyết định cuối cùng. Trong khi đó, Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin riêng cho hay tập đoàn Pháp hiện có kế hoạch mời thầu lần 2 cho thương vụ này trong vài tuần tới.
Trong bối cảnh người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và mức độ cạnh tranh giữa các tập đoàn bán lẻ gia tăng, Casino quyết tập trung vào các cửa hàng tiện lợi ở Pháp, thị trường lớn nhất của hãng này. Việc rao bán Big C VN là một phần nỗ lực của Casino nhằm trang trải nợ nần sau khi hãng công bố kế hoạch cắt giảm nợ trong năm nay, bao gồm việc bán cổ phần tại Big C Thái Lan cũng như chuỗi Big C ở VN và một số cổ phần bất động sản tại Colombia.
Giám đốc điều hành Jean-Charles Naouri của Casino hồi tuần trước khẳng định toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hết số tài sản tại châu Á và Nam Mỹ trên, ước tính gần 5 tỉ euro, sẽ dùng để trả nợ. Casino được cho đang gánh khoản nợ tầm 6 tỉ euro. Mới đây, Casino đã bán 58,56% cổ phần của Big C Thái Lan cho Tập đoàn TCC của tỉ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi với giá 3,1 tỉ euro (3,4 tỉ USD), Bloomberg cho hay.

Chảy đi khắp mọi nơi, dầu thô Mỹ đang định hình lại bức tranh năng lượng thế giới

chay di khap moi noi, dau tho my dang dinh hinh lai buc tranh nang luong the gioi

Chảy đi khắp mọi nơi, dầu thô Mỹ đang định hình lại bức tranh năng lượng thế giới

Những chiếc tàu chất đầy dầu đang hướng tới Pháp, Đức, Hà Lan, Israel, Trung Quốc và Panama. Nhu cầu ở châu Âu và khu vực Địa Trung Hải vẫn đang tăng lên.

3 tháng sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã được áp dụng suốt 40 năm qua, dầu thô của Mỹ đang chảy đến mọi ngõ ngách của thị trường và định hình lại bản đồ năng lượng thế giới.

Từ một tàu chở dầu nhỏ chở những thùng dầu xuất khẩu đầu tiên khởi hành vào ngày 31/12 năm ngoái, giờ đây kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Mỹ đang tăng lên nhanh chóng. Những tập đoàn dầu mỏ như Exxon Mobil và China Petroleum hay Chemical Corp đã gia nhập đội ngũ xuất khẩu cùng những công ty giao dịch độc lập như Vitol Group và Trafigura.

“Lượng xuất khẩu của Mỹ tăng nhanh đang tạo ra những thay đổi không hề nhỏ trên thị trường”, Amrita Sen – chuyên gia phân tích đến từ công ty tư vấn Energy Aspects – nhận định.

Trong tương lai gần, Mỹ vẫn là một nhà xuất khẩu nhỏ bé nếu so sánh với những “gã khổng lồ” của OPEC hay Mexico và Nga. Tuy nhiên, trong khi lượng dầu tồn kho của Mỹ đang ở mức cao chưa từng thấy, những chiếc tàu chất đầy dầu đang hướng tới Pháp, Đức, Hà Lan, Israel, Trung Quốc và Panama. Nhu cầu ở châu Âu và khu vực Địa Trung Hải vẫn đang tăng lên.

Enterprise Products Partners LP, một trong những công ty điều hành cảng xuất khẩu dầu lớn nhất ở Mỹ, mới đây đã đưa ra dự báo trong quý I hãng sẽ xử lý khoảng 165.000 thùng dầu thô và hỗn hợp mỗi ngày, tăng gần 28% so với mức trung bình của năm 2015.

Một trong những lý do giúp hoạt động xuất khẩu dầu của Mỹ bùng nổ là phí vận chuyển bằng đường sắt và đường ống để chuyển dầu từ các mỏ ở Texas, Oklahoma và North Dakota đến các cảng khá rẻ. Ngoài ra giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ đang ở mức thấp hơn so với dầu thô biển Bắc, cho phép các nhà giao dịch ăn chênh lệch khi xuất khẩu dầu sang bên kia bờ Đại Tây Dương.

Hoạt động xuất khẩu dầu sẽ giúp giảm bớt áp lực đang đè nặng lên các kho chứa của Mỹ hiện đang đầy ắp. Tuy nhiên, giới phân tích cũng cảnh báo rủi ro Mỹ có thể “xuất khẩu” cơn bão dư thừa sang châu Âu và cùng Địa Trung Hải. Lượng dầu mà vùng này nhập khẩu từ Biển Bắc đang ở mức cao bất thường, đồng thời những thùng dầu đầu tiên của Iran đang cập bến.

Mỹ bắt đầu cấm xuất khẩu dầu kể từ năm 1973, sau khi các thành viên Ả Rập của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ban hành lệnh cấm vận dầu nhằm vào Mỹ để trả đũa nước này hỗ trợ Israel trong cuộc chiến Ả Rập - Israel năm 1973. Lệnh cấm vận này ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Mỹ và khiến nước này quyết định theo đuổi chính sách độc lập về năng lượng.

Trước khi lệnh cấm được dỡ bỏ, Mỹ vẫn xuất khẩu khoảng 500.000 thùng dầu mỗi ngày, từ Alaska và một số nguồn hợp pháp khác.

Đầu tháng 3, Exxon trở thành công ty dầu mỏ lớn đầu tiên của Mỹ xuất khẩu dầu. Những thùng dầu từ Beaumont, Texas được chuyển đến nhà máy lọc dầu ở Sicily (Italy) mà tập đoàn này sở hữu.

Các nhà giao dịch dầu mỏ đang bắt đầu xuất khẩu và tích trữ dầu thô Mỹ ở nước ngoài để hưởng lợi từ hiện tượng contango trên thị trường dầu mỏ (là khi giá dầu giao ngay thấp hơn so với giá kỳ hạn giao trong vài tháng sau). Những người mua có chỗ chứa có thể lấp đầy các tàu chở dầu bằng dầu giá rẻ và sau đó bán chúng với mức giá cao khi thị trường đã hồi phục.


Người Trung Quốc đang nhận ra "giấc mộng Trung Hoa" của họ chỉ có thể thực hiện tại Mỹ

Trong thập niên vừa qua, số lượng sinh viên Trung Quốc du học ở Mỹ đã tăng gần gấp 5 lần, từ 62.523 năm 2005 lên 304.040 vào năm ngoái.

Là con gái của một Đại tá trong Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, Ren Futon đã sống 17 năm liền trong một khu quân sự ở Bắc Kinh. Ở trường cô được dạy phải tuân phục và trung thành, và mọi người đều được giáo dục để “giống hệt nhau”.

Cô trở thành một thần đồng với thành tích học tập xuất sắc nhưng mục đích cuối cùng chỉ để được nhận vào một trường Đại học ở Trung Quốcmà thôi.

Vào một buổi tối 2 năm trước, Monica (tên tiếng Anh của Ren Futon) lúc này mới 15 tuổi, về nhà và nói với cha mẹ: “Con mệt mỏi với việc học hành và thi cử như một cái máy rồi. Con muốn học đại học ở Mỹ”. Đó thực sự là một cú sốc đối với cha mẹ cô, và khiến họ chết lặng.

Sau vài ngày hết bàng hoàng, cha mẹ Monica tìm cách khuyên nhủ con về việc ở lại Trung Quốc và học ở đại học Bắc Kinh, nhưng không làm thay đổi được ý định của cô. Cuối cùng họ quyết định sẽ ủng hộ cô.

Tuy nhiên, để làm được điều này, Monica sẽ phải bỏ kỳ thi đại học toàn quốc để chuẩn bị cho việc học ở Mỹ. Nếu việc này thất bại, cô sẽ không còn cơ hội để học ở trường đại học danh tiếng nhất Trung Hoa, bỏ lỡ cơ hội kiếm được một việc làm nhiều lợi lộc trong nước. Với Monica, đây là điểm bất khả vãn hồi.

Monica không phải là người duy nhất đi theo xu hướng này. Trong thập niên vừa qua, số lượng sinh viên Trung Quốc du học ở Mỹ đã tăng gần gấp 5 lần, từ 62.523 năm 2005 lên 304.040 vào năm ngoái.

 

Đa phần các đơn nhập học được gửi đến các trường Đại học lớn ở các bang miền Trung Hoa Kỳ, nơi sự cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt. Trong số 40.000 đơn xin nhập học của học sinh Trung Quốc vào năm ngoái, chỉ có 200 người được nhận vào các trường thuộc Ivy League.

Học sinh Trung Quốc là sản phẩm của một hệ thống giáo dục kìm hãm sự tò mò về tri thức, tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân – những phẩm chất mà các trường ở Mỹ cực kỳ coi trọng.

Vì thế đối với nhiều người, đợt tuyển sinh vào các trường ở Mỹ là một trải nghiệm khó khăn và phải tự khám phá. Nhưng đối với những người khác, áp lực bất ngờ phải khẳng định bản thân cũng khiến họ trở nên mạnh mẽ và sẵn sàng làm bất kỳ điều gì để thành công.

Cuộc cạnh tranh giành một chỗ trong những trường đại học nổi tiếng ở Mỹ trở nên khốc liệt đến nỗi các gia đình giàu có ở Trung Quốc chuẩn bị cho con mình từ rất sớm. Các trung tâm đào tạo trẻ từ 9 đến 15 tuổi, thu phí 23.000 USD để hướng dẫn học sinh về thủ tục nhập học và tổ chức các khóa học như “đọc và viết” hay “chuẩn bị cho phỏng vấn”. Một học sinh còn kể cha mẹ đã cho cô đến Harvard khi đang học lớp 4, thậm chí người trẻ nhất tham dự trại hè ở UCLA mới 12 tuổi.

Gần một nửa trong số các gia đình có ý định cho con đi du học còn thuê hẳn chuyên viên tư vấn hoặc đến các trung tâm về du học. Thậm chí các trung tâm này còn có thể cung cấp dịch vụ trọn gói, gồm bảng điểm, thư giới thiệu, giấy chứng nhận các hoạt động ngoại khóa, và cả bài luận nữa.

Các trường đại học ở Mỹ cũng hết sức cẩn trọng với những đơn xin học từ học sinh Trung Quốc. Có điều họ không có đủ nguồn lực để kiểm tra mọi điều được viết ra trong hồ sơ dự tuyển, và khi những học sinh Trung Quốc mang đến khoản học phí toàn phần, họ gần như không còn chú ý đến các chi tiết đó nữa.

Theo Dennis Yang, tác giả của cuốn sách “Theo đuổi giấc mộng Trung Hoa ở Mỹ”, thì các trường ở Mỹ biết rõ về vấn đề này nhưng rất khó để có thể đưa ra một giải pháp ít tốn kém.

 

Mùa hè trước năm cuối cùng ở trường phổ thông chính là thời điểm mà các học sinh có thể làm gì đó về hoạt động ngoại khóa nhằm gây ấn tượng với các tuyển trạch viên ở Mỹ, và như Monica nói, để “đánh bóng hồ sơ”. Đối với ngay cả những người Mỹ, đây là một yêu cầu khá kỳ cục. Còn ở Trung Quốc, điều này đúng là không tưởng.

Tuy nhiên, nhiều gia đình giàu có sẵn sàng làm mọi thứ để giúp con mình có một hồ sơ đẹp. Các chuyên viên tuyển sinh ở Mỹ cho biết họ ngập trong hàng đống video và album ảnh từ các học sinh Trung Hoa kể về những chuyến trải nghiệm của mình.

Thậm chí một học sinh còn được bố thuê máy bay riêng đưa đến Tây Tạng trong 1 ngày để làm video về việc cậu đang giúp đỡ những người dân tộc thiểu số nghèo khổ ở đây.

Một gia sư người Mỹ ở Bắc Kinh kể rằng ông đã giúp học sinh của mình làm một cuốn phim về việc cô bé đang làm tình nguyện viên tại một ngôi làng bị động đất, và biên soạn một đoạn video giúp cho việc nâng cao ý thức về bệnh sốt rét.

Tính độc lập trong quá trình tuyển sinh ở Mỹ có thể khiến giai đoạn chờ đợi sau khi nộp hồ sơ đến lúc nhận kết quả trở nên cực kỳ dài và "đau tim".

Monica vẫn phải chờ kết quả khi cô nghe tin về 2 người bạn của mình, một người được nhận và một người bị từ chối khi nộp hồ sơ vào cùng một trường thuộc Ivy League. Ngày hôm sau, bạn cô là Britney cũng nhận được tin mừng từ đại học Yale.

Monica phải chờ đợi trong thấp thỏm thêm 3 ngày nữa trước khi Đại học Chicago thông báo cô đã được nhận. Cô sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào mùa xuân này, khi biết được kết quả từ 5 trường đại học hàng đầu khác mà mình đã nộp hồ sơ, trong đó có Yale.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-03-2016

    Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2016
    Vì sao XK tôm vào Úc giảm?
    Euro Auto chào đón đối tác thành viên thứ 16 gia nhập Liên minh 5-sao
    COMA tìm nhà đầu tư chiến lược cho Công ty mẹ
    Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ với bột ngọt nhập khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-03-2016

    Công ty Việt suýt bị lừa 60.000 USD vì hacker
    Saigon Co.op vào vòng 2 cuộc đua thâu tóm Big C Việt Nam
    2 tháng đầu năm, Thế giới di động mở thêm 51 siêu thị, lợi nhuận tăng 80%
    Toshiba "nhức đầu" trước cáo buộc gian lận kế toán tại Mỹ
    AEC vẫn là mảnh đất màu mỡ của ngành thép?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-03-2016

    Sẽ thanh kiểm tra thuế 18% doanh nghiệp trong năm 2016
    Hai tháng, xuất siêu gần 700 triệu USD
    Đây là cách ngân hàng có thể lách quy định giới hạn tiền vào chứng khoán
    Chi nghìn tỷ cho mảng công nghệ, FPT kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận mảng này trên 30%
    Sau khi rút khỏi Việt Nam, Foodpanda đầu tư mạnh vào thị trường Hồng Kông

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-03-2016

    Người Anh sẽ mất hơn 1.000 USD/năm nếu rời EU
    Moody’s rút khỏi thị trường Nga
    Mỹ đang vẽ lại bản đồ năng lượng thế giới
    'Miếng bánh' Big C hấp dẫn ra sao?
    Nhà ở xã hội Đà Nẵng rẻ hơn 30% giá thị trường

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-03-2016

    Nhà đầu tư Trung Quốc muốn vào Việt Nam “đón” TPP
    800.000 thùng dầu “mất tích” đi đâu mỗi ngày trong suốt 1 năm?
    Đồng hồ Thụy Sĩ đối mặt với năm 2016 đầy thách thức
    Ngành công nghiệp hàng hải châu Á- Thái Bình Dương đối mặt với “cơn gió ngược”
    Cơ quan xếp hạng tín nhiệm của riêng Nga chèn ép nhóm “Big Three”

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-03-2016

    Vinasoy đầu tư 900 tỷ đồng xây nhà máy tại Bình Dương
    Vinamilk đứng top 300 công ty năng động nhất châu Á năm 2016
    Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng xăng dầu
    Giá bán khí hóa lỏng theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
    Tập đoàn Monsanto vừa công bố Báo Cáo Phát Triển Bền Vững năm 2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-03-2016

    JETRO hỗ trợ DN Việt Nam xúc tiến xuất khẩu
    Tỉ phú Lý Gia Thành: Kinh tế Hồng Kông tệ nhất trong 20 năm
    Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu dầu
    4.000 tỉ đồng xây cảng quốc tế Liên Chiểu
    Khai nhập than củi, bên trong là rác điện tử

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-03-2016

    Nga sẽ cạn kiệt dầu vào năm 2044
    El Nino làm giảm mạnh sản lượng cá ở Thái Bình Dương và Trung Mỹ
    Toshiba bán 5,9 tỷ USD tài sản, đầu tư vào sản xuất chip nhớ
    Nhập khẩu ô tô giảm mạnh trong hai tháng đầu năm, đạt hơn 11.5000 chiếc
    Xuất khẩu gạo trong tháng Hai vượt kế hoạch 400.000 tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-03-2016

    Proconco tố “ông lớn” Hàn Quốc CJ không thể là nhà đầu tư chiến lược của Vissan
    Đối tác Singapore sẽ nắm 25% vốn điều lệ của Hanel
    Thu hút FDI: TP.HCM bị Đồng Nai, Bình Dương bỏ xa
    Thực thi EVFTA: Luật tương thích nhưng doanh nghiệp khó hưởng
    Nợ xấu sẽ mắc kẹt nếu bất động sản gặp khó

  • Tin kinh tế đọc nhanh 19-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 19-03-2016

    WB đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
    Hàn Quốc là quốc gia thứ 4 muốn đầu tư metro tại TP.HCM
    Nhiều nhà đầu tư nước ngoài kiến nghị bỏ Thông tư 23 về nhập khẩu máy móc cũ
    Chính sách thông thoáng thì doanh nghiệp mới “phất”
    Doanh nghiệp nông nghiệp đã thoái vốn được trên 2.100 tỷ đồng