Quy định cho vay nặng lãi vẫn gây tranh cãi
Đấu giá 5 khu đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm
Bill Gates bất ngờ mất ngôi giàu nhất thế giới vào tay ông chủ Zara
Facebook kiếm thêm 240 tỷ USD trong một ngày
Chứng khoán toàn cầu tăng mạnh sau quyết sách của Trung Quốc
Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-03-2016
- Cập nhật : 20/03/2016
Công ty Việt suýt bị lừa 60.000 USD vì hacker
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Hoàng Anh Tuấn chia sẻ với Zing.vn câu chuyện một công ty Việt suýt bị lừa 60.000 USD vì hacker viết mail giả.
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn cho chúng tôi hay cuối tuần trước, một công ty lớn của Việt Nam đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia can thiệp giúp phong tỏa số tiền gần 60.000 USD mà công ty này đã chuyển sang Indonesia. Tài khoản được mở tại ngân hàng DBS, trụ sở ở Jakarta theo yêu cầu của đối tác có uy tín làm ăn lâu nay tại trụ sở tỉnh Aceh.
Tuy nhiên, đối tác của công ty Việt Nam không thực hiện hợp đồng vì khẳng định không nhận được tiền.
Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã tìm hiểu kỹ thông tin từ công ty Việt Nam lẫn đối tác của họ tại Aceh thì được biết: Một hacker đã xâm nhập vào tài khoản email của công ty đối tác Indonesia. Sau đó, tin tặc nắm được nội dung trao đổi giữa hai công ty, làm lại toàn bộ các email trao đổi thông tin giữa hai bên, kể cả tệp đính kèm.
Công ty ở Indonesia cho rằng các thông tin trong mail là do phía đối tác bên Việt Nam gửi nhưng thực chất, tin tặc làm điều đó.
Công ty Việt Nam chuyển tiền vào một công ty thứ 3 có tài khoản tại ngân hàng DBS theo yêu cầu của đối tác tại Aceh. Thực chất, đây chính là tài khoản của hacker.
Nắm được các thông tin trên, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã chạy đua với thời gian để nỗ lực giúp công ty Việt Nam lấy lại số tiền bị lừa.
Lúc này, ngân hàng DBS không thể xác nhận là sẽ đóng băng tài khoảnđang giữ số tiền 60.000 USD vì họ chưa có đủ thông tin. Ngân hàng có nghĩa vụ bảo vệ khách hàng và không thể tùy tiện đóng băng tài sản chỉ với thông tin một chiếu. Thứ họ cần là báo cáo và xác thực của cảnh sát rằng đây là trường hợp lừa đảo.
Đại sứ quán nhận định rằng vụ việc liên quan đến yếu tố liên quan đến pháp nhân nước ngoài nên phải bắt đầu bằng thông báo cho Interpol Việt Nam. Từ đó, Interpol Việt Nam gửi yêu cầu cho Interpol Indonesia. Cách này cũng sẽ mất khoảng vài tuần. Trong khi đó, hacker đang tìm mọi cách để rút hết nhanh và ngay số tiền trong tài khoản.
"Thời gian chỉ tính bằng giờ. Và như thường lệ, người của Đại sứ quán lại làm việc hết công suất để tác động và đấu trí", Đại sứ Hoàng Anh Tuấn chia sẻ.
Chỉ hơn hai ngày trên đất Indonesia, được Đại sứ quán hướng dẫn và hỗ trợ, đại diện công ty Việt đã nhận được tin mừng từ ngân hàng DBS: Toàn bộ số tiền gần 60.000 USD vẫn an toàn trong tài khoản nhà băng. Ngân hàng cũng chính thức đóng băng số tiền này và chuyển lại phía Việt Nam sau hoàn tất thủ tục tiếp theo. Công ty Việt Nam suýt bị lừa gần 60.000 USD đã thoát nạn ngoạn mục.
"Hãy nghĩ rằng đó là số tiền như của chính mình, của gia đình mình. Khi đó bạn sẽ có giải pháp tốt nhất. Với các ngư dân hay công dân Việt Nam bị bắt cũng vậy: Hãy nghĩ họ là người thân trong gia đình. Bạn sẽ có cách để bảo vệ họ tốt nhất", Đại sứ Hoàng Anh Tuấn nói về cách giải quyết vụ việc.
Saigon Co.op vào vòng 2 cuộc đua thâu tóm Big C Việt Nam
Ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), cho biết đơn vị này đã vượt qua vòng 1 của cuộc đấu thầu thương vụ chuyển nhượng Big C Việt Nam và đang tích cực chuẩn bị cho vòng 2.
Vòng đấu thầu đầu tiên diễn ra ngày 10-3. Theo các hãng tin nước ngoài, Tập đoàn Casino (Pháp) đang xem xét hồ sơ của các đơn vị đấu thầu và các công ty này sẽ phải đưa ra kế hoạch tài chính đầy đủ trước giữa tháng 4-2016. Hiện Aeon - đại gia bán lẻ Nhật Bản - được cho là đã gần đạt thỏa thuận mua lại Big C Việt Nam.
Thương vụ chuyển nhượng Big C Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Ngoài Aeon còn có Lotte Group (Hàn Quốc), Central Group, TCC Holding (Thái Lan)… Việt Nam có 3 đại diện tham gia cuộc đua này, gồm Saigon Co.op, Masan Group và một doanh nghiệp bán lẻ khác.
2 tháng đầu năm, Thế giới di động mở thêm 51 siêu thị, lợi nhuận tăng 80%
Doanh thu 2 tháng đầu năm 2016 của công ty đạt 6.842 tỷ đồng – hoàn thành 20% kế hoạch 2016 và tăng trưởng 78% so với năm 2015.
Thông tin từ CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã: MWG) cho biết, doanh thu 2 tháng đầu năm 2016 của công ty đạt 6.842 tỷ đồng – hoàn thành 20% kế hoạch 2016 và tăng trưởng 78% so với năm 2015.
Trong đó, doanh thu online đạt 451 tỷ - hoàn thành 14% kế hoạch, tăng gần gấp đôi năm 2015.
Lợi nhuận sau thuế 2 tháng đầu năm đạt 296 tỷ - hoàn thành 21% kế hoạch và tăng trưởng 79% so với năm 2015.
MWG cũng cho biết trong 2 tháng này đã mở thêm 51 siêu thị mới trên toàn quốc, trong đó chuỗi Thegioididong.com đã mở 33 siêu thị mới và chuỗi Điện máy Xanh đã mở 18 siêu thị mới. Như vậy, tính đến cuối tháng 2/2016, MWG có 684 siêu thị bao gồm 597 siêu thị Thegioididong.com và 87 siêu thị Điện máy XANH.
Năm 2016 của Thế giới di động được đặt ra với những mục tiêu rất tham vọng: nâng thị phần chuỗi bán lẻ điện thoại thegioididong.com lên trên 35% qua việc tăng trưởng doanh thu các siêu thị cũ và mở thêm khoảng 100 siêu thị mới.
Ngoài ra, MWG cũng dự kiến đưa “Điện máy Xanh” vào thị phần số 1 Việt Nam trước cuối năm 2016 qua việc tăng doanh thu các siêu thị cũ và mở thêm khoảng 50 siêu thị mới, đưa Điện máy Xanh trở thành chuỗi bán lẻ duy nhất phủ sóng 63/63 tỉnh thành cả nước.
Đồng thời hoàn tất thử nghiệm mô hình siêu thị bách hóa mini “Bách hóa Xanh” trước cuối năm 2016 để bước vào giai đoạn mở rộng trong năm 2017.
Toshiba "nhức đầu" trước cáo buộc gian lận kế toán tại Mỹ
Chi nhánh của Toshiba tại Mỹ đang hợp tác với các cơ quan chức năng của Mỹ về vấn đề liên quan đến cáo buộc gian lận kế toán
Ngày 18/3, Toshiba Corp. cho biết chi nhánh của Toshiba tại Mỹ đang hợp tác với các cơ quan chức năng của Mỹ về vấn đề liên quan đến cáo buộc gian lận kế toán.
Động thái trên diễn ra một ngày sau khi cổ phiếu của Toshiba sụt giảm mạnh trước báo cáo doanh nghiệp này đang bị điều tra.
Trước đó, ngày 17/3, hãng tin Bloomberg đưa tin Bộ Tư pháp và Ủy ban Chứng khoán và Ngoại hối Mỹ đang kiểm tra hoạt động của bộ phận kinh doanh điện hạt nhân Westinghouse Electric Co thuộc quyền quản lý của Toshiba ở Mỹ.
Năm ngoái, Toshiba đã dính vào vụ bê bối tài chính được coi là lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Tháng 12/2015, Ủy ban Giám sát Giao dịch ngoại hối và Chứng khoán Nhật Bản đã đề xuất mức xử phạt kỷ lục 7,37 tỷ yen (tương đương 60 triệu USD) đối với vụ bê bối “thổi phồng” lợi nhuận của Toshiba.
Khởi điểm của quá trình phát giác vụ bê bối của Toshiba bắt đầu từ tháng 2/2015, khi Ủy ban Giám sát Chứng khoán và Ngoại hối Nhật Bản (SESC) cảm thấy “gợn” trong sổ sách kế toán của Toshiba.
Sau vụ bê bối, Toshiba đã phải thông báo cắt giảm hàng nghìn lao động, lên kế hoạch bán nhiều bộ phận kinh doanh, nhằm chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động.
Ngày 17/3, Toshiba thông báo bán mảng kinh doanh thiết bị y tế cho Canon Inc, nhà sản xuất máy ảnh và biết bị văn phòng, với giá gần 6 tỷ USD.
AEC vẫn là mảnh đất màu mỡ của ngành thép?
ASEAN hiện đang là thị trường XK chủ lực của ngành thép Việt Nam, vì thế, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành đem lại cho nền kinh tế nói chung và ngành thép Việt Nam nói riêng những cơ hội to lớn để phát triển.
85% thép XK vào AEC
Thời gian qua ngành thép Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ, từ một nước NK thép, đến nay Việt Nam đã trở thành nước XK. Nếu như năm 2010, Việt Nam NK 1,2 triệu tấn thép các loại từ các nước ASEAN thì đến nay, sau 5 năm, con số này giảm xuống còn khoảng 300 nghìn tấn, chủ yếu là nguyên liệu sản xuất. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, năm 2010 Việt Nam mới chỉ XK khoảng 700 ngàn tấn, nhưng đến 2015 Việt Nam đã XK trên 2 triệu tấn thép sang các nước thuộc AEC.
Như vậy, ASEAN hiện là thị trường XK chính của ngành thép khi lượng thép XK vào đây chiếm tới hơn 2/3 sản lượng thép XK. Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, năm 2015 Việt Nam XK tổng cộng hơn 2,8 triệu tấn thép các loại, tăng nhẹ gần 3% và thị trường truyền thống chủ yếu vẫn là các nước trong khối ASEAN.
Được biết, hiện nay Campuchia, Indonesia, Thái Lan, Malaysia... là những nước tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm của thép Việt, trong đó Campuchia dẫn đầu với mức NK đạt 750 ngàn tấn trong năm 2015. Trong số các sản phẩm XK sang thị trường AEC, tôn mạ vẫn là mặt hàng chủ lực. Cụ thể, nếu hồi năm 2010, Việt Nam mới chỉ XK hơn 200 ngàn tấn tôn mạ sang thị trường ASEAN thì 5 năm sau, con số này đã tăng gấp 4 lần. Thép xây dựng và thép ống cũng là những dòng sản phẩm XK có sản lượng lớn sang thị trường này.
Theo các chuyên gia trong ngành thép, AEC hình thành mở ra cơ hội XK cho ngành thép với một khu vực thị trường rộng lớn, trong đó 100% hàng hóa được tự do lưu chuyển. Bên cạnh đó, AEC cũng đem lại cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, khả năng tiếp cận nguồn lực mới về vốn, nhân lực, công nghệ từ nước ngoài mạnh mẽ hơn cho ngành thép. Quan trọng hơn, về trước mắt cũng như lâu dài, Cộng đồng AECcòn tạo ra sức ép cạnh tranh cho các DN cả về trình độ quản lý, công nghệ, nhân lực, buộc các DN ngành thép phải tự cải tổ, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tiếp tục phát triển.
Được biết, tham gia Hiệp định khu vực mậu dịch tư do ASEAN (AGITA), từ năm 2015 Việt Nam đã tiến hành giảm 93% dòng thuế về 0%, chỉ giữ lại 7% số dòng thuế đến năm 2018, trong đó có mặt hàng sắt thép. Đơn cử, phôi thép có thuế suất 5%, các loại tôn mạ có thuế suất từ 3-5%, thép thanh thép cuộn có thuế suất 5% đến năm 2017. Đến năm 2018, tất cả các sản phẩm sắt thép được NK vào Việt Nam có xuất xứ từ Asean đều được hưởng thuế suất NK 0%.
Bên cạnh những thuận lợi, sẽ có nhiều khó khăn, thách thức khi AEC hình thành song ông Nguyễn Văn Sưa khẳng định AEC vẫn là thị trường màu mỡ, đầy tiềm năng của ngành thép. “AEC đang là thị trường XK chính của ngành thép khi 85% lượng thép XK của Việt Nam là sang các nước thuộc AEC. Trong thời gian tới, cần duy trì và phát triển tỷ lệ này. Tất nhiên, khi chúng ta mở rộng sang các thị trường khác thì tỷ lệ có thể giảm đi, nhưng con số tuyệt đối cần phải phát triển lên”.
Rào cản phòng vệ thương mại
Theo đánh giá, một trong những thách thức lớn nhất của ngành thép trong AEC chính là sức ép cạnh tranh từ hàng hóa các nước Asean. Hiện nay, với cơ cấu sản phẩm tương đối giống nhau, việc mở cửa toàn bộ thị trường ngành thép vào năm 2018 sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các DN trong ngành, đặc biệt là với DN có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ cũng chính là rào cản có thể thít chặt và vô hiệu hóa các ưu đãi về thuế quan.
Liên quan đến vấn đề này, nếu các DN sử dụng tỷ lệ nguyên liệu NK từ các nước ngoại khối quá nhiều thì khả năng sẽ không đảm bảo được quy tắc về xuất xứ, buộc các DN phải cân nhắc, tính toán kỹ trong sử dụng nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Những hàng rào về hành chính, kỹ thuật trong AEC cũng sẽ là những trở ngại lớn đối với sản phẩm thép trong XK, buộc các DN phải vượt qua được rào cản hành chính của các nước và phải nâng cao chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế, quốc gia.
Một trong những thách thức và lo ngại lớn mà ngành thép sẽ phải tiếp tục đối mặt khi tham gia vào AEC chính là các biện pháp phòng vệ thương mại. Những biện pháp này sẽ là cản trở không nhỏ đối với thép XK của Việt Nam vào thị trường này. Trên thực tế, trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2015, các sản phẩm tôn, thép của Việt Nam liên tục phải chống chọi với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại đến từ các quốc gia trong khối Asean như Malaysia, Thái Lan... Thực tế, trong năm 2015, ngay tại thị trường truyền thống này, lượng thép XK của Việt Nam cũng đang bị giảm khoảng 4% về lượng và giá trị XK giảm khoảng 16,7%.
Bình luận về thị trường AEC, dẫn các vụ kiện phòng vệ thương mại mà các nước thuộc khối Asean như Malaysia, Thái Lan... đã khởi xướng với Việt Nam, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lýcạnh tranh, Bộ Công Thương cho rằng tuy đã hình thành Cộng đồng AEC nhưng đây gần như là một cộng đồng kinh tế lỏng lẻo và mờ, không hình thành được các cơ chế, các hiệp định khung, đặc biệt là vấn đề hình thành các cam kết để tránh dùng các biện pháp phòng vệ thương mại với nhau.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, tranh tụng phòng vệ thương mại trong quan hệ kinh tế quốc tế là việc bình thường, do đó các DN ngành thép cần nâng cao hiểu biết của mình để đối phó với những việc tương tự và biện phát tốt nhất là phải hợp tác với các cơ quan điều tra để giảm thiểu thiệt hại cho DN.
Nói về chiến lược của các DN ngành thép để tiếp cận các cơ hội trong thị trường AEC, ông Sưa cho biết xuất phát từ tầm quan trọng của thị trường này, việc nhận diện các thách thức cũng như cơ hội đối với thị trường AEC là công việc quan trọng của hiệp hội và các DN. Hiện nay, một trong những sản phẩm XK nhiều nhất sang AEC là tôn mạ và đó cũng là sản phẩm bị kiện nhiều nhất. Trong những năm gần đây, những DN tôn mạ đang tiếp tục đầu tư nâng cao quy mô, trình độ công nghệ để đảm bảo sản phẩm ngày càng tốt hơn, giá cả ngày càng hợp lý hơn.