tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 22-03-2016

  • Cập nhật : 22/03/2016

Thị trường bất động sản: Nhà đầu tư nước ngoài chưa mặn mà

Nhiều nhà phát triển dự án kỳ vọng chính sách mở cửa cho người nước ngoài sở hữu nhà sẽ kích thích sức cầu cho thị trường BĐS, nhưng liệu sự biến chuyển tích cực này có diễn biến như kỳ vọng? Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam để giải đáp câu hỏi này.

ong stephen wyatt

Ông Stephen Wyatt

Trong hai tháng đầu năm 2016, lượng người nước ngoài “xuống tiền” mua nhà tại Việt Nam có nhiều như mong đợi không, thưa ông?

Chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà cũng mới được áp dụng gần đây. Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn triển khai việc cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản (BĐS) tại Việt Nam vừa mới có hiệu lực từ tháng 12/2015.

Khi chính sách này ra đời, yếu tố tích cực là thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư BĐS, tuy nhiên trên thực tế, chính sách này có tác động đến việc người dân “xuống tiền” để mua nhà hay không, thì kết quả đến nay vẫn còn khá khiêm tốn. Và cũng còn quá sớm để đánh giá hết tác động của chính sách này đối với thị trường BĐS Việt Nam.

Hiện, có ý kiến trái chiều về chính sách người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam. Một bên cho rằng, Nhà nước đã có những động thái tích cực nới lỏng điều kiện để người nước ngoài có điều kiện sở hữu nhà, một bên cho rằng còn nhiều “khoảng trống” khiến chính sách khó đi vào cuộc sống. Quan điểm của ông về vấn đề này?

So sánh chính sách cho người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam với một quốc gia khác trong khu vực là Indonesia để thấy được sự khác biệt. Tại Indonesia, người nước ngoài cũng có quyền mua và sở hữu nhà nhưng thời gian sở hữu căn hộ tổng cộng 80 năm, trong đó đầu tiên được cấp 30 năm, rồi gia hạn tiếp 20 năm và gia hạn lần cuối cùng là 30 năm.

Đồng thời, chính phủ nước này yêu cầu để được mua nhà phải có thị thực, giấy phép làm việc tại Indonesia  liên tục trong thời gian dài, nếu không BĐS sẽ bị thu hồi. Và như vậy, sẽ không có nhiều người nước ngoài chịu ở lại Indonesia liên tục 80 năm để có thể sở hữu BĐS đã mua đó. Nên, chính sách này tác động rất nhỏ đến thị trường BĐS của Indonesia.

Từ đó, có thể nói rằng điều kiện cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam thoáng hơn, vì sau khi mua có thể chuyển nhượng cho người khác, điều này có tác động đến thị trường và thúc đẩy nhu cầu đầu tư cũng như mong muốn sở hữu được BĐS tại Việt Nam của nhiều người nước ngoài.

Liên quan đến chính sách mới cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại Việt Nam, chúng tôi tin rằng chính sách này hoàn toàn có tác động tích cực, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam đến sự phát triển của thị trường BĐS và thực tế đã đang mang lại nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thực thi chính sách mới này.

Cũng cần thấy rằng, những hướng dẫn thực thi còn chưa rõ ràng và cụ thể đối với người nước ngoài đặc biệt là đối tượng chưa sinh sống tại Việt Nam trong một thời gian đủ dài, nhất là vướng mắc liên quan đến vấn đề chuyển tiền để mua nhà và các điều kiện liên quan đến hỗ trợ tài chính từ ngân hàng.

Trên thực tế, chưa có nhiều ngân hàng mạnh dạn trong việc hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các thủ tục cần thiết để tiến hành mua BĐS tại Việt Nam. Chúng tôi cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức tín dụng cũng như nhà phát triển dự án trong việc thu hút và mở rộng đối tượng mua nhà tại Việt Nam.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện mối quan tâm nhiều hơn của các nhà đầu tư, khách hàng nước ngoài đến BĐS Việt Nam. Điều này sẽ mở ra cơ hội tăng nguồn cầu trong thời gian tới, nếu không nhanh chóng thay đổi sẽ đánh mất cơ hội.

Năm 2016 liệu sẽ có những chuyển biến tích cực đối với thị trường BĐS, đặc biệt là các khách hàng nước ngoài không, thưa ông?

Chính sách mới cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam có hiệu lực từ tháng 7/2015 đã có tác động tích cực đến thị trường BĐS trong thời gian gần đây. Rõ ràng, là từ khi chính sách mới có hiệu lực, thị trường đã ghi nhận sự quan tâm của đối tượng khách nước ngoài có tăng lên rõ rệt, và tỷ lệ bán hàng thành công tại nhiều dự án cũng tăng dù chưa đáng kể nhưng cũng giúp mở rộng thêm thị trường.

Chúng tôi dự báo năm 2016 sẽ tiếp tục xu hướng này và câu chuyện về người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cũng sẽ tiếp tục là vấn đề được quan tâm, nhưng việc người nước ngoài có nhiều quyết định “xuống tiền” để sở hữu BĐS hay không thì vẫn cần phải đợi  thêm thời gian khi những vướng mắc dần được tháo gỡ.(TBNH)


Bầu Đức rót thêm 230 triệu USD vào dự án tại Myanmar

Giai đoạn 2 dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center tại Yangon có tổng vốn đầu tư 230 triệu USD vừa được khởi công cuối tuần qua.

Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) cho biết, giai đoạn 2 của dự án gồm 5 block 28 tầng, diện tích sàn xây dựng 130.000 m2; cung ứng hơn 1.134 căn hộ và khu văn phòng cho thuê, với tổng diện tích 126.000 m2.Giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư 230 triệu USD, trong đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cam kết thu xếp 35% giá trị tín dụng cho dự án. Hiện phía Myanmar đã chấp thuận sơ bộ việc cấp phép thành lập chi nhánh của BIDV tại thành phố Yangon.

hoang anh gia lai vua khoi cong giai doan 2 du an hoang anh gia lai myanmar center tai yangon.

Hoàng Anh Gia Lai vừa khởi công giai đoạn 2 dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center tại Yangon.

Theo bầu Đức, khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center được Bộ Khách sạn, Du lịch và Ủy Ban đầu tư Myanmar phê duyệt về quyền cho thuê dài hạn 50 năm, đồng thời cho phép gia hạn hợp đồng thêm 20 năm đối với căn hộ cho thuê dài hạn. "Hiện 30% số lượng căn hộ này đã được giữ chỗ và ký hợp đồng thuê chính thức. Đầu năm 2018, chúng tôi sẽ bàn giao số căn hộ này cho khách”, ông nói.

rieng khu van phong cua du an thu hut nhieu tap doan lon cua cac nuoc trong khoi asean va chau a dat cho.

Riêng khu văn phòng của dự án thu hút nhiều tập đoàn lớn của các nước trong khối ASEAN và châu Á đặt chỗ.

Giai đoạn một của dự án gồm một trung tâm thương mại và 2 block văn phòng cho thuê cao 27 tầng với diện tích sàn xây dựng 192.000m2 được khởi công từ 2013 và chính thức khai trương vào cuối năm ngoái. Tính đến cuối tháng 2 vừa qua, tỷ lệ lấp đầy của trung tâm thương mại đạt gần 90%, số còn lại đang trong quá trình thỏa thuận cho thuê với khách hàng.

Đối với tòa văn phòng, HAGL cho biết, hiện 60% diện tích đã được ký hợp đồng và giữ chỗ. Nhiều công ty dầu khí, viễn thông, ngân hàng đã ký hợp đồng thuê như Ooredoo, Huawei, CB Bank, Yoma Bank, Missui, BIDV… Hồi tháng 6 năm ngoái, giá thuê văn phòng tại đây trung bình đạt 62 USD mỗi m2 một tháng, tương đối cao so với các trung tâm kinh tế khu vực như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia), TP HCM (Việt Nam).Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao Melia với tổng số 429 phòng cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện những khâu cuối cùng, dự kiến đưa vào hoạt động vào cuối tháng 6 tới.

khu phuc hop hoang anh gia lai myanmar toa lac tai trung tam yangon co tong muc dau tu cho ca 2 giai doan la 440 trieu usd.

Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar tọa lạc tại trung tâm Yangon có tổng mức đầu tư cho cả 2 giai đoạn là 440 triệu USD.

Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar tọa lạc tại trung tâm Yangon là một quần thể kiến trúc hiện đại, khép kín, tích hợp nhiều hạng mục đa dụng. Dự án được đầu tư theo hình thức BOT trong thời gian 70 năm, tổng mức đầu tư 440 triệu USD. Toàn bộ công trình có diện tích 500.000 m2 sàn xây dựng, tầng hầm rộng 121.882 m2, sức chứa 5.000 chỗ đậu xe.

Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu về văn phòng cho thuê, khách sạn, mua sắm đang rất nóng tại Yangon. Dự án cũng góp phần tạo việc làm ổn định cho khoảng 2.500 lao động địa phương và hơn 200 lao động Việt Nam. Ngoài ra đây cũng sẽ là trung tâm văn hóa kinh tế của Việt Nam tại Myanmar.


Ứng xử văn minh với công cụ phòng vệ

Chuyện Hòa Phát, Thép miền Nam “té nước theo mưa”, chạy đua tăng giá với thép nhập khẩu ngay khi lệnh áp thuế tự vệ được Bộ Công thương đưa ra và có hiệu lực từ ngày 23/3 tới, đang làm hỏng hình ảnh của những “người hùng” trước đó.

Thị trường buộc phải đặt nghi vấn, phải chăng doanh nghiệp Việt vẫn chưa học xong bài học sử dụng công cụ phòng vệ thương mại hay “thói quen ao làng” vẫn đang đeo bám trong tư duy của cả những doanh nghiệp hàng đầu trong hội nhập. Cho dù vì lý do nào, nếu không chọn cách ứng xử văn minh, chuyên nghiệp trong cuộc chơi chuyên nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam sẽ lại mất điểm ngay trên sân nhà.

Cũng phải nói ngay, vụ 4 doanh nghiệp Việt Nam đứng nguyên đơn để khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với phôi thép và thép dài hồi cuối năm ngoái đã trở thành một ví dụ điển hình cho sự lớn lên của doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chơi hội nhập.   

.Các doanh nghiệp cần coi công cụ phòng vệ thương mại là một phần trong chiến lược kinh doanh của mình

Đây không phải là cách phổ biến mà các doanh nghiệp thế giới dùng, vì cách này không phải để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh, mà chỉ đơn thuần là biện pháp bảo hộ tạm thời trước tình trạng gia tăng đột biến của hàng hóa nước ngoài, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nối địa. Song động thái này cũng cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu biết đến những vũ khí được phép sử dụng, có đủ năng lực và nguồn lực để theo đuổi các vụ kiện vốn không đơn giản và khá tốn kém.

Hơn thế, việc bắt tay của 4 ông lớn trong ngành cũng là một tín hiệu mừng, giải tỏa bớt những lo ngại về khả năng liên kết yếu của doanh nghiệp Việt Nam.

Cho tới thời điểm này, doanh nghiệp Việt Nam mới đứng nguyên đơn 5 lần trong các vụ kiện phòng vệ thương mại, riêng trong năm 2015 đã có 2 vụ. Con số này quá nhỏ so hơn 100 vụ kiện mà doanh nghiệp Việt Nam là bị đơn.

Nhưng thực tiễn cũng cho thấy, ngay cả các doanh nghiệp được coi là thống lĩnh thị trường dường như vẫn chưa coi công cụ phòng vệ thương mại là một phần trong chiến lược kinh doanh của mình. Điều này lý giải cách ứng xử đầy tiểu xảo của họ ngay sau khi “thắng kiện”, tăng giá để hưởng lợi đơn, lợi kép, dù chẳng chịu tác động của mức thuế tự vệ. Hệ quả là, người tiêu dùng phải gánh khi giá bán trở nên hỗn loạn.

Trong khi đó, đáng lý ra, khoảng thời gian 200 ngày thuế tự vệ tạm thời được áp dụng là lúc doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ thị trường, tranh thủ mức giá cao của thép nhập khẩu để ghi điểm với thị trường cả về giá cả, chất lượng dịch vụ…, từ đó mở rộng tầm ảnh hưởng cũng như khả năng cạnh tranh phục vụ chiến lược kinh doanh lâu dài. Phải chăng doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách sử dụng đúng và hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại?.

Cũng phải nhắc lại, trên thế giới, công cụ phòng vệ thương mại được dùng phổ biến là kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp - những vũ khí lợi hại hơn rất nhiều mà doanh nghiệp Việt Nam đã liên tục ở vai bị đơn. Nếu bài học đơn giản nhất chưa thuộc, việc áp dụng được các công cụ khó hơn chắc sẽ phải mất nhiều thời gian hơn nữa.

Như vậy, cho dù doanh nghiệp đã biết sử dụng công cụ phòng vệ thương mại, nhưng còn nhiều vấn đề phải bàn trước khi hy vọng công cụ này thực sự được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.


Chứng khoán Hải Phòng bổ nhiệm một loạt nhân sự chủ chốt

Công ty Cổ phần Chứng khoán Hải Phòng vừa bổ nhiệm một loạt nhân sự chủ chốt trong doanh nghiệp.
Chứng khoán Hải Phòng vừa thực hiện hợp nhất với Chứng khoán Á ÂuChứng khoán Hải Phòng vừa thực hiện hợp nhất với Chứng khoán Á Âu

Trong số các nhân sự cao cấp mới bổ nhiệm, có 3 người thuộc thế hệ 8x, trong đó 2 người được đưa vào vị trí Phó Tổng Giám đốc công ty.

Cụ thể, bà Nguyễn Thị Nguyệt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh. Bà Nguyệt sinh năm 1981, cử nhân chuyên ngành Tài chính kế toán.

Ông Nguyễn Anh Trung được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Chi nhánh Hà Nội. Ông Trung sinh năm 1982, cử nhân kinh tế.

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Thu Huyền, sinh năm 1978, cử nhân kinh tế, được bổ nhiệm Trưởng bộ phận Kiểm toán nội bộ và bà Hoàng Thị Thu Hiền, sinh năm 1983, cử nhân kinh tế, được bổ nhiệm Phó phòng phụ trách Phòng Kế toán của Công ty.

Vừa qua, Chứng khoán Hải Phòng cũng vừa bầu lại thành viên Hội đông quản trị  và Ban kiểm soát nhiệm lỳ 2016 – 2021.

Theo đó, Hội đồng quản trị mới nhiệm kỳ 2016 – 2021 gồm 5 thành viên, giảm 1 thành viên so với Hội đồng quản trị cũ. Có 4/5 thành viên HĐQT khóa mới là những người thuộc nhiệm kỳ cũ. Có 1 nhân sự mới trong HĐQT khóa mới là ông Nguyễn Mạnh Cường.

Có 3 thành viên trong BKS mới, giảm 1 thành viên so với BKS nhiệm kỳ cũ, trong đó duy nhất bà Nguyễn Thị Mỹ Trang thuộc BKS cũ.

2 thành viên HĐQT khóa cũ không tham gia trong nhiệm kỳ mới là ông Trần Đức Lợi và bà Vũ Thị Thanh Huyền trước đây đều là thành viên HĐQT chứng khoán Á Âu.

Cổ phiếu HPC của Chứng khoán Hải Phòng và cổ phiếu AAS của Chứng khoán Á Âu đã bị hủy niêm yết từ 17/11/2015 để hợp nhất. Sau khi hợp nhất, 2 công ty chứng khoán này đã thống nhất sẽ lấy tên CTCP Chứng khoán Hải Phòng. Vốn điều lệ công ty mới là 291,8 tỷ đồng.


"Thịt mình đang ăn toàn... đôla"

Có những nghịch lý đau lòng: giá sản xuất trung bình 1kg thịt heo hiện nay tại Việt Nam cao xấp xỉ 22% so với Mỹ; ngành chăn nuôi không phát triển được, bởi thịt mình đang ăn toàn... đôla.

Thử làm một phép so sánh nhỏ, GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào khoảng 2.000 USD/người/năm, trong khi GDP bình quân đầu người của Mỹ gấp hàng chục lần, nhưng giá sản xuất trung bình 1kg thịt heo hiện nay tại Việt Nam cao xấp xỉ 22% so với giá sản xuất trung bình 1kg thịt heo ở Mỹ (và một số nước khác như Mexico, Úc).

​Theo số liệu tổng hợp của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), năm 2015 mức tiêu thụ đạm động vật (thịt + thủy hải sản) bình quân Việt Nam khoảng 84 kg/người/năm (trong đó thịt chiếm 62%), trị giá sản phẩm thịt khoảng 168 USD/người/năm. Rõ ràng, người Việt Nam đang tiêu thụ lượng thịt ít hơn, với giá cao hơn và chất lượng thì không thể bằng.

Nếu phân tích kỹ mới thấy một nghịch lý: nông nghiệp hiện chiếm hơn 18% tổng GDP cả nước nhưng ngành chăn nuôi vẫn không phát triển được, bởi thịt mình đang ăn toàn... đôla.

Từ nguyên liệu thức ăn cho gia súc như bắp, bã đậu nành, cám gạo, đến các loại thuốc cho heo, gà, cá... đều phải nhập bằng ngoại tệ.

Tổng hợp từ báo cáo thống kê cho thấy thị trường thức ăn chăn nuôi năm 2015 ước tính trị giá 6,92 tỉ USD, trong khi giá trị nhập khẩu nguyên liệu cho ngành này hơn 4,8 tỉ USD. Vì sao phải nhập? Vì giá rẻ hơn và chất lượng tốt hơn mình rất nhiều.

Thêm một ví dụ nữa, cả nước Mỹ chỉ cần vài ngàn nông trại hiệu quả cao là đủ phục vụ hơn 300 triệu dân, trong khi đó cả nước mình có đến hàng triệu hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, chi phí giá thành cao.

Để chạy theo lợi nhuận, một bộ phận nông dân sẵn sàng sử dụng chất tạo nạc, chất tăng trọng, hóa chất cấm trong trồng trọt, qua mặt người tiêu dùng về chất lượng mà vẫn tiêu thụ được.

Tất cả những vấn nạn từ thịt bẩn, rau bẩn suốt một thời gian dài đã dẫn đến hệ lụy về sức khỏe, góp phần không nhỏ trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tỉ lệ ung thư cao trên thế giới.

Nhìn qua ngành mía đường, nghịch lý nhưng vẫn tồn tại nhiều năm nay. Khi khó khăn, thiếu đường, chúng ta phải nhập khẩu đã đành, bây giờ đủ đường cũng phải nhập khẩu. Vì sao?

Vì giá đường nhập khẩu thấp hơn trong nước. Phân tích ra mới thấy không đủ đường không phải vì thiếu mía, mà vì chữ đường trong cây mía của Việt Nam luôn thấp hơn so với Thái Lan.

Một hộp nước cam, nước thơm, nước táo... được sản xuất và đóng hộp tại Việt Nam nhưng nguyên liệu sử dụng trong đó đều được nhập khẩu từ nước ngoài!

Điểm lại chuỗi giá trị trong chế biến thực phẩm đạm động vật từ nông trại (farm), thức ăn chăn nuôi (feed) và thực phẩm (food) suốt một thời gian dài vừa qua gần như vắng bóng những doanh nghiệp Việt Nam có tầm cỡ đầu tư một cách tập trung và hoàn chỉnh.

Vì thế, cho đến nay lợi thế đã tạm thời nghiêng về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có nguồn vốn lớn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm lâu năm, họ đang dẫn dắt và kiểm soát theo đúng quy luật của kinh tế thị trường.

Vì vậy, cần phải giải bài toán làm sao tái cấu trúc mô hình, mở rộng quy mô, để dần dần tham gia chuỗi giá trị nhằm giảm chi phí trong lộ trình nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trước ngưỡng cửa hiệp định TPP và AEC đã có hiệu lực, chúng ta phải thấy đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam nhìn lại, nhận ra mình trong điều kiện có thể, tìm được hiệu quả trong đầu tư nông nghiệp.

Ngay cả chính sách cho nông nghiệp phải mang tầm chiến lược và thực thi được trong hiện trạng của nền kinh tế. Khuyến khích đầu tư và nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa là bài toán cho cả Nhà nước và doanh nghiệp hiện nay.

Đặc biệt, Nhà nước phải luôn cân nhắc sự bình ổn về giá, mức độ cung cầu trong những thời điểm phải đối mặt với sự biến động của thị trường, kể cả vấn đề về an ninh an toàn lương thực thực phẩm. Vai trò này liệu có thể dựa vào doanh nghiệp FDI?

Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp Việt Nam cần gánh vác vai trò của mình, để xác lập lại “trật tự” trong quá trình hội nhập hiện nay, không chỉ Nhà nước mới có trách nhiệm bảo đảm lương thực, thực phẩm, sức khỏe cho người dân, mà doanh nghiệp trong nước cũng cần có trách nhiệm đó.

Mô hình trang trại lớn, không thể làm ăn gian dối, chính sách cho nông nghiệp phải làm sao bảo đảm sự công bằng, minh bạch, đủ để ngăn chặn những doanh nghiệp làm ăn gian dối, khuyến khích doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng... chính là những nhân tố quan trọng nhất giúp nông nghiệp chuyển mình.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-03-2016

    Doanh nghiệp cảng biển thận trọng với kế hoạch kinh doanh 2016
    Bộ Công Thương nói gì về quyết định bảo vệ tạm thời doanh nghiệp thép?
    Ngân hàng dồn dập lên kế hoạch tăng vốn năm 2016
    Hàng tạm giữ chờ xử lý sẽ phải nộp thuế
    Có được nhập khẩu thùng chứa đạn?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-03-2016

    Từ vay ODA sắp chuyển sang trả nợ nhanh, lãi suất cao
    Xi măng Xuân Thành đầu tư dây chuyền 4,5 triệu tấn/năm tại Hà Nam
    Volvo chính thức tham gia thị trường Việt
    Đại gia Nhật Bản thích mua loại bất động sản gì tại Việt Nam?
    EU rà soát thuế chống bán phá giá sản phẩm giày mũ da Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-03-2016

    Thiền: Ngành kinh doanh tỷ đô
    Samsung tìm cách thoát thế chật vật ở Nhật
    Việt Nam: Quá nhiều DN nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao
    Gạo Việt Nam đã xuất hiện ở siêu thị Hồng Kông
    Jesse Livermore – Kẻ đầu cơ vĩ đại và nhà đầu tư đại tài

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-03-2016

    Thống đốc PBOC cảnh báo về núi nợ Trung Quốc
    Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam chống hàng giả
    Anh sẽ mất 100 tỷ bảng nếu rời EU
    Tập đoàn Dewan 'cầu cứu' dự án tại Nha Trang
    Thị trường ô tô Malaysia giảm mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-03-2016

    Có Iran hay không, các quốc gia dầu mỏ vẫn quyết định “đóng băng” sản lượng dầu
    Trung Quốc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm mới
    4.959 dòng thuế nhập khẩu từ Liên minh kinh tế Á - Âu sắp về 0%
    Tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn trong thực thi các FTA từ Hoa Kỳ
    Chính thức "siết" chất lượng thép nhập khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-03-2016

    Vốn toàn cầu đổ vào bất động sản thương mại đạt kỷ lục 443 tỷ USD
    Tiếp tay cho các tài phiệt Mỹ trốn thuế, ngân hàng Thụy Sỹ vừa phải chịu án phạt lên đến 5 tỷ đô
    Foxconn hạ mức giá mua lại Sharp xuống chỉ còn 900 triệu USD, từ lời đề nghị 6,2 tỷ USD
    Chuyên gia Ngân hàng Thế giới Phạm Minh Đức: Gọi tên để thoát "bẫy" giá trị gia tăng thấp
    Kiểm soát chặt thép nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối  21-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-03-2016

    Hàng không Việt Nam liệu có tiếp tục lỗ trong trung hạn
    Thương hiệu Sheraton có thể về tay Trung Quốc
    Thử nghiệm khai thác bể than sông Hồng sau 2021
    Hạt điều tăng giá gấp đôi
    Nhà đầu tư ngoại ngấp nghé đất vàng Thủ Thiêm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-03-2016

    Cao su sẽ được giá và Việt Nam dẫn đầu
    Xuất khẩu dầu mỏ của Iran tăng cao nhất trong 22 tháng
    Vietcombank dự kiến chào bán riêng lẻ 10% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
    Soi quỹ đất 'khủng' của Hanel trước thời điểm IPO
    Doanh thu Big C Việt Nam tăng 55 lần sau 13 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-03-2016

    Bangladesh nhờ FBI truy tìm tin tặc trộm nhà băng trung ương
    Nắm được thói quen này của người giàu, các nhãn hàng chỉ cần ngồi hốt bạc
    Apple sẽ dùng 1 tỉ USD đầu tư gì ở Việt Nam?
    Saigonbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ
    Sẽ có làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh  sáng 21-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-03-2016

    Người Hà Nội thích tiết kiệm, người Sài Gòn muốn đầu tư
    Đường dây rửa tiền đứng sau hacker “rút” hơn 100 triệu USD
    Công ty sản xuất bồn cầu Trung Quốc sắp hầu tòa với ông Donald Trump
    Financial Times lý giải vì sao bây giờ là thời điểm tốt để mua bất động sản Việt Nam
    Ngày đầu mở bán Galaxy S7, FPT Shop vượt mặt Thế giới di động