Thiền: Ngành kinh doanh tỷ đô
Samsung tìm cách thoát thế chật vật ở Nhật
Việt Nam: Quá nhiều DN nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao
Gạo Việt Nam đã xuất hiện ở siêu thị Hồng Kông
Jesse Livermore – Kẻ đầu cơ vĩ đại và nhà đầu tư đại tài
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-03-2016
- Cập nhật : 21/03/2016
Cao su sẽ được giá và Việt Nam dẫn đầu
Theo dữ liệu của chuyên viên phân tích thuộc công ty Freedonia Group, nhu cầu thế giới với cao su đến năm 2019 sẽ tăng 3,9% mỗi năm.
Sở dĩ như vậy phần lớn là do sự tăng trưởng trong ngành sản xuất lốp xe trên thế giới.
Các chuyên viên của Freedonia Group cho rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ vượt nhịp độ tăng trưởng toàn cầu và phô trương mức tăng 4,8% về nhu cầu. Như vậy là gấp đôi chỉ số dự kiến của Bắc Mỹ và vượt trội gấp năm lần so với mức tăng trưởng nhu cầu dự tính ở Tây Âu.
Đến năm 2019, theo dự báo, các quốc gia phát triển nhanh nhất trên thị trường cao su là Việt Nam , Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia.
Xuất khẩu dầu mỏ của Iran tăng cao nhất trong 22 tháng
Xuất khẩu dầu mỏ của Iran đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 22 tháng qua ngay sau khi các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này được dỡ bỏ.
Theo số liệu của Bloomberg, xuất khẩu dầu mỏ của Iran đã tăng lên 1,55 triệu thùng/ngày trong tháng Một vừa qua. Đây là con số cao nhất kể từ tháng 3/2014 và tăng đến 9,2% so với tháng 12/2015.
Các báo cáo cũng cho rằng sản lượng khai thác của Iran trong tháng Một vừa qua đã vượt mức 3,37 triệu thùng dầu/ngày.
Hồi đầu tuần này, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zangeneh nhấn mạnh rằng quốc gia Hồi giáo này đã sẵn sàng khôi phục lại các thị trường xuất khẩu dầu mỏ bị mất, do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt quốc tế.
Trong khi đó, Tổng thống Rouhani trong một phát biểu mới đây cũng tuyên bố Tehran sẽ nâng mức xuất khẩu dầu mỏ lên 2 triệu thùng/ngày trong vòng vài tháng tới.
Các lệnh trừng phạt đối với chương trình hạt nhân của Iran từ năm 2011 đã khiến thị trường xuất khẩu dầu mỏ của nước này bị thu hẹp mạnh và lượng dầu xuất khẩu chỉ là dưới 1 triệu thùng/ngày, gần bằng một nửa so với thời điểm trước khi bị trừng phạt
Vietcombank dự kiến chào bán riêng lẻ 10% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
Ngân hàng Nhật Bản Mizuho sẽ giữ cổ phần ít nhất tại mức 15% đồng thời chuẩn bị thực hiện đợt phát hành riêng lẻ tỷ lệ 10% trong thời gian tới và hiện đang xem xét khả năng nâng tỷ lệ này lên 20%.
Mới đây, tại cuộc họp với giới phân tích, bà Lê Thị Hoa, thành viên HĐQT của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã: VCB) cho biết trong 2 tháng đầu năm 2016, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt 1,8%, so với mức 0,2% cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận trước thuế đạt 1.300 tỷ đồng và chi phí dự phòng là 900 tỷ đồng. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 2 tháng đầu năm 2016 được cho là cải thiện nhẹ.
Trong khi đó, mục tiêu cả năm 2016 ngân hàng đề ra cho vay khách hàng tăng 17% so với mức 19,7% năm 2015, NIM tăng lên 2,65% từ mức 2,58% năm 2015, chi phí dự phòng “lần đầu tiên giảm” xuống 5.500 tỷ đồng, từ mức 6.068 tỷ đồng hồi năm 2015, tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân (chiếm khoảng 20% tổng dư nợ) tăng 50%, tương đương năm 2015 và thu hồi 2.300 tỷ đồng nợ đã xóa so với 1.834 tỷ đồng năm 2015.
Ngân hàng đề ra mục tiêu chính thức lợi nhuận tăng trưởng 10% năm 2016, nhưng bà Lê Thị Hoa cho rằng con số 17% là khả thi. "Chúng tôi cho rằng mục tiêu NIM và chi phí dự phòng cho thấy tăng trưởng lợi nhuận cao hơn nữa", đại diện ngân hàng cho biết.
Về dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014, Vietcombank đánh giá thay đổi này tác động đối với từng ngân hàng sẽ khác nhau, còn trong trường hợp của ngân hàng thì không đáng kể.
Cụ thể, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tại Vietcombank là 18% so với mức trần theo đề xuất là 40%. Tín dụng BĐS chỉ chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng và trong số 8% này, chỉ có khoảng 50% đến 60% có tỷ trọng rủi ro 150% (4% đến 4,8% tại tỷ trọng 150%). Nếu thực hiện, điều chỉnh này sẽ khiến CAR giảm 50 điểm cơ bản trong khi mô hình của chúng tôi cho thấy CAR sẽ giảm 37 điểm cơ bản.
Ngân hàng tiếp tục khẳng định Mizuho sẽ giữ cổ phần ít nhất tại mức 15% đồng thời chuẩn bị thực hiện đợt phát hành riêng lẻ tỷ lệ 10% trong thời gian tới và hiện đang xem xét khả năng nâng tỷ lệ này lên 20%.
Về vấn đề cổ tức bằng cổ phiếu, Vietcombank cho biết ngân hàng mong muốn trả cổ tức bằng cổ phiếu nhưng cổ đông chính muốn tiền mặt hơn, nên sẽ không trả cổ tức bằng cổ phiếu cho năm 2015.
Tuy nhiên, ngân hàng cho biết sẽ huy động vốn trong năm 2016 thông qua hai hình thức: Phát hành cổ phiếu sơ cấp tỷ lệ 10% cho các nhà đầu tư nước ngoài (không nhắm vào nhà đầu tư trong nước); và cổ phiếu thưởng tỷ lệ 35%, qua đó tăng vốn điều lệ từ 26.000 tỷ đồng lên 35.000 tỷ đồng, sẽ được chuyển khỏi các khoản mục tiền bù phát hành cổ phiếu và lợi nhuận giữ lại. Hình thức thứ hai đã được NHNN thông qua.
Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu tối đa 30% cổ phần của Vietcombank, hiện tỷ lệ này đang ở mức xấp xỉ 21%.
Soi quỹ đất 'khủng' của Hanel trước thời điểm IPO
Là thương hiệu "vang bóng một thời", Hanel được thành lập năm 1984 với ngành nghề chính đã ghim sâu vào tiềm thức của người Hà Nội là "điện tử điện lạnh". Tuy nhiên, theo tài liệu công bố thông tin phục vụ đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng diễn ra ngày 14/4 tới, Công ty TNHH MTV Hanel còn sở hữu hàng chục lô đất, dự án ở nhiều quận, huyện tại Hà Nội.
Một trong những tài sản hấp dẫn nhà đầu tư nhất của Hanel là việc sở hữu cổ phần tại tổ hợp khách sạn 5 sao nổi tiếng Daewoo. Đây là điểm lưu trú có vị trí đắc địa, toạ lạc trên lô đất vàng rộng 3ha ngay giữa trung tâm quận Ba Đình (Hà Nội). Hanel hiện sở hữu 30% cổ phần tại tổ hợp này. Daewoo có 3 tòa khách sạn, căn hộ và văn phòng cho thuê gồm hơn 400 phòng nghỉ và hàng trăm căn hộ. Khách sạn được thành lập năm 1996, từng đón tiếp các lãnh đạo lớn của thế giới như Tổng thống Mỹ Clinton, Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào…
Một trong những tài sản hấp dẫn nhất của Hanel là việc sở hữu 30% cổ phần tại tổ hợp khách sạn 5 sao nổi tiếng Deawoo. Ảnh: PV
Theo tài liệu công bố Hanel còn sở hữu hàng chục lô đất, dự án ở phía Đông Hà Nội, trong đó chủ yếu ở quận Long Biên.
Cụ thể, công ty đang triển khai dự án khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội tại quận Long Biên, tổng diện tích hơn 43ha, tổng vốn đầu tư lên đến 620 triệu USD.
Tại phường Phúc Đồng, Long Biên là dự án khu đô thị Hanel – Alphanam rộng 53,5ha do Hanel hợp tác với Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam để triển khai. Đơn vị liên doanh hợp tác giữa 2 bên để phát triển dự án có vốn điều lệ là 500 tỷ đồng, trong đó Hanel góp 20% bằng tiền Alphanam cho vay. Dự án có tổng mức đầu tư 2.438 tỷ đồng và đang xin chấp thuận chỉ định nhà đầu tư.
Cách đó không xa, dự án xây dựng điểm thông quan nội địa Hà Nội tại Cổ Bi, quận Long Biên có diện tích 19ha cũng thuộc sở hữu của Hanel. Tổng mức đầu tư 781 tỷ đồng, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đây là dự án dự kiến sẽ đóng góp doanh thu lớn cho công ty trong 2 năm tới.
Tại khu vực này Hanel cũng là chủ đầu tư khu công nghiệp Sài Đồng B, quận Long Biên, tổng diện tích 24,2ha và hiện có 20 doanh nghiệp thuê đất làm nhà xưởng.
Tại huyện Gia Lâm, Hanel còn tham gia đầu tư Khu đô thị Khoa học, công nghệ, tài chính Hanel – Tân Tạo rộng 270ha với tổng vốn đầu tư dự kiến 1.500 tỷ đồng. Dự án đang được lập quy hoạch chi tiết 1/500.
Ở khu vực phía Tây Hà Nội, Hanel cũng sở hữu khu đất 4.188m2 tại Lô 2, E9 đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy đang xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, chưa có quyết định giao đất và đã đóng 70% tiền sử dụng đất. Dự kiến, tại đây sẽ xây dựng tòa tháp 45 tầng cao 199m, tổng mức đầu tư là 1.666 tỷ đồng. Hanel dự định thành lập công ty cổ phần với vốn điều lệ 249 tỷ đồng, trong đó công ty đóng góp 30%.
Bên cạnh đó, khu đất 6.163m2 tại 60 Nguyễn Đức Cảnh, quận Hoàng Mai do Hanel làm chủ đã được đơn vị nộp tiền sử dụng đất 49 tỷ đồng. Theo dự kiến, phần diện tích xây dựng công trình vào khoảng 2.700m2, diện tích còn lại là vườn, trồng cây xanh và đường nội bộ thuê 50 năm. Đây là tổ hợp nhà ở kết hợp với dịch vụ, văn phòng do Hanel liên doanh với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng HUD3 phát triển với tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Dự án gồm 2 tòa tháp 24 tầng và hiện đang xin phép thay đổi cơ cấu căn hộ và giấy phép xây dựng.
Ngoài ra, tại quận Hoàng Mai, khu đất gần 4.300m2 ttại 409 Lĩnh Nam, cũng đã được công ty này chuyển đổi sang mục đích xây dựng nhà ở kết hợp với văn phòng, dịch vụ. Tuy nhiên, dự án đã dừng triển khai, chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư và hoàn tất chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Thanh tra Thành phố Hà Nội đang thanh tra toàn bộ dự án.
Công ty cho biết, các dự án bất động sản sẽ do từng pháp nhân riêng lẻ do Hanel và các đối tác thành lập phát triển và khai thác, trong đó, đơn vị chỉ sở hữu 20-25% vốn.
Theo phương án cổ phần hoá được Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh phê duyệt, Hanel cũng sẽ bán 117 triệu cổ phần (61%) cho nhà đầu tư chiến lược với giá tối thiểu 1.174 tỷ đồng, bên cạnh 19 triệu cổ phần đấu giá công khai nêu trên. Ngoài ra, Nhà nước nắm giữ 29%, giúp Hanel có tổng vốn điều lệ 1.921 tỷ đồng.
Doanh thu Big C Việt Nam tăng 55 lần sau 13 năm
Sau khi Tập đoàn Casino (Pháp) cho biết dự định bán chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam nhằm tái cơ cấu các khoản nợ, rất nhiều đại gia bán lẻ ngoại như Central Group, Lotte Group, Dairy Farm, Aeon... hoặc doanh nghiệp nội như Saigon Co.op... đều chạy đua để sở hữu hệ thống bán lẻ này. Bức tranh doanh thu của Big C trong suốt hơn 13 năm, cũng như giá trị của thương hiệu đã làm nên sức hấp dẫn của thương vụ mặc dù mức giá chi ra để sở hữu hệ thống này có thể lến tới 800 triệu USD.
Big C Việt Nam có tiền thân là hệ thống siêu thị Cora, dưới sự quản lý của Tập đoàn Bourbon (Pháp). Năm 1998, sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, đường tinh chế, dịch vụ hàng hải..., Bourbon thành lập Công ty Vindémia và khai trương siêu thị đầu tiên ở Việt Nam mang phong cách Pháp với thương hiệu Cora tại Đồng Nai. Công ty này cũng có một phần vốn của Casino Group. Chi phí đầu tư Cora Đồng Nai khi đó vào khoảng 54 triệu USD, trong đó có 65% vốn của Bourbon và 35% còn lại của Donimex - một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Siêu thị có diện tích hơn 18 ha với 391 nhân viên. Là siêu thị đầu tiên trên địa bàn Đồng Nai nên Cora đã đón nhận một lượng khách đến mua sắm và tham quan đông đảo, dù địa điểm ở cách trung tâm Biên Hòa đến hơn 10km. Các chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ khi đó nhận định, Cora Đồng Nai thành lập bối cảnh khá thuận lợi, không chịu sự cạnh tranh khốc liệt vào thời điểm đó vì các đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam như Co.op mart, Citimart, Maximark đều vẫn nhỏ cả về số lượng và quy mô.
Với thuận lợi đó, năm 2000 và 2001, 2 siêu thị tiếp theo của Cora lần lượt ra đời tại TP HCM và cũng đón lượng khách hàng tương đương như ở Đồng Nai. Không có số liệu thống kê cụ thể trong giai đoạn này nhưng một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực cho biết, doanh thu ước tính của chuỗi siêu thị này vào khoảng 500 triệu đồng mỗi ngày. Tốc độ tăng doanh thu hàng năm vào khoảng 10%. Chủ sở hữu của hệ thống Cora khi đó dự kiến đạt lợi nhuận sau năm thứ 3.
Năm 2003, Bourbon thông báo hệ thống siêu thị Cora tại Việt Nam sẽ đổi tên do chủ sở hữu thương hiệu này tại Pháp ngừng ký kết hợp đồng cho mượn tên. Siêu thị chính thức được mang tên Big C - thương hiệu thuộc sở hữu của Casino Group. Vào thời điểm đó, thương hiệu Big C đã trở nên rất phổ biến tại Thái Lan nhưng nhiều chuyên gia từng lo ngại, Cora đã có tiếng tăm khá tốt tại Việt Nam nhiều năm qua, việc đổi tên thành Big C sẽ khiến hệ thống siêu thị này kém sức cạnh tranh so với các đối thủ đang nổi lên rất nhanh.
Mặc dù vậy, cuối năm đó, Vindémia vẫn quyết định Bắc tiến với thương hiệu mới và khởi công siêu thị thứ 4 của mình có tên gọi Big C Thăng Long (Hà Nội). Đây là liên doanh giữa đơn vị này và Công ty Thăng Long GTC với vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD. Tuy nhiên, bước chuyển mình của hệ thống siêu thị chỉ thực sự diễn ra sau khi Tập đoàn Casino nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần Vindémia và tiếp quản việc phát triển Big C Việt Nam. Trong một báo cáo đánh giá riêng về tình hình phát triển phát hành năm 2009, Tập đoàn Casino nhận định từ khi đơn vị này tiếp nhận, hệ thống Big C Việt Nam có tốc độ phát triển rất nhanh khi doanh thu đạt mức tăng trưởng khoảng 45% mỗi năm. Cụ thể, nếu như năm 2002, doanh thu của đơn vị là 336 tỷ đồng thì con số này đã tăng lên gần 10 lần vào năm 2008. Số siêu thị cũng tăng lên gấp 3 lần, đạt con số 9.
Doanh thu của hệ thống siêu thị Big C Việt Nam từ năm 2002-2014 (đơn vị: tỷ đồng). Nguồn dữ liệu: Casino Group.
Cũng trong báo cáo đó, với doanh thu năm 2009 đạt 4.375 tỷ đồng (khoảng 180 triệu euro), Casino nhận định Việt Nam là một thị trường có tiềm năng to lớn với dân số đông, trẻ. Với đánh giá lạc quan, Casino xây dựng mục tiêu đạt mức tăng trưởng doanh thu những năm sau đó bình quân 25%, đồng thời cải thiện tỷ suất lợi nhuận.
Những năm tiếp sau đó, doanh thu của Big C tiếp tục tăng trưởng mạnh cùng với sự mở rộng hệ thống. Với việc mở mới trung bình 2-4 địa điểm mỗi năm, hiện hệ thống có 32 siêu thị trên toàn quốc cùng với 10 cửa hàng tiện lợi tại TP HCM và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn.
Trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2015, Casino ghi nhận doanh số của Big C Việt Nam đạt 312 triệu euro (khoảng 7.700 tỷ đồng), tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng trưởng của tập đoàn tại châu Á (23%). Lợi nhuận tại Việt Nam cũng tiếp tục đi lên và được hãng đánh giá “hài lòng” trong một bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra. Tuy nhiên, so với doanh thu ở các quốc gia khác trong bản đồ kinh doanh của Casino, thị trường Việt Nam lại yếu thế khi chỉ đóng góp chưa đầy 2% cho Tập đoàn. Đó cũng là một trong những lý do khiến Casino lựa chọn Việt Nam để bán lại.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam với quy mô hơn 90 triệu dân cùng với giá trị của thương hiệu Big C đã làm nên sức hút của thương vụ. Đặc biệt, trong bối cảnh tại thị trường Việt Nam, ông Phú cho rằng các nhà bán lẻ đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi số lượng nhà bán lẻ nội và ngoại ngày càng gia tăng.
"Hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam với Lotte, Metro, Parkson, Aeon… Ở khối nội, bên cạnh những tên tuổi quen thuộc như Saigon Co.op, Fivimart, Hapro... thì còn có các tay chơi mới, tiềm lực mạnh như Vingroup. Trong bối cảnh đó, nhiều đại gia bán lẻ muốn gia tăng sức mạnh của mình bằng cách thâu tóm, mua lại hệ thống khác cũng là một trong những cách làm hiệu quả, đặc biệt khi Big C đã có thương hiệu tốt", ông Phú nói, đồng thời cũng cho rằng, nhiều doanh nghiệp trong số đó đang tìm cách thâm nhập để nắm trong tay một chuỗi cung ứng từ sản xuất cho tới phân phối. Điều đó càng khiến cuộc chiến cạnh tranh và những thương vụ mua bán trên thị trường này trở nên sôi động hơn trong thời gian tới.