Thống đốc PBOC cảnh báo về núi nợ Trung Quốc
Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam chống hàng giả
Anh sẽ mất 100 tỷ bảng nếu rời EU
Tập đoàn Dewan 'cầu cứu' dự án tại Nha Trang
Thị trường ô tô Malaysia giảm mạnh
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-03-2016
- Cập nhật : 21/03/2016
Bangladesh nhờ FBI truy tìm tin tặc trộm nhà băng trung ương
Nắm được thói quen này của người giàu, các nhãn hàng chỉ cần ngồi hốt bạc
Tín đồ hàng hiệu là những khách hàng mà bất kỳ một nhãn hàng hay một nhà bán lẻ nào cũng thèm muốn.
Trong một báo cáo từ BI Intelligence, các chuyên gia đã đưa khách hàng là tín đồ của xa xỉ phẩm vào tầm ngắm quan sát kỹ hơn thói quen tiêu dùng cũng như sở thích của những người giàu có- gồm cả cách họ mua sắm ra sao và ở đâu.
Dưới đây là một số điểm nổi bật rút ra từ báo cáo:
- Chi tiêu tùy ý của những người giàu đang tăng nhanh hơn so với người tiêu dùng ở Mỹ nói chung. Theo YouGov, khoản chi tiêu này ở những người có thu nhập từ 120.000 USD/năm trở lên được kỳ vọng sẽ tăng 6,6% trong năm 2016, đạt 406 tỷ USD. Trái lại, chi tiêu tùy ý của người dân Mỹ nói chung lại giảm 1% trong giai đoạn 2014-2015.
- Những khách hàng giàu có được kỳ vọng trong năm 2016 sẽ tiêu tiền vào thời trang, du lịch và ăn uống. Trong số các hạng mục này, chi phí cho thời trang (đặc biệt là quần áo, phụ kiện và túi xách) sẽ tăng mạnh nhất với 6,9% đạt 37,4 tỷ USD (khoảng 9% tổng chi tiêu tùy ý).
- Các nhãn hàng cao cấp đang chi tiêu quá nhiều ngân sách quảng cáo vào các chế phẩm in ấn. Theo Trung tâm Nghiên cứu Shullman, năm ngoái bảy nhãn hàng cao cấp lớn nhất nước Mỹ đã chi tổng số 133 triệu USD cho quảng cáo vào mùa nghỉ lễ, 57% trong số đó là dành cho quảng cáo trên tạp chí. Nhưng trong số những người tiêu dùng giàu có, tỉ lệ phản hồi với những quảng cáo trên mạng cao hơn khá nhiều.
- Có những dấu hiệu cho thấy việc mua sắm các mặt hàng xa xỉ không còn chú trọng vào thương hiệu và vị thế như trước đây. Những người tiêu dùng có tiền, cũng như những người bình thường khác, ưa thích sự tiện lợi và mức giá thấp của các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon hơn hẳn so với việc mua sắm ở những trang web chính thức của từng nhãn hàng. Yếu tố giá cả cũng đóng một vai trò khá lớn trong lĩnh vực xa xỉ phẩm khi những người trẻ trưởng thành dần.
Apple sẽ dùng 1 tỉ USD đầu tư gì ở Việt Nam?
Saigonbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ
NHNN chấp thuận việc Saigonbank tăng vốn điều lệ từ 3.080 tỷ đồng lên 4.080 tỷ đồng theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông Saigonbank thông qua.
Ngày 18/3/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 1615/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương (Saigonbank).
Theo đó, NHNN chấp thuận việc Saigonbank tăng vốn điều lệ từ 3.080 tỷ đồng lên 4.080 tỷ đồng theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông Saigonbank thông qua ngày 26/9/2015 và được Hội đồng quản trị Saigonbank thông qua tại Nghị quyết số 202/2015/NQ-HĐQT ngày 28/9/2015, số 22/2016/NQ-HĐQT ngày 15/3/2016.
NHNN yêu cầu Saigonbank có trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý, chế độ thông tin, báo cáo liên quan đến việc việc tăng vốn theo quy định của pháp luật; Yêu cầu các cổ đông khi tham gia mua cổ phần của Saigonbank phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan; Trường hợp việc phát hành cổ phần dẫn đễn cổ đông sở hữu trên 5% vốn điều lệ trở lên, Saigonbank phải trình NHNN xem xét, chấp thuận theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi hoàn tất các thủ tục tăng vốn, Saigonbank có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép hoạt động cho NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
Văn bản này có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký. Trường hợp việc tăng vốn điều lệ chưa hoàn tất trong thời hạn cho phép hoặc nếu Đại hội đồng cổ đông Saigonbank thông qua việc thay đổi phương án tăng vốn điều lệ đã được NHNN chấp thuận, văn bản này hết hiệu lực pháp lý.
Mới đây, ngân hàng đã gửi thông báo đến cổ đông về việc bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2013-2017 trong năm 2016 của Saigonbank.
Thời gian chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến của Saigonbank là ngày 3/3/2016. Thời gian thực hiện lấy ý kiến cổ đông từ 7/3/2016 đến ngày 21/3/2016.
Sẽ có làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam
Đây là nhận định của TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI tại tọa đàm xúc tiến đầu tư và du lịch Nhật Bản tại Hà Nội do Đại sứ quán Nhật Bản, VCCI, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức sáng 20/3.
Tọa đàm thu hút 30 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong các lĩnh vực như: Vận tải, Xây dựng, Tái chế, Chế tạo, Chứng khoán, Sản xuất, Truyền hình, Thuốc, Nông sản thực phẩm… tham dự.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đánh giá, qua hơn 43 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản đã có những bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt là sau khi hiệp định thương mại giữa hai nước được ký kết từ năm 2009.
Đánh giá tiềm năng, cơ hội dành cho doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư vào Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố cam kết ủng hộ các nhà đầu tư Nhật Bản làm ăn lâu dài tại Thủ đô.“Chính quyền, nhân dân Hà Nội quyết tâm xây dựng môi trường xanh sạch đẹp, cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách hành chính, đề cao tính kỷ luật, kỷ cương của người lao động, cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư Nhật Bản” – ông Chung nói.
Công sứ đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Katsuro Nagai cho biết, hiện Nhật Bản đang xếp thứ 2 trong số 105 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Số dự án được cấp phép chiếm khoảng 30% bao gồm nhiều ngành nghề: Xây dựng, bán lẻ, dịch vụ. Nhiều công trình biểu tượng của Nhật bản ở Việt Nam như Cầu Nhật Tân, Nhà ga Quốc tế Nội Bài. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia. “Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của Việt Nam, thúc đẩy sự hợp tác tốt đẹp của hai nước.” – Công sứ đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nói.
Theo TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đang tiến hành cải cách, hội nhập theo chuẩn mực hiện đại, tiên tiến của thế giới. Hà Nội, sau Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiện có một dàn thế hệ lãnh đạo trẻ, năng động, quyết đoán như Bí thư Hoàng Trung Hải, Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Chung. “Đây sẽ là những nhân tố quyết định làm cho Hà Nội phát triển, đột phá” – TS Lộc nhấn mạnh.
TS Vũ Tiến Lộc cho biết thêm: “Khi TPP có hiệu lực, Nhật Bản sẽ phải sắp xếp lại chiến lược chuỗi giá trị với Việt Nam. Vì lợi ích của mình, các doanh Nhật Bản cần tái cấu trúc đầu tư vào Việt Nam. Chắc chắn sẽ có làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam”.
Tuy nhiên, Việt Nam có thể đón nhận thành công được làn sóng này không còn phụ thuộc vào nội lực và công cuộc cải cách thể chế của Chính phủ và các địa phương… Chủ tịch VCCI cho biết, trong một báo cáo gần đây của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (JETRO), cácdoanh nghiệp Nhật Bản đều quyết định sẽ mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam. Đây là một triển vọng lớn cho Việt Nam.
Ông Lộc cũng thông báo các doanh nghiệp Nhật Bản về tình hình đổi mới của Việt Nam. Ông nhấn mạnh doanh nghiệp Nhật hoàn toàn có thể an tâm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đang tiến hành cải cách, lựa chọn những mô hình quản trị tốt nhất tại Việt Nam. Nghị quyết 19 về cải thiện về môi trường đầu tư kinh doanh của chính phủ là một ví dụ.
Việt Nam đang quyết tâm đat được mục tiêu năm 2016 trở thành một trong 4 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất Asean, tức Asean 4. Mục tiêu xa hơn là trở thành một trong những môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.
Chủ tịch VCCI cũng đề nghị các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia giúp sức, hỗ trợ Hà Nội xây dựng chương trình thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ.
Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội cũng giới thiệu một số dự án mà Hà Nội thu hút đầu tư. Đồng thời lắng nghe doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất nguyện vọng đầu tư và phát triển du lịch vào Hà Nội.