Vốn toàn cầu đổ vào bất động sản thương mại đạt kỷ lục 443 tỷ USD
Tiếp tay cho các tài phiệt Mỹ trốn thuế, ngân hàng Thụy Sỹ vừa phải chịu án phạt lên đến 5 tỷ đô
Foxconn hạ mức giá mua lại Sharp xuống chỉ còn 900 triệu USD, từ lời đề nghị 6,2 tỷ USD
Chuyên gia Ngân hàng Thế giới Phạm Minh Đức: Gọi tên để thoát "bẫy" giá trị gia tăng thấp
Kiểm soát chặt thép nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước
Tin kinh tế đọc nhanh 21-03-2016
- Cập nhật : 21/03/2016
Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2016
Nội dung chính của buổi hội thảo tập trung vào một số vấn đề liên quan đến nền kinh tế của VN như thâm hụt ngân sách, nợ công, tỷ giá, ngoại hối, các vấn đề tăng trưởng nói chung...; xu hướng và triển vọng của thị trường thương mại tác động đến nền kinh tế của Việt Nam.
Theo bà Izumi Devalier, chuyên gia kinh tế HSBC Hồng Kông, năm 2015, nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới gặp nhiều khó khăn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tốt, có hai nguyên nhân để VN đạt được kết quả tích cực đó là: xuất khẩu tăng trưởng mạnh, vượt lên xu hướng chung của khu vực và tăng tưởng tốt về tín dụng.
Sang năm 2016, VN được dự đoán đứng thứ hai trong nhóm những thị trường mới nổi ở Châu Á. Tuy nhiên sẽ vẫn có những rủi ro mà VN cần phải lưu ý: tăng trưởng nhanh của tiêu dùng nội địa sẽ làm tăng áp lực của lạm phát, có thể có lạm phát kép quay trở lại, do đó Ngân hàng Nhà nước cần thắt thặt chính sách tiền tệ; tài khoản vãng lai bị thâm hụt tương đối lớn; tăng trưởng tín dụng và nhu cầu nội địa mạnh mẽ đi kèm với sự suy thoái của cán cân thương mại do nhập khẩu tăng cao từ các DN trong nước, hầu hết là từ những DNNN.
Bà Izumi Devalier khuyến nghị, Việt Nam cần đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của khối DN quốc doanh và các DNNN vào chuỗi giá trị toàn cầu; TPP chính là chìa khóa thúc đẩy nhanh tiến trình này.
Đồng tình với ý kiến của bà Izumi Devalier về thị trường tín dụng và sức ép về lạm phát, Chánh Văn phòng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, những năm qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để vượt qua khó khăn, xử lý những vấn đề liên quan đến nợ xấu và vấn đề của thị trường tín dụng, đã tương đối thành công trong việc kiểm soát lạm phát.
Về triển vọng tăng trưởng, ông Nghĩa cho biết Việt Nam đang xây dựng kế hoạch ngân sách trung hạn, nợ trung hạn và đầu tư công trung hạn nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
Cũng tại hội thảo, ông Douglas Lippoldt chuyên gia kinh tế của HSBC cho biết, Việt Nam được kỳ vọng là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, GDP sẽ tăng thêm khoảng 10,5%. Những điều khoản chuyên sâu của TPP sẽ hỗ trợ quá trình cải cách trong nước, cải thiện môi trường kinh doanh và củng cố niềm tin của các đối tác nước ngoài. Khu vực nhà nước sẽ vẫn chiếm phần đầu tư lớn nhất nhưng Chính phủ Việt Nam đang có những bước tiến mở cửa hơn nữa nền kinh tế.
Ông Douglas Lippoldt cũng cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam sẽ bật lên mạnh mẽ và được kỳ vọng tăng hơn 10% mỗi năm trong giai đoạn 2016-2030; đa dạng hóa xuất khẩu cả về mặt sản phẩm và thị trường là cơ sở cho triển vọng tích cực này. Lực lượng lao động lớn, giá thấp và các hiệp định thương mại khu vực sẽ giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngành hàng dệt may và phụ liệu may mặc của Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển nhờ kinh tế mở cửa, ông Douglas Lippoldt nhấn mạnh.
Vì sao XK tôm vào Úc giảm?
Trước ý kiến của Tham tán thương mại Việt Nam tại Úc (tại Hội nghị tham tán 2016) cho rằng, sản lượng tôm xuất khẩu vào Úc còn ít do năng lực xét nghiệm bệnh trên tôm của Việt Nam còn hạn chế, đại diện lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT khẳng định còn có những nguyên nhân khác liên quan tới khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật từ Úc chứ không chỉ riêng lý do trên.
Trong văn bản mà Nafiqad vừa gửi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, đơn vị này nêu rõ: Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro đối với tôm và sản phẩm tôm nhập khẩu vào Úc, năm 2009, Cơ quan an ninh sinh học Úc (BA) đã công bố trên website (http://biosecurityaustralia.gov.au) quy định tôm và sản phẩm tôm nhập khẩu vào Úc phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Thứ nhất, có xuất xứ từ quốc gia/vùng được Úc công nhận sạch bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng (YHV), Hội chứng Taura (TSV) và bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn (NHPB). Riêng bệnh NHPB chỉ áp dụng đối với sản phẩm chưa đông lạnh.
Thứ hai, được bỏ đầu, bỏ vỏ (trừ đối đuôi cuối) và được kiểm tra, chứng nhận âm tính với bệnh WSSV và YHV.
Thứ ba, được chế biến sâu (tẩm bột, bao bột, ướp bằng nước xốt ướt hoặc khô, được chế biến làm nhân bánh bao, bánh gối hay các sản phẩm tương tự).
Thứ tư là được nấu chín.
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Nafiqad: Do Việt Nam chưa là quốc gia/vùng sạch bệnh WSSV, YHV, TSV, NHPB nên tôm xuất khẩu sang Úc phải áp dụng các quy định thứ hai thứ ba và thứ tư.
Đây là nguyên nhân kỹ thuật gây ảnh hưởng đến việc đa dạng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này, không phải chỉ do nguyên nhân về năng lực xét nghiệm như phản ánh đã nêu.
Để đa dạng hóa các sản phẩm tôm xuất khẩu vào thị trường Úc, đặc biệt là mở rộng các sản phẩm tôm nguyên con, còn vỏ đông lạnh, Nafiqad để nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xem xét, chỉ đạo Cục Thú y liên hệ với Cơ quan thẩm quyền Úc để chuẩn bị các điều kiện cần thiết để được công nhận là quốc gia/vùng sạch bệnh WSSV, YHV, TSV, NHPB. (BHQ)
Euro Auto chào đón đối tác thành viên thứ 16 gia nhập Liên minh 5-sao.
Euro Auto, nhà nhập khẩu chính thức của tập đoàn BMW tại Việt Nam, vừa công bố việc hợp tác bàn giao dòng xe BMW 520i mang màu ngoại thất đen ngọc Sapphire dành cho Hôtel des Arts Saigon, Thành viên MGallery. Đây là đối tác thành viên thứ 16 gia nhập Liên Minh 5-Sao của Euro Auto.
Trong hơn nửa thập kỷ qua, kể từ ngày đầu tiên được giới thiệu trên toàn cầu, BMW Series 5 luôn nằm trong danh sách các dòng xe bán chạy nhất trên thế giới thuộc phân khúc hạng sang tầm trung. Vào đầu năm 2016, Series 5 tiếp tục lần thứ 6 liên tiếp đón nhận danh hiệu “Mẫu xe xuất sắc nhất 2016” do các độc giả của tạp chí uy tín Auto Motor und Sport (Đức) bình chọn.
Trước đó vào năm 2015, Series 5 cũng tự hào được vinh danh với giải nhất trong phân khúc xe hạng sang cỡ trung, sau cuộc nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu JD Power. BMW Series 5 vốn từng nổi tiếng với một danh sách hùng hậu các giải thưởng thuộc nhiều hạng mục quan trọng về cả thiết kế, công nghệ và tính năng an toàn, điều đó lý giải cho sự yêu thích của khách hàng trên toàn thế giới đối với mẫu xe xuất sắc này.
Đóng góp vào mức tăng trưởng vượt bậc hơn 40% của BMW tại Việt Nam trong năm 2015 vừa qua, Series 5 quy tụ những tinh hoa đẳng cấp nhất của BMW ở nhiều phương diện như thiết kế, tiện nghi và công nghệ. BMW 520i đi kèm các trang bị, tính năng đẳng cấp và sang trọng theo tiêu chuẩn 5-sao.(BHQ)
16 thành viên liên minh 5 sao (5-Star Alliance) là: Sofitel Legend Metropole Hà Nội, Sofitel Plaza Hanoi, Sheraton Hà Nội, Hilton Hà Nội, Moevenpick Hà Nội, JW Marriott, The Nam Hải, Hội An, Pullman Đà Nẵng , InterContinental Sun Peninsula Đà Nẵng Resort, Sheraton Nha Trang, Michelia Nha Trang, Sheraton Sài gòn, Equatorial, Nikko Sài Gòn, Sofitel Sài Gòn, Hôtel des Arts Saigon, Thành viên MGallery.
Bên cạnh đó, BMW còn là đối tác cung cấp những dòng xe đẳng cấp cho hoạt động kinh doanh của những đại sứ quán, tập đoàn, công ty lớn tại Việt Nam, như Dự án Ngôi nhà Đức (Deutsches Haus), Lãnh sự quán Đức, Lãnh sự quán Thụy Sĩ, Công ty Bayer Việt Nam và Samsung Việt Nam.
COMA tìm nhà đầu tư chiến lược cho Công ty mẹ
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa, Tổng công ty Cơ khí xây dựng - Công ty TNHH một thành viên (COMA) đã chính thức thông báo tìm nhà đầu tư quan tâm hợp tác và đầu tư dưới hình thức là nhà đầu tư chiến lược.
5.340.100 cổ phần (30% vốn điều lệ) của Công ty mẹ - Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA) đang chờ nhà đầu tư chiến lược.
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA), tổng vốn điều lệ của Tổng công ty là 350 tỷ đồng, tương đương 35 triệu cổ phần (với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần).
Trong đó, Nhà nước sẽ nắm giữ 17.850.000 cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ. Theo lộ trình, đến năm 2018 tỷ lệ sở hữu nhà nước nắm giữ sẽ giảm xuống 40%.
Số cổ phần COMA dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược là 10.500.000 cổ phần, chiếm 30% vốn điều lệ. 5.340.100 cổ phần, tơng đương 15,26% vốn điều lệ sẽ được COMA bán đấu giá công khai tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và 1.309.900 cổ phần ưu đãi (chiếm 3,74% vốn điều lệ) còn lại sẽ bán cho người lao động.
Phương thức và giá bán cho nhà đầu tư chiến lược, COMA xác định số lượng nhà đầu tư chiến lược tối đa là 3 nhà đầu tư, với thương thức bán cổ phần là thỏa thuận trực tiếp.
Về thời điểm bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, COMA cho biết sẽ tiến hành sau khi thực hiện đấu giá công khai, với giá bán cổ phần không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của COMA là tổng thầu EPC, nhà thầu xây lắp, cơ khí chế tạo, tư vấn thiết kế, quản lý dự án, kinh doanh thương mại cho thuê máy móc thiết bị, hoạt động XNK vật tư thiết bị, XK lao động.
Một trong những tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược được COMA xác định các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh lãi 2 năm liền trước khi tham gia là nhà đầu tư chiến lược, ưu tiên các nhà đầu tư có cùng ngành nghề hoạt động.
Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ với bột ngọt nhập khẩu
Cụ thể, áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng bột ngọt, còn có tên gọi khác là mỳ chính, mã HS 2922.4220 nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau.
Biện pháp tự vệ chính thức có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký Quyết định 920/QĐ-BCT và được áp dụng trong thời gian 4 năm nếu không được gia hạn áp dụng.
Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp tự vệ chính thức dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hóa nói trên theo mức thuế cụ thể như sau:
Thời gian có hiệu lực | Mức thuế tự vệ |
---|---|
25/3/2016 - 24/3/2017 | 4.390.999 đồng/tấn |
25/3/2017 - 24/3/2018 | 3.951.899 đồng/tấn |
25/3/2018 - 24/3/2019 | 3.556.710 đồng/tấn |
25/3/2019 - 24/3/2020 | 3.201.039 đồng/tấn |
Từ ngày 25/3/2020 trở đi | 0 đồng/tấn (nếu không gia hạn áp dụng biện pháp) |
Sau khi biện pháp tự vệ chính thức có hiệu lực, Tổng cục Hải quan Việt Nam sẽ tiến hành áp dụng thu thuế nhập khẩu bổ sung với các mức thuế theo lộ trình này đối với hàng hóa bị điều tra từ tất cả các nước/vùng lãnh thổ, ngoại trừ những nước/vùng lãnh thổ thuộc danh sách loại trừ.
Các quốc gia/vùng lãnh thổ được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ chính thức là các nước đang phát triển và kém phát triển có lượng xuất khẩu vào Việt Nam không quá 3% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam từ tất cả các quốc gia/vùng lãnh thổ.
Đối với các tổ chức/cá nhân nhập khẩu mặt hàng bột ngọt, để được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ chính thức như trên, khi nhập khẩu hàng hóa cần phải cung cấp cho cơ quan hải quan các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ như sau:
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin), trên đó ghi rõ hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia/vùng lãnh thổ được miễn trừ.
- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Mill-test certificate) do nhà sản xuất sản phẩm đặt tại các quốc gia/vùng lãnh thổ được miễn trừ.
Trước đó, ngày 01/9/2015, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 9269/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam từ nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau.
Bộ Công Thương cho biết, cơ sở để áp dụng biện pháp tự vệ chính thức là do khối lượng bột ngọt được nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng đột biến, cả về mặt tuyệt đối và tương đối, trong giai đoạn điều tra.
Ngành sản xuất trong nước đã phải gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng như giảm thị phần, lượng bán hàng trong nước, sản lượng, công suất, doanh thu, lợi nhuận, đầu tư, nhân công trong giai đoạn điều tra.
Qua điều tra cho thấy, việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, sự suy giảm trong phát triển kinh tế tại Trung Quốc trong năm 2014 và việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc được xem là “những diễn biến không lường trước” và là nguyên nhân lý giải sự gia tăng đột biến hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.