Hàng không Việt Nam liệu có tiếp tục lỗ trong trung hạn
Thương hiệu Sheraton có thể về tay Trung Quốc
Thử nghiệm khai thác bể than sông Hồng sau 2021
Hạt điều tăng giá gấp đôi
Nhà đầu tư ngoại ngấp nghé đất vàng Thủ Thiêm
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-03-2016
- Cập nhật : 20/03/2016
Sẽ thanh kiểm tra thuế 18% doanh nghiệp trong năm 2016
Hai tháng, xuất siêu gần 700 triệu USD
Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu là 10,1 tỉ USD, giảm 24,4% và tổng giá trị nhập khẩu gần 10,3 tỉ USD, giảm 18% so với tháng đầu năm 2016.
Tính chung hai tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sơ bộ đạt gần 46,7 tỉ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó giá trị xuất khẩu gần 24 tỉ USD, tăng 3% và giá trị nhập khẩu hơn 23 tỉ USD, giảm 6%.
Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong hai tháng đầu năm nay xuất siêu 676 triệu USD.
Đây là cách ngân hàng có thể lách quy định giới hạn tiền vào chứng khoán
Dường như, thông tư 36 với mục tiêu siết tiền ngân hàng vào chứng khoán có vẻ không cắt được tiền thực đổ vào thị trường tương đương 35% GDP. Đây có thể là cách công ty chứng khoán đang làm...
Thông tư 36 người ta đã nói nhiều quá rồi, chung quy lại, đối với thị trường chứng khoán thì hiểu đơn giản là: siết bớt dòng vốn trước đây chảy mạnh từ ngân hàng sang chứng khoán. Không phải là cấm nhưng là siết bớt.
Nhiều người bảo là tốt cho thị trường tài chính, tiền tệ trong đó có cả thị trường chứng khoán bởi nó hạn chế bớt những bất ổn do rủi ro mà thị trường chứng khoán mang lại. Nhiều người lại “kêu ca” rằng siết thế thì thị trường tương đương 35% GDP của nước Việt chỉ có chết yểu….
Tạm miễn bàn về sự tốt, sự xấu của thông tư vì người ta cũng bàn quá nhiều rồi và thông tư cũng đi vào thực tiễn được một năm rồi. Bài viết này đề cập đến một vấn đề khác: Tiền ngân hàng có đang đổ vào chứng khoán…theo cách khác?
Nghị quyết HĐQT thông qua phương án phát hành trái phiếu Đợt 1 năm 2016 của Chứng khoán S. cho hay, công ty chứng khoán này sẽ phát hành tối đa 300 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu để huy động tối đa 300 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm theo hình thức phát hành riêng lẻ thông qua đại lý phát hành, trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Mục đích phát hành là để bổ sung nguồn vốn cho vay ký quỹ chứng khoán.
Nếu chỉ dừng lại ở đây thôi thì cũng không có gì để nói.
Chứng khoán S. phát hành trái phiếu, có thể ông A, ông B, ông C nào đó mua, cũng là lẽ thường.
Ông A, ông B, ông C nào đó-theo điều khoản phát hành trái phiếu của Chứng khoán S.-thì có thể dùng trái phiếu làm tài sản đảm bảo để vay vốn tại ngân hàng S. Nghiệp vụ này có vẻ bình thường. Thông thường, để dễ vay thì ông A, ông B, ông C sẽ vay để mua nhà cửa, kinh doanh hay gì đó. Về cơ bản là ông đã được ngân hàng chấp thuận trái phiếu làm tài sản đảm bảo.
Nhưng, Chứng khoán S. là công ty chứng khoán có ngân hàng S. “đứng sau” với tỷ lệ sở hữu hiện tại gần 5%. Chủ tịch HĐQT của chứng khoán S. cũng là của ngân hàng S.
Nếu giả như, ông A, ông B, ông C nào đó có một mối quan hệ khăng khít hoặc đơn giản là đã có 1 cái bắt tay với ngân hàng thì quay đi quay lại, tiền ngân hàng đã thông qua ông A, ông B, ông C để đổ vào công ty chứng khoán thực hiện việc cho vay ký quỹ chứng khoán thông qua vỏ bọc trái phiếu.
Đây không phải lần đầu tiên Chứng khoán S. phát hành trái phiếu. Trong năm 2015, Chứng khoán S. đã 2 lần huy động vốn trái phiếu. Tại thời điểm cuối năm 2015, Chứng khoán S. vẫn đang theo dõi khoản vay nợ dài hạn là Trái phiếu S...-BOND với số tiền 580 tỷ đồng.
Huy động vốn trái phiếu không phải chỉ Chứng khoán S. làm. Cuối năm 2015, dư nợ trái phiếu tại Chứng khoán Vietcombank (VCBS) là 472 tỷ đồng; tại SSI là 687,5 tỷ đồng…
Một trào lưu phát hành trái phiếu của các công ty chứng khoán xuất hiện vào tầm cuối 2014, đầu 2015. Tiền ngân hàng liệu có đến công ty chứng khoán thông qua con đường rất khác, vòng vèo hơn?
Chi nghìn tỷ cho mảng công nghệ, FPT kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận mảng này trên 30%
FPT đặt kế hoạch năm 2016 với phần lớn doanh thu đến từ khối Phân phối và Bán lẻ, còn phần lớn lợi nhuận đến từ khối Công nghệ
Theo tài liệu ĐHCĐ của CTCP FPT (mã: FPT), công ty này đặt kế hoạch doanh thu cho năm 2016 là 45.796 tỷ đồng – tăng 14,5% so với năm 2015; lợi nhuận trước thuế 3.151 tỷ đồng – tăng 10,5%. Phần lớn doanh thu đến từ khối Phân phối và Bán lẻ với mục tiêu 28.586 tỷ - tăng 13,4%, còn phần lớn lợi nhuận đến từ khối Công nghệ với kế hoạch 1.042 tỷ - tương đương năm 2015. Chi tiết như sau:
Bên cạnh đó, FPT có kế hoạch chi 1.802 tỷ đầu tư cho mảng Viễn thông và 945 tỷ cho khối Công nghệ trong năm 2016. Khối Phân phối và Bản lẻ dự kiến sẽ đầu tư thêm 127 tỷ còn khối Giáo dục là 45 tỷ.
HĐQT trình ĐHCĐ thông qua mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 20%, trong đó cổ tức đã tạm ứng chi trong quý 3/2015 là 10%, cổ tức còn lại đã chi sau khi ĐHCĐ phê duyệt là 10%. Thời điểm chi trả vào quý 2/2016.
HĐQT cũng trình phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, cũng dự kiến thực hiện vào quý 2/2016.
Kế hoạch cổ tức năm 2016 được trình với tỷ lệ 20% , căn cứ theo số lượng cổ phiếu mới sau khi đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu 15%.
Sau khi rút khỏi Việt Nam, Foodpanda đầu tư mạnh vào thị trường Hồng Kông
Hồng Kông được coi là một trong những thị trường trọng điểm của Foodpanda.
Foodpanda là dịch vụ đặt món ăn trực tuyến được hậu thuẫn bởi Rocket Internet. Sau một thời gian dài đổ vốn mở rộng thị trường không thành công, Foodpanda đã chính thức rút khỏi Việt Nam vào tháng 12/2015 để tập trung vào những thị trường chính của dịch vụ này.
Ngày hôm nay, Foodpanda tuyên bố họ đã mua lại toàn bộ dịch vụDelivery.com của Hồng Kông để mở rộng kinh doanh. Trước đó họ đã mua lại hai dịch vụ của nước này là Koziness và Dial a Dinner. Trong email gửi tới đơn vị truyền thông của Foodpanda, họ cho biết công ty nhận thấy sự chuyên nghiệp trong việc phục vụ các doanh nghiệp lớn của Delivery, chi tiết khoản tiền bỏ ra để thâu tóm không được tiết lộ.
Việc thâu tóm này diễn ra chỉ chưa đầy một tháng sau khi Foodpanda Hồng Kông phải sa thải 15% nhân viên của mình vì lợi nhuận đang trên đà suy giảm. Giám đốc điều hành của Foodpanda Hồng Kông, ông Alex Roth khẳng định rằng việc sa thải được áp dụng đối với nhân viên ở các bộ phận chăm sóc khách hàng.
Rocket Internet có khoản tiền mặt rất lớn, có thể nói họ không thiếu nguồn vốn. Thế nhưng các dịch vụ về cung cấp thực phần là những khó khăn mà họ gặp phải, chúng dường như khó cạnh tranh được với nhiều đối thủ khác trên thị trường.
Foodpanda Việt Nam cũng phải rút lui vì không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nội địa, hay như một dịch vụ khác thuộc Rocket Internet là DeliveryHero cũng đã rời khỏi Trung Quốc trong tháng này cùng việc sa thải 400 nhân viên.
Đồng sáng lập của Foodpanda, ông Ralf Wenzal nói rằng công ty rất vui mừng chào đón các thành viên của Delivery.com gia nhập, họ đã phát triển dịch vụ tuyệt vời tại một trong những thị trường trọng điểm mà Foodpanda hướng tới. Ông hi vọng cùng với Delivery.com, Foodpanda sẽ có nhiều bước tiến tại đây.