tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 19-03-2016

  • Cập nhật : 19/03/2016

WB đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

wb danh gia cao trien vong tang truong kinh te cua viet nam

WB đánh giá cao triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Báo cáo “Triển vọng Kinh tế Toàn cầu” mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam cùng 5 nền kinh tế đang nổi khác là những nước sẽ có tăng trưởng cao trong năm nay và nhiều năm tiếp theo.

Trong báo cáo trên, WB đánh giá Việt Nam đã đẩy mạnh những nỗ lực phát triển, thúc đẩy tư nhân hóa, đồng thời bắt kịp một số quốc gia láng giềng.

Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy tư nhân hóa và khu vực nhà nước hiện chỉ chiếm 40% nền kinh tế.

Nông nghiệp Việt Nam cũng đã giảm tỷ trọng trong toàn nền kinh tế khi chỉ chiếm 18% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hồi năm ngoái, trong khi ngành sản xuất và dịch vụ chiếm tới 82%.

Bên cạnh đó, khu vực tư nhân của Việt Nam đang tăng trưởng nhờ vào dân số và lực lượng lao động ngày một đông đảo; lương thực tế cũng tăng và giá cả ổn định ở mức thấp.

Tuy có một số khó khăn, nhưng trong bối cảnh đầu tư vào hạ tầng và công nghiệp ngày một lớn, WB vẫn dự báo Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng hàng năm 6%.

Ngoài Việt Nam, WB còn dự báo 5 quốc gia cũng sẽ đạt tăng trưởng cao gồm Myanmar (8%), Philippines (6,5%), Indonesia (5,7%), Bangladesh và Ethiopia./.


Hàn Quốc là quốc gia thứ 4 muốn đầu tư metro tại TP.HCM

han quoc la quoc gia thu 4 muon dau tu metro tai tp.hcm

Hàn Quốc là quốc gia thứ 4 muốn đầu tư metro tại TP.HCM

Sau Nhật Bản, Đức và Tây Ban Nha, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu nghiên cứu dự án xây dựng một số tuyến metro tại TP.HCM.

Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, thông qua cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ cho TP.HCM 5 triệu USD để lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tuyếnmetro số 5 giai đoạn 2 ngã tư Bảy Hiền (Q.Tân Bình) đến bến xe Cần Giuộc mới (xã Đa Phước, huyện Bình Chánh) dài 14,5 km.

Đồng thời, từ tháng 2-2016 đơn vị tư vấn KEXIM (Hàn Quốc) bắt đầu nghiên cứu khả thi dự án xây dựng tuyến nhánh metro từ vòng xoay Lăng Cha Cả (Q.Tân Bình) kết nối vào sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhấtdài hơn 2 km, sau khi Chính phủ Hàn Quốc đồng ý hỗ trợ 1 triệu USD cho việc nghiên cứu dự án này.

Như vậy, Hàn Quốc là quốc gia thứ 4 tham gia vào các dự án metro ở TP.HCM.

Trước đó, Nhật Bản cho VN vay ODA đầu tư dự án tuyến metro số 1 Bến Thành (Q.1) - Suối Tiên (Q.9) dài 19,7 km (đang thi công).

Kế đến, Đức cho vay vốn ODA đầu tư dự án tuyến metro số 2 giai đoạn 1 Bến Thành - Tham Lương (Q.12, dự kiến năm 2017 khởi công).

Và, Tây Ban Nha cho vay vốn ODA đầu tư dự án tuyến metro số 5 giai đoạn 1 Ngã tư Bảy Hiền (Q.Tân Bình) - cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh, sắp trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư).


Nhiều nhà đầu tư nước ngoài kiến nghị bỏ Thông tư 23 về nhập khẩu máy móc cũ

Ngày 16/3 tại TP.HCM đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP và các nhà đầu tư nước ngoài với chủ đề “Lắng nghe và Đổi mới”. Tại đây các nhà đầu tư đã có những ý kiến rất thẳng thắn về các thủ tục và những vấn đề gặp phải khi kinh doanh tại TP.HCM.

Thông tư 23 gây trở ngại hoạt động đầu tư

Đại diện cho Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (Amcham), ông Herb Cochran cho rằng Thông tư 23 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) (có nội dung quy định cấm nhập máy móc đã qua sử dụng trên 10) đã vi phạm một số điều khoản của WTO bằng cách thiết lập hàng rào tùy ý.

“Thông tư 23 sẽ có hiệu lực vào 1/7/2016, chúng tôi đã có ý kiến và sẽ tiếp tục phản ứng. Chúng tôi cho rằng cần sử dụng một chiến lược quản lý rủi ro để giải quyết vấn đề chứ không phải cấm nhập thiết bị trên 10 năm, do vậy chúng tôi kiến nghị UBND TP kiến nghị Bộ KHCN hủy bỏ thông tư này” – ông Cochran nói.

“63% công ty Nhật trong Hiệp hội xem pháp luật chậm phát triển và sự thiếu minh bạch trong công tác hành chính là nguy cơ khi đầu tư vào Việt Nam” – ông Motohisa Nakagawa.

Đồng quan điểm này, Đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JBAH) ông Motohisa Nakagawa cũng nhận định Thông tư 23 sẽ gây trở ngại cho các doanh nghiệp nước này khi đầu tư vào Việt Nam.

Theo ông Nakagawa thì: “Hiện nay một lượng lớn các nhà đầu tư chuẩn bị nhập các máy móc đã qua sử dụng vào Việt Nam, và những dự án không thể thiếu các loại máy này. Chúng tôi muốn biết các tiêu chí đặc biệt [để được nhập khẩu] và rất biết ơn nếu TP lưu ý và hỗ trợ cho việc thực thi [những tiêu chí đặc biệt] để không làm giảm nhiệt tình của nhà đầu tư vào Việt Nam”.

Trả lời về vấn đề này ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) thừa nhận rằng “đây là vấn đề rất nóng”.

Theo ông, ngay khi Bộ KHCN ban hành Thông tư 20 về việc nhập khẩu máy móc cũ, Bộ KHĐT chính là nơi phản đối quyết liệt nhất.

“Sau khi nghe phản ảnh của các hiệp hội chúng tôi nhận thấy rất hợp lý nên đã báo cáo Bộ trưởng, sau đó Bộ trưởng cũng đã báo cáo trong phiên họp Chính phủ và Thủ tướng đã đồng ý dừng thông tư 20, và quá trình sửa thông tư 20 thì bộ KHĐT là bộ quyết liệt nhất trong đối thoại, phản biện để cho ra Thông tư 23” – ông Hoàng nói.

Theo ông Hoàng: “Lúc đầu quy định chất lượng máy móc phải còn trên 80% và không quá 5 năm, nhưng sau đó đã bỏ tiêu chí tỷ lệ %, còn về số năm đã nâng từ 5 năm lên 7 năm và bây giờ là 10 năm (…) mình không thể đòi hỏi như G7, G8 vì Việt Nam đang ở mức độ phát triển trung bình”.

Do vậy về việc nhập khẩu máy móc trên 10 năm ông Hoàng khẳng định có 2 trường hợp. Trường hợp 1, nếu máy móc được nhập về nằm trong một dây chuyền hoàn chỉnh thì Hải quan “cứ cho nhập vì các bộ ngành đã thống nhất”.

Thứ hai là những máy móc đặc chủng nhưng không nằm trong dây chuyền thì lúc này bộ KHCN và bộ chuyên ngành sẽ có ý kiến. Ông Hoàng cũng nhấn mạnh rằng hai bộ sẽ phối hợp chặt chẽ để xử lý nhanh. Tuy vậy ông Hoàng thừa nhận mình chưa thỏa mãn tiêu chí thứ 2 này.

Về ý kiến cho rằng Thông tư vi phạm một số điều khoản của WTO, ông Hoàng cho biết sẽ kiểm tra lại. Tuy nhiên theo ông trước đó trả lời câu hỏi về vấn đề này, đại diện Bộ KHCN và các bộ ngành khẳng định các nước trong khu vực cũng có đề ra tiêu chuẩn chứ không phải không có hạn chế.

 

khung canh buoi lam viec.

Khung cảnh buổi làm việc.

 

Sửa luật nhưng “đẻ” giấy phép con

Cũng tại buổi trao đổi, ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các khu công nghiệp TP HCM đã nêu nên hiện tượng xuất hiện hàng loạt giấy phép con, và những ràng buộc mới sau khi các bộ luật được ban hành (dựa trên Hiến pháp mới thông qua) nên các doanh nghiệp tiếp tục rơi vào cơ chế xin cho.

“Hiện nay Hải quan cửa khẩu đang phấn đấu 1 cửa liên thông nhưng lại có đến 9 bộ ngành tham gia ký tá. Ví dụ khi nhập khẩu thép chúng tôi phải có giấy kiểm định, thậm chí xin quota hay quy định cắt thép từng miếng ngay trong sản phẩm nhập để kiểm định” – ông Bé cho hay.

Ngoài ra đại diện các Hiệp hội khác cũng nếu ra các hạn chế về ưu đãi thuế, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông yếu kém, đề nghị chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Về vấn đề này ông Hoàng thừa nhận đang có sự chồng chéo giữa các bộ luật mà lý do là nhiều bộ luật mới ra đời nhưng có nhiều luật cũ chưa kịp chỉnh sửa. Ông Hoàng cho biết tới đây cơ quan chức năng sẽ rà soát và điều chỉnh những mâu thuẫn này để giải tỏa những khúc mắc của các nhà đầu tư.

Tại phần phát biểu của mình, ông Nguyễn Thành Phong cam kết sẽ xử lý ngay những vấn đề mà các nhà đầu tư nêu nếu điều đó thuộc thẩm quyền của TP, trong trường hợp không thuộc UB sẽ kiến nghị lên các bộ, ngành Trung ương.

Theo ông Phong, hiện TP đang quyết tâm xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước. Xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, hữu ích và thúc đẩy sự hoàn thiện thể chế, chính sách, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính – một trong những “cản ngại lớn cho quá trình đầu tư” và cho biết sẽ nỗ lực tối đa để giảm điều này.


Chính sách thông thoáng thì doanh nghiệp mới “phất”

vn san sang hoc hoi kinh nghiem tu cac quoc gia di truoc voi muc dich ket noi cac nguon luc ho tro hoat dong doi moi sang tao va uom mam khoi nghiep.

VN sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước với mục đích kết nối các nguồn lực hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và ươm mầm khởi nghiệp.

Vừa qua, Đại sứ Mỹ tại VN Ted Osius và Đại sứ, cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng Mỹ - David Thorne đã tới thăm các gian hàng của các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp Việt Nam (VN) tại Hội nghị kết nối đổi mới sáng tạo Việt Nam – Hoa Kỳ diễn ra tại Hà Nội.

Cuộc trao đổi đã mang lại những cơ hội, kinh nghiệm cho cộng đồng khởi nghiệp, thúc đẩy hình thành một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp lành mạnh tại VN.

Kết nối để phát triển

Hoa Kỳ là nơi có hàng ngàn tập đoàn công nghệ đứng đầu thế giới và là một trong những cường quốc khởi nghiệp, do đó thông qua sự kiện kết nối đổi mới sáng tạo Việt Nam - Hoa Kỳ, VN hy vọng sẽ tạo môi trường để kết nối các DN của Hoa Kỳ, các quỹ đầu tư mạo hiểm với các DN khởi nghiệp của VN cũng như các cá nhân quan tâm đến đổi mới sáng tạo, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp.

Đại sứ Ted Osius chia sẻ: “Chúng ta gặp gỡ hôm nay để nuôi dưỡng và khuyến khích sự lớn mạnh vượt bậc của cộng đồng khởi nghiệp ở VN. Đó là lý do tôi khởi động chương trình “Thách thức khởi nghiệp” dành cho các bạn sinh viên đại học, các nhóm sinh viên có thể đưa ra ý tưởng khởi nghiệp và phần thưởng sẽ là một khoản tiền để giúp đội chiến thắng có thể hiện thực hoá ý tưởng của mình”.

“Được gặp gỡ các DNVN có gian hàng triển lãm ngày hôm nay, tôi cảm nhận được rằng tôi đã mang sự kiện kết nối đổi mới sáng tạo này đến đúng thành phố và đúng đất nước”, Ông David Thorne - Đại sứ, cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng Mỹ tự hào nói.

Sự kiện Kết nối đổi mới sáng tạo này cũng chính là một sự kiện quan trọng để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở hai nước, đặc biệt nhân dịp Mỹ đang chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo toàn cầu tại thung lũng Silicon vào mùa hè này.

Chính sách phải thông thoáng

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhận định: Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, VN cần lực lượng DN mạnh, được hỗ trợ phát triển trong một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thuận lợi, lành mạnh

Nhận thức rõ điều này, trong những năm gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nỗ lực hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở VN, khuyến khích tư nhân thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm... nhằm tạo môi trường pháp lý và tài chính thuận lợi thúc đẩy phát triển các vườn ươm công nghệ, vườn ươm DN, đào tạo khởi nghiệp và tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ các nhóm khởi nghiệp trẻ.

Chia sẻ về những kinh nghiệm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ông David Thorne cho rằng: Khởi nghiệp không chỉ là việc trao quyền tự chủ cho cá nhân, mà còn là động cơ thúc đẩy tăng trưởng việc làm và sự thịnh vượng quốc gia, do đó cần chính sách thông thoáng và cởi mở để DN mới phát triển, đồng thời đẩy mạnh bảo hộ sở hữu trí tuệ và tăng cường chuyển giao kết quả nghiên cứu từ trường, viện ra DN và hỗ trợ DN phát triển để DN có thể cạnh tranh trong môi trường quốc tế.

Mặt khác, cần tăng cơ hội về đào tạo việc làm để người lao động có thể dễ dàng học tập những kỹ năng mới khi cần thiết và luân chuyển tự do từ ngành này sang ngành khác, từ công ty này sang công ty khác.

Với tinh thần đổi mới sáng tạo và phong trào khởi nghiệp, VN sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước với mục đích kết nối các nguồn lực hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo và ươm mầm khởi nghiệp để bắt kịp xu hướng công nghệ hiện đại trên thế giới. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ VN sẽ thông qua các đề án phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở VN trong thời gian tới. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nhân, DN trẻ.

Chung quy lại, sự kết nối thành công giữa Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ là động lực cho những dự án, ý tưởng kinh doanh phát triển, đặc biệt là hỗ trợ cho thế hệ trẻ của hai nước sáng tạo, đổi mới, tiếp cận với các cơ hội đầu tư mới.


Doanh nghiệp nông nghiệp đã thoái vốn được trên 2.100 tỷ đồng

Bộ NNPTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm tái cơ cấu doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước (giai đoạn 2011-2015).

Theo báo cáo, trong giai đoạn trên, Bộ NNPTNT đã sắp xếp, cổ phần hóa 12 tổng công ty, 2 công ty trực thuộc Bộ; 2 công ty thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam. Theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ đã tiến hành cổ phần hóa vượt so với kế hoạch đề ra 4 doanh nghiệp gồm: Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, Công ty Cao su Tân Biên, Công ty Cao su Bà Rịa. Tổng số tiền thu về từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đạt 1.974 tỷ đồng. Đến nay đã có 8 trên 10 tổng công ty cổ phần hóa đã tổ chức bán cổ phần lần đầu tại sở giao dịch chứng khoán

Về thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ phê duyệt kế hoạch thoái vốn cho 1 tập đoàn và 11 tổng công ty. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm việc thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành. Số vốn đã thoái tính đến hết năm 2015 được trên 2.175 tỷ đồng, đạt 39,6% so với kế hoạch…

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Tiến độ thực hiện cổ phần hóa một số doanh nghiệp còn chậm; việc xây dựng kế hoạch, lộ trình và đề án tái cơ cấu tại một số đơn vị chưa phù hợp và sát với thực tiễn nên khi triển khai còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại vướng mắc; công tác thoái vốn theo kế hoạch đã duyệt đạt thấp…

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ là yêu cầu bắt buộc và là giải pháp quan trọng để thực hiện thành công tái cơ cấu nông nghiệp. “Thực tế cho thấy, ở đâu, đơn vị nào người đứng đầu và huy động được cả hệ thống tham gia thì ở đó công tác tái cơ cấu và các hoạt động của doanh nghiệp đạt kết quả tốt. Thời gian tới, cần tập trung sắp xếp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước bao gồm các nông lâm trường quốc doanh, các công ty nông, lâm nghiệp theo phương châm chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ nhưng đặc biệt phải chú trọng đến chất lượng tái cơ cấu”- ông Phát nói.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng khẳng định: “Để thực hiện tái cơ cấu ngành, chúng ta phải làm nhanh hơn. Không cho phép chậm trễ, kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Đây là một yêu cầu bắt buộc”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-03-2016

    Nhà đầu tư Trung Quốc muốn vào Việt Nam “đón” TPP
    800.000 thùng dầu “mất tích” đi đâu mỗi ngày trong suốt 1 năm?
    Đồng hồ Thụy Sĩ đối mặt với năm 2016 đầy thách thức
    Ngành công nghiệp hàng hải châu Á- Thái Bình Dương đối mặt với “cơn gió ngược”
    Cơ quan xếp hạng tín nhiệm của riêng Nga chèn ép nhóm “Big Three”

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-03-2016

    Vinasoy đầu tư 900 tỷ đồng xây nhà máy tại Bình Dương
    Vinamilk đứng top 300 công ty năng động nhất châu Á năm 2016
    Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng xăng dầu
    Giá bán khí hóa lỏng theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
    Tập đoàn Monsanto vừa công bố Báo Cáo Phát Triển Bền Vững năm 2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-03-2016

    HSBC: GDP có thể tăng thêm 10,5% khi Việt Nam tham gia TPP
    Malaysia đầu tư gần 3 tỉ USD tại ASEAN
    Gay cấn cuộc đua thâu tóm Big C Việt Nam
    Chảy đi khắp mọi nơi, dầu thô Mỹ đang định hình lại bức tranh năng lượng thế giới
    Người Trung Quốc đang nhận ra "giấc mộng Trung Hoa" của họ chỉ có thể thực hiện tại Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-03-2016

    JETRO hỗ trợ DN Việt Nam xúc tiến xuất khẩu
    Tỉ phú Lý Gia Thành: Kinh tế Hồng Kông tệ nhất trong 20 năm
    Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu dầu
    4.000 tỉ đồng xây cảng quốc tế Liên Chiểu
    Khai nhập than củi, bên trong là rác điện tử

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-03-2016

    Nga sẽ cạn kiệt dầu vào năm 2044
    El Nino làm giảm mạnh sản lượng cá ở Thái Bình Dương và Trung Mỹ
    Toshiba bán 5,9 tỷ USD tài sản, đầu tư vào sản xuất chip nhớ
    Nhập khẩu ô tô giảm mạnh trong hai tháng đầu năm, đạt hơn 11.5000 chiếc
    Xuất khẩu gạo trong tháng Hai vượt kế hoạch 400.000 tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-03-2016

    Proconco tố “ông lớn” Hàn Quốc CJ không thể là nhà đầu tư chiến lược của Vissan
    Đối tác Singapore sẽ nắm 25% vốn điều lệ của Hanel
    Thu hút FDI: TP.HCM bị Đồng Nai, Bình Dương bỏ xa
    Thực thi EVFTA: Luật tương thích nhưng doanh nghiệp khó hưởng
    Nợ xấu sẽ mắc kẹt nếu bất động sản gặp khó

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-03-2016

    Thị trường dược phẩm Việt Nam có giá trị lên đến 3,5 tỷ USD
    2 đối tác cùng Bánh kẹo Hải Hà muốn đầu tư dự án BĐS trên đất nhà máy cũ
    Tổng Giám đốc dùng đất trên giấy lừa 7 triệu USD
    Opera chấp nhận “bán mình” cho Trung Quốc với giá 1,2 tỷ USD
    Nikkei Asian Review: FPT sẽ bán mảng Bán lẻ và phân phối với giá 103 - 121 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-03-2016

    Nasdaq rời bỏ Trung Quốc, hướng sang Nhật Bản, Ấn Độ
    Việt Nam cần cuộc cải cách thứ 2
    Sản lượng cá tra giảm 17%
    Giá điều thô tăng xấp xỉ "đỉnh" cách đây 5 năm
    Chứng khoán Việt Nam chưa đủ lớn để hấp thụ vốn nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-03-2016

    Vốn Nhật đổ mạnh vào nông nghiệp Việt Nam
    Google vừa có chiến thắng quan trọng trước Amazon: 'Dụ dỗ' được Apple
    Lỗ 3 năm liên tiếp, công ty khoáng sản của ông Đặng Thành Tâm sắp bị hủy niêm yết
    Thị trường thép náo loạn vì đầu cơ
    Đã hoàn một phần thuế cho doanh nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-03-2016

    Đồ "made in China" thực ra không rẻ như chúng ta tưởng
    Masan, Co.op mart cũng tham gia đấu giá mua BigC Việt Nam
    Tranh chấp nhãn hiệu Jet và Hero: Sumatra có thể kiện ra tòa quốc tế!
    Nestle đầu tư 70 triệu USD xây nhà máy tại Việt Nam
    Toshiba phủ nhận tin bán mảng sản xuất điều hòa, tủ lạnh cho Trung Quốc