tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-09-2017

  • Cập nhật : 11/09/2017

Kinh tế Mỹ vững chắc: Không phải chuyện tình cờ

Đường lối hoạch định chính sách không thể đoán trước của Tổng thống Donald Trump đã gây ra những lo ngại lan rộng về việc nước Mỹ đang đi về đâu. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ đã hoạt động mạnh mẽ kể từ khi Trump đắc cử.

Không có chuyện tình cờ ở đây: về khía cạnh kinh tế, cách tiếp cận của Trump có thể bù đắp những trục trặc chính trị này.

Những tín hiệu tích cực

Theo ông Koichi Hamada - Giáo sư danh dự Đại học Yale và là cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhận định, ngay từ đầu, chính quyền của Trump đã duy trì quan điểm ủng hộ doanh nghiệp. Cam kết cắt giảm quy định mang đến những hy vọng cho các nhà đầu tư về một sự thúc đẩy cho nền kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu.

Một điều chắc chắn là những nỗ lực cắt giảm các quy định bảo vệ môi trường sẽ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng cho Mỹ, ngay cả khi điều này cho phép một số công ty cải thiện lợi nhuận của họ trong ngắn hạn. Nhưng sự quyết tâm của chính quyền Trump nhằm giải thoát thị trường tài chính tự do khỏi những quy định quá mức cuối cùng có thể sẽ mang lại lợi ích cho tất cả.

Một lý do khác cho sự lạc quan về nền kinh tế của Mỹ và thế giới bắt nguồn từ kế hoạch 1 nghìn tỷ USD của Trump nhằm xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Mỹ. Thật không may, sự mập mờ của Trump về cuộc xung đột sắc tộc ở Charlottesville, Virginia đã làm ông đánh mất những thiện chí cuối cùng của Quốc hội Mỹ. Với việc hai hội đồng tư vấn kinh doanh đã bị giải thể sau sự cố Charlottesville, sau một loạt những chỉ trích của các CEO về phản ứng của Trump, kế hoạch cho một hội đồng tư vấn cơ sở hạ tầng giờ đây cũng đã bị hủy bỏ.

duong loi cua tong thong my donald trump tren mat tran kinh te co the bu lai nhung truc trac ve chinh tri.

Đường lối của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên mặt trận kinh tế có thể bù lại những trục trặc về chính trị.

Nhưng những hỗn loạn chính trị chưa thể trở thành mối đe dọa tiềm ẩn đối với thành công kinh tế của Trump. Trump và các cố vấn của mình dường như tin rằng chỉ có cân bằng thương mại song phương mới được coi là công bằng và, do đó, là mục tiêu quan trọng nhất. Trên thực tế, một sự cân bằng như vậy là rất khó đạt được trong một hệ thống thương mại mở, và theo đuổi mục tiêu này sẽ thực sự mang đến những ảnh hưởng tiêu cực vì sẽ làm suy yếu những lợi ích tổng thể từ thương mại. Sự cân bằng đó về cơ bản là ngẫu nhiên và không thể trông đợi điều này sẽ tiếp tục tồn tại trong môi trường kinh tế liên tục thay đổi.

Chưa có cú hích mang tên Trump

Thực tế là nền kinh tế Mỹ vẫn vững chắc. Nhưng không bùng nổ. Và chưa có "cú hích mang tên Trump".

"Công bằng mà nói, thật khó để có được một cú hích mang tên Trump", Doug Holtz-Eakin, người đứng đầu Diễn đàn Hành động Mỹ (AAC) và là cố vấn kinh tế cho nhiều thành viên đảng Cộng hòa cho biết. "Nền kinh tế vững chắc. Nhưng không phải là ngoạn mục", ông nhấn mạnh.

Đúng, nhiều người Mỹ đang có được việc làm. Tuyển dụng trong tháng 7 nhiều hơn các chuyên gia dự kiến, với 209.000 việc làm được thêm vào nền kinh tế. Đó là tin tốt, nhưng tốc độ tuyển dụng thậm chí còn tồi hơn so với thời Obama. Nền kinh tế đã bổ sung thêm 1.074.000 việc làm kể từ khi Trump nhậm chức. Trong cùng khoảng thời gian năm ngoái, chính quyền Obama đã bổ sung 1.246.000 việc làm.

Một vấn đề lớn nữa đối với Trump là chương trình nghị sự kinh tế của ông đã bị đình trệ trong Quốc hội. Gần như mọi thước đo về tâm lý tiêu dùng và kinh doanh đều tăng sau khi Trump đắc cử. Các CEOs và lãnh đạo doanh nghiệp hoan nghênh vì họ cho rằng cắt giảm thuế đang đến, cùng với việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và môi trường pháp lý dễ dàng hơn. Bây giờ sự lạc quan đó đang bắt đầu phai nhạt, vì khả năng Trump đạt được chương trình nghị sự của mình ngày càng không chắc chắn. Ngay cả về vấn đề thuế, các CEO cũng đang giảm dần sự mong đợi của họ về mức cắt giảm và khi nào chúng sẽ đến.

"Bạn không thể tuyên bố một chiến thắng về kinh tế cho đến khi bạn thấy sự thay đổi về năng suất", Holtz-Eakin cho biết. Ông gọi đó là "gót chân Achilles" của sự phục hồi kinh tế dưới thời Trump. "Tôi nghĩ rằng một cải cách thuế nghiêm túc, ủng hộ kinh doanh có thể là tác động lớn nhất đối với tăng trưởng, có thể lên đến 0,5% GDP".

Đối với Trump, tin tốt là nền kinh tế đang ổn. Rất ít người dự đoán một cuộc suy thoái đến sớm. Nhưng kỳ vọng vào một cú hích cũng đang mờ dần.

Mỹ chắc chắn đang phải đối mặt với những thách thức chính trị nghiêm trọng, và còn trầm trọng hơn bởi một chính quyền luôn thay đổi quan điểm, phân cực và nhiều bất đồng. Nhưng, về mặt kinh tế, Mỹ vẫn đang có nền tảng vững chắc. Nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ thực sự muốn củng cố và đẩy mạnh nền kinh tế, họ có nhiều cơ hội và điều kiện để làm điều đó, mang đến lợi ích không chỉ cho thị trường chứng khoán mà cho cả người Mỹ. (enternews)
---------------------------

TP.HCM duyệt phương án xây trung tâm hành chính mới

Theo UBND TP.HCM, việc mở rộng và nâng cấp nhằm hoàn chỉnh quy hoạch kiến trúc để xây dựng trung tâm hành chính mới gắn với nhu cầu bố trí sử dụng các cơ quan hành chính trực thuộc.

Ngày 9.9, UBND TP.HCM đã duyệt nhiệm vụ thiết kế để tổ chức tuyển chọn “Phương án thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và kiến trúc công trình xây dựng mở rộng, nâng cấp trụ sở HĐND và UBND TP” (nằm trên ô phố rộng khoảng 18.088 m2 giới hạn bởi các trục đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi, P.Bến Nghé, Q.1).

 

ubnd tp.hcm yeu cau bao ton khoi cong trinh phia mat tien duong le thanh ton (q.1). anh: diep duc minh

UBND TP.HCM yêu cầu bảo tồn khối công trình phía mặt tiền đường Lê Thánh Tôn (Q.1). ẢNH: DIỆP ĐỨC MINH

Theo UBND TP, việc mở rộng và nâng cấp nhằm hoàn chỉnh quy hoạch kiến trúc để xây dựng trung tâm hành chính mới gắn với nhu cầu bố trí sử dụng các cơ quan hành chính thuộc TP (dự kiến bố trí 8 cơ quan nhà nước gồm: Văn phòng UBND TP.HCM, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM, Sở Nội vụ, Sở TT-TT, Sở Công thương, Ban Đổi mới doanh nghiệp, Sở TN-MT và Sở GTVT với 95 phòng ban trực thuộc, với khoảng 1.700 người làm việc) theo hướng tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; phù hợp với xu thế cải cách chính quyền của các nước tiên tiến trên thế giới.

Về phương án bảo tồn, UBND TP yêu cầu bảo tồn khối công trình phía mặt tiền đường Lê Thánh Tôn (khối công trình cũ hơn 100 năm tuổi, có hình thức kiến trúc đặc trưng với các họa tiết hoa văn mang đậm phong cách kiến trúc cổ điển miền Bắc nước Pháp). Tại khối công trình được bảo tồn này sẽ bố trí phòng làm việc của Thường trực HĐND, UBND TP, nơi tiếp khách, thư viện, khu trưng bày về thành tựu của TP… để người dân có thể vào tham quan (tầng dưới).(Thanhnien)
------------------------------

Ngành gạo – vấn đề gai góc trong đàm phán thương mại quốc tế

Ngành gạo sẽ tiếp tục là vấn đề gây tranh cãi trong các cuộc đàm phán mậu dịch quốc tế, đặc biệt là ở những cuộc đàm phán có liên quan đến Mỹ.

Đó là nhận định của bài viết đăng trên mạng tin của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor. Bên cạnh đó, theo bài viết, thị trường gạo thế giới đối mặt với nguy cơ bị gián đoạn trong thời gian tới, trong khi xuất khẩu vẫn tập trung ở một số nhà sản xuất gạo.Trong mấy năm qua, những biện pháp bảo hộ đã dẫn đến một số thay đổi quan trọng trên thị trường gạo. Ấn Độ, luôn là nước sản xuất gạo lớn, đã vọt lên chiếm vị trí đầu bảng các nước xuất khẩu gạo trên thế giới nhờ sự trợ giúp của các khoản trợ giá và đồng rupee yếu.

nganh gao – van de gai goc trong dam phan thuong mai quoc te. anh: reuters

Ngành gạo – vấn đề gai góc trong đàm phán thương mại quốc tế. Ảnh: Reuters

Tương tự Ấn Độ, Trung Quốc cũng đang tiến hành những biện pháp để thúc đẩy sản xuất gạo trong nước. Tuy nhiên, giá gạo cao cộng với lượng tiêu thụ trong nước gia tăng đã dẫn đến nghịch lý là Trung Quốc trở thành một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới cho dù Bắc Kinh đang thực thi một số hạn ngạch ngặt nghèo đối với nhập khẩu gạo.

Các biện pháp quản lý của chính phủ đã đảm bảo rằng gạo nước ngoài chỉ chiếm tỉ lệ phần trăm nhỏ trong tổng lượng tiêu dùng của Bắc Kinh, song quy mô quá lớn của thị trường Trung Quốc vẫn khiến quốc gia này đóng vai trò thiết yếu trên thị trường gạo thế giới.

Nhu cầu lớn của Trung Quốc đối với gạo nhập khẩu sẽ không thể sớm biến mất. Tương tự, Bắc Kinh sẽ phải tiếp tục các khoản trợ giá cho người nông dân nhằm giảm 1,5% giá gạo trong vụ mùa 2017-2018.

Với quyết tâm buộc Bắc Kinh phải mở cửa thị trường, cuối năm ngoái Mỹ đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với lý do Bắc Kinh áp đặt hạn ngạch đối với nhập khẩu gạo, lúa mì và ngô. Nhưng dù Washington có thể đạt được một số thành công trong việc giành quyền tiếp cận một số sản phẩm ngũ cốc chủ chốt khác, khả năng gạo vẫn được bảo hộ chặt chẽ do tầm quan trọng của loại ngũ cốc này đối với văn hóa Trung Quốc.

Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với hoạt động sản xuất gạo của thế giới không chỉ dừng ở lĩnh vực tiêu thụ và các biện pháp bảo hộ. Đơn cử như nông dân trồng lúa ở Thái Lan và Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào sông Mekong để tưới tiêu cho mùa màng, song Trung Quốc đang tìm cách giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với nguồn nước này với hy vọng gia tăng ảnh hưởng trên toàn khu vực.

Tuy nhiên, các nước sản xuất gạo tại Đông Nam Á có thể tự tạo mối đe dọa cho chính bản thân nhiều hơn là mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Thành công của nhiều chính phủ khu vực phụ thuộc nhiều vào gạo, do vậy các chính quyền thường xuyên dùng viện trợ cho lĩnh vực này để tăng cường hỗ trợ cho các cộng đồng nông thôn.

Ví dụ như Thái Lan đã chi 16 tỷ USD trong khoảng năm 2012-2014 để hỗ trợ các nông dân địa phương đối phó với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước láng giềng cũng như giá gạo thấp ở nước ngoài. Tuy nhiên, cơ cấu chính trị không ổn định cộng với nguồn ngân quỹ hao hụt đã dẫn đến nhiều điều chỉnh trong chương trình trợ giá, khiến thị trường gạo Thái Lan thêm bất ổn.

Do các chính phủ lạm dụng các hình thức trợ giá trong suốt mấy thập niên qua nên thị trường quốc tế rơi vào tình trạng dư thừa công suất. Mặc dù các chính phủ Thái Lan và Việt Nam đã có nỗ lực thuyết phục nông dân trồng gạo chuyển sang các cây trồng khác, sản lượng trên toàn cầu vẫn đạt trên 42 triệu tấn, cao hơn mức năm 2016 song hơn mức của năm 2014. Việt Nam chiếm phần lớn mức tăng sản lượng này.

Chủ nghĩa bảo hộ cũng tiếp tục được áp dụng tại các nước phát triển. Mặc dù Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ đóng vai trò nhỏ trên thị trường gạo thế giới, mỗi nước đều áp thuế quan 200% hoặc hơn đối với ngành này và chi mỗi năm hàng tỷ USD để trợ giá gạo.

Trong khi đó, các nhà sản xuất tại Mỹ, quốc gia phát triển duy nhất nằm trong nhóm 5 nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhận được sự hỗ trợ chính trị và xã hội ít hơn so với những nông dân châu Á.

Do sản lượng gạo của Mỹ cao hơn nhiều so với lượng tiêu thụ của nước này nên nông dân Mỹ phụ thuộc vào xuất khẩu để duy trì kế sinh nhai. Điều này lý giải tại sao các nhà sản xuất gạo của Mỹ thất vọng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi văn kiện này được ký lần đầu tiên: Nông dân Mỹ hầu như không được hưởng thêm quyền tiếp cận nào đối với thị trường Nhật Bản.

Trong khi đó, Mexico nhất trí xóa thuế quan cho gạo nhập khẩu từ Việt Nam - một trong những đối thủ chính của Mỹ tại thị trường Mexico. Mặc dù cuối cùng Washington đã rút khỏi hiệp định đa phương này, song lịch sử cho thấy nhiều thách thức sẽ nảy sinh trong các cuộc đàm phán song phương về những văn kiện thay cho TPP.

Đơn cử như nếu hiệp định thương mại của Mỹ với Hàn Quốc được đưa ra thảo luận, gạo có thể sẽ là vấn đề gai góc như đã từng hồi năm 2007, khi đó các nhà đàm phán đã phải loại chủ đề này ra khỏi bàn đàm phán thì mới đạt được thỏa thuận đầu tiên.

Trong những tháng tới, gạo sẽ vẫn là trung tâm của các cuộc đàm phán mậu dịch giữa các nhà sản xuất và nhà tiêu dùng gạo lớn nhất châu Á. Và như những gì đã chứng kiến tại các cuộc đàm phán song phương giữa một bên là Liên minh châu Âu (EU) và một bên là Nhật Bản, khối Mercosur và Canada, ngay cả những điểm bất đồng nhỏ cũng có thể làm trì hoãn hoặc chệch hướng các cuộc đàm phán mậu dịch, nhất là khi đụng đến vấn đề nông nghiệp.

Gạo là vấn đề không hề nhỏ đối với hầu hết các quốc gia châu Á. Tuy nhiên, trong khi một số quốc gia có thể buộc phải gạt lĩnh vực này ra khỏi các cuộc đàm phán mậu dịch để thúc đẩy các cuộc đàm phán đó, thị trường gạo sẽ tiếp tục bị phương hại do sự bất ổn và kém năng suất bắt nguồn từ những biện pháp bảo hộ thái quá.(TTXVN)
--------------------

Xuất khẩu lô hàng thịt gà sạch đầu tiên sang Nhật Bản

Sáng 9.9, tại Cảng quốc tế Long An (xã Tân Tập, H.Cần Giuộc, Long An), Bộ NN-PTNT tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô hàng thịt gà sạch đầu tiên (khoảng 400 tấn) của VN sang thị trường Nhật Bản.

Đây là sự kiện quan trọng đối với nông nghiệp VN và chuỗi liên kết De Heus, gồm có: Bel Gà đơn vị cung cấp con giống, Tập đoàn De Heus cung cấp thức ăn, Tập đoàn Hùng Nhơn đại diện các trang trại gà đạt chuẩn và Công ty Koyu & Unitek là đơn vị thu mua, giết mổ và xuất khẩu. Chuỗi liên kết tạo nên một dây chuyền khép kín sản xuất sản phẩm thịt gà sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của thị trường quốc tế.

* Cùng ngày, cầu cảng số 2 cũng được khởi công xây dựng tại Cảng quốc tế Long An. Công trình có chiều dài 210 m, dự kiến hoàn thành vào quý 3/2018, có thể tiếp nhận được tàu tải trọng trên 50.000 tấn, khi hoàn thành sẽ nâng tổng chiều dài cầu cảng số 1 và số 2 là 420 m.(Thanhnien)
------------------

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-04-2016

    Mỹ tố Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại
    Samsung thống trị ngành chip, các đối thủ sa lầy
    Kinh tế Nga: Đặt cược vào các ngành công nghiệp truyền thông và viễn thông
    Lợi nhuận của Facebook tăng gấp 3 lần sau 1 năm
    Mua lại Instagram, một trong những vụ mua lại sinh lời nhất trong lịch sử

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-04-2016

    Kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 0,5% trong quý đầu tiên của năm 2016
    Ngân hàng trung ương Úc: Kỳ vọng về một đợt nới lỏng tiền tệ mới
    Số doanh nghiệp phải bán vốn nhà nước sẽ rất nhiều
    Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Doanh nghiệp Việt có xu hướng ngày càng teo tóp
    9 nhóm vấn đề doanh nghiệp kiến nghị với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-04-2016

    Mạng xã hội Facebook "hốt bạc" với 1,65 tỷ người tham gia
    Những dấu hỏi cho kế hoạch nghìn tỷ của Ả Rập
    Sắc xanh bao phủ thị trường chứng khoán Mỹ sau bài phát biểu của Fed
    OECD cảnh báo người dân Anh sẽ nghèo đi nếu rời khỏi EU
    Giấc mơ giá dầu 10 năm của Tổng thống Putin sắp thành hiện thực

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-04-2016

    Trung Quốc vung tiền mua cảng biển khắp thế giới
    Hà Nội: Bắt quả tang một công ty “tái sản xuất” bánh kẹo Thái Lan hết hạn sử dụng
    Hạn, mặn gây thiệt hại 5.572 tỷ đồng
    Nhập khẩu ôtô tiếp tục phục hồi
    Nhiều doanh nghiệp “khổ” vì tỷ giá biến động

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-04-2016

    Sự phục hồi của Trung Quốc chỉ là chiếc mặt nạ che đậy rủi ro
    Nhân tố nào tạo sự bứt phá cho ngân hàng khi kinh tế phục hồi?
    Thượng viện Nga phê chuẩn FTA giữa EAEC với Việt Nam
    Đồng Yên tăng mạnh 2% sau khi Nhật Bản giữ nguyên lãi suất chính sách
    VAMC đã mua hơn 24.500 khoản nợ xấu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-04-2016

    Fed phát tín hiệu không vội vàng tăng lãi suất khi nền kinh tế còn yếu
    Mức tăng trưởng ngành bao bì đang mạnh
    Giảm mối lo thiếu vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
    Gần 28.900 DN giải thể, ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm
    40 năm quan hệ EU - ASEAN hướng tới đối tác chiến lược

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-04-2016

    Ngành dược: Có thực sự hưởng lợi từ TPP?
    Doanh nghiệp địa ốc 'vốn khủng' tăng vọt
    Giá nhiều dòng xe chuẩn bị tăng sốc vì thuế, doanh nghiệp nhập ôtô kêu với Thủ tướng
    Zalora đã bán, chuẩn bị rút khỏi Việt Nam và Thái Lan
    Mua lại hãng Withings, lịch sử Nokia bước sang trang mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-04-2016

    Jack Ma đoạt lại vị trí người giàu nhất châu Á
    Apple và bài học cay đắng tại Trung Quốc
    Nhà đầu tư lo nhân dân tệ “lên cơn”
    'Stark Tower' nói gì về kinh tế Việt Nam
    Australia xem xét nhập thanh long Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-04-2016

    Khai khoáng than, dầu khí giảm, Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm nhẹ trong tháng 4
    Lãi suất âm là vô nghĩa với thị trường ngoại hối
    Doanh nghiệp TP. HCM bắt tay gom quỹ đất
    World Bank nâng dự báo đối với giá dầu năm 2016
    "Nhiều nhà máy chế biến hải sản Việt Nam tốt hơn một số nước châu Âu"

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-04-2016

    Trung Quốc: Mặt trái của "liều thuốc kích thích" từ chính phủ
    Tầng lớp trung lưu châu Á sẽ thúc đẩy kinh tế Singapore
    Tiếp tục đẩy mạnh ngành cơ khí ô tô
    BMW Malaysia sẽ xuất khẩu BMW 3 Series, 5 Series và 7 Series sang Việt Nam
    IMF khuyến nghị các biện pháp hỗ trợ kinh tế