tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-04-2016

  • Cập nhật : 29/04/2016

Mạng xã hội Facebook "hốt bạc" với 1,65 tỷ người tham gia

quang cao truc tuyen, dac biet la tren nen tang thiet bi di dong,mang lai nguon thu lon cho facebook

Quảng cáo trực tuyến, đặc biệt là trên nền tảng thiết bị di động,mang lại nguồn thu lớn cho Facebook

Lợi nhuận quý 1/2016 của Facebook đã tăng gấp ba lần trong khi lượng người đến với mạng xã hội lớn nhất hành tinh tiếp tục nhân rộng lên gần 1,65 tỷ người.

Phát biểu ngay sau khi công bố kết quả kinh doanh ấn tượng ngày 27/4, Giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg nhận định Facebook đã có một khởi đầu tuyệt vời trong năm 2016.

Cụ thể, lợi nhuận của hãng trong quý đầu tiên năm nay là 1,5 tỷ USD, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2015. Thu nhập tăng từ mức 3,5 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái lên 5,4 tỷ USD. Số liệu còn phản ánh sự lớn mạnh của Facebook trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, đặc biệt là trên nền tảng thiết bị di động, chiếm khoảng 57% tổng doanh thu quý từ quảng cáo của hãng.

Giới chuyên gia dự báo trong năm nay, chỉ riêng tại Mỹ, Facebook sẽ thu được 10,2 tỷ USD tiền quảng cáo. Hiện hãng này cũng đang thúc đẩy quảng cáo trên các dịch vụ nổi tiếng của mình như Instagram, Messenger và video phát trực tiếp.

Trung bình có 1,09 tỷ lượt người sử dụng Facebook hàng ngày trên toàn cầu, tăng 16% so với năm trước. Trong khi đó, số người đăng nhập vào mạng xã hội này hàng tháng là 1,65 tỷ, tăng 15% so với 2015.

Cổ phiếu của Facebook đã tăng hơn 9% lên 119 USD trên thị trường chứng khoán sau những thống kê tích cực trên.

Facebook cũng thông báo ban giám đốc đã thông qua một kế hoạch tạo ra loại chứng khoán mới không có quyền biểu quyết nhằm tăng số vốn của hãng song vẫn đảm bảo Zuckerberg vẫn giữ quyền kiểm soát đến tầm nhìn và hướng đi của mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.

Kế hoạch này sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại cuộc họp cổ đông hàng năm của vào 20/6 tới của Facebook. Động thái này là nhằm cho phép Zuckerberg vẫn nắm quyền kể cả khi đã quyên hết cổ phần để làm từ thiện như đã tuyên bố hồi năm 2015.


Những dấu hỏi cho kế hoạch nghìn tỷ của Ả Rập

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên CNBC ngày 26/4, Giám đốc quỹ IMF tại Trung Đông hoan nghênh bản kế hoạch đa dạng hóa kinh tế của Ả-rập Xê-út. Tuy nhiên, ông cũng cho biết Ả rập nên tập trung thu hút đầu tư từ khối tư nhân.
doan dai bieu a rap xe ut trong hoi thao euromoney.

Đoàn đại biểu Ả rập xê út trong hội thảo Euromoney.

“Tôi cho rằng đây là cách tiếp cận đúng đắn nếu Ả-rập thực sự nỗ lực trong quy mô toàn diện vì thực ra nền kinh tế Ả-rập xê út đang phải đối mặt với nhiều thử thách lớn”. Đó là nhận định của giám đốc IMF khu vực Trung Đông và Trung Á – ông Masood Ahmed.

“Ngân sách của Ả-rập đang bị thâm hụt và khả năng cao sẽ rơi vào tình trạng bất ổn ngay cả ở mức giá dầu hiện tại lẫn mức giá dự báo. Về cơ bản, mô hình tăng trưởng kinh tế của Ả-rập bị điều khiển bởi giá dầu. Do đó nỗ lực cân bằng ngân sách là mục tiêu đúng đắn”, ông Masood Ahmed nói thêm.

Ngày 25/4, Ả-rập xê út công bố bản kế hoạch tầm nhìn 2020, theo đó chuyển hướng phát triển kinh tế ra ngoài sản xuất dầu mỏ sau 15 năm giữ vai trò chủ đạo. Bản kế hoạch bao gồm tái cấu trúc chính phủ, giải quyết vấn đề ngân sách và thay đổi chính sách nhằm thiết lập bộ thước đo tư nhân hóa, thành lập quỹ đầu tư quốc gia được coi là lớn nhất thế giới.

Trao đổi với CNBC, Thái tử dự bị Ả-rập cho biết, Quỹ đầu tư quốc gia Ả-rập có thể đạt 3.000 tỷ USD. Hôm qua, Ả-rập xác nhận kế hoạch bán cổ phần công ty dầu mỏ quốc gia – dự kiến có giá giá trị vốn hóa hơn 2000 tỷ USD.

Cần thu hút đầu tư từ khối tư nhân

Nói về vấn đề then chốt đối với Ả-rập hiện nay, ông Ahmed đặt ra nghi vấn, liệu Ả-rập có chắc chắn về năng lực tổ chức và công cụ thực hiện những mục tiêu đề ra hay không? Ông hy vọng Ả-rập và các quốc gia láng giềng sẽ thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân.

“Tôi cho rằng nguồn gốc tăng trưởng phần lớn không phải từ đầu tư công mà cần xuất phát từ khối tư nhân vì mô hình tăng trưởng của Ả-rập và nhiều quốc gia vùng Vịnh từ trước đến nay là nhà nước đóng vai trò chính trong đầu tư và là một chủ thể kinh tế. Trong tương lai, các hoạt động thu hút nguồn vốn phải đến từ khối tư nhân và nhà nước quay trở lại vai trò điều tiết truyền thống.”

Doanh thu dầu giảm

IMF mới đây cảnh báo giá dầu rẻ sẽ mở ra thực tế mới cho Trung Đông. Sức tăng trưởng sản xuất dầu tại các quốc gia trong khu vực sẽ làm cho dầu mãi mãi ở mức giá thấp, thêm vào đó xung đột khu vực sẽ ngày càng sâu sắc.

Trong báo cáo mới nhất về khối MENAP, IMF cho rằng GDP năm 2016 dự kiến tăng khoảng 3% so với năm ngoái do sản lượng dầu tăng ở Iraq và châu Âu dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran.

Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo rằng tăng trưởng GDP từ các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ dự kiến sẽ giảm sâu hơn trong năm nay do phía này thắt chặt cho tiêu công nhằm đối phó với giá dầu giảm.

Ông Ahmed nhận định, năm ngoái các quốc gia xuất khẩu dầu thất thoát 390 tỷ USD doanh thu xuất khẩu trong đà lao dốc của giá dầu. Năm nay con số này dự kiến sẽ giảm tiếp 140 tỷ USD.


Sắc xanh bao phủ thị trường chứng khoán Mỹ sau bài phát biểu của Fed

Trong báo cáo của FOMC ngày 27/4 bỏ qua lời tuyên bố trước đó rằng: “nền kinh tế toàn cầu và sự phát triển tài chính tiếp tục cho thấy những mối đe dọa.” mà mặc nhiên gật đầu cho sự cải thiện của thị trường tài chính.

Sắc xanh bao phủ thị trường chứng khoán Mỹ sau khi Fed tuyên bố giữ nguyên lãi suất chủ chốt nhưng phát tín hiệu sẽ tiếp tục từng bước tăng lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm nhưng ổn định.

Chỉ số S&P 500 tăng 0,2% lên 2,095.15 điểm. Chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 51,23 điểm (0,3%) lên 18,041.55 ngay cả khi Apple kéo chỉ số này giảm 45 điểm. Có khoảng 7,3 tỷ cổ phiếu được chốt giao dịch trên sàn chứng khoán Mỹ, thấp hơn 8% so với mức trung bình 3 tháng.

 Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau thông báo của Fed

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau thông báo của Fed

Ngoài yếu tố Fed, chỉ số S&P500 cũng tăng ngày thứ 2 liên tiếp nhờ nhóm cổ phiếu ngành năng lượng tăng điểm sau khi giá dầu đã có lúc vượt mức 45 USD/thùng trong một phiên giao dịch đầy biến động. Nhờ có cổ phiếu năng lượng tăng điểm, giúp chống đỡ đà giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ sau khi cổ phiếu Apple suy sụp mạnh nhất kể từ tháng 1 do kết quả báo cáo lợi nhuận đầy thất vọng.

Chỉ số Nasdaq 100 giảm 0,8% xuống mức thấp nhất trong gần 1 tháng. Với kết quả lợi nhuận đạt dự báo, cổ phiếu Facebook nhích tăng sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 27/4.


OECD cảnh báo người dân Anh sẽ nghèo đi nếu rời khỏi EU

tong thu ky oecd angel gurria. (anh: afp/ttxvn)

Tổng thư ký OECD Angel Gurria. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 27/4, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo người dân Anh sẽ nghèo đi nếu quốc gia này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Tổng Thư ký OECD Angel Gurria dẫn báo cáo phân tích của tổ chức, nhận định việc Anh rời khỏi EU (Brexit) sẽ gây ra tổn thất tương đương với việc bị đánh thêm thuế.

Cụ thể, trong vòng 4 năm, tức là tính đến năm 2020, mỗi người lao động ở Anh sẽ chịu tổng thiệt hại bằng một tháng lương hiện tại (3.200 USD). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh sẽ giảm 3,3% trong 4 năm tới và giảm 5,1 % vào năm 2030.

Những tác động từ bất ổn kinh tế, thuế tăng, việc giảm lao động di cư vì mục đích kinh tế và những biến động đối với đồng bảng là nguyên nhân chính dẫn tơi sự sụt giảm này.

Phân tích mới của OECD cũng khá giống với những cảnh báo do Bộ Tài chính Anh mới công bố hồi tháng này về nguy cơ người dân Anh sẽ nghèo đi vì thất thu khoảng 6.100 USD/hộ gia đình/năm nếu Anh rời khỏi EU.

Như vậy, cho tới nay bên cạnh các tổ chức quốc tế uy tín khác như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), OECD là tổ chức mới nhất cảnh báo những thiệt hại có thể xảy ra nếu người dân Anh lựa chọn rời “ngôi nhà chung” châu Âu.

Bất chấp những cảnh báo trên, phe ủng hộ "Brexit" vẫn nhấn mạnh rằng nước Anh sẽ gây dựng một tương lai thành công sau khi rời khỏi EU.

Tuy nhiên, ông Gurria cho rằng đây là điều “không tưởng,” “quyết định tồi” khi khẳng định OECD đã tiến hành nhiều so sánh, nhiều phép ước tính và đánh giá nhiều kịch bản khác nhau cho viễn cảnh Anh rời khỏi EU trước khi đi đến kết luận.

Hiện các cuộc thăm dò dư luận cho thấy dư luận Anh vẫn chia rẽ sâu sắc về việc đi hay ở lại EU. Phe ủng hộ Anh ở lại trong đó bao gồm Thủ tướng David Cameron chỉ nhỉnh hơn một chút so với phe đối lập


Giấc mơ giá dầu 10 năm của Tổng thống Putin sắp thành hiện thực

Tổng thống Nga Vladimir Putin sắp thực hiện giấc mơ 10 năm của nước này: dầu thô Nga được định giá ở Nga.
tong thong nga vladimir putin (khi con la thu tuong) tham nha may loc dau novokuibyshevsk gan thanh pho samara (nga). anh: reuters.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (khi còn là thủ tướng) thăm nhà máy lọc dầu Novokuibyshevsk gần thành phố Samara (Nga). Ảnh: Reuters.

Theo Bloomberg, sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất Nga với chủ tịch là ông Igor Sechin, đồng minh của Tổng thống Putin, hiện cố gắng thu hút các hãng kinh doanh dầu quốc tế tham gia thị trường tương lai mới nổi của họ.

Mục đích của việc này là tăng doanh thu từ dầu thô Urals nhờ ngắt cơ chế thiết lập giá với giá dầu Brent, chuẩn giá dầu được sử dụng nhiều nhất thế giới. Ngoài ra, động thái này cũng là để ngưng niêm yết giá dầu bằng đô la Mỹ.

“Mục đích là tạo ra một hệ thống, nơi dầu thô Nga được định giá và giao dịch công bằng, thẳng thắn”, ông Alexei Rybnikov, chủ tịch Sàn Giao dịch Hàng hóa St. Petersburg, hay còn gọi là Spimex, nói qua điện thoại.

Nga xuất khẩu khoảng một nửa dầu thô họ sản xuất, và từ lâu đã phàn nàn về mức giảm giá của loại dầu có chất lượng thấp hơn là Urals khi so sánh với mức giảm giá của dầu thô Brent Biển Bắc, loại vốn được đánh giá bởi hãng Platts. Nga đang đối mặt với viễn cảnh thâm hụt ngân sách tồi tệ nhất từ năm 2010 và cần triệt để từng USD doanh thu dầu khí.

Có thị trường kỳ hạn riêng sẽ cải thiện khả năng định giá dầu của Nga, cũng như giúp các doanh nghiệp nước này tạo thêm thu nhập từ giao dịch thương mại, ông Rybnikov nói.

Tuy vậy, nhà phân tích Richard Mallinson thuộc hãng Energy Aspects cho hay: “Thực tế là Điện Kremlin luôn có khả năng tham gia sâu vào ngành công nghiệp dầu mỏ Nga. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng đề xuất trên có thể được lập ra để cố gắng đẩy giá lên cao hơn, và điều đó không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc định giá hiệu quả”.

Nhà phân tích thị trường dầu mỏ Ehsan Ul-Haq thuộc hãng KBC Energy Economics cho rằng mức điều chỉnh khối lượng xuất khẩu dầu thô của Nga cũng có thể có động cơ chính trị. Ngoài ra, biến động đồng rúp Nga cũng khiến nhiều doanh nghiệp e ngại.

Để thu hút các nhà đầu tư, Ngân hàng Trung ương Nga đang rục rịch sửa đổi luật nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận các loại hàng hóa được giao dịch của nước này. Ngân hàng sẽ hỗ trợ Spimex trong việc bắt đầu định giá dầu xuất khẩu. Các hãng năng lượng Nga lớn như Rosneft, Lukoil và Gazprom ủng hộ thị trường tương lai mới và có thể trở thành những cái tên làm nên thị trường.

Kế hoạch của Moscow gợi nhắc nỗ lực cung cấp dầu thô xuất khẩu tương lai Nga của Sàn Giao dịch Hàng hóa New York hồi cuối năm 2006. Công ty Nymex, hãng hiện thuộc CME Group, đã ngưng hợp đồng trên sáu năm sau đó.

Moscow không đơn độc trong nỗ lực thay đổi việc định giá dầu thế giới. Trung Quốc, cùng với Mỹ là một trong hai nước nhập khẩu dầu lớn nhất, đã có hai thập kỷ thực hiện điều tương tự. Iran và Venezuela, hai trong số các thành viên thuộc Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giao dịch dầu thô sử dụng đồng tiền khác thay cho USD.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-05-2016

    Bà Mai Kiều Liên: “Hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, không phải đối tượng quản lý”
    Cạnh tranh giữa các công ty tài chính: Ai hưởng lợi?
    Doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục “cơn sốt” thâu tóm khách sạn thế giới
    “Thanh khoản kém, trả cổ tức bằng tiền mặt khác nào lấy mỡ nó rán nó”
    Bảo Việt lãi 387 tỷ đồng trong quý I, hoàn thành 32,5% kế hoạch năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-05-2016

    Big C về tay Thái Lan, bán lẻ Việt 'chết ngang vai'
    Không tham vấn giá đối với hàng nhập khẩu phi mậu dịch
    Ngăn chặn 4 container phế liệu xuất lậu trốn thuế
    Ấn Độ vẫn "dành cửa" cho DN xuất khẩu gỗ tấm của Việt Nam
    Thái Lan: Sản lượng mủ cao su giảm 50%

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-04-2016

    Thị trường ngoại đem về 1.242 tỷ đồng cho FPT sau 3 tháng
    AVG đổi tên thành MobiTV
    Big C Việt Nam về tay người Thái
    Mỗi ngày, Masan thu về gần 100 tỷ đồng
    Amazon lãi hơn 500 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-04-2016

    Gỗ tấm MDF Việt Nam bị Ấn Độ áp biên độ phá giá tới 40%
    Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op: Cởi trói cho doanh nghiệp Việt trong mua bán sáp nhập
    Thái Lan xuất khẩu gạo số 1 thế giới
    Nhiều doanh nghiệp Mỹ tìm hiểu khả năng đầu tư tại Việt Nam
    Trung Quốc nâng tỷ giá đồng NDT mạnh nhất 11 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-04-2016

    Mỹ tố Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại
    Samsung thống trị ngành chip, các đối thủ sa lầy
    Kinh tế Nga: Đặt cược vào các ngành công nghiệp truyền thông và viễn thông
    Lợi nhuận của Facebook tăng gấp 3 lần sau 1 năm
    Mua lại Instagram, một trong những vụ mua lại sinh lời nhất trong lịch sử

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-04-2016

    Kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 0,5% trong quý đầu tiên của năm 2016
    Ngân hàng trung ương Úc: Kỳ vọng về một đợt nới lỏng tiền tệ mới
    Số doanh nghiệp phải bán vốn nhà nước sẽ rất nhiều
    Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Doanh nghiệp Việt có xu hướng ngày càng teo tóp
    9 nhóm vấn đề doanh nghiệp kiến nghị với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-04-2016

    Trung Quốc vung tiền mua cảng biển khắp thế giới
    Hà Nội: Bắt quả tang một công ty “tái sản xuất” bánh kẹo Thái Lan hết hạn sử dụng
    Hạn, mặn gây thiệt hại 5.572 tỷ đồng
    Nhập khẩu ôtô tiếp tục phục hồi
    Nhiều doanh nghiệp “khổ” vì tỷ giá biến động

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-04-2016

    Sự phục hồi của Trung Quốc chỉ là chiếc mặt nạ che đậy rủi ro
    Nhân tố nào tạo sự bứt phá cho ngân hàng khi kinh tế phục hồi?
    Thượng viện Nga phê chuẩn FTA giữa EAEC với Việt Nam
    Đồng Yên tăng mạnh 2% sau khi Nhật Bản giữ nguyên lãi suất chính sách
    VAMC đã mua hơn 24.500 khoản nợ xấu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-04-2016

    Fed phát tín hiệu không vội vàng tăng lãi suất khi nền kinh tế còn yếu
    Mức tăng trưởng ngành bao bì đang mạnh
    Giảm mối lo thiếu vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
    Gần 28.900 DN giải thể, ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm
    40 năm quan hệ EU - ASEAN hướng tới đối tác chiến lược

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-04-2016

    Xuất siêu 1,46 tỷ USD trong 4 tháng
    Cienco5 tố khuất tất chuyển nhượng cổ phần tại Cienco5 Land, Dự án BT Thanh Hà
    Công ty thép lớn nhất Mỹ kiện yêu cầu cấm nhập khẩu thép TQ
    Chính sách cơ khí còn ngoài tầm với của doanh nghiệp
    15 Tập đoàn Hoa Kỳ tìm cơ hội hợp tác lĩnh vực hàng không với Việt Nam