Thị trường ngoại đem về 1.242 tỷ đồng cho FPT sau 3 tháng
AVG đổi tên thành MobiTV
Big C Việt Nam về tay người Thái
Mỗi ngày, Masan thu về gần 100 tỷ đồng
Amazon lãi hơn 500 triệu USD
![](http://kinhte.jcapt.com/img1/store/locvang-3010242.jpg)
Sự phục hồi của Trung Quốc chỉ là chiếc mặt nạ che đậy rủi ro
Ông Andrew Colquhoun – giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Fitch Ratings – cho rằng hệ thống tài chính của Trung Quốc đang bị đe dọa khi tăng trưởng được thúc đẩy bởi các khoản vay tăng mạnh.
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg tại New York, ông Colquhoun cho rằng không có điều gì chắc chắn với tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay. Từ góc độ tín dụng, Fitch Ratings nhận định việc Trung Quốc tiếp tục giảm tốc sẽ đem lại cảm giác an toàn hơn. Niềm tin ngày càng vơi với những cam kết của chính phủ về việc cải cách cơ cấu.
Các thị trường chứng khoán và hàng hóa toàn cầu đang phục hồi nhờ vào những dấu hiệu tích cực tới từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp ồ ạt vay thêm vốn đang làm trầm trọng thêm sự thiếu ổn định của mức nợ tại Trung Quốc. Ông Colquhoun nhận định rằng sự phục hồi này có thể kết thúc bằng một đòn “hồi mã thương” vào mục tiêu tăng trưởng của chính phủ nước này.
Standard & Poor’s và Moody’s Investors Service đã hạ xếp hạng triển vọng tín nhiệm dài hạn của Trung Quốc xuống mức tiêu cực trong tháng trước bởi gánh nặng từ vấn đề nợ tăng và lo ngại về tính khả thi của các cuộc cải cách do chính phủ chỉ đạo. Hiện Fitch đang xếp hạng mức tín nhiệm của Trung Quốc là A+, thấp hơn 1 bậc so với Moody’s và S&P.
Bùng nổ tín dụng
Trong quý I/2016, tổng giá trị các khoản nợ mới tại Trung Quốc đạt mức kỷ lục 4.600 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 712 tỷ USD). Mức kỷ lục trước đó thuộc về thời điểm năm 2009, khi Trung Quốc đang chìm sâu trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo số liệu của Bloomberg, tổng nợ từ các doanh nghiệp, chính phủ và hộ gia đình tại Trung Quốc trong năm 2015 gấp 2,47 lần GDP của nước này. Năm 2008, con số này là 1,64 lần.
Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc chọn cách mở rộng các khoản vay thay vì tập trung vào việc giảm mức nợ. Những chính sách ngắn hạn như vậy sẽ chỉ làm giảm uy tín của chính quyền do ông Tập Cận Bình đứng dầu.
GDP quý I/2016 so với cùng kỳ năm trước đã tăng 6,7%, nằm trong mức mục tiêu 6,5-7%/năm được đặt ra trước đó, nhưng thật khó để Trung Quốc có thể vừa đạt mục tiêu tăng trưởng, vừa thực hiện thành công cải cách.
Nhân tố nào tạo sự bứt phá cho ngân hàng khi kinh tế phục hồi?
Công nghệ, con người hay mạng lưới, hệ thống quản trị rủi ro, thay đổi cơ cấu nguồn vốn,… tất cả các yếu tố này mới tạo được nền tảng cho mỗi ngân hàngphát triển bền vững. Tiếc rằng chi phí đầu tư lớn, thời gian dài và mức độ quyết tâm của các ông chủ khác nhau, nên đến thời điểm mà nền kinh tế phục hồi, không phải ngân hàng nào cũng tạo được nền tảng tốt để tận dụng cơ hội.
Điểm lại sự phát triển ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua, bên cạnh một số ngân hàng vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn thì không ít ngân hàng đã công bố kế hoạch tăng trưởng 2016 “sáng hơn” những năm trước. Tái cấu trúc một cách căn bản đã mang lại những nền tảng vững chắc để các ngân hàng này tận dụng cơ hội phục hồi kinh tế để phát triển kinh doanh.
Với một thị trường hơn 90 triệu dân, nhu cầu tài chính cá nhân hiện có tiềm năng rất lớn và đang được các ngân hàng thúc đẩy mạnh mẽ
Thực tế cho thấy, kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xảy ra, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu như nền tảng tài chính thấp, quản lý rủi ro lỏng lẻo gây nợ xấu lớn, quản trị ngân hàng và công nghệ kém,… Kết quả là một số ngân hàng yếu kém đã phải sáp nhập – hợp nhất, một số ngân hàng chấp nhận giải pháp bị Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng.
Nhiều ngân hàng phải chấp nhận phương án “không hề muốn” là giảm quy mô để đổi lấy hiệu quả hoạt động. Chẳng hạn Eximbank, tổng tài sản ngân hàng này đã giảm từ mức trên 160.000 tỷ đồng cuối năm 2014 xuống còn gần 125.000 tỷ đồng đến cuối năm 2015, hay như tại Pvcombank, con số này giảm từ mức hơn 108.000 tỷ đồng xuống còn trên 98.000 tỷ đồng,…
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, điều đáng mừng là sau giai đoạn tái cấu trúc vừa qua, nhiều ngân hàng đã biết biến khó khăn thành cơ hội. Sử dụng các giải pháp như sáp nhập để tăng trưởng quy mô vốn trong điều kiện huy động vốn còn khó khăn, đầu tư mạnh mẽ cho công tác quản trị rủi ro, đầu tư nâng cấp công nghệ ngân hàng… Và những ngân hàng làm nghiêm túc các vấn đề này đang có cơ hội tốt hơn khi nền kinh tế phục hồi.
Nói riêng về câu chuyện tăng vốn, trong khi một loạt ngân hàng không thể thực hiện nổi kế hoạch tăng vốn điều lệ như yêu cầu của NHNN thì có không ít ngân hàng vẫn tăng mạnh quy mô vốn thông qua sáp nhập. Chẳng hạn như BIDV sau sáp nhập MHB đã tăng vốn chủ sở hữu thêm hơn 8.729 tỷ đồng, từ mức 33.606 tỷ đồng lên 42.335 tỷ đồng. Còn với Maritime Bank sau khi nhận sáp nhập MDB tháng 8/2015, vốn chủ sở hữu của Maritime Bank tăng 44% so với đầu năm 2015, đạt 13.616 tỷ đồng,..
Bình luận về vấn đề này, lãnh đạo của Maritime Bank cho biết, nhờ vào việc tăng vốn chủ sở hữu và việc củng cố lại các cơ sở nền tảng và hệ thống quản trị mà hệ số an toàn vốn CAR của Ngân hàng luôn được giữ ở cao hơn nhiều so với mức quy định (9%), tại thời điểm 31/12/2015, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất là 24,53%. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm 0,5% so với năm 2014, ở mức 2,16%.
“Đây là một trong những bước chuyển tích cực cho tương lai của Maritime Bank khi chấp nhận không tăng trưởng nóng với những lợi thế có được ngay sau sáp nhập mà chú trọng hơn đến việc củng cố mạnh mẽ các nền tảng cơ sở về mô hình quản trị, quản trị rủi ro, cơ cấu vốn, đầu tư phát triển công nghệ, con người…”, vị lãnh đạo này cho biết. Theo dự kiến năm 2016, Ngân hàng này sẽ tiếp tục dành hàng trăm tỷ đồng đầu tư cho việc phát triển nền tảng đồng thời cũng đặt mục tiêu tăng trưởng tốt hơn như: tổng dư nợ tăng 25%, trên 62.000 tỷ; tổng huy động tăng 20%, gần 79.000 tỷ; lợi nhuận trước thuế tăng 20% so với năm 2015,…
Một điểm đáng chú ý phải nói tới của các ngân hàng Việt Nam thời gian vừa qua đó là những bước đi hướng tới một chiến lược ngân hàng bán lẻ đó là việc kiến tạo mảng bán lẻ thông qua việc lập các công ty tài chính trực thuộc. Thành quả đã có những ngân hàng sớm gặt hái như HD Saison đóng góp lợi nhuận lớn cho HDBank, FE Credit làm điều tương tự cho VPBank. Với một thị trường hơn 90 triệu dân, nhu cầu tài chính cá nhân là rất lớn và đang được các ngân hàng thúc đẩy mạnh mẽ. SHB sáp nhập Công ty tài chính Vinaconex Viettel, Maritime Bank mua lại Công ty Tài chính dệt may… Tất cả đang mang tới một diện mạo mới cho các ngân hàng biết vượt qua thách thức của khủng hoảng.(BĐT)
Thượng viện Nga phê chuẩn FTA giữa EAEC với Việt Nam
Đồng Yên tăng mạnh 2% sau khi Nhật Bản giữ nguyên lãi suất chính sách
Trong cuộc họp chính sách ngày 28/4, BOJ đã quyết định không thay đổi chính sách tiền tệ, trong đó vẫn giữ cam kết sẽ tăng lượng tiền cơ sở thêm 80 nghìn tỷ Yên/năm thông qua việc mua tài sản, và duy trì mức lãi suất âm 0,1% đối với một phần lượng tiền dự trữ của các tổ chức tài chính gửi tại ngân hàng trung ương.
Đồng Yên tăng giá 2% so với đồng USD - mức nhiều nhất trong gần 6 năm, còn chỉ số chứng khoán Nikkei giảm mạnh 3,6%.
Thống đốc BOJ, ông Haruhiko Kuroda, để ngỏ khả năng sẽ tung ra thêm các biện pháp kích thích, nhấn mạnh rằng không có giới hạn trong việc thực hiện chính sách tiền tệ để xử lý những rủi ro lớn đối với triển vọng kinh tế.
"Hoàn toàn không có sự thay đổi nào trong quan điểm của chúng tôi đối với việc đạt mục tiêu lạm phát 2% vào thời gian sớm nhất có thể, và sẽ làm mọi thứ để đạt mục tiêu này," ông Kuroda nói tại một cuộc họp báo. "Nếu cần, chúng tôi có thể đưa lãi suất xuống mức âm sâu hơn nhiều nữa."
Ông Kuroda nền kinh tế Nhật Bản đang cải thiện dần dần sẽ cho phép BOJ có thêm thời gian để đánh giá tác động của các biện pháp nới lỏng trước đó.
"Chúng tôi đã sử dụng biện pháp đánh chặn bằng cách áp dụng mức lãi suất âm trong tháng 1... Giờ là lúc cần xem tác động của các chính sách đó đến nền kinh tế như thế nào," vị thống đốc nói, cho rằng tác động tích cực của chính sách lãi suất âm sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với nền kinh tế trước khi kết thúc năm nay.
BOJ sẽ có cuộc họp đánh giá lại lãi suất vào tháng 6 và một cuộc họp quan trọng hơn vào cuối tháng 7, khi đó ngân hàng này sẽ đưa ra đánh giá hàng quý về tăng trưởng và lạm phát.
Trong cuộc họp này, BOJ đã hạ dự báo lạm phát từ 0,8% xuống 0,5%, và một lần nữa lùi thời điểm đạt mục tiêu lạm phát 2% lại 6 tháng, cho rằng mục tiêu này có thể chưa đạt được vào tháng 3/2018.
Trong khi đó, BOJ cũng hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế cho năm tài khóa 2017 (kết thúc vào tháng 3 tới) xuống còn 1,2% từ mức 1,5% trước đó, cho rằng hoạt động kinh tế có nguy cơ xấu đi.
VAMC đã mua hơn 24.500 khoản nợ xấu
Hiện VAMC đã mua được 24.556 khoản nợ có tổng dư nợ gốc là 244.082 tỷ đồng và giá mua là 208.636 tỷ đồng.
Thị trường ngoại đem về 1.242 tỷ đồng cho FPT sau 3 tháng
AVG đổi tên thành MobiTV
Big C Việt Nam về tay người Thái
Mỗi ngày, Masan thu về gần 100 tỷ đồng
Amazon lãi hơn 500 triệu USD
Gỗ tấm MDF Việt Nam bị Ấn Độ áp biên độ phá giá tới 40%
Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op: Cởi trói cho doanh nghiệp Việt trong mua bán sáp nhập
Thái Lan xuất khẩu gạo số 1 thế giới
Nhiều doanh nghiệp Mỹ tìm hiểu khả năng đầu tư tại Việt Nam
Trung Quốc nâng tỷ giá đồng NDT mạnh nhất 11 năm
Mỹ tố Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại
Samsung thống trị ngành chip, các đối thủ sa lầy
Kinh tế Nga: Đặt cược vào các ngành công nghiệp truyền thông và viễn thông
Lợi nhuận của Facebook tăng gấp 3 lần sau 1 năm
Mua lại Instagram, một trong những vụ mua lại sinh lời nhất trong lịch sử
Kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 0,5% trong quý đầu tiên của năm 2016
Ngân hàng trung ương Úc: Kỳ vọng về một đợt nới lỏng tiền tệ mới
Số doanh nghiệp phải bán vốn nhà nước sẽ rất nhiều
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Doanh nghiệp Việt có xu hướng ngày càng teo tóp
9 nhóm vấn đề doanh nghiệp kiến nghị với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Mạng xã hội Facebook "hốt bạc" với 1,65 tỷ người tham gia
Những dấu hỏi cho kế hoạch nghìn tỷ của Ả Rập
Sắc xanh bao phủ thị trường chứng khoán Mỹ sau bài phát biểu của Fed
OECD cảnh báo người dân Anh sẽ nghèo đi nếu rời khỏi EU
Giấc mơ giá dầu 10 năm của Tổng thống Putin sắp thành hiện thực
Trung Quốc vung tiền mua cảng biển khắp thế giới
Hà Nội: Bắt quả tang một công ty “tái sản xuất” bánh kẹo Thái Lan hết hạn sử dụng
Hạn, mặn gây thiệt hại 5.572 tỷ đồng
Nhập khẩu ôtô tiếp tục phục hồi
Nhiều doanh nghiệp “khổ” vì tỷ giá biến động
Fed phát tín hiệu không vội vàng tăng lãi suất khi nền kinh tế còn yếu
Mức tăng trưởng ngành bao bì đang mạnh
Giảm mối lo thiếu vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Gần 28.900 DN giải thể, ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm
40 năm quan hệ EU - ASEAN hướng tới đối tác chiến lược
Xuất siêu 1,46 tỷ USD trong 4 tháng
Cienco5 tố khuất tất chuyển nhượng cổ phần tại Cienco5 Land, Dự án BT Thanh Hà
Công ty thép lớn nhất Mỹ kiện yêu cầu cấm nhập khẩu thép TQ
Chính sách cơ khí còn ngoài tầm với của doanh nghiệp
15 Tập đoàn Hoa Kỳ tìm cơ hội hợp tác lĩnh vực hàng không với Việt Nam
Ngành dược: Có thực sự hưởng lợi từ TPP?
Doanh nghiệp địa ốc 'vốn khủng' tăng vọt
Giá nhiều dòng xe chuẩn bị tăng sốc vì thuế, doanh nghiệp nhập ôtô kêu với Thủ tướng
Zalora đã bán, chuẩn bị rút khỏi Việt Nam và Thái Lan
Mua lại hãng Withings, lịch sử Nokia bước sang trang mới
Jack Ma đoạt lại vị trí người giàu nhất châu Á
Apple và bài học cay đắng tại Trung Quốc
Nhà đầu tư lo nhân dân tệ “lên cơn”
'Stark Tower' nói gì về kinh tế Việt Nam
Australia xem xét nhập thanh long Việt
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự