Nga, Ả Rập Xê Út tiếp tục bơm dầu hết công suất
Iran tuyên bố sẽ ủng hộ mọi kế hoạch ổn định thị trường dầu mỏ
Dân Trung Quốc đổ xô đầu cơ hàng hóa nguyên liệu
EU lên danh sách đen về thiên đường thuế
Nhật tính tung gói kích thích kinh tế mới
Tin kinh tế đọc nhanh 11-09-2017
- Cập nhật : 11/09/2017
Áp lực trên thị trường bán lẻ
Sau một thời gian dài phát triển cầm chừng, đến nay thị trường bán lẻ Việt Nam đang có những khởi sắc đáng kể.
Ngày càng có nhiều sự xuất hiện của các “ông lớn” bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam. Do vậy, thị trường cũng đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu bán lẻ trong nước và “đối thủ” đến từ nước ngoài... Xung quanh những vấn đề này, mới đây ông Phạm Thái Bình, Trưởng bộ phận bán lẻ Savills TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra những nhận định của mình. Dẫn chứng sự khởi sắc của thị trường bán lẻ Việt Nam là câu chuyện về “thời trang nhanh”.
Theo đó, từ sau cơn sốt Zara, thị trường thời trang Việt Nam lại xôn xao khi Hennes & Mauritz AB (H&M) chính thức ra mắt tại TP. Hồ Chí Minh trong tháng 9/2017. Độ phủ của hai thương hiệu này không còn xa lạ với những fashionista (tín đồ thời trang) trong nước. Đến nay, những gì mà Zara Vietnam thể hiện tại cửa hàng đầu tiên của mình ở Vincom sau 1 năm đã chứng tỏ sức hút đáng kinh ngạc của trường phái kinh doanh fast - fashion (thời trang nhanh).
Sau thành công của Zara, một thương hiệu nổi tiếng khác là H&M đã có mặt. Nhiều người đặt câu hỏi, liệu thương hiệu này có thành công như Zara? Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam đã khiến cho nhiều “ông lớn” thời trang không thể chậm chân hơn nữa.
Theo kinh nghiệm làm việc với hai đối tác trên của bộ phận bán lẻ Savills, Việt Nam luôn được đánh giá cao về sức tiêu thụ hàng ngoại nhập. Đối với Zara, phương châm làm nên chiến lược định giá là khảo sát mức tiêu thụ, thu nhập của từng thị trường và định giá sản phẩm dựa trên mức mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra. Được biết, doanh thu của Zara Việt Nam hiện nằm trong top 5 cửa hàng bán tốt nhất toàn cầu của hãng.
Sau Zara, các “anh em” nhà Inditex như, Stradivarius, Pull&Bear, Massimo Dutti cũng lần lượt thâm nhập thị trường Việt Nam, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng đầy tiềm năng. Còn đối với H&M, hệ thống các nhà cung cấp và đối tác rộng khắp cho phép thương hiệu này sở hữu mức giá phải chăng và không có sự chênh lệch lớn giữa các thị trường. Chính sách giá “phải chăng” để thu hút số lượng lớn người mua đã được H&M áp dụng trên hơn 3.000 cửa hàng tại hơn 53 quốc gia.
Tại Việt Nam, giá thành của H&M cũng được dự đoán sẽ thấp hơn Zara, mục tiêu hướng đến lượng người mua cao nhất cũng thể hiện trong tiêu chí chọn mặt bằng bán lẻ với diện tích từ 2.000 - 3.000 mét vuông của hãng. Tại Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia thứ 5 sau Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan mà thương hiệu này có mặt. Trong tương lai, sự góp mặt của Uniqlo với những mô hình bán lẻ đặc trưng từ Nhật Bản cũng hứa hẹn sự sôi động cho thị trường này.
Thực tế hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Đây được xem là sự trở lại ngoạn mục, sau một thời gian dài “đóng băng”. Theo ông Phạm Thái Bình, bước đột phá đầy ấn tượng của thị trường bán lẻ xuất phát từ nhu cầu mua sắm hàng ngoại nhập giá bình dân bị dồn nén, và sự thỏa mãn nhỏ giọt từ hàng xách tay.
Ngoài ra, các DN bán lẻ đang hoạt động tại Việt Nam cũng đang dần nhanh nhạy hơn trong việc đáp ứng những nhu cầu thường nhật của khách hàng. Từ đó, đưa ra những mức giá phù hợp hơn với túi tiền của người tiêu dùng.
Nhìn chung, thị trường bán lẻ đã có sự mở cửa nhưng cánh cửa này vẫn chưa thật sự đủ rộng rãi. Vì vậy, để tránh mất thời gian và công sức, các DN bán lẻ nước ngoài chủ yếu tập trung vào chiến lược M&A bởi ba lý do chính: Nhanh chóng, dễ dàng và an toàn. Nhanh là nhờ có sẵn sự hỗ trợ, dễ là không bị vướng mắc nhiều vấn đề thủ tục pháp lý, giấy tờ và cuối cùng an toàn nhờ có lượng khách ổn định.
Nếu so với những hình thức đầu tư truyền thống thì chiến lược này giúp tiết kiệm cả tiền, công sức lẫn thời gian. Những điều này tạo nên sức ép cạnh tranh lớn trên thị trường. Đẩy các DN bán lẻ trong nước vào thế khó khăn hơn khi chưa có tiềm lực đủ mạnh.
Ông Phạm Thái Bình cho rằng, ở sân chơi quốc tế thì sự linh hoạt này không còn là ưu điểm dù thế mạnh đó có thể áp dụng cho một số thị trường mới ở các tỉnh. Nhiều DN bán lẻ Việt Nam vẫn đang làm công việc thương mại là chính bao gồm xây dựng thương hiệu và bán hàng. Bởi vậy, nếu muốn phát triển bền vững, DN trong nước cần xây dựng những chiến lược dài hơi hơn và chú trọng hơn trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để chuẩn bị cho “cuộc đua” lâu dài.(TBNH)
-------------------------------
Cán bộ hải quan TP HCM bị bắt vì hơn 200 container 'biến mất'
Được cho có liên quan hành vi đánh tháo 213 container quá cảnh ở Cảng Cát Lái (quận 2), ông Lâm bị Bộ Công an bắt.
Ngày 10/9, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46, Bộ Công an) bắt giam ông Nguyễn Văn Lâm - cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 - về hành vi Buôn lậu.
Ông Lâm có nhiều năm công tác trong ngành Hải quan, bị cho có liên quan việc 213 container "biến mất" khỏi cảng Cát Lái. Nhà chức trách tình nghi vụ việc liên quan đến nhiều cán bộ hải quan khác, đang củng cố chứng cứ để xử lý.
Tổng cục Hải quan trước đó phát hiện giữa năm 2015 có 213 container của 56 doanh nghiệp vận chuyển quá cảnh qua cảng Cát Lái, trung chuyển bằng đường bộ xuất đi Campuchia. Tuy nhiên, số container này sau đó được các doanh nghiệp đem đi khỏi cảng nhưng không có hồ sơ xuất, theo quy định.
Qua xác minh, toàn bộ 56 doanh nghiệp đã không còn hoạt động hoặc không có trụ sở tại địa chỉ đã đăng ký.
Theo Tổng cục Hải quan, nguyên nhân chính của vụ việc là một số nhân viên Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I (Cục Hải quan TP HCM) chưa thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ (cập nhật thông tin, theo dõi tình trạng vận chuyển hàng hoá; truy tìm hàng khi đã quá thời hạn đăng ký mà chưa có thông tin xác nhận hàng đã đến đích...).
Tổng Cục hải quan đã chỉ đạo xem xét, xử lý kỷ luật hàng loạt công chức có hành vi sai phạm.
Hồi đầu tháng 8, C46 khởi tố vụ án Buôn lậu, điều tra sai phạm của đường dây này. Tiếp đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an tập trung điều tra, xử lý và báo cáo kết quả xử lý trước ngày 1/12.(Vnexpress)
---------------------
Vingroup và Siemens ký hợp tác về công nghệ
Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Siemens đã tiến hành lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ nhằm đẩy mạnh hợp tác công nghệ trong nhiều lĩnh vực.
Trong đó, hai bên sẽ xem xét các mô hình kinh doanh để hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp bền vững ở Việt Nam, bao gồm công nghiệp ô tô.
Theo thỏa thuận, Vingroup sẽ hợp tác với Siemens trong việc ứng dụng các giải pháp công nghệ tiến tiến cho các dự án trong 3 lĩnh vực sản xuất ô tô, phát triển các tòa nhà và nhà ở, phát triển bệnh viện của hệ thống Y tế Vinmec. Trong tương lai, hai bên sẽ xem xét để tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực nông nghiệp và các ngành công nghiệp khác mà Vingroup có thể mở rộng.
Việc hợp tác với Siemens sẽ góp phần tối ưu hóa cho các khâu vận hành, triển khai sản phẩm của Vingroup, đồng thời nâng chất lượng các sản phẩm/dịch vụ của Vingroup lên đẳng cấp quốc tế, theo những tiêu chuẩn công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới.
Liên quan đến dự án ô tô, Siemens sẽ cùng Vingroup xây dựng doanh nghiệp số, đồng thời giới thiệu cho Vingroup các nhà tư vấn thiết kế phù hợp và các nhà thầu kỹ thuật, đấu thầu và xây dựng (EPC). Hiện Siemens là một trong các đối tác quốc tế của Dự án sản xuất ô tô VinFast do Tập đoàn Vingroup khởi công ngày 2/9/2017 vừa qua. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác về hệ thống quản lý và vận hành nhà máy hiện đại theo định hướng cách mạng công nghiệp 4.0.(TBNH)
----------------------
Vì sao cổ phần hóa chưa hút đại gia nước ngoài?
Sáng 8-9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN) từ góc nhìn nhà đầu tư nước ngoài. Các ý kiến cho rằng quá trình CPH hiện tại đang nhận sức ép mạnh nhưng lại thiếu động lực, trong đó việc hạn chế tỉ lệ nắm giữ cổ phần đã khiến nhà đầu tư ít mặn mà với quá trình CPH.
Chậm do lãnh đạo lo mất ghế?
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, từ năm 2011 đến 2015 cả nước đã CPH được 508 DN. Tổng số vốn điều lệ theo phương án được phê duyệt của 508 DN là gần 198.200 tỉ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 65%, nhà đầu tư chiến lược nắm 15,8%, bán công khai 16,7%...
Trong năm 2016, đã có 58 DN được phê duyệt phương án CPH với tổng vốn điều lệ là gần 24.800 tỉ đồng, trong đó Nhà nước nắm 49,1%, bán nhà đầu tư chiến lược 31%, bán công khai 18%... Riêng từ đầu năm đến nay có 33 DN được phê duyệt phương án CPH với vốn điều lệ 25.500 tỉ đồng, trong đó Nhà nước giữ 48,8%, bán cho nhà đầu tư chiến lược 30%...
Theo ông Nguyễn Duy Long, Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính), mặc dù việc CPH DNNN đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh sự phát triển thị trường vốn… nhưng vẫn còn nhiều tồn tại như tiến độ chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ chế CPH DNNN chưa hoàn thiện, cần tăng cường kiểm tra, giám sát các DN 100% vốn thuộc các tập đoàn, tổng công ty lớn, rà soát lại cơ chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, CPH gắn với quyền sử dụng đất để tránh tình trạng bị lợi dụng, thất thoát vốn nhà nước...
Ông Long cho hay nguyên nhân chủ quan của những tồn tại trên do nhiều cơ quan nhà nước chưa tích cực CPH DNNN, nhiều DN CPH thuộc đối tượng tham gia thị trường chứng khoán sau IPO chưa lên sàn tập trung khiến niềm tin nhà đầu tư bị ảnh hưởng. “Một bộ phận cán bộ có tư tưởng e ngại, lo lắng về vị trí và lãnh đạo sau CPH, làm ảnh hưởng đến tiến độ của quá trình CPH” - ông Long nói.
Báo cáo của Bộ Tài chính cũng chỉ rõ tồn tại của công tác CPH là tỉ lệ vốn nhà nước ở các công ty cổ phần còn cao do lượng cổ phần chào bán ra công chúng thấp. Mặt khác, số lượng DNNN thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối lớn làm giảm mức độ hấp dẫn tham gia của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp. Và đây chính là rào cản làm chậm quá trình CPH.
Đến cuối năm 2011, Ngân hàng Vietcombank mới bán thành công đợt 1 với mức 15% cổ phần cho Tập đoàn tài chính Mizuho của Nhật. Ảnh: HTD
Hai trở ngại lớn nhất
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cũng cho rằng việc giới hạn tỉ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư, hạn chế cung cấp thông tin, thiếu minh bạch trong quá trình thực hiện và định giá thiếu thực tế, không phản ánh giá trị của DN… chính là nguyên nhân khiến việc CPH DNNN kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ông Tony Foster, Giám đốc điều hành Công ty luật Freshfields (Anh), cho rằng thực tế các nhà đầu tư ngoại gặp trở ngại nhất trên con đường trở thành đối tác chiến lược của các “ông lớn” nhà nước ở khâu đàm phán giá và tỉ lệ mua.
Ví dụ như Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) bán lần đầu và lần hai đều không thành công cùng vì lý do không thỏa thuận được giá. Phải mất gần năm năm chờ đợi, đến cuối năm 2011 ngân hàng này mới bán thành công đợt 1 với mức 15% cổ phần cho Tập đoàn tài chính Mizuho của Nhật. Hay MobiFone lần đầu lên kế hoạch bán vốn cách nay đã 12 năm nhưng đến nay nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu rồi đi mà chưa tiến triển nào rõ nét. Hay trường hợp của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) dù kế hoạch bán 20% cổ phần cho cổ đông chiến lược từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn phải trì hoãn.
“Nguyên do các giao dịch bán cổ phần chiến lược của ông lớn nhà nước chưa hiệu quả, là tỉ lệ chào bán nhỏ, quy trình không minh bạch, tài sản và các quyền không rõ ràng, giá bán khó thỏa thuận do việc định giá chưa phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Cần làm rõ tài sản nào được tính vào giá trị công ty, đất đai thì sao. Trong khi giá niêm yết thì chỉ dựa vào một phần rất nhỏ cổ phần trên sàn nên dễ bị thao túng” - ông Tony nói.
Ông Johnathan Ooi, Giám đốc Công ty Pricewaterhouse Coopers, cho hay tâm lý chung của các đối tác mà ông tham gia tư vấn khi muốn đầu tư làm cổ đông chiến lược với các DN CPH là mong mỏi gắn bó lâu dài để cùng phát triển DN chứ không chỉ mua cổ phần để thu phần lợi nhuận giá cổ phiếu. “Đa số họ muốn được tham gia ban điều hành, cao hơn nữa là quyền kiểm soát DN có tiếng nói đủ sức nặng trong nâng cao quản trị DN. Cho nên một khi chỉ bán cho họ ở mức 10%, 15%, 20% thì động cơ của họ không đủ cao” - ông Johnathan Ooi nói.
Nghịch lý 96,5% và 8%
Theo các chuyên gia, nghịch lý của quá trình CPH DNNN là mặc dù có tới 96,5% DN đã được CPH nhưng chỉ có 8% vốn nhà nước được chuyển giao cho khu vực tư nhân. Tức Nhà nước chỉ cho phép bán vốn nhà nước hạn chế. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư bị loại khỏi quyền tham gia điều hành, chưa nói đến quyền chi phối DN. Và đây chính là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư ít mặn mà với quá trình CPH DNNN.
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex, chia sẻ: “Hiện nay quá trình CPH có sức ép rất mạnh nhưng lại thiếu động lực. Các quyết định, các nghị quyết, chỉ đạo… tất cả đều có sức ép lớn về thời gian. Gậy có, cà rốt không có cho nên khó có được quá trình CPH, chủ động tích cực từ phía nhà đầu tư cũng như DN, dẫn đến quá trình này chậm chạp”.(PLO)