tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-05-2016

  • Cập nhật : 12/05/2016

Hãng dầu lớn nhất thế giới muốn liên doanh với Việt Nam

cong ty saudi aramco dang co y muon thanh lap mot so lien doanh tiem nang tai nhieu nuoc, trong do co viet nam, indonesia, an do, my va trung quoc.

Công ty Saudi Aramco đang có ý muốn thành lập một số liên doanh tiềm năng tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc.


Công ty Saudi Aramco đang có ý muốn thành lập một số liên doanh tiềm năng tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc.

Trực thuộc chính phủ Ả Rập Saudi, Saudi Aramco là công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới và chiếm khoảng 10% thị phần sản lượng dầu toàn cầu.

Hiện nay, công ty đang muốn mở rộng hoạt động quốc tế thông qua việc thành lập một số liên doanh tiềm năng tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc. Thông tin được ông Amin Nasser, Giám đốc điều hành Saudi Aramco cho biết vào hôm thứ ba (10/5).

Mặc dù không tiết lộ cụ thể thêm nhưng trong một cuộc gặp gỡ hiếm hoi với giới truyền thông tại văn phòng công ty ở Dhahran, ông Amin nói: "Chúng tôi đang xem xét tình hình thị trường hiện tại, và thấy rằng mặc dù có nhiều thách thức nhưng đây là cơ hội để tăng trưởng".

Saudi Aramco đang tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất để nâng công suất sản xuất và lọc các sản phẩm dầu. Giếng dầu Shaybah của hãng đang kỳ vọng đạt công suất 1 triệu thùng/ngày "trong vài tuần", Nasser cho biết.

Aramco đã có những động thái để gia tăng công suất của Shaybah lên thêm 250 nghìn thùng dầu/ngày để cân bằng lại chất lượng dầu và nhằm bù đắp cho hoạt động của những lĩnh vực khác.

Aramco dự kiến giá trị công ty ước đạt 2 nghìn tỷ USD sau đợt IPO dự kiến diễn ra trong năm 2017 hoặc 2018.


Áp thuế tự vệ bột ngọt nhập khẩu: Doanh nghiệp sản xuất lo thiệt hại “nhãn tiền”

Trong tình hình thực tế, nếu Việt Nam đưa ra thuế phòng vệ thương mại cho các mặt hàng sản xuất trong nước mà không cân nhắc kỹ càng thì có thể sẽ gây thiệt hại đến người tiêu dùng và chính doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, do tiềm lực, kinh nghiệm và nguồn lực của doanh nghiệp đều yếu nên Việt Nam bắt buộc phải áp dụng các biện phápphòng vệ thương mại. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế, nếu Việt Nam đưa ra thuế phòng vệ thương mại cho các mặt hàng sản xuất trong nước mà không cân nhắc kỹ càng thì có thể sẽ gây thiệt hại đến người tiêu dùng và chính doanh nghiệp sản xuất trong nước. Trong khi đó, biện pháp này cũng không khuyến khích được sản xuất trong nước tăng được sức cạnh tranh, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập sâu như hiện nay.

viec ap thue phong ve thuong mai khong can nhac ky co the gay thiet hai cho doanh nghiep trong nuoc

Việc áp thuế phòng vệ thương mại không cân nhắc kỹ có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp trong nước

Dẫn chứng với mặt hàng bột ngọt mới bị áp thuế tự vệ từ cuối tháng 3 vừa qua cho thấy, mức thuế tự vệ áp dụng cho sản phẩm bột ngọt nhập khẩu sẽ không chỉ ảnh hưởng tới nhà sản xuất - kinh doanh trong nước, người tiêu dùng mà còn đi ngược lại xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại diện một đơn vị sản xuất và xuất khẩu bột ngọt vào thị trường Việt Nam cho biết: mì ăn liền, nước chấm, hạt nêm là những ngành công nghiệp thực phẩm quan trọng và thiết yếu đang sử dụng một lượng bột ngọt rất lớn. Do đó, nếu tăng thuế nhập khẩu bột ngọt, giá bột ngọt cũng sẽ tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành công nghiệp thực phẩm này, mà người ảnh hưởng cuối cùng không ai khác chính là người tiêu dùng.

Giám đốc một công ty chuyên nhập khẩu bột ngọt tại Việt Nam nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi đã phải đóng thuế nhập khẩu khi nhập mặt hàng bột ngọt, do đó, chúng tôi phải giảm lợi nhuận đến mức tối thiểu để có mức giá cạnh tranh với bột ngọt trong nước. Theo lộ trình giảm thuế của Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN, thuế nhập khẩu bột ngọt sẽ về 0% từ năm 2015. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu vừa về 0% thì Vedan lại yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, tăng thuế nhập khẩu bột ngọt trở lại gây thiệt hại cho những nhà nhập khẩu cho chúng tôi cũng như người tiêu dùng.”

Thiệt hại cho ngành sản xuất và tiêu dùng

Trên thực tế, phòng vệ thương mại không phải là “cuộc chơi” của mỗi doanh nghiệp riêng lẻ mà còn lại “cuộc chơi tập thể”. Và dĩ nhiên, trong một tập thể khi đứng lên kiện sẽ động chạm tới lợi ích cục bộ của từng doanh nghiệp, theo đó sẽ có doanh nghiệp hưởng lợi và doanh nghiệp chịu thiệt thòi. Câu hỏi đặt ra cho cơ quan nhà nước là làm sao vừa nhìn nhận đúng nguyên nhân vụ việc, vừa đúng mục đích để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, vừa không gây tổn hại cho các doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh?

Ngay từ sau khi Công ty TNHH Vedan kiến nghị Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ, nhiều doanh nghiệp đồng loạt lên tiếng lo ngại rằng đây chỉ là ý kiến chủ quan của riêng Vedan để mang lại lợi thế kinh doanh cho chính mình nhưng lại khiến nhiều doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng.

Trong một công văn gửi Bộ Công thương, Unilever Việt Nam cho rằng, trong nền kinh tế thị trường, rào cản đối với tự do hoá thương mại, không thúc đẩy cạnh tranh có thể dẫn đến việc ngành sản xuất trong nước vận hành kém hiệu quả hơn, các doanh nghiệp cũng có ít sự lựa chọn về hàng hoá và dịch vụ hơn. Mặt khác, việc bảo hộ ngành sản xuất trong nước bằng hàng rào thuế quan có thể dẫn đến cách nhìn không tốt về tính ổn định, minh bạch và tiên liệu trong thương mại quốc tế. Do đó, lợi ích tích cực của việc tự do thương mại cần được xem xét hơn là việc bảo hộ doanh nghiệp địa phương bằng việc dựng lên rào cản thương mại dưới hình thức áp dụng thuế tuyệt đối như tại kết luận của Cục Quản lý Cạnh tranh.

Việc áp dụng thuế tuyệt đối cùng với tác động của các yếu tố tăng giá khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm và thu nhập của hàng ngàn lao động bên cạnh ảnh hưởng tiêu cực tới người tiêu dùng.

Mặc dù tự vệ thương mại được thừa nhận trong thương mại quốc tế nhưng biện pháp này làm công cụ phòng vệ duy nhất “phải trả giá”. Quốc gia sử dụng nó phải bồi thường hoặc đánh đổi những lợi ích thương mại khác cho các quốc gia có hoạt động thương mại lành mạnh bị chính biện pháp này gây tổn hại. Nếu không đạt được những thỏa thuận về bồi thường thương mại, WTO cho phép các nước liên quan được áp dụng biện pháp trả đũa.

Ngay cả khi chưa bàn đến những vấn đề này thì Quyết định 920 cũng cần được xem lại. Từ các phân tích trong loạt bài vừa qua, Quyết định 920 của Bộ Công thương dường như đã lạm dụng ý nghĩa của tự vệ thương mại để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất nội địa. Nguyên nhân chính của vụ việc này là sự xuất hiện tràn lan của bột ngọt Trung Quốc đang được bán với giá siêu rẻ. Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công thương, mà cụ thể là Cục Quản lý cạnh tranh, hoàn toàn có cơ sở pháp lý để chủ động khởi xướng điều tra chống bán phá giá mặt hàng này, dựa trên những bài học kinh nghiệm từ việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá bột ngọt Trung Quốc. Điều này nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, và xa hơn nữa là bảo vệ người tiêu dùng khỏi bột ngọt giả, giá rẻ và kém chất lượng từ Trung Quốc.


Các ngân hàng trung ương ồ ạt mua vàng

Xu hướng này đang mang lại một năm đầy hứa hẹn với kim loại quý này.

Giá vàng đã tăng 19% kể từ đầu năm đến nay, và gần đây đã lần đầu tiên trong 15 tháng vượt ngưỡng 1.300 USD/ounce trước khi trở lại vùng 1.265 USD/ounce. Một trong những dấu hiệu đáng khích lệ nhất đối với kim loại quý này là nhu cầu từ khắp nơi đều đang tăng.

Người mua đã trở lại thị trường Ấn Độ - thị trường tiêu thụ vàng lớn thứ 2 thế giới - sau cuộc biểu tình của nghiệp đoàn thợ kim hoàn, khiến hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ. Tại Mỹ, nhu cầu vàng đang tăng mạnh nhất trong 30 năm qua.

Điều đáng lưu ý là không chỉ người dân thường đang tăng lượng vàng nắm giữ mà các ngân hàng trung ương cũng đang ồ ạt mua vào. Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trong quý I/2016, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua ròng 45 tấn vàng.

Trong khi đó, theo Simona Gambarini, nhà kinh tế học hàng hóa tại Capital Economics, nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương trong quý I/2016 tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Nga mua vào 46 tấn, Trung Quốc 35 tấn và Kazakhstan 7 tấn.

Theo lý giải của Capital Economics, nguyên nhân chính khiến các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng cường mua vào là muốn đa dạng hóa tài sản, giảm tỷ lệ nắm giữ USD và tìm kiếm tài sản phòng hộ trước sự biến động của tiền tệ.

dien bien cua gia vang.

Diễn biến của giá vàng.

Trên thực tế, về mặt lịch sử, giá vàng và USD thường biến động ngược chiều, do vậy, vàng sẽ được sử dụng như một công cụ hiệu quả để phòng vệ trước các biến động của đồng bạc xanh. Hơn nữa, vàng thường không có hoặc rất ít mối tương quan với tài sản dự trữ truyền thống hoặc thay thế như trái phiếu chính phủ.

Capital Economics cho rằng “số liệu lạc quan trong quý I/2016 cho thấy nhu cầu đối với kim loại này khá vững vàng, giúp hỗ trợ giá vàng trong thời gian tới”.

Capital Economics không phải là tổ chức duy nhất có đánh giá lạc quan về vàng. Trong một thông báo gửi tới khách hàng hồi giữa tháng 4, Murray Gunn, phụ trách phân tích kỹ thuật tại ngân hàng HSBC, cũng lưu ý rằng vàng đang trong xu thế tăng giá.

Ông Gunn cho biết “Với các lực đẩy mới xuất hiện, chúng tôi đã đặt tiền vào các vị thế mua ròng với giá giao ngay 1.260 USD/ounce. Điểm cắt lỗ là 1.200 USD/ounce với mục tiêu ban đầu là 1.500 USD”.(NCĐT)


VAFI kiến nghị Bộ Công thương bán toàn bộ Sabeco và Habeco, thu về 3 tỷ USD cho ngân sách

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam kiến nghị Tân bộ trưởng bộ công thương thoái toàn bộ vốn nhà nước của Sabeco và Habeco.

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có kiến nghị gửi đến ông Trần Tuấn Anh, tân Bộ trưởng Bộ Công thương về việc thực hiện niêm yết và thoái toàn bộ vốn nhà nước tại hai công ty bia lớn nhất Việt Nam là Sabeco và Habeco.

Theo đó, VAFI kiến nghị cần chấm dứt ngay tình trạng trốn niêm yết tại Sabeco và Habeco. Cụ thể, hai tổng công ty này đã thực hiện việc cổ phần hoá 8 năm. Trong đề án cổ phần hoá của Sabeco và Habeco cũng đều nói rõ việc cổ phần hoá gắn với việc niêm yết theo chủ trương của nhà nước. Nhưng cho đến hiện nay, cả Sabeco và Habeco đã nhiều lần tìm cách trốn tránh dù đã bị thúc giục nhiều lần.

Ngoài ra, VAFI đề xuất việc bán hết cổ phần nhà nước tại Sabeco và Habeco. Hiện tại, Bộ Công thương đang đại diện tới gần 90% và 82% vốn điều lệ tại hai tổng công ty này.

Lý do mà VAFI giải thích là từ tháng 10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị cho SCIC thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp hiệu quả như Vinamilk, FPT, nhựa Tiến Phong,... như vậy, việc bán toàn bộ cổ phần nhà nước tại Sabeco và Habeco là vấn đề không phải bàn cãi.

Nếu được Bộ Công thương chấp thuận, VAFI cũng đề nghị việc mở bán công khai tại Sở Giao dịch chứng khoán. Việc đấu toàn bộ cổ phần nhà nước tại một lần đấu giá sẽ gia tăng tối đa giá trị tại Sabeco và Habeco. VAFI cũng kiến nghị không áp dụng việc mua bán thoả thuận nhằm tránh tiêu cực, đồng thời tạo sân chơi cho nhiều nhà đầu tư lớn tham gia cạnh tranh giá.

Trị giá của lần thoái vốn này VAFI dự kiến vào khoảng trên 3 tỷ đô la. Số tiền này theo đó sẽ được bổ sung vào ngân sách phục vụ cho các dự án công cộng.


Tổng Giám đốc TMT có thể được thưởng hàng triệu USD nếu đạt chỉ tiêu kinh doanh

CEO Ôtô TMT sẽ được thưởng 1 triệu cổ phiếu, tương đương 2 triệu USD theo thị giá hiện tại, nếu hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh mà HĐQT đề ra.

Công ty Cổ phần Ô tô TMT (mã TMT) vừa lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc xây dựng mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm, từ năm 2016 đến năm 2020 và mức thưởng cho Tổng Giám đốc.

Cụ thể về kế hoạch sản xuất kinh doanh, TMT đặt chỉ tiêu đạt doanh thu thuần trên 5.800 tỷ đồng trong năm 2016, tăng 75% so với kết quả thực hiện năm 2015. Kế hoạch trong các năm sau đó cũng tăng trưởng mạnh, lần lượt tăng 29% (năm 2017), 22% (năm 2018), 27% (năm 2019) và 30% (năm 2020).

TMT cũng dự kiến đạt lợi nhuận sau thuế 265 tỷ đồng trong năm nay, tăng 40% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch của các năm tiếp theo dự kiến cũng tăng tối thiểu 20%/năm.

Theo đó, Công ty đề ra kế hoạch cổ tức tỷ lệ trên 40% mỗi năm, trong đó, tỷ lệ cổ tức cho hai năm 2016, 2017 dự kiến là 50%.

Để hoàn thành kế hoạch trên, dự kiến mỗi năm sản lượng xe tiêu thụ của doanh nghiệp này sẽ tăng thêm khoảng 3000 chiếc. Trong năm 2015, sản lượng tiêu thụ xe của TMT đạt trên 7.300 chiếc, trong đó, chiếm phần lớn là xe tải nhẹ. TMT dự kiến sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ thêm 100 tỷ đồng mỗi năm nhằm có đủ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Hội đồng quản trị TMT cũng xây dựng một kế hoạch thưởng "khủng" đối với ông Bùi Văn Hữu, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT TMT. Cụ thể, nếu năm nào hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế mà ĐHĐCĐ hàng năm thông qua và bằng 50% vốn điều lệ trở lên, ông Hữu sẽ được thưởng 1 triệu cổ phiếu TMT cho năm đó. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm và được chi từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Hiện ông Hữu đang nắm hơn 10,6 triệu cổ phiếu TMT, tương đương tỷ lệ sở hữu gần 33%. Giá cổ phiếu TMT hiện giao dịch quanh mức 40.000 đồng/đơn vị và trong vòng một năm qua đều được giao dịch trên mức 30.000 đồng. Tính theo thị giá hiện tại, nếu hoàn thành chỉ tiêu được giao, ông Hữu có thể nhận thưởng tới 40 tỷ đồng, tức khoảng 2 triệu USD mỗi năm.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-05-2016

    NHTW Hàn Quốc giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục tháng thứ 11 liên tiếp
    Vietcombank đầu tư 100 tỷ đồng cho Dự án xây dựng nhà máy của Công ty Duhal
    Những 'đại bàng' đang gãy cánh: Tiếp tục 'đổ' tiền xuống biển
    Bỏ hàng tỉ đô vào Việt Nam, nhưng những gì Central Group thu về vẫn còn là dấu hỏi
    Thu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 24,14%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-05-2016

    Năng lượng tái tạo đáp ứng 100% nhu cầu điện của Việt Nam vào 2050?
    Hiệp hội thép dự báo giá thép có thể tăng thêm 10%
    WCO triển khai mô hình dữ liệu hải quan phiên bản 3.6.0
    Sản lượng gạo sụt giảm tại châu Á đe dọa an ninh lương thực
    Tận dụng cơ hội "hậu" xúc tiến thương mại

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-05-2016

    Kiến nghị huy động vàng trong dân
    Rà soát lại các dự án 10.000 tỷ đồng trở lên
    “Mở kho thóc” cho ngân hàng tư?
    Hanoimilk cắt chức phó tổng giám đốc vì thương hiệu sữa IZZI
    Bất động sản phía Tây Hà Nội: Bất ngờ thêm Dự án 24 ha của Vingroup

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-05-2016

    Trung Quốc sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam nhằm né thuế bán phá giá
    Một nhà đầu tư bị phạt 550 triệu đồng vì làm giá cổ phiếu
    Công ty bia nội tăng sáp nhập để “chống” bia ngoại
    Liên minh Thái Bình Dương và ASEAN sẽ ký thỏa thuận hợp tác song phương
    250 triệu USD xây kho ngầm chứa dầu tại Dung Quất

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-05-2016

    Gang thép Thái Nguyên có thể được bán lại
    IEA: 'Thị trường dầu sắp cân bằng'
    VRN: Trung Quốc lợi nhất nếu làm siêu dự án dọc sông Hồng
    Malaysia dỡ một phần lệnh cấm tuyển mới lao động nước ngoài
    Amazon sẽ là kình địch của Youtube trong tương lai ?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-05-2016

    Sản lượng thóc gạo châu Á sụt giảm
    Tài chính chứng khoán ở Châu Á: Cơ hội cho người đi vay và người cho vay
    Gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới vào năm 2030
    Phấn đấu đưa kim ngạch Việt Nam - UAE lên 10 tỷ USD
    Thủ tướng yêu cầu quyết định số phận dự án thép 8.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-05-2016

    Sẽ không trực tiếp siết tín dụng bất động sản?
    Quốc hội khóa XIV sẽ phê chuẩn TPP ở kỳ họp đầu tiên
    Ngân hàng đầu tư nghìn tỷ vào mía đường
    Tiêu thụ ximăng nội địa trong 4 tháng qua vượt hơn 15%
    Ngành sản xuất dầu ăn trong nước sắp hết được “bảo vệ”

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-05-2016

    Mỗi ngày người Việt mua hơn 700 ôtô
    Trung Quốc bơm thêm tiền ra thị trường
    Rà soát dữ liệu chuyển tiền của người Việt trong Hồ sơ Panama
    Vì sao tài sản ngân hàng “hao hụt”?
    Tham vọng của người Arab với hãng dầu 2.000 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-05-2016

    Việt Nam mất lợi thế khi Trung Quốc đầu tư vào cảng biển Campuchia?
    Lưc lượng Hải quan phát hiện, xử lý 5.485 vụ vi phạm
    Vì sao truy thu thuế mặt hàng điều hòa âm trần?
    Không đạt thành tích xuất khẩu DN không bị "truất" giấy phép?
    Chính phủ khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-05-2016

    Mỹ, EU lo ngại thiếu hụt cá tra ở Việt Nam
    Khai thác tiềm năng, phát triển logistics
    Xuất khẩu gần 1,9 triệu tấn gạo trong 4 tháng đầu năm
    Thay đổi mức thuế tự vệ đối với dầu thực vật tinh luyện nhập khẩu
    Paul Singer: Đà tăng của vàng mới chỉ bắt đầu