tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-05-2016

  • Cập nhật : 06/05/2016

Trung Quốc "chật vật" với dự án đường sắt tại Thái Lan

trung quoc "chat vat" voi du an duong sat tai thai lan

Trung Quốc "chật vật" với dự án đường sắt tại Thái Lan


Bộ trưởng GTVT Thái Lan cho biết: “Dự án này là của người Thái. Trong nước, chúng tôi không thiếu tiền.”

Trong cuộc họp với lãnh đạo BCH TW Đảng ngày 29/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bày tỏ mối quan tâm sốt sắng đến sáng kiến Con đường tơ lụa trong mục tiêu thắt chặt mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia châu Á.

Năm 2013, ông Tập Cận Bình cho ra đời sáng kiến “Một vành đai – một con đường”, hứa hẹn sẽ là vành đai thắt chặt mối quan hệ thương mại và đầu tư đặc biệt là giữa các quốc gia láng giềng Đông Nam Á.

Hiệu quả của sáng kiến đã được nhìn thấy rõ. Trong khi một số quốc gia láng giềng cần hàng nghìn tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng, đường xá, sân bay, thì Trung Quốc lại đang dư thừa năng suất xây dựng cũng như tài sản.

Tuy nhiên thực hư đến đâu thì hồi lâu mới rõ.

Thất bại của Trung Quốc trong việc hỗ trợ xây dựng và cấp vốn cho dự án đường sắt tại Thái Lan – “Tâm chủ huyết mạch” của Con đường tơ lụa trên biển cho thấy, kế hoạch của ông Tập đang dần chệch hướng.

Đằng sau lời đề nghị của Trung Quốc về cung cấp vốn và hỗ trợ xây dựng, đó là những sợi dây ràng buộc mà những quốc gia tiếp nhận như Thái Lan không hề thoải mái chấp nhận. Giới chức Trung Quốc đang hối hả giành quyền xây dựng bất động sản thương mại tại các nhà ga dọc theo tuyến đường sắt đang được xây dựng trải dài từ Băng Cốc đến Nong Khai – thành phố phía Đông Bắc, giáp với Lào. Tuy nhiên, Bộ trưởng GTVT Thái Lan cho biết: “Chúng tôi đã trao đổi với Trung Quốc về việc không tồn tại một bảo đảm nào cho người Trung Quốc nắm quyền sở hữu đất.” Ông khẳng định “Thái Lan không giống Lào.”

Ông cũng cho biết, Trung Quốc đã tìm cách thâu tóm quyền sở hữu đất thương mại và yêu cầu tăng diện tích đất ký quỹ để tiếp tục cung cấp vốn cho Thái Lan.

Đáp lại, ông Tập lên tiếng bảo vệ chiến lược đa mũi giáp của mình là nhằm thắt chặt thương mại và đầu tư giữa các quốc gia châu Á, châu Âu và châu Phi nằm trong tuyến đường thương mại trước đây của Trung Quốc. Năm ngoái, Bắc Kinh đã ra mắt thành công ngân hàng AIIB mặc dù không có sự hỗ trợ từ Mỹ. Ngân hàng huy động được thêm 40 tỷ USD cho dự án con đường tơ lụa và cho vay đa phương thông qua các NHNN.

Bộ trưởng GTVT Thái Lan nhấn mạnh: cánh cửa vẫn mở rộng chào đón nguồn vốn từ Trung Quốc như thông qua AIIB. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một dấu hiệu nào cho thấy nguồn vốn từ Trung Quốc đang tiếp tục đến Thái Lan trong tương lai.

Trong buổi họp với thành viên BCH TW Đảng Trung Quốc hôm 29/4, ông Tập Cận Bình đã chỉ ra một số yêu cầu để thích ứng với sáng kiến Con đường tơ lụa. “Trong khi chăm chút cho lợi ích bản thân,chúng ta cần phải quan tâm cả đến lợi ích của các quốc gia khác.” Tờ Tân Hoa Xã đưa tin. “Tôi hy vọng tất cả các quốc gia nằm trong sáng kiến Một vành đai – Một con đường đều chạm đến lợi ích thực sự.

Ông Tập khuyên các công ty tham gia sáng kiến không nên chỉ tính toán lợi ích kinh tế mà dự án mang lại mà còn lưu ý đến uy tín của công ty bằng cách chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại.

Richard Jerram, chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng Bank of Singapore Ltd nhận định: "Khó khăn của Trung Quốc trong việc thi hành con đường tơ lụa tại các nước láng giềng như Thái Lan là thiếu vắng sự minh bạch trong đường lối chung".

Lợi ích kinh tế từ tự án đường sắt vẫn còn rất lờ mờ do thời hạn hoàn trả dài đến hàng thập kỷ. Một khi dự án thất bại, cũng là điều dễ hiểu nếu nhà đầu tư đòi hỏi sự chắc chắn. Nhưng điều đó chỉ xảy ra tại các quốc gia thực sự cần viện trợ nước ngoài.

Bộ trưởng GTVT Thái Lan cho biết: “Dự án này là của người Thái. Trong nước, chúng tôi không thiếu tiền.”


HSBC: Lãi suất chưa tăng đến giữa năm 2017

Ngân hàng Nhà nước sẽ chưa vội tăng lãi suất OMO theo dự báo của HSBC và ổn định ở 5% một năm từ nay đến giữa năm 2017 dù áp lực giảm phát dần đi xuống và tăng trưởng GDP được dự báo thấp hơn 2015.

Báo cáo triển vọng kinh tế tháng 5 của HSBC vừa công bố nhận định thị trường Việt Nam đã "vượt khỏi vòng nguy hiểm" khi Chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI của Nikkei nhảy vọt lên 52,3 điểm trong tháng 4. Đây cũng là mức cao nhất của PMI trong 9 tháng qua và sản lượng sản xuất được dự đoán tiếp tục tăng. Do đó, HSBC cũng kỳ vọng tăng trưởng hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục trong các tháng tiếp theo.

hsbc cho rang lai suat va ty gia se duoc giu on dinh den giua nam 2017. anh:n.m.

HSBC cho rằng lãi suất và tỷ giá sẽ được giữ ổn định đến giữa năm 2017. Ảnh:N.M.

Theo đánh giá của ngân hàng này, áp lực giảm phát đã dần đi xuống. Báo cáo PMI cũng chỉ ra chi phí đầu vào tiếp tục gia tăng đáng kể, lạm phát toàn phần tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không vì thế mà vội tăng lãi suất đặc biệt khi dự báo tăng trưởng của Việt Nam giảm từ 6,6% trong năm 2015 xuống còn 6,3% trong năm nay, theo nhận định của các chuyên gia HSBC. Cụ thể, lãi suất OMO sẽ giữ ổn định ở mức 5% từ nay đến giữa năm 2017 theo dự báo của ngân hàng này. Lạm phát năm 2016 ở mức 2,6%. Bên cạnh đó, tỷ giá cũng được giữ ổn định ở 23.000 đồng từ quý III/2016 đến hết năm 2017.

Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), theo HSBC, FDI vẫn không ngừng tăng trong năm 2016 khi lượng giải ngân tăng 3,5 tỷ USD từ đầu năm đến tháng 3, đánh dấu mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với số vốn FDI đăng ký từ đầu năm đến tháng 4 đạt 2,5 tỷ USD (tương đương 90% tổng vốn FDI Hàn Quốc đăng ký trong cả năm vừa rồi).

"Với nhiều nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động năm nay, chúng tôi kỳ vọng nguồn FDI sẽ giúp hồi phục tăng trưởng 10,1% xuất khẩu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước. Khu vực sản xuất phát triển mạnh mẽ sẽ hỗ trợ tăng trưởng giữa bối cảnh hoạt động ở các lĩnh vực chính đang đi xuống", nhóm nghiên cứu của HSBC nói.


Đã xuất hiện dự án tỷ đô đầu tiên trong năm 2016

Sau cả một quý đầu tiên của năm 2016 vắng bóng dự án FDI quy mô tỷ USD, giữa tháng 4 vừa qua, siêu dự án 1,5 tỷ USD đã chính thức được cấp phép.  
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 19/4/2016 cả nước có 697 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 5,08 tỷ USD, tăng 89,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Cùng với đó, có 314 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,8 tỷ USD, tăng 72,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2016, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,88 tỷ USD, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2015.
Về vốn thực hiện, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,65 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, trong 4 tháng đầu năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực.
Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 299 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,24 tỷ USD, chiếm đến 76,2% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 4 tháng.
Lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ đứng thứ 2 với 64 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 334 triệu USD, chiếm gần 4,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đứng thứ ba với 242,5 triệu USD tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm, chiếm 3,5%...
4 tháng đầu năm 2016 có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,837 tỷ USD, chiếm 41,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 730 triệu USD, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư. Đài Loan đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 664 triệu USD, chiếm 9,6% tổng vốn đầu tư.
Xét theo địa bàn đầu tư, trong 4 tháng đầu  năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 46 tỉnh thành phố, trong đó với dự án LG Display 1,5 tỷ USD, Hải Phòng vươn lên dẫn đần về thu hút vốn đầu tư với 13 dự án cấp mới và 8 dự án điều chỉnh vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,666 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư.
Đồng Nai đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 724,7 triệu USD, chiếm 10,5%. Hà Nội đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 663,6 triệu USD chiếm 9,6% tổng vốn đầu tư.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 4 tháng đầu năm 2016:
- Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15/4/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng....
 - Dự án Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung, tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, do Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đầu tư với mục tiêu tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện, điện tử và viễn thông công nghệ cao (CPC851) tại Hà Nội.
- Dự án Công ty TNHH Nhà máy giấy Đại Dương do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư có tổng vốn đầu tư 220 triệu USD với mục tiêu sản xuất các loại giấy Duplex, giấy Kcraf, giấy gia dụng (sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu) tại Tiền Giang.
- Dự án đầu tư mua sắm và vận hành hệ thống kỹ thuật, thiết bị, công nghệ, phần mềm và kinh doanh xổ số tự chọn số điện toán trên lãnh thổ Việt Nam, tổng vốn đầu tư 210,58 triệu USD do Berjaya corporation Berhad (Malaysia) liên doanh với Công ty TNHH một thành viên xổ số điện toán Việt Nam đầu tư tại Hà Nội với mục tiêu kinh doanh các sản phẩm xổ số tự chọn số điện toán, bao gồm xổ số tự chọn số theo ma trận, xổ số tự chọn số theo dãy số, xổ số tự chọn số quay số nhanh và xổ số tự chọn số điện toán
- Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng phát triển khu công nghiệp và nhà máy sản xuất bán thành phẩm giầy thể thao, tổng vốn đầu tư 171,4 triệu USD do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Cần Thơ.(Bizlive)

Tỉnh nào hút vốn đầu tư Đài Loan nhiều nhất?

Tiền Giang và Hà Tĩnh đang là những địa phương khá hấp dẫn với dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Đài Loan.
mot goc khu cong nghiep cua ha tinh.

Một góc khu công nghiệp của Hà Tĩnh.

Thống kê riêng về tình hình đầu tư các nước của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính riêng 4 tháng đầu năm 2016, Đài Loan có 39 dự án FDI được cấp mới và 25 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 664,11 triệu USD, xếp thứ 3/50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư Đài Loan đã đầu tư vào tổng số 10/21 ngành kinh tế theo hệ thống phân ngành của Việt Nam.
Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm chủ yếu với 28 dự án mới, 22 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 600,28 triệu USD (chiếm hơn 90% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam).
Tiếp theo đó là lĩnh vực cấp nước và xử lý chất thải 1 dự án mới 45 triệu USD (chiếm khoảng 7% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam). Ngoài ra, một số lượng ít vốn đầu tư tập trung vào một số lĩnh vực khác như vận tải kho bãi, hoạt động dịch vụ...
Nếu xét theo hình thức đầu tư, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm đa số tới 99% tổng vốn đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam, đạt 657,8 triệu USD vốn cấp mới và tăng thêm, trên 35 dự án mới và 24 lượt tăng vốn. Còn lại số ít dự án ở hình thức liên doanh.
Trong 4 tháng đầu năm 2016, các dự án đầu tư của Đài Loan phân bổ tại 17/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Trong đó, tỉnh Tiền Giang dẫn đầu cả về số dự án và vốn đầu tư với chỉ 2 dự án mới, 1 lượt tăng vốn, nhưng tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 229,09 triệu  USD (chiếm 34,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam).
Tỉnh Hà Tĩnh đứng thứ hai với 183,91 triệu USD vốn đăng ký mới và tăng thêm (chiếm 27,7% tổng vốn đầu tư đăng ký của Đài Loan tại Việt Nam). Còn lại là những địa phương khác.
Tính riêng trong 4 tháng đầu năm nay, dự án lớn nhất của Đài Loan tại Việt Nam là dự án Nhà máy Công ty TNHH Nhà máy giấy Đại Dương cấp phép tháng 3/2016. Tổng vốn đầu tư đăng ký 220 triệu USD. Dự án hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các loại giấy Duplex, giấy Kcraf, giấy gia dụng tại tỉnh Tiền Giang.

Xuất khẩu da giày top đầu thế giới, nhưng người Việt đang ngày càng ít đi giày Việt

Dịp lễ 30/4 – 1/5 vừa qua, tại một chuỗi cửa hàng chuyên bán giày thương hiệu ngoại như Clarks, Dr.Martens, Converse… ở khu thời trang Nguyễn Trãi quận 1 thu hút rất đông bạn trẻ Sài Gòn do có chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1. Chứng kiến cảnh này, người viết không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến ngành da giày Việt Nam.
san pham giay hunter cua biti's. anh internet.

Sản phẩm giày Hunter của Biti's. Ảnh Internet.

Phải chăng ngành da giày Việt Nam với hơn 800 doanh nghiệp, sản lượng 1.172 triệu đôi và đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc, Ý về xuất khẩu năm 2015 không thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước?

Đến nỗi các nhà bán lẻ phải đi tìm nguồn hàng ở nước ngoài nhập khẩu về cung cấp cho người Việt và theo Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam thì các sản phẩm nhập ngoại chiếm tới 60% thị phần.

Sẽ rất dễ để tìm câu trả lời khi nhìn vào danh sách bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2016 do Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.

Số lượng doanh nghiệp da giày thương hiệu Việt đạt chứng nhận này chỉ đếm trên đầu ngón tay gồm có: Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s), Công ty giày Thượng Đỉnh, Cơ sở giày Hồng Thạnh, DNTN giày Á Châu – ASIA, Công ty CP Giày Việt (Vina Giày), Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (Bita’s), Cơ sở giày dép da Long Thành, Công ty Sản xuất Thương mại BQ (giày BQ).

Kể cả khi đạt được chứng nhận, không phải tất cả các thương hiệu trên đều đáp ứng nhu cầu của người Việt. Biti's là một ví dụ. Từng có thị phần lớn trên thị trường giày dép Việt Nam, nhưng Biti's ngày nay không còn được ưa chuộng bởi mẫu mã kém đa dạng và ít đổi mới. Biti's về sau đã tập trung hơn cho hướng xuất khẩu thay vì thị trường nội địa.

Vina Giày cũng vậy. Sự ít thay đổi trong mẫu mã khiến các mẫu giày của công ty này chỉ còn được những tầng lớp trung niên sử dụng. Rất khó Vina Giày có thể lôi kéo được những người tiêu dùng trẻ tuổi đang có quá nhiều sự lựa chọn, dù công bằng mà nói, chất lượng da của Vina Giày không hề thua kém ai.

Quá ít lựa chọn khiến người tiêu dùng phải đi tìm những sản phẩm ngoại nhập. Thậm chí ngay cả Thái Lan là nước lâu nay không có thế mạnh về sản xuất da giày cũng bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua các triển lãm, hội chợ hàng Thái.

Sắp tới đây khi hệ thống Metro Cash & Carry và Big C đã hoàn toàn thuộc về các tập đoàn bán lẻ Thái Lan thì viễn cảnh người Việt đi giày Thái là hoàn toàn không thể tránh khỏi.

“Mất bò mới lo làm chuồng”, nhiều doanh nghiệp da giày Việt Nam lâu nay chuyên làm hàng gia công xuất khẩu giờ đã quay trở lại thị trường nội địa đề bắt đầu cho thương hiệu của mình. Động thái này được cho là đi ngược, nhưng dù muộn vẫn còn hơn.

Đơn cử như Biti’s gần đây đã mạnh dạn tung ra sản phẩm giày thể thao Hunter để cạnh tranh với các ông lớn như Adidas, Nike, Puma và theo Biti’s thì để có được sản phẩm này công ty đã phải chi 5 triệu USD đầu tư công nghệ máy móc .

Có mặt 10 năm trong ngành da giày, từ khi Viễn Thịnh mới là một công ty siêu nhỏ quy mô 50 người, ông Trần Thế Linh – Giám đốc công ty cho biết, để có thể “chen chân” vào thị trường nội địa đang bị hàng Trung Quốc chiếm giữ đến 95% thị phần, đích thân ông đã phải ra chợ thuyết phục từng tiểu thương để các sản phẩm của công ty được có mặt trên các sạp hàng.

“Nhờ ưu điểm về chất lượng, mẫu mã, giá cả và an toàn cho người sử dụng các sản phẩm giày dép của Viễn Thịnh hiện ngày một đông hơn”, ông Linh nói.

Với kì vọng tạo ra sự đột phá cho chính bản thân doanh nghiệp cũng như ngành da giày trong nước, ông Trần Thế Linh cho biết Viễn Thịnh vừa bỏ ra 240 tỷ đồng đầu tư một nhà máy rộng 40.000m2 với dây chuyền sản xuất khép kín sử dụng các công nghệ hiện đại nhất thế giới có thể đáp ứng được công suất khoảng 3 triệu đôi/năm vào đầu năm 2015.

Tin vui là không ít các công ty trong nước đã chịu đổi mới. Tuy nhiên, ông Trần Văn Khánh, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày TPHCM cảnh báo điều khó khăn nhất mà doanh nghiệp da giày đang gặp phải trong xuất khẩu và nhất là xây dựng thương hiệu, đó là vẫn chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu cho ngành sản xuất da giày. Doanh nghiệp không chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước mà phải nhập khẩu từ 75% đến 80%.

Bên cạnh đó, trình độ công nghệ, nhân lực cho ngành da giày vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi sản phẩm của các doanh nghiệp ngay khi rời xưởng đi ra thị trường nội địa đã phải đối mặt với nạn hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng và nhất là sự ồ ạt xâm nhập của hàng Trung Quốc khi quốc gia này đang phá giá đồng nhân dân tệ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-05-2016

    “Sức khỏe” các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn rất yếu!
    Lo đơn hàng dệt may “chảy” sang Lào, Myanmar
    Doanh nghiệp ô tô "kêu" khó khi tính thuế mới
    Sửa đổi chính sách thuế đối với hàng NK gửi qua dịch vụ CPN
    Liên minh EU áp dụng Luật Hải quan mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-05-2016

    Kinh tế Eurozone tăng trưởng trở lại, lợi hại hơn Mỹ
    Doanh nghiệp ngày càng teo tóp vì rào cản
    Him Lam khởi công dự án 5.000 tỷ đồng tại Hải Phòng
    Quan niệm sai về công nghiệp hỗ trợ?
    Woojin đầu tư 247 triệu USD xây nhà máy điện gió ở Trà Vinh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-05-2016

    Quốc Cường Gia Lai cũng nhận trái đắng từ 'vàng trắng'
    LG Display khởi công dự án 1,5 tỷ USD tại Hải Phòng
    Nhật Bản cấp mới hơn 204 triệu USD vốn ODA cho Việt Nam
    Liệu kiều hối sẽ là mảnh đất màu mỡ cho ngân hàng?
    Big C đòi chiết khấu cao, doanh nghiệp rút hàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-05-2016

    Vàng phục hồi mạnh sau số liệu việc làm thất vọng tại Mỹ
    Giá bán USD ngân hàng tiếp tục duy trì trong khoảng 22.320-22.325 đồng/USD
    Chấn chỉnh việc thực hiện quy định về lãi suất huy động
    Thêm 119 nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch chứng khoán
    Vì sao nhiều ngân hàng không muốn lên sàn?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-05-2016

    Các công ty Mỹ hết đường trốn thuế
    Vinamilk vươn tới doanh thu 2 tỷ USD trong năm 2016
    Mục tiêu đến năm 2020, cả nước có khoảng một triệu doanh nghiệp hoạt động
    NHNN ra "tối hậu thư" chấn chỉnh hiện tượng lách trần lãi suất
    Các ngân hàng giảm mạnh vay mượn ngoại tệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-05-2016

    Cơ hội xuất khẩu phân bón vào thị trường ASEAN
    Triển khai dự án Lọc hóa dầu Long Sơn 4,5 tỷ USD trong quý IV/2016
    Giữa tháng 6 sẽ có kết luận thanh tra các doanh nghiệp đa cấp
    Đề xuất cho nhập khẩu phôi thép theo hạn ngạch
    Trì hoãn thông quan lô hàng cá tra vào Hoa Kỳ do sử dụng mã số cũ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-05-2016

    Ả Rập Xê Út và Nga “quyết chiến” để giành thị phần dầu mỏ Trung Quốc
    Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 15 tỷ USD vào thị trường
    Cuba đẩy mạnh hạ tầng du lịch đón lượng khách "khủng"
    Tin tặc Nga "rao bán" 250 triệu tài khoản Yahoo, Google...
    IMF: Việt Nam có thể tăng trưởng 6% năm nay

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-05-2016

    Anonymous mở chiến dịch tấn công ngân hàng trung ương toàn cầu
    Dawon Vina: Đầu tư 1 triệu USD, lỗ 1,68 triệu USD
    FECON liên tiếp trúng thầu nhiều dự án của Samsung, Vingroup, Coteccons
    NHNN sẽ xử nghiêm các ngân hàng lách trần lãi suất tiền gửi bằng USD
    Tháng 4, người Việt chi 182 triệu USD mua ô tô ngoại

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-05-2016

    Hoa Kỳ ngăn thép Trung Quốc
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn Samsung tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam
    Dự án lắp ráp xe Hyundai Tân Phú nguy cơ bị thu hồi
    Doanh nghiệp xăng dầu muốn giảm thuế nhập khẩu xăng xuống 10%
    Giá dầu Brent và dầu Mỹ diễn biến trái chiều sau số liệu dầu lưu kho

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-05-2016

    Đài Loan đầu tư hơn 600 triệu USD vào Việt Nam sau 4 tháng đầu năm
    Nhu cầu vàng tại Ấn Độ bị tổn thương vì giá cao
    Căn bệnh bí ẩn của lúa mì có thể gây ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?
    Australia điều tra sản phẩm vôi sống nhập khẩu từ Việt Nam
    Tài nguyên Masan: Làm bao nhiêu chỉ để trả lãi ngân hàng, vay nợ hơn 11.000 tỷ