Quốc Cường Gia Lai cũng nhận trái đắng từ 'vàng trắng'
LG Display khởi công dự án 1,5 tỷ USD tại Hải Phòng
Nhật Bản cấp mới hơn 204 triệu USD vốn ODA cho Việt Nam
Liệu kiều hối sẽ là mảnh đất màu mỡ cho ngân hàng?
Big C đòi chiết khấu cao, doanh nghiệp rút hàng
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-05-2016
- Cập nhật : 06/05/2016
Anonymous mở chiến dịch tấn công ngân hàng trung ương toàn cầu
Dawon Vina: Đầu tư 1 triệu USD, lỗ 1,68 triệu USD
Cuối tháng 4/2016, Công ty Dawon Vina (Hàn Quốc) đã nộp hồ sơ và văn bản đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, mà nội dung quan trọng nhất là nâng vốn đầu tư từ 1 triệu USD hiện tại lên 7,6 triệu USD, tới các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang.
Tuy nhiên, đề xuất này chưa được Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đồng ý. Lý do là vì, hồ sơ của Dawon Vina “chưa đảm bảo”.
.
Cụ thể, đó là không có căn cứ để chứng minh năng lực tài chính để tăng vốn đầu tư; không có văn bản cam kết hoặc thư bảo lãnh tín dụng của ngân hàng hoặc tổ chức để đảm bảo khả năng tài chính để thực hiện Dự án theo quy định; và không có báo cáo tài chính năm 2014.
Theo thông tin từ Ban quản lý Khu công nghiệp Bắc Giang, thì mặc dù Công ty Dawon Vina muốn bổ sung vốn đầu tư từ 1 triệu USD hiện tại lên 7,6 triệu USD nhưng lại chưa giải thích rõ ràng và chưa có kế hoạch sử dụng và nhu cầu cần thiết phải tăng vốn đầu tư bổ sung 6,6 triệu USD để phục vụ hoạt động đầu tư gì.
Trong khi đó, Dawon Vina đang thu hẹp sản xuất và thậm chí, theo báo cáo tài chính của Công ty, thì năm 2015, Công ty lỗ 38,8 tỷ đồng (tương đương 1,68 triệu USD), cao hơn cả tổng vốn đầu tư của Dự án.
Không những thế, theo Ban quản lý Khu công nghiệp Bắc Giang, báo cáo tình hình thực hiện Dự án đầu tư cũng không giải thích rõ tình hình triển khai Dự án, như kết quả thực hiện mục tiêu, quy mô đăng ký theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp, việc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam…
Tương tự, cũng không có giải trình cụ thể về tăng vốn đầu tư có kéo theo việc thay đổi mục tiêu và quy mô, chưa nêu cơ cấu, phương thức và nguồn vốn góp đầu tư…
Công ty Dawon Vina đã đầu tư dự án chuyên sản xuất vỏ điện thoại, linh kiện điện tử tại KCN Đình Trám (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) vào cuối năm 2011 và rất nhanh sau đó đã đi vào hoạt động.
Giữa năm ngoái, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại công ty này, khiến xưởng sơn hoàn thiện sản phẩm có diện tích khoảng 3.000m2 của Công ty bị cháy, sụp đổ; ngoài ra còn thiệt hại một số tài sản khác như trang thiết bị, đồ đạc, các sản phẩm linh kiện điện tử...
Có thể, đây là một trong những nguyên nhân căn bản khiến Dawon Vina thua lỗ nặng và buộc phải thu hẹp sản xuất trong năm 2015.
Việc Dawon Vina muốn tăng vốn đầu tư nhiều khả năng là để phục hồi và mở rộng sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của các tổ hợp sản xuất thiết bị di động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hồ sơ chưa hoàn chỉnh khiến Dawon Vina bị cơ quan chức năng từ chối. Hiện Ban quản lý Khu công nghiệp Bắc Giang đã yêu cầu Dawon Vina tiếp tục hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.
FECON liên tiếp trúng thầu nhiều dự án của Samsung, Vingroup, Coteccons
Cụ thể, FECON tiếp tục bắt tay với Coteccons tại dự án Goldmark City - 136 Hồ Tùng Mậu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) với gói thi công cọc trị giá 23,5 tỷ đồng, hợp tác với chủ đầu tư Vingroup cho gói thầu thi công cọc khoan nhồi và tường vây tại các dự án Vinhomes Riverside 2 (Long Biên, Hà Nội), Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng và dự án Codotel Đà Nẵng với tổng giá trị các hợp đồng khoảng 91 tỷ đồng. Đây là lĩnh vực thi công tiềm năng, được FECON chú trọng và đầu tư nhiều máy móc hiện đại để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn cùng lĩnh vực.
Đại diện FECON cho biết, giá trị các hợp đồng thi công tường vây và cọc khoan nhồi dự kiến sẽ đóng góp 15% - 20% vào doanh thu của công ty trong năm 2016.
Ngoài ra, hai gói thầu mới với Samsung C&T tại Bắc Ninh và Samsung Engineering tại TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ mang về cho FECON 48 tỷ đồng trong thời gian tới và giúp nâng tổng giá trị các gói thầu FECON đã trúng trong tháng 4/2016 là khoảng hơn 163 tỷ đồng.
Trước đó, trong tháng 3/2016, FECON cũng đã trúng thầu nhiều dự án lớn với tổng giá trị hợp đồng hơn 170 tỷ đồng. Đáng chú ý là gói thầu khoan cọc Dự án nhà máy bột giấy Quảng Ngãi trị giá khoảng 135 tỷ đồng.
Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị hợp đồng đã ký kết của FECON đạt khoảng khoảng 700 tỷ đồng, cộng với gần 900 tỷ đồng từ những hợp đồng đã ký vào năm 2015 thì tính đến thời điểm hiện tại, giá trị hợp đồng để thực hiện trong năm 2016 của FECON đạt gần 1.600 tỷ đồng, đóng góp đáng kể cho mục tiêu doanh thu 2.600 tỷ đồng cả năm của công ty đã đặt ra.
Bên cạnh những gói thầu sắp triển khai, hiện FECON cũng đang tích cực hoàn thành như dự án lớn như Nhiệt điện Long Phú 1, The Manor Central Park Hà Nội, Diamond Tân Thuận Tây, dự án BOT đường tránh Phủ Lý…
NHNN sẽ xử nghiêm các ngân hàng lách trần lãi suất tiền gửi bằng USD
Đã có một số ngân hàng "lách luật" huy động USD vượt mức trần 0% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát và nếu phát hiện tổ chức tín dụng vi phạm, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Đức Long, Phó Vụ Trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) liên quan đến vấn đề có một số ngân hàng "lách" lãi suất huy động bằng USD gây xôn xao dư luận vài ngày qua.
Từ ngày 28/9/2015, Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm trần lãi suất huy động tiền gửi USD của các tổ chức tại ngân hàng từ 0,25%/năm về mức 0%.
Tiếp đó, Ngân hàng Nhà nước lại phát đi thông báo chính thức hạ lãi suất tiền gửi bằng USD của cá nhân về 0% và có hiệu lực từ ngày 18/12/2015.
Như vậy, người cầm USD hiện nay sẽ không có lợi nhuận nếu gửi vào ngân hàng. Tuy nhiên, gần đây, trên thị trường tiền tệ có hiện tượng "lách" luật để huy động tiền gửi bằng USD.
Một số ngân hàng đã ngầm huy động USD vượt mức trần 0% do Ngân hàng Nhà nước quy định với các chiêu thức "lách" lãi suất 1%; 0,25% + quà tặng hay 0,5% + dịch vụ tận nơi... Vấn đề này đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tại cuộc họp với nhóm các ngân hàng có thị phần lớn ngày 27/4 vừa qua, Thống đốc Lê Minh Hưng đã chỉ đạo các ngân hàng thực hiện đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước; trong đó có lãi suất 0% đối với tiền gửi bằng USD.
Ông Nguyễn Đức Long cũng khẳng định, chính sách lãi suất 0% đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức, cá nhân nằm trong đồng bộ các giải pháp của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ hạn chế tình trạng đô la hóa, góp phần ổn định thị trường ngoại tệ.
Các giải pháp chính sách mang tính đồng bộ này đã góp phần ổn định thị trường ngoại tệ trong 4 tháng đầu năm nay.
Thực tế, thanh khoản ngoại tệ rất tốt, tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại thấp xa so với trần quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tháng 4, người Việt chi 182 triệu USD mua ô tô ngoại
So với tháng 3/2016, lượng ô tô nhập khẩu đã giảm 1.000 chiếc và 26 triệu USD về giá trị.
Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu 28.000 ô tô nguyên chiếc với tổng giá trị là 699 triệu USD, giảm tương ứng là 20,4% và hơn 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung bình, mỗi tháng người Việt chi 174,75 triệu USD để mua 7.000 ô tô ngoại.
Các dòng xe nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ…
Bên cạnh đó, trong 4 tháng qua, Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô các loại. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu ô tô và linh kiện ô tô cả nước 4 tháng đầu năm đạt khoảng 1,7 tỷ đô la Mỹ, tương đương mức cùng kỳ năm trước.
Trước đó, theo thống kê của VAMA, quý I/2016, thị trường Việt Nam tiêu thụ 59.685 ô tô, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xe du lịch tăng 6% với gần 34.000 xe bán ra; xe thương mại tăng 55% đạt 22.000 xe và xe chuyên dụng tăng 57% đạt gần 4.000 xe. Đáng chú ý, tính theo nguồn gốc, doanh số bán xe trong nước tăng tới 55% với gần 47.000 xe bán ra, trong khi xe nhập khẩu giảm tới 36%, đạt 13.000 xe.