tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 14-03-2016

  • Cập nhật : 14/03/2016

Trung Quốc chưa vội kích thích kinh tế

thong doc ngan hang nhan dan trung quoc chu tieu xuyen - anh: bloomberg

Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên - Ảnh: Bloomberg

Dù đang tăng trưởng ở mức chậm nhất trong vòng 1/4 thế kỷ, giới chức Đại lục vẫn chưa vội sử dụng các biện pháp kích thích kinh tế lớn.
Theo CNN và Bloomberg, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên mới đây cho hay ông nghĩ rằng đất nước “cần áp dụng chính sách tiền tệ tương đối thận trọng, miễn là không có cuộc khủng hoảng quốc tế hay nội địa quá lớn nào xảy ra”. Ông Chu kỳ vọng Trung Quốc có thể đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm nay là 6,5% đến 7% mà không cần các động thái kích thích quyết liệt.
“Chúng tôi cần đạt được mục tiêu tăng trưởng này mà không sử dụng các biện pháp bổ sung”, Thống đốc PBOC nói.
Tuyên bố mới nhất của ông Chu phù hợp với những gì mà giới phân tích gọi là giai đoạn “bình thường mới” của Trung Quốc, thời điểm kinh tế tăng trưởng chậm lại và các chính sách được áp dụng thận trọng hơn. Điều này chắc chắn khác hẳn với con đường mà Trung Quốc đã đi trong quá khứ.
Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới từng tăng trưởng chóng mặt trong những năm trước nhờ đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh xuất khẩu. Bất cứ khi nào dấu hiệu của một cuộc suy thoái tiềm tàng xuất hiện, Bắc Kinh thường sẽ ngay lập tức mở tín dụng nhằm tài trợ các dự án để thúc đẩy kinh tế.
Chuyên gia thế giới từ lâu đã dự báo Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại. Song nếu Bắc Kinh lại hốt hoảng và trở lại với đường hướng chính sách cũ của họ khi GDP năm ngoái tăng 6,9% - mức thấp nhất trong 25 năm trở lại đây, thì mức nợ doanh nghiệp và chính quyền vốn đã cao nay lại càng cao hơn.
Gần đây, Trung Quốc đã thay các biện pháp kích thích sốc và lớn bằng các biện pháp nhắm vào những mục tiêu nhỏ hơn. Đơn cử, hồi tháng 11.2014, Trung Quốc hạ lãi suất chính lần đầu trong hai năm. Từ lúc đó, nước này nhiều lần di chuyển hướng về mức lãi suất thấp hơn và các nhà phân tích dự báo điều này sẽ còn tiếp tục.
Dù vậy, Thống đốc Chu đã không bình luận về kế hoạch cắt giảm lãi suất cụ thể trong thời gian tới. “Nhìn chung, khi nói về chính sách lãi suất, chúng ta phải nhìn vào tình hình kinh tế nói chung và diễn biến tiếp theo của các số liệu liên quan. Vẫn còn nhiều điều để xem xét”, ông Chu nói.
Nhắc đến nhân dân tệ, ông Chu cho rằng nội tệ đã ổn định và dự kiến dòng vốn thoái khỏi đất nước sẽ giảm đi. Dòng vốn thoái đã và đang đặt áp lực lên nhân dân tệ và Bắc Kinh cố gắng cân bằng tình hình bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối để mua thêm nhân dân tệ.

Malaysia tham gia thị trường “vừa du lịch vừa chữa bệnh”

Singapore và Thái Lan là địa chỉ khám bệnh nước ngoài quen thuộc của người Việt và một số quốc gia Đông Nam Á khác, nhưng Malaysia cũng đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này.

quay thong tin cua hoi dong du lich suc khoe, mot sang kien cua bo y te malaysia, dat ngay san bay penang de chao don du khach - anh: truong son

Quầy thông tin của Hội đồng du lịch sức khỏe, một sáng kiến của Bộ Y tế Malaysia, đặt ngay sân bay Penang để chào đón du khách - Ảnh: Trường Sơn

Hòn đảo nhỏ Penang (bang Penang, tây bắc Malaysia) có thể được xem là “đầu tàu” cho chiến lược phát triển du lịch sức khỏe của Malaysia. Năm 2014, Penang đóng góp 45-50% trong tổng doanh thu 730 triệu ringgit (178 triệu USD) Malaysia thu được từ dịch vụ du lịch chữa bệnh, theo Cục Xúc tiến du lịch Penang.

Chính quyền đảo Penang đang quảng bá mạnh mẽ ngành du lịch sức khỏe của mình với phương châm “vừa du lịch vừa chữa bệnh”, hướng đến các thị trường mới như Việt Nam...

“Penang không chỉ là điểm đến để ăn uống, vui chơi, mà còn để sống khỏe mạnh” - ông Lim Guan Eng, thủ hiến bang Penang, nói tại buổi họp báo nhân lễ khai trương chuyến bay của Hãng AirAsia từ TP.HCM đến Penang.

Ngoài hệ thống y tế tiêu chuẩn cao với hai bệnh viện công và hơn chục cơ sở y tế tư nhân, thủ hiến Lim cho rằng không khí trong lành của một hòn đảo với bãi biển và nhiều mảng xanh được giữ gìn rất tốt của Penang chắc chắn sẽ làm thỏa mãn cả hai nhu cầu khám bệnh và nghỉ dưỡng của du khách.

Sự lựa chọn địa điểm như Penang là có tính toán của ngành y tế và du lịch Malaysia. Được thành lập năm 2006, Trung tâm Du lịch sức khỏe Penang (PMed) đã xác lập du lịch sức khỏe chính là mũi nhọn của ngành công nghiệp không khói.

Theo Cục Xúc tiến du lịch Penang, doanh thu từ du lịch sức khỏe của chín bệnh viện tư lớn trên đảo này đạt 500 triệu ringgit năm 2015, tăng mạnh so với 370 triệu ringgit một năm trước đó. Cũng theo cơ quan này, phần lớn du khách đi du lịch và khám bệnh tại Penang đến từ Indonesia, Singapore, Úc, Nhật và các nước Trung Đông.

Trả lời Tuổi Trẻ, TS Mary Ann Harris, chủ tịch PMed, xác nhận Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng chính là một trong các thị trường mới mà Penang muốn thu hút.

TS Harris cho rằng đường bay thẳng sẵn có, cùng với khoảng cách gần (chưa đầy hai giờ bay) là điểm cộng để Penang thu hút khách du lịch sức khỏe từ TP.HCM.

Theo bà Harris, các yếu tố khác khiến Penang tự tin có thể cạnh tranh với các địa chỉ du lịch chữa bệnh trong khu vực gồm đội ngũ bác sĩ được đào tạo tại các nước thuộc Khối thịnh vượng chung, chi phí điều trị thấp, thiết bị hiện đại.

Năm 2015, Malaysia đón hơn 880.000 lượt du khách đến khám chữa bệnh trên toàn quốc, đạt doanh thu 730 triệu ringgit, theo tờ The Star. Hội đồng Du lịch sức khỏe Malaysia cho biết nước này đang là điểm đến chữa bệnh tốt thứ ba ở châu Á sau Thái Lan và Singapore.

 


Hàng hiệu Zara sắp chính thức có mặt ở Việt Nam

cua hieu zara o thanh pho nice (phap) - anh: bloomberg

Cửa hiệu Zara ở thành phố Nice (Pháp) - Ảnh: Bloomberg

Tập đoàn thời trang Inditex, công ty sở hữu thương hiệu Zara và Pull & Bear của tỉ phú đang giàu thứ nhì thế giới Amancio Ortega, có kế hoạch mở những cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam.
Theo BBC, lợi nhuận hằng năm của Inditex vừa tăng vọt thêm gần 500 triệu EUR, tương đương gần 558 triệu USD. Hãng bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới thông báo lợi nhuận trước thuế năm 2015 là 3,74 tỉ EUR, tương đương 4,17 tỉ USD sau khi mở 330 cửa hàng vào năm ngoái, nâng tổng số cửa hàng trên toàn cầu lên 7.000 ở 88 thị trường khác nhau.
Inditex cho hay sắp tới tập đoàn sẽ mở thêm cửa hàng và phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến. Việt Nam, New Zealand, Paraguay, Aruba và Nicaragua là các nước có mặt trong danh sách sẽ đón nhiều cửa hàng thời trang từ các thương hiệu thuộc sở hữu của Inditex như Zara, Pull & Bear, Stradivarius, Tempe… trong năm nay.
Kết quả kinh doanh trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31.1 vừa công bố của Inditex phù hợp với kỳ vọng của giới phân tích, sau khi được thúc đẩy bởi đồng euro yếu đi so với giỏ 60 loại tiền tệ khác. Các thương hiệu như Bershka, Massimo Dutti và Pull & Bear có doanh thu tăng lên đáng kể.
Inditex có 152.854 nhân viên làm việc toàn thời gian trong năm qua, tăng từ mức 137.054 nhân viên toàn thời gian trước đó. Tập đoàn thời trang Tây Ban Nha cũng báo cáo khởi đầu mạnh mẽ cho năm tài khóa mới bắt đầu từ tháng 2.2016 với mức tăng trưởng doanh số 15%. Các mặt hàng như váy ren hoa và áo cánh broderie trong bộ sưu tập xuân của Zara đặc biệt được khách hàng ưa chuộng.
Thời gian qua, tỉ phú Tây Ban Nha Amancio Ortega, người sáng lập đế chế bán lẻ thời trang Inditex, liên tục tăng hạng trong danh sách tỉ phú thế giới của Bloomberg Billionaires nhờ cổ phiếu tập đoàn ông thành lập diễn biến tốt. Hiện ông Ortega đang có 70,9 tỉ USD, chỉ sau ông chủ Microsoft Bill Gates với khối tài sản 83,2 tỉ USD.

ECB hạ lãi suất: Được ít, mất nhiều

ngan hang trung uong chau au (ecb) vua quyet dinh ha lai suat co ban xuong con dung 0% - anh: reuters

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa quyết định hạ lãi suất cơ bản xuống còn đúng 0% - Ảnh: Reuters

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa quyết định hạ lãi suất cơ bản xuống còn đúng 0% và tăng mức lãi suất đối với tiền gửi của các ngân hàng ở ECB, còn gọi là lãi suất phạt, từ 0,3% lên 0,4%.
Quyết định này cho thấy ECB kiên định tiếp tục chính sách tiền tệ nới lỏng, giảm lãi suất, tăng mua nợ và tăng khối lượng tiền tệ trên thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, gần như ai cũng cho rằng ECB được ít nhưng mất thì nhiều.
Cái được là một chút danh, là sự công nhận rằng ECB rất quyết tâm dùng chính sách tiền tệ để mang lại tăng trưởng kinh tế. Nhưng cái mất lại nhiều hơn bởi ECB đã giảm lãi suất vài lần trước khi đưa xuống còn bằng 0 như bây giờ mà tăng trưởng kinh tế năng động cho khu vực sử dụng đồng euro vẫn chưa thấy đâu.
Khối lượng tiền tệ được ECB bơm vào hệ thống ngân hàng và thị trường rất lớn và sẽ còn lớn hơn nữa nhưng các ngân hàng đâu có tăng hoạt động cấp phát tín dụng. Cả tiêu dùng lẫn đầu tư đều cầm chừng.
Hậu quả của lãi suất cơ bản 0% thật tai hại đối với người có tiền gửi tiết kiệm và những quỹ lương hưu, bảo hiểm xã hội hoạt động nhờ lãi suất tiền gửi.
Ngoài ra, tình trạng tiền tệ như thế chỉ có lợi cho những ai cần tín dụng để mua nhà hay kinh doanh bất động sản. Nhưng không nhiều dân chúng ở châu Âu có nhà riêng và kinh doanh bất động sản. Điều này tiềm tàng nguy cơ bùng nổ từ bong bóng bất động sản thành khủng hoảng thực sự như đã từng xảy ra. ECB đang tự vô hiệu hóa những vũ khí lợi hại nhất của mình trong đối phó khủng hoảng.

Malaysia không nhận thêm lao động nước ngoài

lao dong nuoc ngoai se khong duoc phep tuyen dung them vao malaysia - anh: afp

Lao động nước ngoài sẽ không được phép tuyển dụng thêm vào Malaysia - Ảnh: AFP

Malaysia bắt đầu áp dụng chính sách cấm cửa đối với lao động nước ngoài nhằm khuyến khích sử dụng lao động trong nước, và cũng để giảm gánh nặng thất nghiệp ở nước này.
Chính phủ Malaysia tuyên bố hôm 12.3 không cho phép đưa thêm lao động nước ngoài vào nước này, tuyên bố có hiệu lực ngay lập tức, theo truyền thông Malaysia.
Quyết định này, được đưa ra sau cuộc họp nội các chính phủ 1 ngày trước đó, sẽ cấm cửa lao động nước ngoài ở các ngành nghề, đặc biệt là công nghiệp, ngoại trừ khu vực lao động giúp việc nhà, Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi tuyên bố.
Với quyết định này, người sử dụng lao động ở Malaysia muốn thuê lao động nước ngoài chỉ được phép tuyển những người đang ở Malaysia bao gồm cả những người có giấy phép đã hết hạn, ông nói thêm.
Điều này cũng có nghĩa kế hoạch ban đầu của Malaysia tuyển dụng thêm 1,5 triệu công nhân Bangladesh sẽ phải hủy bỏ, theo Bernama.
Người sử dụng lao động hoặc công ty môi giới lao động bao che cho việc sử dụng lao động nước ngoài bất hợp pháp sẽ đối mặt với án hình sự. "Án phạt sẽ do tòa án quyết định vì mức phạt bằng tiền không còn áp dụng đối với hành vi đưa người lao động nước ngoài bất hợp pháp vào Malaysia", Phó Thủ tướng Ahmad Zahid nói.
Ông cũng nói thêm rằng bản án được đưa ra sẽ có nghĩa phản bác những cáo buộc sai trái rằng chính phủ đang cố gắng kiếm tiền từ quá trình tuyển dụng lao động.
Hồi tháng 2.2016, Phó Thủ tướng Ahmad Zahid công bố chính phủ sẽ ngưng cho phép sử dụng lao động nước ngoài đối với tất cả các lĩnh vực nhằm kêu gọi các nhà tuyển dụng trong nước sử dụng lao động người Malaysia, theo The Star.
Ông Ahmad Zahid cho biết việc ngưng sử dụng thêm lao động nước ngoài áp dụng cho đến khi chính phủ cảm thấy hài lòng với tình hình tạo công ăn việc làm cho người Malaysia cũng như xét đến nhu cầu cần thiết của lao động nước ngoài.
Các công ty tuyển dụng phải đăng ký lao động nước ngoài làm việc cho họ trước cuối tháng 6.2016. Những lao động nước ngoài bất hợp pháp sẽ bị bắt giữ và bị trục xuất về nước.
Hiện có khoảng 2,1 triệu lao động nước ngoài có đăng ký tại Malaysia, cùng với 1,7 triệu lao động nước ngoài bất hợp pháp. Những lao động này chủ yếu đến từ Indonesia, Myanmar, Nepal và Bangladesh, làm việc tại các công trình xây dựng, đồn điền cọ, trang trại rau và nhà hàng, theo Straits Times.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-03-2016

    Nguyên Thống đốc Lê Đức Thúy: Lãi suất có thể tăng 1-2% năm nay
    Thuế chống bán phá giá tôm vào Mỹ tăng mạnh
    FPT chi gần 800 tỷ đồng trả cổ tức
    Nhiều cổ phiếu “nóng” bị chốt lời, thanh khoản thị trường tăng vọt lên gần 6.000 tỷ đồng
    Quỹ đầu tư Singapore hoàn tất thoái vốn khỏi Masan, thu về 3.100 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-03-2016

    Nhật Bản đẩy mạnh quảng bá du lịch tại Việt Nam
    Trái phiếu vẫn sẽ là sân chơi của các NHTM
    Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bắt tay với Ngân hàng Johnan Shinkin
    Xuất khẩu dệt may sang Nga mới đạt 2% dung lượng thị trường
    Thanh khoản, lãi suất ngân hàng có nhiều vấn đề "đáng lo"

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-03-2016

    Ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng mạnh nhất hai năm
    Nỗi lo thiếu nguyên liệu chế biến
    Phải trả lãi suất cao gói 30.000 tỉ đồng?
    Hàng trăm triệu USD vốn FDI chảy vào Bình Dương
    Đầu tư 1.300 tỷ đồng xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An giai đoạn 2

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-03-2016

    Nhà đầu tư Singapore rót hơn 36 tỷ USD vào Việt Nam
    FPT dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% cho năm 2016
    Mập mờ gói 30 nghìn tỷ: Về mặt đạo đức kinh doanh, ngân hàng đã có sai phạm
    7/10 hãng smartphone lớn nhất thế giới hiện là công ty Trung Quốc
    Venezuela dự định cấp 7 tỷ USD trong hệ thống hối đoái mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-03-2016

    Nợ công đã vượt 62% GDP
    Loạn nông sản sạch, lạ trên mạng
    Giá thép tăng mạnh
    Dệt may sẽ rơi vào tay nước ngoài?
    Hàng loạt thủy điện phải ra khỏi thị trường điện cạnh tranh

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-03-2016

    Bạc sắp lên ngôi?
    Facebook sẽ trả phí cho người nổi tiếng
    Tâm lý nhà đầu tư vững vàng hơn trước biến động từ kinh tế Trung Quốc
    Tìm nhà đầu tư có năng lực cho dự án Vũng Tàu Paradise
    Doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn từ chênh lệch thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-03-2016

    Dầu tăng 7,2% trong tuần, chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng mạnh
    VW cắt giảm 3.000 việc làm để giảm bớt gánh nặng tài chính
    Hàng loạt doanh nghiệp Hà Nội lại bị bêu tên nợ thuế
    DN sản xuất phân bón lo lắng về Thông tư 41
    Bộ NN&PTNT chưa cho phép nhập khẩu đất về Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-03-2016

    Vì sao Vietnam Airlines chưa bao giờ được coi là thương hiệu quốc gia?
    Người Thái đầu tư gần 7 tỷ USD vào công nghiệp chế biến của Việt Nam
    Sửa quy định về hoàn thuế cho doanh nghiệp trước ngày 15-3
    Bia, cà phê, nước giải khát tăng trưởng mạnh
    45 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-03-2016

    Vì sao Trung Quốc tăng giá nhân dân tệ?
    Kiến nghị giải ngân hết 30.000 tỉ đồng
    Tổng thống Mozambique kêu gọi đầu tư từ Việt Nam
    Kiều hối đầu năm tăng nhẹ
    Thị trường bất động sản 2016 khó mà đi xuống

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-03-2016

    Gót chân Asin ngành sữa từ chuyện ông Thăng bà Liên
    Dự báo CPI tháng 3 sẽ tăng nhẹ
    2 tháng đầu năm, Singapore dẫn đầu về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    Tập đoàn IKEA muốn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam
    2 tháng đầu năm thu hút FDI đạt 2,803 tỷ USD