tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-05-2016

  • Cập nhật : 26/05/2016

FED, đừng đùa với rủi ro lãi suất

Những nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cần phải cảnh giác cao độ với những nguy cơ đến từ việc tăng lãi suất bởi nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi đồng USD tăng giá và áp lực tăng trưởng toàn cầu.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 23/5, ông Krishna Memani – giám đốc đầu tư của OppenheimerFunds Inc. – cho rằng phản ứng của thị trường với việc tăng lãi suất sẽ trở nên tiêu cực và tốt nhất là FED không nền đùa với lửa.

ongkrishna memani

ÔngKrishna Memani

Ngày 19/5, Chủ tịch FED New York – ông William Dudley – cho biết ngân hàng trung ương Mỹ có thể sẽ tiến tới việc tăng lãi suất lần thứ 2 trong vòng một thập kỷ qua. Lần gần nhất FED tăng lãi suất là vào tháng 12/2015. Phát ngôn của ông Dudley được đưa ra sau khi Ủy ban Thị trưởng Mở Liên bang (FOMC) công bố biên bản cuộc họp chính sách vào tháng 4 vừa qua.

Các quan chức tại FED trước đó đã điều chỉnh lại số lần dự kiến tăng lãi suất trong năm 2016 từ 4 lần xuống 2 lần bởi những rủi ro tăng trưởng toàn cầu và các số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ trong quý I/2016, điển hình như tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2016 chỉ đạt 0,5% - mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua. Ông Menami cảnh báo rằng việc đồng USD mạnh lên do lãi suất tăng sẽ gây ảnh hưởng tới vấn đề xuất khẩu của nền kinh tế số 1 thế giới.

Bước đi đầy rủi ro

Đau đầu với lãi suất

Theo ông Menami, việc FED tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6 sẽ là một hành động rủi ro nhưng họ đang có điều kiện tốt hơn so với cùng kỳ năm trước. Vấn đề của FED là làm thế nào để thị trường hiểu rằng đợt tăng lãi suất này là có chủ đích chứ không phải theo kế hoạch định trước.

Trên thị trường trái phiếu, tỷ lệ người dự báo FOMC sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp tiếp theo đã tăng từ 12% lên 30% ngay sau khi biên bản cuộc họp tháng 4 được công bố. Thậm chí, FED sẽ còn rộng đường tăng lãi suất hơn nữa nếu đồng USD không tăng giá mạnh trong thời gian gần đây.

Về phía cá nhân ông Menami, ông dự báo rằng FED sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp vào tháng 7 hoặc tháng 9.


Formosa bị truy thu, truy hoàn thuế gần 2.000 tỉ đồng

Từ năm 2013 đến nay hầu như đợt kiểm tra hoàn thuế GTGT nào tại Formosa cũng phát hiện sai phạm. Do vi phạm có tính hệ thống, Formosa đang trong tầm ngắm chống chuyển giá, trốn thuế.
he thong ben cang cua formosa de nhap, xuat hang hoa - anh: van dinh

Hệ thống bến cảng của Formosa để nhập, xuất hàng hóa - Ảnh: Văn Định

Chỉ trong hai năm, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) đã bị truy thu, truy hoàn hơn 2.000 tỉ đồng tiền thuế, trong đó truy hoàn 1.554 tỉ đồng do sử dụng hóa đơn hoàn thuế không đúng quy định.

Do vi phạm có tính hệ thống, Formosa đang trong tầm ngắm chống chuyển giá, trốn thuế.

Trong một công bố mới đây, Tổng cục Hải quan cho biết vừa ra quyết định truy thu gần 5,5 tỉ đồng tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (GTGT) của Formosa do đã kê khai, áp mã HS chưa đúng đối với một số mặt hàng trong giai đoạn 2010-2015.

Nâng khống giá trị công trình lên cả triệu USD

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Tiến Thành - trưởng phòng nghiệp vụ Cục Hải quan Hà Tĩnh - cho biết thời gian qua Formosa đã nhập khẩu rất nhiều máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định, phục vụ các hạng mục của dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh nhưng đã khai báo không trung thực về trị giá thiết bị nhập khẩu.

Trước đó, trong bản báo cáo gửi Tổng cục Hải quan, Cơ quan hải quan Hà Tĩnh đã nhấn mạnh nghi ngờ Formosa chuyển giá. Cụ thể vào tháng 10-2014, Formosa thuê Công ty TNHH tiếp vận SAS Vũng Áng mở tờ khai nhập máy móc thiết bị.

Tuy nhiên, hóa đơn mà Công ty TNHH tiếp vận SAS lập có trị giá 348.659 USD, trong khi đó trị giá hóa đơn của nhà thầu nước ngoài phát hành lên tới hơn 1,42 triệu USD, chênh lệch tới hơn 1 triệu USD.

Sau khi bị hải quan Vũng Áng phát hiện và yêu cầu cung cấp hồ sơ, chứng từ giải trình, Formosa đã đề nghị hủy tờ khai của nhà thầu nước ngoài để thuê doanh nghiệp khác mở tờ khai mới có trị giá hàng hóa là 470.690 USD, thấp hơn so với trị giá hóa đơn nhà thầu nước ngoài gần 950.000 USD.

“Đây là dấu hiệu cho thấy có hiện tượng nâng giá máy móc thiết bị nhập khẩu nhằm nâng chi phí đầu vào của Formosa” - văn bản nhấn mạnh.

Một cán bộ thanh tra thuế cho rằng việc nâng khống giá trị thiết bị đầu tư công trình không nằm ngoài mục tiêu nâng giá trị khấu hao. Bởi giá trị khấu hao quá lớn, doanh nghiệp sẽ lỗ liên miên, không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đây là một cách trốn thuế, thực tế doanh nghiệp lỗ giả mà lãi thật. Đặc biệt, theo vị này, giấy phép đầu tư của công ty này cũng có nhiều dấu hiệu không bình thường.

Chỉ trong 8 năm có mặt ở VN, Formosa thay đổi giấy chứng nhận đầu tư đến 14 lần với số vốn liên tục tăng. Từ con số 2,7 tỉ USD khi đặt chân vào VN năm 2008, hai năm sau số vốn đã tăng lên hơn 7,8 tỉ USD và đến giữa năm 2015, con số này được điều chỉnh tăng lên trên 10,5 tỉ USD.

Theo thanh tra thuế, việc điều chỉnh giá trị vốn đầu tư đặt ra nghi vấn công ty này đã nâng khống giá trị máy móc thiết bị nhập khẩu thông qua các nhà thầu nước ngoài.

nha may formosa ha tinh gan di vao hoat dong khi mot so hang muc cong trinh da hoan thanh - anh: van dinh

Nhà máy Formosa Hà Tĩnh gần đi vào hoạt động khi một số hạng mục công trình đã hoàn thành - Ảnh: Văn Định

Gần 20.000 hóa đơn hoàn thuế sai quy định

Cũng theo cơ quan thuế, từ năm 2013 đến nay hầu như đợt kiểm tra hoàn thuế GTGT nào tại Formosa cũng phát hiện sai phạm.

Cụ thể, trong đợt kiểm tra gần nhất vào cuối tháng 2-2016, cơ quan thuế phát hiện 19.497 hóa đơn mà Formosa đưa vào khấu trừ và hoàn thuế sai quy định. Do đó công ty này đã bị thu hồi 1.554,4 tỉ đồng.

Trước đó, trong đợt kiểm tra sau hoàn thuế GTGT các kỳ từ tháng 8 đến tháng 12-2013, cơ quan thuế đã truy thu 176,3 tỉ đồng thuế nhà thầu nước ngoài, do hợp đồng nhập khẩu kèm theo dịch vụ chưa được kê khai đầy đủ.

Đồng thời Formosa còn bị truy hoàn 7,6 tỉ đồng thuế GTGT do không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng tại thời điểm kiểm tra.

Kết quả kiểm tra hoàn thuế trong tháng 5-2015, Formosa bị phát hiện đã nâng giá trị công trình thông qua các nhà thầu nước ngoài và nâng giá trị hàng hóa nhập khẩu thi công công trình. Cơ quan thuế đề nghị Formosa giảm giá trị công trình hơn 4.000 tỉ đồng và thu hồi số tiền thuế đã hoàn 225 tỉ đồng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Ngọc Du - trưởng phòng kiểm tra thuế số 1 thuộc Chi cục Thuế Hà Tĩnh - cho biết với hàng loạt sai phạm này, việc hoàn thuế đối với Formosa bị siết lại. Thay vì được hoàn trước kiểm sau, Formosa đã bị cơ quan thuế chuyển sang đối tượng phải thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế sau nhằm tránh gian lận.

Vốn đầu tư liên tục biến động:

* Giấy chứng nhận đầu tư cấp lần đầu tháng 6-2008 có 6 thành viên góp vốn với tổng mức đầu tư là 2,7 tỉ USD.

* Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 3 ngày 29-3-2010 có 7 thành viên góp vốn với tổng vốn đầu tư là 7,879 tỉ USD.

* Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 6 ngày 27-12-2012 có 8 thành viên góp vốn với tổng vốn đầu tư là 9,996 tỉ USD.

* Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 12 ngày 20-4-2015 chuyển thành công ty TNHH một thành viên góp vốn là Công ty Formosa Ha Tinh Limited với tổng vốn đầu tư là 9,996 tỉ USD.

* Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 14 ngày 30-6-2015, một thành viên góp vốn là Công ty Formosa Hà Tĩnh với tổng vốn đầu tư là 10,548 tỉ USD.


Thêm 9 doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng cho Samsung

Tính đến cuối tháng 4-2016 đã có 63 DN Việt là nhà cung ứng cho Samsung tại VN, trong đó có 11 DN là nhà cung ứng cấp 1, 52 DN nhà cung ứng cấp 2.
cong ty tnhh bao bi ngan ha tro thanh doi tac cua samsung trong linh vuc bao bi - anh: t.v.n.

Công ty TNHH bao bì Ngân Hà trở thành đối tác của Samsung trong lĩnh vực bao bì - Ảnh: T.V.N.

Ngày 23-5, Công ty TNHH Samsung Electronics VN đã tới làm việc với Công ty TNHH in bao bì Ngân Hà, Công ty TNHH nhựa Phước Thành và Công ty TNHH khuôn chính xác Minh Đạt trong khuôn khổ thực hiện chương trình tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp (DN) VN tham gia chuỗi cung ứng linh - phụ kiện 
cho Samsung.

Sau chuyến khảo sát, ông Lee Sang Su - tổng giám đốc khu phức hợp điện tử gia dụng và công nghệ Samsung TP.HCM (SEHC) - cho rằng các DN đã có sự thay đổi rõ rệt trước và sau quá trình cải tiến, dù thừa nhận “nếu buộc các nhà máy tại VN phải thay đổi hoàn toàn để đúng với quy trình sản xuất như của Hàn Quốc là điều khó”.

Tuy nhiên, theo ông Lee Sang Su, việc hỗ trợ này sẽ không đem lại kết quả gì “nếu tự thân các DN không có tinh thần và ý chí phấn đấu, nhất là việc phải giữ được ổn định khả năng cung cấp sản phẩm chất lượng cao, giao hàng đúng hạn, luôn có kế hoạch cải tiến không ngừng”.

Đây là ba DN cuối cùng trong số chín DN được các chuyên gia tư vấn của Samsung từ Hàn Quốc sang trực tiếp VN hỗ trợ cải tiến quy trình sản xuất, hoàn thiện các tiêu chuẩn trong việc cung ứng sản phẩm, linh kiện cho các nhà máy của Samsung tại VN.

Theo ông Nguyễn Văn Đạo - phó tổng giám đốc Công ty điện tử Samsung Vina, lần đầu tiên Samsung cử chuyên gia tới VN để hỗ trợ tăng cường năng lực, hoàn thiện quy trình sản xuất của DN càng khẳng định cam kết của tập đoàn này về việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, cũng như tăng sự hiện diện của DN Việt trong chuỗi cung ứng phụ kiện cho Samsung.

Tính đến cuối tháng 4-2016 đã có 63 DN Việt là nhà cung ứng cho Samsung tại VN, trong đó có 11 DN là nhà cung ứng cấp 1, 52 DN nhà cung ứng cấp 2.


Năm 2016, Eximbank sẽ bán 2.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC

Đại diện Eximbank cho biết đây là mục tiêu năm nay của EIB và kỳ vọng có thể đạt được. Từ đầu năm đến nay, EIB đã bán 300 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC.

Tại ĐHCĐ thường niên 2016 của Eximbank (Mã: EIB - HoSE), đại diện đại diện EIB cho biết đến ngày 31/12/2015, EIB đã xử lý hơn 2.800 tỷ đồng nợ xấu, trong đó hơn 2.200 tỷ đồng là nợ đã bán cho VAMC. Đến 30/9/2015, EIB đã bán 6.800 tỷ đồng cho VAMC.

Đến nay, EIB còn 5.600 tỷ đồng nợ xấu chờ bán cho VAMC. Từ đầu năm đến nay, tổng nợ đã thu hồi vào khoảng 950 tỷ đồng nợ xấu, trong đó gần 300 tỷ đồng nợ xấu bán cho VAMC. HĐQT sẽ tiếp tục xử lý rủi ro, giải quyết hàng loạt yêu cầu xử lý nợ của khách hàng.

Năm nay, EIB đề ra mục tiêu xử lý 2.000 tỷ đồng nợ xấu bán cho VAMC, kỳ vọng có thể đạt được.

Về phương án khắc phục lỗ lũy kế, đại diện HĐQT trình phương án LNTT năm 2016 là 720 tỷ đồng, LN ST là 580 tỷ đồng. Theo kế hoạch mục tiêu, hết năm nay EIB sẽ hết lỗ lũy kế. Cổ phiếu EIB sẽ hết cảnh báo và hoạt động bình thường.


FPT Shop có thể bán cổ phần cho Alibaba?

 "Hiện tại, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến FPT Shop. Chúng tôi nói rằng có thể bán cho Alibaba chứ không nói sẽ bán", ông Bảo nhấn mạnh. Như vậy, có thể hiểu rằng, Alibaba chỉ là một trong số những nhà đầu tư quan tâm đến FPT Shop.

Chiều nay (25/5), một số nguồn tin cho biết FPT Shop có thể sẽ bán cổ phần cho Alibaba. Lý do ngoài năng lực tài chính, tập đoàn Alibaba còn có kinh nghiệm trong mảng kinh doanh online. Điều này bổ sung cho mảng thương mại điện tử mà FPT Shop đang xây dựng.

Trao đổi với PV Người Đồng Hành, ông Ngô Quốc Bảo – Giám đốc phát triển kinh doanh FPT Shop cho biết khoảng 6 tháng nữa, FPT Shop mới chốt phương án bán cổ phần, đồng nghĩa sẽ lộ diện nhà đầu tư.

Ông Bảo cũng cho biết thêm, hiện tại FPTS Shop và các nhà tư vấn vẫn chưa làm xong hồ sơ đánh giá năng lực với nhà đầu tư.

"Hiện tại, nhiều nhà đầu tư quan tâm đến FPT Shop. Chúng tôi nói rằng có thể bán cho Alibaba chứ không nói sẽ bán", ông Bảo nhấn mạnh. Như vậy, có thể hiểu rằng, Alibaba chỉ là một trong số những nhà đầu tư quan tâm đến FPT Shop chứ chưa phải là phương án chốt của FPT Shop, tại thời điểm này.

Thông tin FPT Shop sẽ bán bớt cổ phần rộ lên từ cuối tháng 3/2016. Giá trị thương vụ chuyển nhượng của FPT được dự báo rơi vào khoảng 2.300-2.700 tỷ đồng (tương đương 103-121 triệu USD). Đại diện CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) bày tỏ sự quan tâm thương vụ này và cho biết: "Nếu FPT bán, chúng tôi có thể mua".

Kết thúc quý I/2016, FPT Shop đã đạt doanh thu 2.448 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm 2015. Như vậy, tính bình quân mỗi ngày hệ thống FPT Shop đạt doanh thu hơn 27 tỷ đồng.

Cũng trong quý I năm 2016, FPT Shop đã mở mới 48 cửa hàng. Tốc độ mở shop của FPT Shop trung bình 2 ngày/shop. Như vậy tính đến cuối tháng 3/2016, FPT Shop đã có 300 cửa hàng, hoàn thành trước kế hoạch mở shop năm 2016 chỉ sau 3 tháng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-03-2016

    Từ vay ODA sắp chuyển sang trả nợ nhanh, lãi suất cao
    Xi măng Xuân Thành đầu tư dây chuyền 4,5 triệu tấn/năm tại Hà Nam
    Volvo chính thức tham gia thị trường Việt
    Đại gia Nhật Bản thích mua loại bất động sản gì tại Việt Nam?
    EU rà soát thuế chống bán phá giá sản phẩm giày mũ da Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-03-2016

    Thiền: Ngành kinh doanh tỷ đô
    Samsung tìm cách thoát thế chật vật ở Nhật
    Việt Nam: Quá nhiều DN nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao
    Gạo Việt Nam đã xuất hiện ở siêu thị Hồng Kông
    Jesse Livermore – Kẻ đầu cơ vĩ đại và nhà đầu tư đại tài

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-03-2016

    Thống đốc PBOC cảnh báo về núi nợ Trung Quốc
    Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam chống hàng giả
    Anh sẽ mất 100 tỷ bảng nếu rời EU
    Tập đoàn Dewan 'cầu cứu' dự án tại Nha Trang
    Thị trường ô tô Malaysia giảm mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-03-2016

    Có Iran hay không, các quốc gia dầu mỏ vẫn quyết định “đóng băng” sản lượng dầu
    Trung Quốc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm mới
    4.959 dòng thuế nhập khẩu từ Liên minh kinh tế Á - Âu sắp về 0%
    Tiếp thu kinh nghiệm thực tiễn trong thực thi các FTA từ Hoa Kỳ
    Chính thức "siết" chất lượng thép nhập khẩu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-03-2016

    Vốn toàn cầu đổ vào bất động sản thương mại đạt kỷ lục 443 tỷ USD
    Tiếp tay cho các tài phiệt Mỹ trốn thuế, ngân hàng Thụy Sỹ vừa phải chịu án phạt lên đến 5 tỷ đô
    Foxconn hạ mức giá mua lại Sharp xuống chỉ còn 900 triệu USD, từ lời đề nghị 6,2 tỷ USD
    Chuyên gia Ngân hàng Thế giới Phạm Minh Đức: Gọi tên để thoát "bẫy" giá trị gia tăng thấp
    Kiểm soát chặt thép nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-03-2016

    Thị trường bất động sản: Nhà đầu tư nước ngoài chưa mặn mà
    Bầu Đức rót thêm 230 triệu USD vào dự án tại Myanmar
    Ứng xử văn minh với công cụ phòng vệ
    Chứng khoán Hải Phòng bổ nhiệm một loạt nhân sự chủ chốt
    "Thịt mình đang ăn toàn... đôla"

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-03-2016

    Cao su sẽ được giá và Việt Nam dẫn đầu
    Xuất khẩu dầu mỏ của Iran tăng cao nhất trong 22 tháng
    Vietcombank dự kiến chào bán riêng lẻ 10% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
    Soi quỹ đất 'khủng' của Hanel trước thời điểm IPO
    Doanh thu Big C Việt Nam tăng 55 lần sau 13 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-03-2016

    Bangladesh nhờ FBI truy tìm tin tặc trộm nhà băng trung ương
    Nắm được thói quen này của người giàu, các nhãn hàng chỉ cần ngồi hốt bạc
    Apple sẽ dùng 1 tỉ USD đầu tư gì ở Việt Nam?
    Saigonbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ
    Sẽ có làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh  sáng 21-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-03-2016

    Người Hà Nội thích tiết kiệm, người Sài Gòn muốn đầu tư
    Đường dây rửa tiền đứng sau hacker “rút” hơn 100 triệu USD
    Công ty sản xuất bồn cầu Trung Quốc sắp hầu tòa với ông Donald Trump
    Financial Times lý giải vì sao bây giờ là thời điểm tốt để mua bất động sản Việt Nam
    Ngày đầu mở bán Galaxy S7, FPT Shop vượt mặt Thế giới di động

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-03-2016

    Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2016
    Vì sao XK tôm vào Úc giảm?
    Euro Auto chào đón đối tác thành viên thứ 16 gia nhập Liên minh 5-sao
    COMA tìm nhà đầu tư chiến lược cho Công ty mẹ
    Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ với bột ngọt nhập khẩu