Tỷ phú Mark Mobius: Các thị trường mới nổi đang đến thời hồi phục
Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng trở lại
Thị trường thép có dấu hiệu găm hàng
Thị trường BĐS 2016 đón nhận hơn 2.000 căn hộ diện tích nhỏ
Tăng cường kiểm tra xăng dầu nhập từ ASEAN, Hàn Quốc
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-03-2016
- Cập nhật : 15/03/2016
"Không có áp lực vượt trần lãi suất huy động USD bằng mọi giá"
Nếu phát hiện các TCTD có hành vi vi phạm về vượt trần lãi suất huy động VND và USD, NHNN sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian gần đây, hiện tượng các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất huy động VND không chỉ ở các kỳ hạn dài mà còn áp dụng cho các kỳ hạn dưới 6 tháng xảy ra phổ biến. Trong khi đó cũng đã xuất hiện một số trường hợp còn trả khoản chênh lãi suất cho khách gửi USD.
Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Bùi Quốc Dũng, tính đến cuối tháng 2/2016, huy động vốn bằng ngoại tệ giảm gần 4%, còn tín dụng ngoại tệ giảm 5,6% so với cuối năm 2015. Như vậy xét trên yếu tố thanh khoản ngoại tệ, các ngân hàng hiện nay không có áp lực vượt trần lãi suất huy động USD bằng mọi giá.
Thời gian qua, để đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD và ổn định thị trường tiền tệ, ngay từ đầu năm, Thống đốc NHNN đã ban hành Công văn số 297/NHNN-TTGSNH ngày 19/1/2016 và Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 23/2/2016, trong đó, yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN về lãi suất huy động, không áp dụng các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn...
"Do vậy, nếu phát hiện các TCTD có hành vi vi phạm về vượt trần lãi suất huy động VND và USD, NHNN sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật", vị đại diện NHNN cho biết.
Bên cạnh đó, NHNN đề nghị các cơ quan báo chí, tổ chức, cá nhân nếu nắm bắt được các trường hợp vi phạm thì chủ động cung cấp thông tin, tài liệu liên quan, NHNN khẳng định sẽ kiểm tra, xác minh và xử lý theo thẩm quyền.
Bột ngọt, bột nêm sẽ tăng giá
Theo quyết định của Bộ Công Thương, mức thuế này sẽ giảm 10% qua mỗi năm “nhằm đảm bảo ngành sản xuất trong nước có đủ thời gian để khắc phục thiệt hại nghiêm trọng đang gặp phải”.
Việc áp dụng thuế tự vệ nói trên được thực hiện do trước đó Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu. Công ty này cho rằng bột ngọt nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) đã gia tăng nhanh chóng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất bột ngọt trong nước.
Bộ Công Thương kết luận rằng việc suy giảm kinh tế ở Trung Quốc năm 2014 khiến tiêu dùng trong nước sụt giảm, thêm vào đó bột ngọt Trung Quốc bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đến trên 52%, vì vậy sản phẩm này đã “chảy” vào thị trường Việt Nam, gây gia tăng đột biến hàng nhập khẩu.
Tổng lượng bột ngọt nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam đã tăng từ 9.000 tấn năm 2011 đến gần 60.000 tấn trong năm 2014.
Bộ Tài chính: Hoàn thuế chậm là do lỗi chính sách
Trên đây là phản hồi của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn trước những ý kiến phản ánh việc hoàn thuế đối với DN và người dân của ngành thuế còn khó khăn, trong đó nhiều DN cho rằng thu thuế nhanh nhưng hoàn thuế chậm. Theo ông Tuấn, trong 287 DN bị chậm hoàn thuế đa phần rơi vào các trường hợp chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế thì cơ quan thuế không thể hoàn.
Ngoài ra, ông Tuấn cho rằng theo quy định hiện hành, khi DN nợ ngân sách nhà nước và ngân sách cũng cần phải hoàn thuế cho DN thì trước hết DN phải khắc phục bằng cách nộp phạt thì cơ quan thuế mới hoàn thuế cho DN. Tuy nhiên, trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ sửa chính sách để hạch toán bù trừ cho nhau. “Đây là lỗi do chính sách chưa đồng bộ và cần phải sửa đổi chính sách đó. Bộ cam kết sửa trong thời gian nhanh nhất, cố gắng trước 15-3-2016” - ông Tuấn cho hay.
Vi phạm gây thiệt hại, chủ tịch PVN sẽ phải bồi thường
Dự thảo của Bộ Tài chính quy định chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên PVN nếu vi phạm điều lệ, quyết định không đúng thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại thì sẽ phải bồi thường và Thủ tướng sẽ quyết định mức bồi thường.
Bộ Tài chính vừa công bố bản dự thảo quy chế quản lý tài chính mới cho công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí VN (PVN).
Dự thảo lần này đã ấn định ngay cả khi Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vốn điều lệ cho PVN để tương đương với nguồn vốn của một dự án quan trọng quốc gia, sẽ vẫn phải được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Dự thảo tiết lộ công ty mẹ PVN có “khoản tiền để lại đầu tư hàng năm” (được giải thích là nguồn vốn nhà nước cấp bổ sung hàng năm cho công ty mẹ, được phản ánh thành một mục riêng trong hệ thống sổ sách kế toán). Khoản tiền này, quy chế nêu PVN chỉ được dùng để đầu tư vào các dự án trọng điểm dầu khí theo danh mục do Thủ tướng phê duyệt và bổ sung một phần vào Quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí.
Về đầu tư ra ngoài, dự thảo ấn định: PVN không được góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán... trừ khi Thủ tướng cho phép.
Để tránh sở hữu chéo, dự thảo ấn định công ty mẹ PVN không được góp vốn cùng công ty con để thành lập ra một công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn khác (tức công ty vừa là con vừa là cháu).
Đề xuất giảm mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô dưới 9 chỗ