tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-04-2016

  • Cập nhật : 24/04/2016

Quy hoạch dệt may đã lỗi thời

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may 2020-2025 đã lỗi thời. Chính phủ và các bộ ngành cần đánh giá lại quy hoạch để ngành đi kịp với quá trình hội nhập.

xuat khau det may nam 2015 dat tren 27 ty usd, vuot ca muc tieu de ra. anh: nguyen hue.

Xuất khẩu dệt may năm 2015 đạt trên 27 tỷ USD, vượt cả mục tiêu đề ra. Ảnh: Nguyễn Huế.

Theo ông Giang, xuất khẩu dệt may trên thực tế đã đạt hơn 27 tỷ USD vào năm 2015, trong khi đó quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020 chỉ dự kiến xuất khẩu 20-25 tỷ USD.

Như vậy, từ thực tế đến quy hoạch đã có một khoảng cách khá xa và không còn phù hợp. Thế nên, VITAS kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần đánh giá lại quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may bởi quy hoạch đến năm 2020 đã lỗi thời. 

“Chính phủ đưa ra một chiến lược dài hạn hơn, cụ thể hơn, trước mắt là đến năm 2020, trung hạn 2020-2030 và dài hạn từ 2030-2040 để dệt may đi kịp với quá trình hội nhập của đất nước. Cộng đồng doanh nghiệp đang trông chờ Chính phủ trong nhiệm kỳ mới này sẽ tạo ra nền tảng, cơ chế, chính sách để thúc đẩy nền công nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng”, ông Giang nói.

Nền tảng để tạo sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam theo vị Chủ tịch VITAS, có 5 yếu tố: Quy hoạch khu công nghiệp; hạ tầng giao thông; vấn đề về môi trường, xử lý nước thải; ổn định về chính sách thuế, phí, thủ tục và quan trọng hơn là có chính sách tiền lương.

Trên thực tế, xử lý nước thải đối với ngành dệt may đang là vấn đề nan giải bởi đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn rất tốn kém, thời gian thu hồi vốn lâu nên chủ các khu công nghiệp thường không làm được. 

Ông Thân Đức Việt, Phó tổng giám đốc Công ty May 10 cho rằng, Nhà nước cần có sự hỗ trợ trong việc xây dựng khu công nghiệp dệt, đầu tư trạm xử lý nước thải… giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chi phí ban đầu bởi năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế. 

“Chúng tôi đã từng tham quan các nước có ngành sản xuất dệt may phát triển, thậm chí là đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh… Ví dụ như Chính phủ Trung Quốc bỏ tiền xây trạm xử lý nước thải, sau đó doanh nghiệp đến sản xuất sẽ đóng góp chi phí. Việc này sẽ dễ dàng hơn cho doanh nghiệp thay vì phải tự đầu tư trạm xử lý nước thải 2-5 triệu USD”, ông Việt nói. 

Bổ sung thêm ông Giang cho hay, khi chúng ta có các hệ thống xử lý nước thải sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp FDI vào xây dựng các nhà máy sản xuất sơ, sợi và dệt, nhuộm hoàn tất.

“Dệt may Việt Nam đang thiếu hụt nguồn cung về sợi cao cấp và dệt nhuộm hoàn tất. Chúng tôi mong muốn Chính phủ thu hút FDI đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam đang thiếu, còn với lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam đã làm được thì không nên khuyến khích- đó là lĩnh vực may”, ông Giang khẳng định.


Ngân hàng rầm rộ lập công ty con

Tại mùa đại hội đồng cổ đông năm nay, nhiều ngân hàng tiếp tục lên kế hoạch thành lập các công ty con trong lĩnh vực tiêu dùng, kiều hối… Trong khi đó, nhiều ngân hàng lại lên kế hoạch “dọn dẹp” các công ty con trong lĩnh vực chứng khoán, cho thuê tài chính.

Lập rầm rộ

Làn sóng lập công ty tín dụng tiêu dùng kéo dài trong hai năm qua vẫn chưa dừng lại. Mới đây nhất, thêm ông lớn Vietcombank công bố sẽ tham gia sân chơi này. Ngân hàng đang xúc tiến các thủ tục để thành lập Công ty Tín dụng tiêu dùng Vietcombank. “Trước khi phê duyệt chủ trương này, chúng tôi đã nghiên cứu xu thế, tiềm năng và thấy đây là lĩnh vực hiệu quả. Vietcombank đang trình các cơ quan thẩm quyền phê duyệt và sẽ chính thức triển khai thành lập sau khi được phê duyệt”, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho hay.

Cùng với Vietcombank, VietinBank cũng sẽ sớm thành lập công ty tín dụng tiêu dùng, được chuyển đổi một phần từ PGBank sang. Nhưng con số ngân hàng thành lập công ty tài chính tiêu dùng có thể sẽ chưa dừng lại, bởi tiềm năng lớn mà thị trường mang lại. Thời gian tới, BIDV, ACB… cũng sẽ tham gia thị trường này.

..

Một lĩnh vực nữa cũng được các ngân hàng tập trung nhắm tới là kiều hối. Chỉ tính riêng 3 ngân hàng đã tổ chức đại hội đồng cổ đông trong tháng 4/2016, gồm OCB, Vietcombank và Bac A Bank, thì cả ba đều công bố ý định thành lập công ty kiều hối.

Theo lãnh đạo Bac A Bank, tiềm năng thị trường kiều hối rất lớn, nhưng thị phần lại đang do các tổ chức chuyển tiền quốc tế nắm giữ. Vì vậy, Bac A Bank chú trọng khai thác thị trường này, đặc biệt là hình thức online, để tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Trong khi đó, OCB cũng kỳ vọng, Công ty Chuyển tiền quốc tế OCB sẽ mang lại doanh số hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân.

Việc ngân hàng rầm rộ lập công ty con trong các lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, kinh doanh kiều hối là dễ hiểu, vì đây là hai lĩnh vực còn nhiều dư địa phát triển và thực tế nhiều ngân hàng đã triển khai hiệu quả. Năm 2015, riêng Công ty tài chính tiêu dùng FE Credit đã mang về hơn 1.000 tỷ đồng lợi nhuận cho ngân hàng mẹ VPBank. Trong khi đó, về mảng kiều hối, trong năm 2015, Công ty Kiều hối Đông Á đạt doanh số chi trả khoảng 1,4 tỷ USD.

Dọn dẹp âm thầm

Giới chuyên gia cảnh báo, các ngân hàng cần dựa trên lợi thế cạnh tranh của mình để lập công ty con, nếu lập theo phong trào sẽ dẫn tới thất bại. Còn nhớ, trong quá khứ, nhiều ngân hàng đã đua nhau thành lập công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính với nhiều kỳ vọng lớn lao. Song thực tế thời gian qua cho thấy, các công ty con này hoạt động không có lãi, thậm chí thua lỗ nặng nề. Hiện nhiều ngân hàng đã phải lên kế hoạch chuyển đổi hoặc thoái vốn khỏi các công ty này.

Cụ thể, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức cuối tuần này, SHB chuẩn bị xin ý kiến cổ đông về kế hoạch thoái toàn bộ vốn (98,47% cổ phần) tại Công ty Chứng khoán SHB (SHBS). Trong khi đó, cùng với ý định thành lập công ty tín dụng tiêu dùng, Vietcombank cũng cho biết sẽ xây dựng lộ trình, đề án chuyển đổi hình thức sở hữu đối với công ty cho thuê tài chính và công ty chứng khoán. Trước đó, năm 2015, BIDV và ACB đều cho biết ý định chuyển đổi công ty cho thuê tài chính sang công ty tín dụng tiêu dùng.

Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, lĩnh vực béo bở tín dụng tiêu dùng thời gian tới sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt vì có nhiều ngân hàng gia nhập cuộc chơi. Bên cạnh đó, lĩnh vực này cũng đòi hỏi ngân hàng có kỹ năng bán lẻ, phân tích khách hàng và kinh nghiệm quản lý nợ xấu tốt. “Vay tiêu dùng thường là tín chấp, rủi ro nợ xấu rất cao. Đây là rủi ro mà các ngân hàng cần tính đến”, TS. Cấn Văn Lực khuyến cáo.

Trong khi đó, với dịch vụ kiều hối, khả năng sinh lợi cũng không nhiều, vì mức phí mà các ngân hàng thu về thường rất nhỏ. Mặt khác, trên thị trường, dịch vụ chuyển tiền ngầm hoạt động rất mạnh mẽ, với mức phí chuyển tiền/nhận tiền được nhiều nơi gần như miễn phí. Cho đến nay, những ngân hàng có doanh số kiều hối lớn hầu hết là các ngân hàng có mạng lưới rộng, có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế lớn. Còn với các ngân hàng nhỏ, mới gia nhập cuộc chơi, việc giành thị phần sẽ không hề đơn giản.


Vướng giải quyết thủ tục NK xe ô tô đã qua sử dụng

Cơ quan Hải quan đang vướng mắc trong việc giải quyết thủ tục hải quan đối với trường hợp xe ô tô đã qua sử dụng nhưng chưa đăng ký lưu hành tại nước ngoài.
anh minh hoa. anh: internet.

Ảnh minh họa. Ảnh: Internet.

Vướng mắc trên liên quan việc NK một lô hàng ô tô của Công ty TNHH Ô tô Thế giới. Trong lô hàng có một số chiếc đã dùng chạy thử trong nhà máy hoặc phục vụ triển lãm nên chưa đăng ký lưu hành. Đối chiếu với quy định hiện hành thì DN không đủ căn cứ để xác định và khai báo thuế cho lô hàng theo loại xe mới hay đã qua sử dụng.

Cụ thể, tại điểm 1 mục I Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA hướng dẫn việc NK ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng quy định: Ô tô đã qua sử dụng là ô tô đã được sử dụng, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 km tính đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.

Như vậy, theo quy định tại Thông tư liên tịch 03 thì số xe trên chưa được đăng ký sử dụng tại nước ngoài và chưa chạy đủ 10.000 km nên chưa đủ cơ sở để xác định đã qua sử dụng.

Do những chiếc xe này đã đi được một số km nhất định nên cơ quan Hải quan chưa có đủ cơ sở để xác định là xe ô tô chưa qua sử dụng để áp dụng chính sách hàng hóa NK và chính sách thuế. Trong khi đó, đối chiếu các quy định pháp luật hiện hành thì số xe ô tô NK của Công ty TNHH Ô tô Thế giới không thuộc danh mục hàng hóa cấm NK.

Để giải quyết vướng mắc đối với trường hợp NK xe ô tô đã qua sử dụng chưa đăng ký lưu hành tại nước ngoài, Tổng cục Hải quan đang đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho ý kiến đối với việc NK xe ô tô trên để giải quyết thủ tục cho DN.


Còn tồn đọng gần 4.000 container tại cảng Hải Phòng

Tính đến 15-3, tại khu vực cảng Hải Phòng còn 3.845 container quá hạn làm thủ tục hải quan (trên 90 ngày).
hoat dong xnk tai cang hai phong. anh: t.binh.

Hoạt động XNK tại cảng Hải Phòng. Ảnh: T.Bình.

Trong đó, hàng hóa tồn đọng được đưa về cảng Hải Phòng trước ngày 1-1-2013 là 2.369 container; hàng tồn đọng đưa về cảng sau ngày 1-1-2013 là 1.476 container.

Trong 4 Chi cục Hải quan cửa khẩu tại Hải Phòng, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III là 2 đơn vị có số lượng hàng tồn đọng nhiều nhất.

Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực II còn tồn 1.333 container (có 975 container hàng được đưa về cảng trước ngày 1-1-2013); Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III còn tồn 1.338 container (có 1.029 container hàng được đưa về cảng trước ngày 1-1-2013).

Trong khi đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực I còn tồn 517 container (có 204 container hàng được đưa về cảng trước ngày 1-1-2013); Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ còn tồn 675 container (có 161 container hàng được đưa về cảng trước ngày 1-1-2013).

Được biết, để xử lý số hàng hóa tồn đọng này, Cục Hải quan Hải Phòng giao Đội Kiểm soát Hải quan chủ trì xử lý các lô hàng tồn từ ngày 1-1-2013 trở về trước, sau thời điểm này hàng tồn sẽ do các Chi cục Hải quan cửa khẩu chủ trì xử lý.


Công ty Nhật Bản đầu tư sản xuất, kinh doanh lúa gạo tại Yên Bái

Ngày 22-4, đoàn công tác của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Seibu Nousan Việt Nam và Công ty Nhật Việt Agreen do ông Ichikawa, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Seibu Nousan Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái.

anh minh hoa. (nguon: ttxvn) 

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) 


 

Tại buổi làm, ông Ichikawa đã đề cập việc thực hiện Dự án thành lập doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo tại tỉnh Yên Bái, yêu cầu nắm bắt thêm một số thông tin về các chi phí thuê mướn đất nông nghiệp tại địa phương và đất đai của người dân; xác nhận về các thiết bị của Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Yên Bái tại Trạm giống Đông Cuông thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, nơi công ty sẽ thuê đất; xác nhận điều kiện giấy phép kinh doanh và các thủ tục, điều kiện để thực hiện dự án.

Giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái Nguyễn Chiến Thắng nhấn mạnh Yên Bái sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Công ty sớm thành lập doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh lúa gạo tại địa phương.

Tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ cấp phép đầu tư, thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, thủ tục thành lập doanh nghiệp, bàn giao mặt bằng cho Công ty trong thời gian ngắn nhất.

Yên Bái cũng sẽ dành 50ha đất của Trung tâm Giống cây trồng tại xã Đông Cuông và các trang thiết bị thuộc Trung tâm như nhà kho, xưởng sản xuất, văn phòng, máy móc, lao động... để Công ty Seibu Nousan Việt Nam thuê hoặc nhượng quyền sử dụng với giá trị phù hợp.

Cũng trong buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh đã cung cấp các thông tin về điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh trong nước và xuất khẩu sản phẩm lúa gạo theo đúng pháp luật của Nhà nước Việt Nam; các chính sách ưu đãi khi thực hiện dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại tỉnh Yên Bái.

Cùng ngày, đại diện Công ty Nhật Việt Agreen đã đi tìm hiểu, khảo sát địa điểm trồng rau sạch tại 3 xã Tuy Lộc, Âu Lâu, Văn Phú của thành phố Yên Bái; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Seibu Nousan Việt Nam khảo sát tại Trung tâm Giống cây trồng, xã Đông Cuông.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-01-2016

    Ngân hàng nhân dân Trung Quốc “bơm” thêm 52 tỷ USD vào nền kinh tế
    Kỳ vọng xuất khẩu năm 2016
    6 lĩnh vực doanh nghiệp FDI đang đổ tiền vào để "đè" doanh nghiệp Việt
    90 tỷ đồng xúc tiến thương mại quốc gia năm 2016
    Ngân sách chi 6.000 tỷ đồng chi để trả nợ trong 15 ngày đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-01-2016

    Khối ngoại bán ròng phiên thứ 18 kể từ đầu năm 2016
    Mua bán, sáp nhập trong ngành nhựa tăng mạnh
    Xu hướng bùng nổ các công ty đa quốc gia siêu nhỏ tại châu Á
    NHNN nói gì về hiện tượng rao bán tiền giả qua facebook?
    George Soros dự đoán EU đang bên bờ vực sụp đổ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-01-2016

    Doanh nghiệp 'ra đi' lấn át số thành lập mới
    Lợi nhuận Samsung giảm gần 40%
    Trung Quốc hạn chế cho vay NDT tại nước ngoài
    Giày dép, túi xách xuất phần lớn qua Mỹ
    Giảm tỉ lệ kiểm tra hàng hóa

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-01-2016

    Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng
    Đạm Phú Mỹ đạt doanh thu 9.818 tỉ đồng
    Hơn 12.000 DN tạm ngừng hoạt động trong tháng đầu năm
    Những doanh nghiệp nào được hoàn trên 10.000 tỉ đồng thuế?
    Nga nỗ lực cứu kinh tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-01-2016

    Vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 1 đạt 1,3 tỷ USD, gấp đôi cùng kỳ
    Chen nhau đầu tư thị trường viễn thông Myanmar
    Đừng nghĩ thị trường Myanmar dễ xâm nhập
    Nhập siêu ngành nhựa giảm 750 triệu USD do giá dầu giảm
    Fed giữ nguyên lãi suất vì rủi ro kinh tế thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-01-2016

    Trung Quốc cáo buộc tỷ phú Soros “tuyên chiến với đồng NDT”
    PVN đấu thầu hợp đồng dầu khí 300 triệu USD ngoài khơi Ấn Độ
    Có thêm dự án xổ số, vốn FDI tháng 1/2016 gấp đôi cùng kỳ năm trước
    Tuyến metro số 2 Tp.HCM đội vốn 700 triệu USD
    Không được khấu trừ thuế, doanh nghiệp sẽ vất vả khi hội nhập

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-01-2016

    Apple lãi chưa từng thấy trong lịch sử doanh nghiệp Mỹ
    Công ty Jones Lang LaSalle: BĐS Việt Nam còn nhiều cơ hội đầu tư
    Doanh nghiệp có đang “đánh bắt xa bờ” và bỏ ngỏ thị trường ASEAN?
    TP.HCM: 1.410 doanh nghiệp lập mới trong tháng 1/2016
    Ngân hàng Bắc Á tăng vốn lên 4.511 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-01-2016

    Standard Chartered: Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ 2 châu Á năm 2016
    Phá 2 đường dây bán 2.345 tỷ đồng tiền hóa đơn
    Trung Quốc 'cảnh cáo' tỷ phú Soros
    Bầu Thụy chính thức làm chủ Khách sạn Kim Liên
    KAfe Group làm M&A sau khi nhận đầu tư 5,5 triệu USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối  27-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-01-2016

    Doanh nghiệp cầu cứu bộ trưởng Thăng không mở rộng vùng nước cảng biển
    Nhiều cơ hội cho hàng Việt tại Myanmar
    Hàng chục tấn bánh chưng tết xuất ngoại
    Thừa Thiên Huế thu hút 3.300 tỷ đồng vào các khu công nghiệp
    Vị thế kinh tế Việt Nam ngày càng hấp dẫn doanh nghiệp Ấn Độ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-01-2016

    Bắt đường dây chuyên làm giả rượu Chivas 38
    15 ngày đầu năm xuất khẩu điện thoại hơn 1 tỉ USD
    Chấm dứt dùng mệnh lệnh hành chính kiểm soát giá
    Tỉ giá năm 2016 sẽ biến động 3-4%?
    Phát hiện 2.000 mũ bảo hiểm giả các thương hiệu nổi tiếng