Giá gạo xuất khẩu giảm bất thường
Chủ tịch ngân hàng của Nga: “Moody's không có căn cứ gì để hạ tín nhiệm nợ Nga”
Các thương vụ M&A đình đám của Việt Nam
Hơn 10 công ty muốn thâu tóm mảng internet Yahoo
Trung Quốc có miếng bánh lớn nhất của xuất khẩu toàn cầu
Tin kinh tế đọc nhanh 24-04-2016
- Cập nhật : 24/04/2016
Nhà đất Hà Đông dậy sóng với những dự án 'thay máu'
Thị trường nhà đất khủng hoảng mấy năm về trước đã khiến hàng chục dự án bất động sản ở quận Hà Đông, Hà Nội rơi vào tình cảnh 'đắp chiếu', và chính những dự án này đã trở thành miếng mồi ngon của các đại gia bất động sản đang săn lùng 'xác chết'. Nhiều dự án đã bắt đầu hồi sinh sau khi đổi chủ.
Dự án đầy tai tiếng là khu đô thị Thanh Hà rộng gần 400ha cuối cùng đã rơi vào tay Tập đoàn Mường Thanh của doanh nhân Lê Thanh Thản – người có biệt danh “đại gia điếu cày” vì thói quen hút thuốc lào trên cả xe Rolls- Royce. Dự án này do Công ty cổ phần địa ốc Cienco 5 phát triển sau khi công ty mẹ là Cienco 5 đạt được thoả thuận với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc xây dựng 40km đường trục Nam Hà Tây để đổi lấy dự án này.
Tuy nhiên, cả tuyến đường trục mới chỉ hoàn thành được 20km, còn khu đô thị Thanh Hà (bao gồm Thanh Hà A và Thanh Hà B), gần như đắp chiếu suốt những năm qua. Thậm chí đã xảy ra những vụ lừa đảo bán đất khống tại dự án này khiến nhiều người mất trắng hàng trăm tỷ đồng.
Với việc bỏ ra hàng nghìn tỷ để mua 95% cổ phần của Cienco 5 trong Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 cũng như các khoản nợ của công ty này, Mường Thanh đã chính thức giành quyền phát triển dự án khu đô thị lớn nhất ở phía Nam quận Hà Đông. Với tiềm lực sẵn có của Mường Thanh, sẽ chẳng bao lâu nữa dự án đầy tai tiếng này sẽ được tái khởi động.
Sau thương vụ này, ông Lê Thanh Thản tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng đến thị trường nhà đất Hà Đông. Không ít người đang mường tượng đến khả năng Mường Thanh sẽ tạo cơn sốt đất mới ở Hà Đông, giống như tại những dự án khác của Tập đoàn này ở Đại Thanh và Linh Đàm.
Ngay tại địa bàn Hà Đông, sau khi thành công với dự án khu đô thị Xa La, công ty của ông Thản đã mua lại toàn bộ dự án khu đô thị Đại Thanh từ Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát, và với giá bán căn hộ chỉ từ 11-13 triệu đồng cách đây vài năm, ông Thản đã làm dậy sóng thị trường Hà Đông.
Một đại gia mới nổi và cũng có liên quan đến những thương vụ với ông Thản là Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát cũng đang tổng tấn công vào thị trường Hà Đông. Sau khi thu về hàng trăm tỷ đồng từ thương vụ bán dự án khu đô thị Đại Thanh cho ông Thản, Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát do ông Đỗ Quý Hải làm Chủ tịch đã thâu tóm một phần khu nhà ở cao tầng của khu đô thị Tân Tây Đô tại huyện Hoài Đức và tổ hợp The Pride tại Hà Đông.
Mặc dù đã có thời Hải Phát gặp khó khăn vì thị trường bất động sản khủng hoảng, buộc Hải Phát phải bán dự án tại 36 Phạm Hùng cho Tập đoàn FLC, nhưng với việc hoàn thiện và tình hình kinh doanh khả quan của dự án Tân Tây Đô và The Pride, Hải Phát đã tích tụ được tiềm lực và tiếp tục đi thâu tóm những dự án mới.
Trong đó, Hải Phát đã mua lại toà nhà 50 tầng với hơn 730 căn hộ của dự án đầy tai tiếng là Usilk City từ Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long. Hiện tại, Hải Phát đang triển khai xây dựng toà nhà này với tốc độ khá nhanh, đồng thời, đàm phán tiếp với Sông Đà Thăng Long để mua lại một số toà nhà khác tại Usilk City vốn bị “đắp chiếu” suốt mấy năm qua. Sự tham gia của Hải Phát đang dấy lên hy vọng hồi sinh một dự án khiến hàng nghìn khách hàng khóc dở mếu dở vì thời hạn bàn giao nhà đã quá hạn hơn 3 năm mà dự án còn ‘đắp chiếu’.
Mới đây, Hải Phát cũng chấp nhận chi tới 536 tỷ đồng để giành quyền sở hữu 126 lô đất có tổng diện tích gần 7.200m2 ở phía Bắc quận Hà Đông với mục tiêu phát triển thành một quần thể nhà phố thương mại.
Bên cạnh đó, theo nguồn tin củaDiễn đàn Doanh nghiệp, Hải Phát cũng đã mua lại 70% cổ phần tại dự án khu đô thị Phú Lương tại Hà Đông và chính thức trở thành chủ đầu tư của dự án này. Khu đô thị Phú Lương rộng 43ha, nhưng do chủ đầu tư cũng không có đủ năng lực tài chính và nợ tới 1.544 tỷ đồng tiền sử dụng đất, nên tiến độ ì ạch. Sau khi Hải Phát nhảy vào, dự án đã bắt đầu có những tín hiệu hồi sinh.
Bên cạnh những ‘tay to’ này, Tập đoàn FLC cũng đã thâu tóm dự án đã từng ‘đắp chiếu’ thời gian dài là Lavender và đổi tên thành FLC Star Tower. Tập đoàn Perdana ParkCIty cũng đã thâu tóm toàn bộ dự án khu đô thị ParkCity Hanoi từ tay Vinaconex - Hoàng Thành. Một doanh nghiệp khác cũng đang đàm phán mua lại tổ hợp căn hộ Daewoo Cleve tại khu đô thị Văn Phú vì chủ đầu tư dự án này không có tiềm lực triển khai tiếp và để dự án dở dang trong mấy năm qua.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu phát triển thị trường mua bán nợ xấu
Theo đánh giá, trong 5 năm qua, ngành ngân hàng đã chủ động, tích cực đưa ra nhiều biện pháp góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định và lành mạnh hóa thị trường tài chính, tiền tệ theo đúng những mục tiêu đã đặt ra.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, những tồn tại của ngành ngân hàng vẫn còn như: nợ xấu còn cao, xử lý nợ xấu ở Công ty Quản lý tài sản (VAMC) chưa thực chất; một số tổ chức tín dụng yếu kém chưa được xử lý dứt điểm; tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng khó khăn hơn trong bối cảnh tín dụng tăng nhanh tạo áp lực tăng mặt bằng lãi suất; tín dụng trung và dài hạn có xu hướng tăng nhanh và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung…
Từ những khó khăn trên, Phó Thủ tướng đề nghị NHNN tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu, bảo đảm không tạo sức ép lên mặt bằng lãi suất và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được ưu tiên, theo dõi chặt chẽ tín dụng bất động sản, hướng tín dụng vào phân khúc nhà ở xã hội.
Hơn nữa, NHNN cần tiếp tục điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, cải thiện quy mô dự trữ ngoại hối. Khi thị trường có biến động, NHNN phải có biện pháp can thiệp kịp thời, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngoại tệ hợp lý, hợp pháp đi liền với hạn chế tình trạng đô-la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.
NHNN cần tiếp tục xây dựng và triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016-2020 gắn với xử lý nợ xấu thực chất, hiệu quả và đặt trong việc triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. NHNN cần quản lý chặt chẽ các tổ chức tín dụng yếu kém, tiếp tục khuyến khích, tạo thuận lợi cho hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại tự nguyện, xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém và vấn đề sở hữu chéo.
Đối với hoạt động của VAMC, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu NHNN theo thẩm quyền và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để phát triển thị trường mua bán nợ; hoàn thiện chức năng và có cơ chế, chính sách và nguồn lực phù hợp để phát huy vai trò của tổ chức này trong xử lý, thu hồi nợ xấu; chỉ đạo các tổ chức tín dụng công khai, minh bạch về nợ xấu và kết quả xử lý thực hiện các giải pháp kiểm soát nợ xấu, hạn chế gia tăng nợ xấu. Các Bộ, ngành phối hợp với NHNN tháo gỡ khó khăn cho VAMC trong việc ban hành văn bản liên quan tới xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo, hỗ trợ tổ chức tín dụng nhanh chóng thu hồi nợ…
DN đối thoại với ngành Thuế và Hải quan: Làm ăn đàng hoàng vẫn bị "vạch lá tìm sâu"
Theo Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) đánh giá, năm 2016, xuất khẩu nông, lâm thủy sản được dự báo có nhiều khởi sắc hơn do nhu cầu thị trường tăng, cải thiện cơ cấu sản phẩm… Đặc biệt nhờ sự tác động từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết và chính thực có hiệu lực từ năm 2016. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này lại liên tục đưa ra những ý kiến phản đối với luật thuế không phù hợp khiến doanh nghiệp không thể phát triển.
Cuộc lắng nghe doanh nghiệp của ngành thuế và hải quan TP.HCM được đẩy lên cao điểm khi bà Lê Thị Tú Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nông nghiệp GAP bày tỏ bức xúc về việc đầu tháng 2/2016, doanh nghiệp bà có làm việc với một công ty ở Hồng Kông và hai bên muốn cùng sản xuất một mẫu bánh quy mới.
“Phía công ty Hồng Kông gửi qua cho công ty tôi một mẫu bánh trị giá chưa tới 2 triệu đồng bằng đường chuyển phát nhanh, tuy nhiên chi phí kiểm tra an toàn thực phẩm lên đến 1,2 triệu đồng, đồng thời các gói bánh mẫu cũng bị hải quan tịch thu tại đó để lấy mẫu. Hàng chúng tôi không bán, chỉ là mẫu bánh, sao phải chịu chi phí kiểm tra cao như vậy?”, bà Tú Anh hỏi phía Cục hải quan TP.HCM.
Hiểu tâm trang bức xúc của phía doanh nghiệp, ông Đinh Ngọc Thắng, Phó cục trưởng Cục hải quan TP.HCM cũng phải thốt lên rằng quản lý của ngành mình còn rất nhiêu khê và chính cơ quan hải quan cũng rất bức xúc vì quy định kiểm mẫu này nhưng đó là luật nên không thể làm khác.
Một câu chuyện khác của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản mà doanh nghiệp bức xúc đó là việc hoàn thuế Giá trị gia tăng (VAT); thủ tục kê khai khi luân chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu giữa công ty và các chi nhánh; chính sách ưu đãi thuế đối với hàng nông sản xuất khẩu; thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất…
Câu chuyện thực tế nhất đó là bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ nhiệm Hợp tác xã Ba Nhất, nhận định, chính sách của Nhà nước thay đổi quá nhiều làm cho doanh nghiệp không theo kịp. Cụ thể, 20 - 30 năm qua, doanh nghiệp được hoàn thuế và không xảy ra vướng mắc gì, nhưng năm nay thay đổi chính sách khiến việc hoàn thuế VAT của doanh nghiệp bị tắc, ảnh hưởng đến việc chi lương, chi thưởng.
“Những năm trước khi HTX chúng tôi làm thủ tục hoàn thuế chỉ tới Chi cục thuế đăng ký rồi chuyển lên Cục thuế thành phố, sau 5-7 ngày ra kho bạc nhận tiền hoàn thuế. Nhưng năm 2015 với quy định mới phải đưa hết ra Bộ Tài chính, vì quá nhiều cửa và quá nhiều thủ tục nên HTX không có tiền hoàn thuế để cho các xã viên ăn tết. May sao chúng tôi xin mượn được tiền đối tác nước ngoài để phát cho xã viên ăn tết. Như vậy có thể thấy những người làm luật không quan tâm đến sự sống còn của doanh nghiệp. Đừng cưỡi ngựa xem hoa mà viết luật, phải đi sát với thực tế để có luật gần với dân hơn”, bà Cúc cho biết.
Cùng bức xúc với bà Cúc, Công ty TNHH TM Hòa Thuận đặt thẳng câu hỏi với Tổng cục Thuế rằng, tại sao Bộ Tài chính không chuyển tiền cho Tổng cục Thuế và Cục Thuế TP.HCM trả cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi này, bà Trần Thị Nga, Phó cục trưởng Cục thuế TP.HCM cho biết hiện Bộ Tài chính đang nghiên cứu ban hành Thông thư hướng dẫn việc quản lý quỹ hoàn thuế GTGT.
Một bức xúc khác tới từ bà Nguyễn Thị Bính, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ Nguyễn Bính, chuyên sản xuất bún, bánh phở tươi cho biết nghề làm bún tươi thuộc ngành tiểu thủ công nghiệp. Hầu hết cơ sở không có khả năng xử lý nổi nước thải, ấy thế mà các đơn vị kiểm tra phân tích mẫu vẫn chấm đạt cho qua. Hàng loạt cơ sở làm sản xuất không đăng ký, xin giấy phép, cán bộ địa phương biết rõ nhưng vẫn làm ngơ.
“Trong khi DN chúng tôi làm ăn rõ ràng, được cấp giấy đủ điều kiện sản xuất thực phẩm tươi sống, có đăng ký và đầu tư dây chuyền tiền tỉ, dây chuyền đóng gói tự động khử vi sinh bằng tia cực tím đầu tiên trong những DN làm bún, bánh phở tươi, dám vay tiền ngân hàng xây dựng bể xử lý nước thải. Chúng tôi chưa biết hay nhận một đồng nào từ Quỹ hỗ trợ xử lý môi trường. Tuy nhiên, chính DN của chúng tôi là nơi thường xuyên đón các đoàn thanh kiểm tra với những hạch họe rất vô lý, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của chúng tôi. Thậm chí, giấy phép chúng tôi do Bộ cấp, nhưng cơ quan quản lý môi trường vẫn “phán” giấy phép không hợp lệ. Tôi phải nói tôi không tự làm ra giấy này được, vậy mới đồng ý và cho qua”, bà Bính bức xúc.
Bức xúc của bà Bính được ông Nguyễn Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM ghi nhận và hứa sẽ trình các cấp quản lý xem xét.
Nhiều doanh nghiệp đặt thẳng vấn đề đó là bản chất hoàn thuế là nhà nước trả tiền thuế được miễn cho doanh nghiệp, cũng vì những ưu đãi đó giúp nhiều doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm thuộc lĩnh vực ưu đãi. Như vậy cứ nói ưu đãi mà trả doanh nghiệp thì lâu, hóa ra thành bạc đãi.
“Thái độ hạch họe của đơn vị quản lý kiểu “vạch lá tìm sâu”, kiểu “nắm kẻ có tóc, buông kẻ trọc đầu” khiến chúng tôi thấy nản và cô đơn ngay trên sân nhà. Làm ăn đàng hoàng nhưng luôn chịu trận các cuộc hạch sách và nhũng nhiễu vậy, liệu có phải là cách chúng ta đang hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ như chính sách ở trên đưa xuống không”, một vị giám đốc công ty sản xuất thủ công mỹ nghệ bức xúc.
Tiếp nhận những bức xúc trên của doanh nghiệp, bà Trần Thị Nga, Phó cục trưởng Cục thuế TP.HCM cho biết sẽ ghi nhận và cùng Bộ Tài chính giải quyết những vướng mắc trên cho các doanh nghiệp.
“Việc hoàn thuế GTGT hiện nay bị chi phối bởi 2 qui định của Luật Quản lý thuế và Luật thuế GTGT. Trong quá trình áp dụng có những vướng mắc như DN phản ảnh lên Bộ Tài chính phải nghiên cứu và xây dựng thông tư mới, trong đó tập trung tất cả vấn đề về hoàn thuế GTGT”, bà Nga cho biết.
Quảng Nam ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ
Quảng Nam đang có những bước tiến vững chắc, mang tính toàn diện cả vềkinh tế và xã hội. Ông có thể cho biết lợi thế nào giúp địa phương đạt được kết quả như vậy?
Là một trong những tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Nam sở hữu đầy đủ những tiềm năng và lợi thế của địa phương duyên hải. Quảng Nam lâu nay được biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là địa phương duy nhất trên cả nước sở hữu hai di sản văn hóa thế giới là đô thị cổ Hội An và khu đền tháp cổ Mỹ Sơn. Đặc biệt, Quảng Nam là địa phương đầu tiên được Trung ương chọn thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai, là khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực.
Xét về địa lý, Quảng Nam có vị trí mang tính chiến lược, kết nối các địa phương khác cũng như quốc tế. Cụ thể, phía bắc giáp TP. Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây, thuận lợi cho vận chuyển bằng đường bộ sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và đường biển sang các nước khác thuộc ASEAN, Đông Á…
.
Hạ tầng của tỉnh khá đồng bộ, bên cạnh các tuyến huyết mạch giao thông như Quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi, đường ven biển Đà Nẵng - Hội An - Chu Lai, đường sắt Bắc - Nam… Quảng Nam còn rất thuận lợi khi nằm giữa hai sân bay lớn là Sân bay quốc tế Đà Nẵng và Sân bay Chu Lai, trong đó Sân bay Chu Lai được quy hoạch thành sân bay trung chuyển hàng hóa quốc tế cấp 4F và là trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay hạng nặng duy nhất tại Việt Nam.
Tận dụng tiềm năng và lợi thế mang tính đặc thù, bên cạnh vận dụng những chính sách ưu đãi đầu tư chung của Chính phủ, Quảng Nam đã chủ động xây dựng những chính sách hỗ trợ nhà đầu tư linh hoạt, cải cách thủ tục hành chính, tạo dựng môi trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng… Trên cơ sở đó, Quảng Nam đã thu hút được những dự án đầu tư hiệu quả như Nhà máy Ô tô Trường Hải, Kính nổi Chu Lai, Gạch men Đồng Tâm, các dự án du lịch lớn của Indochina Capital, VinaCapital, Victoria, Golden Sand, Palm Garden… tạo nên những bước phát triển bền vững cho địa phương.
Để phát huy tiềm năng và lợi thế trên, tỉnh tập trung thu hút đầu tư vào những lĩnh vực nào và định hướng phát triển ra sao, thưa ông?
Về định hướng kêu gọi đầu tư, Quảng Nam tiếp tục tập trung thu hút những lĩnh vực phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương như công nghiệp hỗ trợ, cơ khí chế tạo, điện tử, dệt may, da giày, công nghiệp chế biến các mặt hàng tiêu dùng, nông, lâm, thủy sản, vật liệu xây dựng. Thu hút đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Thu hút đầu tư hạ tầng du lịch và đô thị, bao gồm các khu đô thị, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, khách sạn, dịch vụ…
Về định hướng phát triển, Quảng Nam ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, để đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Để đảm bảo hoàn thành định hướng này, tỉnh đã tiến hành quy hoạch phát triển địa phương thành hai vùng rõ rệt, bao gồm vùng đồi núi phía Tây và vùng ven biển phía Đông. Trong đó, vùng ven biển phía Đông được định hướng xây dựng thành Vùng kinh tế Đông Nam, trọng tâm là Khu kinh tế mở Chu Lai với 6 nhóm kinh tế động lực, được đánh giá sẽ tạo nên sự phát triển mang tính bước ngoặt cho Quảng Nam.
Ông có thể nói rõ hơn về vai trò động lực của Vùng kinh tế Đông Nam?
Vùng kinh tế Đông Nam thuộc không gian phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, bao gồm 30 xã, phường, thị trấn của 4 huyện, thành phố: Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành, với tổng diện tích khoảng 45.000 ha. Mục tiêu của tỉnh là xây dựng khu vực này trở thành một khu vực trọng điểm trong chuỗi kinh tế động lực Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Dung Quất.
Khu vực này sẽ phát triển theo hướng lấy công nghiệp chế xuất và dịch vụ đặc thù làm nền tảng, đón nhận dịch chuyển đầu tư từ các nước châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mục tiêu đến năm 2025, vùng Đông Nam trở thành khu vực phát triển năng động, là một trung tâm công nghiệp - du lịch - dịch vụ, góp phần quan trọng đưa Quảng Nam phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại. Đến năm 2025, vùng Đông Nam sẽ là vùng động lực, đóng vai trò hạt nhân, đầu tàu kinh tế của tỉnh, có tên trên bản đồ phân công lao động và tham gia vào chuỗi giá trị trong khu vực và trên thế giới.
Để kích hoạt tiềm năng và lợi thế vùng Đông Nam, tỉnh đã xây dựng quy hoạch, đầu tư phát triển 6 nhóm kinh tế chủ lực, bao gồm: Nhóm dự án Khu đô thị - du lịch Nam Hội An; Nhóm dự án trung tâm công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô; Nhóm công nghiệp dệt may và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ; Nhóm dự án Chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ gắn với Sân bay Chu Lai; Nhóm dự án Khí - Điện và các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, sản phẩm sau khí và Nhóm chương trình dự án hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tại vùng Đông Nam.
Doanh nghiệp lo chống đỡ với tỷ giá
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra thông điệp chính sách điều hành tỷ giá theo từng ngày, nhưng cũng không để xảy ra biến động mạnh phần nào giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bớt hoang mang. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần có phương án cụ thể để phòng ngừa những rủi ro phát sinh. Bởi, đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong hợp đồng ký kết với các đối tác, có đến 90% giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tính bằng USD. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã phải nhận những bài học đắt giá khi bỏ qua các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất. Quản trị rủi ro tỷ giá và lãi suất sẽ giúp doanh nghiệp ổn định dòng tiền, cố định chi phí và tập trung vào mảng hoạt động kinh doanh chính.
Bà Lương Thị Thu, Tổng giám đốc Công ty cổ phân Dịch vụ Đại lý thuế và Tư vấn Đào tạo Tâm Việt làm CEO trong tình huống tuần này
Hiện nay, các ngân hàng thương mại đang cung cấp một số sản phẩm phái sinh, tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá: giao dịch kỳ hạn (Forward), giao dịch quyền chọn (Option), hay hợp đồng tương lai (Future). Nhưng cũng đã có một số doanh nghiệp chọn cách thức hạn chế rủi ro tỷ giá khác, đó là đa dạng hóa đồng tiền thanh toán.
Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang loay hoay chưa biết có nên nắm lấy công cụ này hay không. Một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dệt may đang tính đến các phương án mở rộng sản xuất, phát triển thị trường nhằm nắm bắt các cơ hội khi thị trường hội nhập sâu vào TPP, AEC. Trong quá trình chuẩn bị, doanh nghiệp nhận thấy, khi mở rộng thị trường, nguy cơ từ biến động tỷ giá sẽ nhiều hơn và hậu quả sẽ nặng nề hơn. Trước tình hình đó, CEO (cũng là một cổ đông) và các cổ đông khác đã ngồi lại với nhau để tìm giải pháp.
Theo CEO, để đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh doanh của mình ở nước ngoài, doanh nghiệp nên bỏ ra một khoản tiền để mua bảo hiểm tỷ giá cho các lô hàng xuất khẩu của mình. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp yên tâm phòng tránh được các rủi ro tỷ giá và tập trung vào các hoạt động kinh doanh. Đây là một hình thức mà các doanh nghiệp ở nước ngoài vẫn sử dụng và mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên, các cổ đông lại cho rằng, không cần thiết phải bỏ ra một khoản tiền để mua bảo hiểm tỷ giá, nếu như doanh nghiệp lựa chọn giải pháp đa dạng hóa đồng tiền thanh toán. Doanh nghiệp nên tiến hành đàm phán với các đối tác để không chỉ chọn USD là đồng tiền thanh toán trong hợp đồng, mà còn có thể sử dụng các ngoại tệ khác như EUR, GBP, JPY, AUD, CNY… Thậm chí, doanh nghiệp có thể tổ chức riêng một phòng ban chuyên phân tích biến động giá trên thị trường tài chính để chủ động hạn chế rủi ro.
Vậy đa dạng hoá đồng tiền thanh toán, nhằm phân tán rủi ro, hay bỏ ra một khoản tiền để mua bảo hiểm tỷ giá sẽ là phương án an toàn cho doanh nghiệp này? CEO và các cổ đông lựa chọn cần phải ngồi lại với nhau thêm để quyết định nên theo phương án nào trong Chương trình CEO - Chìa khóa Thành công vào cuối tuần này.