tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 23-07-2016

  • Cập nhật : 23/07/2016

Xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn “phụ thuộc” doanh nghiệp ngoại

Trong 6 tháng đầu năm 2016, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI đạt gần 104,45 tỷ USD, chiếm 64,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong tháng 6/2016 đạt 29,47 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu là gần 14,73 tỷ USD, tăng 2,5% và nhập khẩu đạt 14,74 tỷ USD, tăng 1,3%. Cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt nhẹ 17 triệu USD, bằng 0,1% kim ngạch xuất khẩu trong tháng.

Như vậy, trong nửa đầu của năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước là hơn 162,56 tỷ USD, chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 82,13 tỷ USD, tăng 4,44 tỷ USD (tương ứng tăng 5,7%) và nhập khẩu đạt hơn 80,43 tỷ USD, giảm 684 triệu USD (tương ứng giảm 0,8%).

Cán cân thương mại hàng hóa cả nước trong 6 tháng đầu năm 2016 xuất siêu gần 1,7 tỷ USD, ngược lại mức nhập siêu lên tới gần 3,43 tỷ USD của cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất siêu 10,25 tỷ USD và khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước (doanh nghiệp trong nước) nhập siêu gần 8,55 tỷ USD.

Việt Nam thâm hụt thương mại duy nhất với Châu Á và thặng dư thương mại với tất cả các châu lục khác. Trong 6 tháng/2016, thâm hụt thương mại với Châu Á là hơn 26,69  tỷ USD, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2015 và bằng 69% so với kim ngạch xuất khẩu sang châu lục này.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2016 xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt  gần 104,45 tỷ USD, chiếm 64,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, đạt mức tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, kim ngạch xuất nhập khẩu khối doanh nghiệp vốn hoàn toàn trong nước đạt 58,13 tỷ USD, tăng nghẹ 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2016 chủ yếu gồm: ba nhóm hàng  chính (bao gồm điện thoại các loại và linh kiện,  máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện) đạt 25,73 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ, và chiếm 44,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối này; Nhóm hàng (dệt may; giầy dép các loại; túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù; xơ, sợi dệt các loại) đạt kim ngạch 13,87 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ, và chiếm 24,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của khối này...

Nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI trong 6 tháng đầu năm 2016, lại có mức tăng trưởng âm với trị giá hơn 47,11 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2015. Nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước đạt 33,34 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Các mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2016: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm mạnh 21,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt kim ngạch hơn 7,07 tỷ USD. Điện thoại, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của khối doanh nghiêp có vốn FDI với trị giá hơn 15,89 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2015, và chiếm 33,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của khối này.

“Venezuela đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng“

Ngày 21/7, Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Venezuela Jesús Faría khẳng định nước này đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế, đồng thời dự báo trong năm tháng tới, nền kinh tế sẽ hồi phục.
Ông Faría cho biết Venezuela đã nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất, thúc đẩy công nghiệp quốc gia phát triển, khắc phục tình trạng khan hiếm hàng hóa và nhu yếu phẩm hiện nay. 
Ông nhấn mạnh chính phủ đã lên một kế hoạch chiến lược nhằm hồi phục nền kinh tế, bớt phụ thuộc hơn vào nguồn thu từ dầu khí.
Trong khi đó, Tổng thống Nicolas Maduro cam kết sẽ mạnh tay trừng trị những kẻ phá hoại các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và cản trợ việc thúc đẩy sản xuất. 
Tuần trước, Chính phủ Venezuela thông báo sẽ triển khai kế hoạch đối phó với tình trạng khan hiếm hàng hóa, dưới sự giám sát của các tướng lĩnh quân đội ngăn ngừa tình trạng đầu cơ. 
Chính phủ cũng không loại trừ việc tịch thu các nhà máy tư nhân nếu cố tình phá hoại kế hoạch nói trên.
Mới đây, Tổng thống Maduro đã kéo dài thêm 60 ngày tình trạng kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay. 
Nền kinh tế Venezuela đang lâm vào suy thoái nghiêm trọng do giá dầu giảm trong thời gian dài. 
Dầu mỏ và khí đốt chiếm tới 96% tổng kim ngạch xuất khẩu của Venezuela và chỉ đạt 42,5 tỷ USD hồi năm ngoái, giảm mạnh so với 74 tỷ USD của năm 2014.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự trữ ngoại tệ của Venezuela năm 2015 đã giảm còn 15 tỷ USD so với 29 tỷ USD của năm 2012, trong khi nợ nước ngoài lên tới 250 tỷ USD, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm tới 6%, bội chi ngân sách tương đương từ 18-20% GDP, tỷ lệ lạm phát là 180,9% và con số này được dự báo sẽ lên đến 700% trong năm nay. Khan hiếm hàng hóa ở mức 80%. 

Tổng thống Maduro đã cáo buộc phe đối lập và các thế lực thù địch ở nước ngoài gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay ở nước này thông qua cuộc "chiến tranh kinh tế".

ECB tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục

Trong cuộc họp ngày 21/7, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn đang ở mức thấp kỷ lục.

Theo người phát ngôn ECB, Hội đồng điều hành ECB đã nhất trí không thay đổi lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi ngân hàng ở mức âm 0,4%, cũng như lãi suất tái cấp vốn ở mức thấp kỷ lục 0%.
Về chương trình nới lỏng định lượng (QE) đưa ra hồi tháng Ba vừa qua, ECB khẳng định nếu cần thiết sẽ tiếp tục mua lượng trái phiếu trị giá 88 tỷ USD hàng tháng cho tới ít nhất là cuối tháng 3/2017.
Hồi đầu tháng trước, ECB cũng quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng thời tiếp tục duy trì sự hiệu quả của hàng loạt biện pháp nới lỏng mới công bố hồi tháng Ba vừa qua. 
Để vực dậy nền kinh tế khu vực, ECB đã áp dụng một loạt các biện pháp để vực dậy tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực đồng euro, như cắt giảm lãi suất, tăng lượng mua trái phiếu lên 80 tỷ euro/tháng và cấp vốn vay giá rẻ cho các ngân hàng.
Kể từ tháng 12/2015 đến nay, ECB đã "bơm" 1.500 tỷ euro để kích thích kinh tế. Các nhà đầu tư quốc tế lo ngại rằng ECB đang cạn kiệt các công cụ chính sách tiền tệ.
Hiện nhiều ngân hàng châu Âu đang vật lộn với khó khăn và e ngại rằng lãi suất âm đang bào mòn khả năng thu lợi nhuận. 

Hầu hết các chuyên gia lo ngại về tăng trưởng kinh tế suy yếu và lạm phát của khu vực đồng euro, cũng như những rủi ro chính trị liên quan đến việc Anh rời Liên minh châu Âu.

Vietnam Airlines ước đạt 1.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm

Doanh thu công ty mẹ ước đạt hơn 29 nghìn tỷ đồng tổng doanh thu và gần 1.140 tỷ đồng lợi nhuận, đạt trên 72% kế hoạch năm 2016.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016. Theo đó, bên cạnh sự tăng trưởng tốt của thị trường vận tải hàng không (tăng 27,2% so với cùng kỳ, đặc biệt thị trường nội địa tăng gần 37%), Vietnam Airlines cũng phải đối mặt với dấu hiệu chững lại của tăng trưởng kinh tế, bất ổn khủng bố tại các nước châu Âu, tình trạng quá tải hạ tầng hàng không, đặc biệt là Tân Sơn Nhất...

6 tháng đầu năm 2016, Vietnam Airlines thực hiện hơn 70.300 chuyến bay, tăng 10,7% so với cùng kỳ; vận chuyển được 9,65 triệu lượt khách, tăng 15,5% so với cùng kỳ, trong đó, vận chuyển trên các đường bay quốc tế tăng 6,9% và nội địa tăng 21,1% so với cùng kỳ. Sản lượng vận chuyển hàng hóa của Tổng công ty đạt 124,8 nghìn tấn, vượt kế hoạch và tăng 18,1% so với cùng kỳ.

Tổng doanh thu hợp nhất ước đạt hơn 36 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.600 tỷ đồng, đạt gần 70% so với kế hoạch năm 2016. Trong đó, doanh thu công ty mẹ ước đạt hơn 29 nghìn tỷ đồngtổng doanh thu và gần 1.140 tỷ đồng lợi nhuận, đạt trên 72% kế hoạch năm 2016.

Cũng trong nửa đầu năm nay, Vietnam Airlines đã cơ bản hoàn tất quá trình tái cơ cấu và cổ phần hóa với việc ký kết và nhận đủ tiền mua cổ phần của ANA Holdings để tập đoàn này chính thức trở thành cổ đông chiến lược vào ngày 1/7.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-04-2016

    Ngân hàng Trung Quốc 'gánh' 1.300 tỉ USD nợ xấu
    BIDV bắt tay với ngân hàng Đài Loan hút kiều hối
    Xuất khẩu gạo quý II dự kiến giảm
    Các nước sản xuất dầu 'đốt' hơn 300 tỉ USD dự trữ
    Tập đoàn Nhật mua 8% cổ phần Petrolimex

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-04-2016

    Làm sao thu thuế của Google, Facebook?
    Cần giảm các dự án FDI của Trung Quốc
    Apple thu được gần 1 tấn vàng từ máy cũ
    Vietcombank tăng vốn lên gần 40.000 tỷ đồng để chuẩn bị M&A
    Tân Thống đốc thúc giục ngân hàng xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-04-2016

    Singapore bất ngờ thay đổi chính sách tiền tệ
    Sau Lazada, đến lượt Zalora Việt Nam được rao bán?
    Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng quý I thấp nhất 7 năm
    Yahoo đang vội vã chuẩn bị “hậu sự” cho mình
    Thái Lan từ chối vay vốn Trung Quốc làm đường sắt

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-04-2016

    Kinh tế Trung Quốc được dự đoán tăng trưởng chậm nhất 25 năm
    Tòa nhà Keangnam Hanoi sắp về tay công ty chứng khoán Hàn Quốc?
    Bà Phạm Chi Lan: “Nhà nước cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp”
    Mỏ Thạch Khê “ngủ say”, doanh nghiệp phải nhập khẩu quặng sắt quy mô lớn
    “Niềm tự hào toàn cầu” của Viettel ngậm trái đắng, lợi nhuận giảm 80%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-04-2016

    Yêu cầu tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu
    Châu Âu thoát khỏi “ác mộng” giảm phát
    Xuất siêu 1,36 tỷ USD trong quý đầu năm
    “Thế giới sắp thoát cảnh thừa dầu”
    Phải có cách dẫn vốn hiệu quả

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 15-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-04-2016

    Tương lai ảm đạm của đất nước có lạm phát gần 500%
    Cửa hàng, tạp hóa nhỏ vẫn chi phối thị trường
    Số người nước ngoài có tay nghề cao muốn ở lại Mỹ lên kỷ lục
    Trung Quốc tiếp tục bơm hơn 6 tỷ USD vào thị trường
    Báo cáo mới cho thấy Zalora đã cạn sạch tiền

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-04-2016

    “Cơn bội thực” thép Trung Quốc giá rẻ
    TP.HCM cấp phép cho siêu dự án 30.000 tỷ cùng hàng loạt dự án
    Cường đô la lấy tiền ở đâu để thâu tóm tài sản công ty bầu Đức?
    Trong 2 năm, người tham gia đã nộp hơn 3.400 tỷ đồng cho Thiên Ngọc Minh Uy
    Google lại mất tướng về tay Facebook

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-04-2016

    Sản phẩm vàng cần có một thị trường riêng?
    Xuất khẩu tăng đột ngột, Trung Quốc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ mạnh nhất từ đầu năm
    Giá dầu đảo chiều giảm sau số liệu nguồn cung mâu thuẫn
    Huy động thêm 7.467 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
    Đồng USD “leo dốc” so với một loạt đồng tiền chủ chốt

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-04-2016

    IMF: Myanmar sẽ là nền kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh nhất thế giới trong năm 2016
    Phố Wall tiếp tục thăng hoa nhờ Trung Quốc và cổ phiếu ngân hàng
    Vào TPP coi chừng "bội thực"!
    Thế giới đang "bội thực" thép Trung Quốc
    Giáng chức 357 quan chức Trung Quốc trong bê bối vaccine

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-04-2016

    WB, AIIB có chương trình cho vay vốn chung đầu tiên
    Xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi trở lại trong tháng 3
    Nên đặt văn phòng đại diện ở đâu tại châu Á?
    Trung Quốc ồ ạt thâu tóm doanh nghiệp Thụy Sĩ
    Việt Nam-EU đạt thỏa thuận về xuất khẩu gỗ