Chủ nợ lớn nhất nói gì về khoản vay của công ty bầu Đức?
Pomax đầu tư hơn 13 triệu USD cho dự án công nghệ cao
Để chứng khoán Việt ứng phó tốt với “cuồng phong”
Bị bán tháo, vàng không còn “lấp lánh”
Đại gia “ôtô” hướng tới doanh thu gần 72 nghìn tỷ, nộp ngân sách hơn 20 nghìn tỷ
Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-04-2016
- Cập nhật : 23/04/2016
Tỉ phú Soros lên tiếng về khủng hoảng tài chính Trung Quốc
"Thiên tài bán khống" cho rằng sự trở lại của chính sách kích thích chỉ có thể giúp Trung Quốc đẩy lùi được cuộc khủng hoảng tài chính từ 1-2 năm.
Tham gia hội thảo “Sự kết thúc của kỳ tích Trung Quốc” tổ chức ở New York (Mỹ) mới đây, nhà đầu tư kỳ tài, tỉ phú George Soros, cho biết mức tăng trưởng tín dụng mới trong tháng 3/2016 của Trung Quốc đạt 361 tỉ USD, vượt xa mức dự báo trung bình là 216 tỉ USD.
Một số chuyên gia nhìn nhận đây là một chỉ dấu cho thấy kinh tế Trung Quốc đang hồi phục, nhưng theo ông Soros, đó là tín hiệu cảnh báo bởi Trung Quốc sẽ cần phải tăng thêm nhiều quy mô tín dụng mới có thể ngăn chặn được đà sụt giảm tăng trưởng.
Ông Soros cho rằng Chính phủ Trung Quốc không thể chịu đựng được thất nghiệp quy mô lớn, cho nên, họ không những “nhóm lò trở lại”, mà còn làm dấy lên trào lưu xây dựng cơ bản, đốt nóng bất động sản, nó cách khác là tạo ra bong bóng.
Vì thế, vấn đề cốt lõi của ngành tài chính Trung Quốc hiện nay nằm ở hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, đại bộ phận tiền do ngân hàng cung cấp phải dùng vào việc bảo đảm các khoản nợ xấu và duy trì sự sống cho các doanh nghiệp thua lỗ.
Trong một phát biểu được hãng tin Bloomberg trích dẫn, ông Soros cho biết thêm hiện nay, nợ ngân hàng Trung Quốc nhiều hơn tiền gửi, không chỉ gây rắc rối ở lĩnh vực tài sản, mà còn khiến những rắc rối trên phương diện nghĩa vụ thanh toán ngày càng tăng, nhất là khi ngân hàng Trung Quốc đang lệ thuộc vào thanh khoản đến từ thể chế và các khoản tín dụng liên ngân hàng.
Đây chính là những căn nguyên gây bất ổn cũng như tính không xác định của hệ thống ngân hàng Trung Quốc và hiện nay, vấn đề tồn tại của ngành tài chính Trung Quốc tuy đã tạm thời chưa bùng nổ, nhưng cuộc khủng hoảng liên quan chỉ có thể đẩy lùi được từ 1-2 năm.
Emerson đệ trình kế hoạch chia tách mảng Nguồn điện Mạng lưới
Vertiv được chọn làm tên của công ty đại chúng mới; Scott Barbour là Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của Vertiv; Việc chia tách vẫn đang được thực hiện và dự kiến hoàn thành cơ bản trước ngày 30/9/2016.
Emerson (mã chứng khoán sàn New York: EMR) vừa cho biết đã đệ trình bản đăng ký Mẫu 10 lần đầu với Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ (SEC) liên quan đến bản kế hoạch công bố trước đó của Công ty về việc tách mảng kinh doanh Nguồn điện Mạng lưới thành công ty mới có tên là Vertiv.
Bản đăng ký chỉ rõ dự định của Emerson chia 100 phần trăm cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của Vertiv qua kênh phân phối miễn thuế tới các cổ đông. Việc đệ trình bản đăng ký này là một bước quan trọng trong quá trình dự kiến hoàn thành cơ bản trước ngày 30 tháng 9 năm 2016.
“Đây là một bước tiến trong quá trình tập trung vào việc củng cố Emerson từ đầu 2015 và chuẩn bị để Công ty có thể tận dụng các cơ hội phát triển trong tương lai khởi động”, ông David N. Farr, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Emerson cho biết. “Việc chia tách Vertiv sẽ làm gia tăng sự tập trung của Emerson vào những thị trường có tốc độ tăng trưởng cao và thiết lập Vertiv như một công ty đại chúng đầu ngành dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Scott Barbour”.
Ông Scott Barbour - Phó Giám đốc Điều hành của Emerson và là Lãnh đạo Bộ phận Kinh doanh mảng Nguồn điện Mạng lưới của Emerson Network Power phát biểu: “Emerson đã cho chúng tôi một nền tảng vững chắc để từ đó sáng lập và phát triển Vertiv thành một công ty độc lập. Chúng tôi mong muốn có cơ hội tập trung vào năng lực cốt lõi của mình, mở rộng cơ sở khách hàng trên toàn cầu, củng cố vị trí đầu ngành, và tạo ra giá trị cho các cổ đông tương lai”.
Vertiv là công ty hàng đầu thế giới về thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng các công nghệ cơ sở hạ tầng then chốt dành cho các ứng dụng quan trọng trong trung tâm dữ liệu, mạng lưới truyền thông và môi trường thương mại/công nghiệp.
Công ty cung cấp đa dạng các sản phẩm về quản lý điện và quản lý nhiệt và cung cấp các dịch vụ và giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm để triển khai, bảo trì và tối ưu hóa các sản phẩm này. Ngoài ra, Vertiv còn cung cấp dịch vụ quản lý cơ sở hạ tầng, giám sát, điều khiển và các giải pháp phần mềm cho các ứng dụng quan trọng của khách hàng.
Cuộc đua gom quỹ đất
Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây, tại thị trường BĐS Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng lại xuất hiện nhiều thương vụ đình đám, những cái bắt tay giữa các DN trong và ngoài nước, các DN trong nước với nhau để cùng phát triển những dự án quy mô, chiến lược.
Điển hình nhất mới gần đây, hai NĐT Nhật Bản là Hankyu và Nishi Nippon Railroad đã mua lại 50% phần góp của CTCP đầu tư Nam Long trong Công ty ASPL – PLB – NL để phát triển dự án rộng 5,38 ha đất sinh thái tại khu vực phía Đông (Q.9) đang khá “hot” đối với giới đầu tư, phát triển dự án BĐS TP. HCM.
Nhắc đến Nam Long, các đại gia BĐS cũng phải “nể mặt” bởi công ty này hiện đang nắm trong tay một quỹ đất sạch khá “khủng” lên đến 500 ha tại những vị trí tốt, phù hợp với quy hoạch và phát triển lâu dài trong vòng 10 năm tới.
Trước đó không lâu, Khang Điền cũng đã mua hơn 32 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI), nâng tỷ lệ sở hữu lên 57,31% để mở đường cho chiến lược mở rộng, tăng quy mô quỹ đất tại nhiều vị trí đắc địa phía Tây Nam thành phố.
Giới quan sát thị trường BĐS đánh giá và nhận định, cái bắt tay giữa hai ông lớn này sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh làm đối trọng với các đối thủ khác trên thị trường, bởi Khang Điền vốn đã được biết đến là một nhà phát triển dự án “làm mưa làm gió” ở khu vực phía Đông TP. HCM do nắm trong tay hàng trăm ha đất tại đây. Nay, lại kết hợp với một “ông trùm” về đất đai là BCI thì có lẽ khó nhà đầu tư BĐS nào có thể qua mặt...
Nói về việc cùng hợp tác để mở rộng được quỹ đất, còn phải kể đến hàng loạt thương vụ khác của Thủ Đức House, An Gia Invesment, Đất Xanh... mà thực chất là mỗi bên đều đang tận dụng lợi thế sẵn có về vốn liếng, kinh nghiệm, và quan trọng hơn là quỹ đất sạch mà đối tác của mình đang nắm giữ. Phó tổng giám đốc một DN BĐS cho biết, trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm, chủ đầu tư nào nắm nhiều đất sạch trong tay sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn.
Vì vậy, đối với những DN không có được lợi thế này thì việc thông qua những ký kết, hợp tác để cùng chia sẻ lợi ích cũng là một trong những chiến lược phát triển được hướng đến.
Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land đã từng có lần chia sẻ, sở dĩ các dự án của công ty đảm bảo được tiến độ triển khai và chủ đầu tư luôn tính toán, hoạch định được rõ ràng về kế hoạch cũng như doanh thu, lợi nhuận, bởi hầu hết các dự án của Hưng Thịnh Land đều được phát triển trên quỹ đất sạch (có nghĩa là đã làm xong khâu đền bù, giải tỏa).
Theo ông Hiền, các đối tác, nhất là NĐT nước ngoài khi tham gia cùng phát triển dự án, điều mà họ e ngại nhất là vấn đề quỹ đất vướng đền bù, giải tỏa, nếu không đảm bảo được yếu tố “sạch”, họ sẽ rất khó đi đến quyết định rót vốn. Còn đối với chủ đầu tư trong nước, nếu không nắm được quỹ đất sạch trong tay thì không chỉ bị động ở khâu tiến độ, khó tính toán được lợi ích thu về, mà đằng sau đó còn cả câu chuyện về lợi thế cạnh tranh, uy tín thương hiệu do không đảm bảo được cam kết với khách hàng...
Chính vì vậy, khó có thể phủ nhận rằng với không ít DN BĐS, một trong những yếu tố tiên quyết tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là làm sao gom được càng nhiều đất sạch ở các vị trí càng đắc địa càng tốt.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh (Horea) nhận định, việc bắt tay hợp tác để tận dụng thế mạnh của mỗi bên là xu hướng liên danh, liên kết tất yếu đang diễn ra trên thị trường BĐS. Nếu một bên chỉ có quỹ đất mà không có các yếu tố khác như nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản trị, phát triển dự án... thì cũng khó có thể thành công.
Ngược lại, muốn phát triển được dự án thì yếu tố tiên quyết đầu tiên chính là phải có quỹ đất trong tay. Vì vậy, dự kiến trong thời gian tới xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển và lợi thế sẽ nằm trong tay của những người đi trước đón đầu và sẵn sàng cùng nhau hợp tác.
Tham nhũng trong doanh nghiệp: Quốc gia nào nghiêm trọng nhất thế giới?
Vượt mặt Trung Quốc, Ấn Độ là quốc gia thu hút FDI số một thế giới
Mạng tin Indiawrites.org cho biết sau một năm công bố các dự án khổng lồ trong lĩnh vưc than, dầu khí và năng lượng tái tạo, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc trở thành điểm đến hàng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đầu tư thu hút được lên tới 63 tỷ USD.
Theo một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu FDI thuộc The Financial Times, Ấn Độ lần đầu tiên trở thành nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI trong năm 2015, vượt qua Mỹ (với 59,6 tỷ USD) và Trung Quốc (56,6 tỷ USD).
Các công ty xác định tiềm năng phát triển thị trường trong nước và quan hệ gần gũi với các thị trường khác là hai lý do chính để đầu tư ở Ấn Độ và Trung Quốc.
Tại Ấn Độ, bang Gujarat nổi lên như một “đầu tàu” về thu hút FDI với khoảng 12,4 tỷ USD vốn đầu tư trong năm 2015 và tiếp theo là bang Maharashtra với 8,3 tỷ USD FDI.
Mới đây, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ thông báo chỉ trong thời gian từ tháng 4/2015 đến tháng 2/2016, FDI vào Ấn Độ đạt 42 tỷ USD, tăng 27,45% so với cùng kỳ tài khóa trước đó.
Trong khi đó, với việc Ấn Độ được đánh giá là “một trong số các câu chuyện tăng trưởng hàng đầu của thế kỷ 21," Mỹ đang tìm cách thúc đẩy ký Hiệp định đầu tư song phương (BIT) với Ấn Độ trước chuyến thăm dự kiến của Thủ tướng Narendra Modi tới Washington trong các ngày 7-8/6 tới.
Phát biểu trong chuyến thăm New Delhi mới đây, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Nam Á và Trung Á, Nisha Biswal cho biết các công ty Mỹ có thể tăng gấp đôi đầu tư FDI vào Ấn Độ nếu Chính phủ Ấn Độ tiếp tục tự do hóa cơ chế đầu tư.
Ấn Độ và Mỹ có kế hoạch nâng kim ngạch thương mại song phương từ 100 tỷ USD lên 500 tỷ USD trong vài năm tới.
Theo Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Ấn, các công ty Mỹ đã đầu tư hơn 15 tỷ USD vào Ấn Độ trong hai năm qua và dự kiến trong hai năm tới sẽ có nhiều thỏa thuận hợp tác đầu tư được ký kết giữa đôi bên với giá trị hơn 27 tỷ USD./.