Chính phủ Nhật “đau đầu” vì Yên tăng giá quá mạnh
Nga hái ra tiền từ du lịch quân sự
ECB họp quyết việc "khai tử" đồng 500 euro
Pháp ám chỉ khả năng tạm dừng đàm phán TTIP
“Con đường tơ lụa” Trung Quốc gặp khó ở Thái Lan
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-05-2016
- Cập nhật : 04/05/2016
Nhà đầu tư Hàn Quốc: Xu hướng đầu tư vào “tỉnh lẻ”
Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội DN Hàn Quốc tại VN (Korcham) với UBND tỉnh Yên Bái tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Yên Bái vừa được VCCI tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Quốc Tuấn.
Trước thềm cuộc gặp giữa Thủ tướng với cộng đồng DN, ông Hong Sun – Tổng thư ký Hiệp hội DN Hàn Quốc tại VN (Korcham) đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.
Ông Hong Sun cho biết, Hàn Quốc là nước đầu tư vốn FDI vào Việt Nam nhiều nhất cho đến nay, hiện có khoảng 4.500 DN với hơn 500 dự án của Hàn Quốc đã đầu tư tại Việt Nam, đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục trong thời gian tới, đặc biệt từ khi FTA VN – Hàn Quốc được ký kết. Hơn nữa, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng rất quan tâm thị trường VN khi VN đã tham gia vào TPP, nhất là trong lĩnh vực dệt may, da giầy…
– Gần đây, Korcham liên tục có các cuộc làm việc với lãnh đạo các địa phương ở VN để tìm cơ hội đầu tư, thưa ông?
Đúng là gần đây, các DN Hàn Quốc không chỉ quan tâm đầu tư vào các thành phố lớn, nơi có đường sá thuận lợi như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM… mà bắt đầu có xu thế quan tâm đầu tư vào các tỉnh, kể cả các tỉnh vùng núi… Tôi lấy ví dụ gần đây nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm tìm hiểu môi trường đầu tư vào Yên Bái, một tỉnh miền núi phía Bắc nhưng có đường sá giao thông khá thuận lợi, có nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư nhất là vào dệt may, chế biến nông sản… hay như Tuyên Quang – một địa phương miền núi còn gặp nhiều khó khăn, song có tiềm năng, thế mạnh trong các lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch, nông nghiệp… Quảng Trị, Nghệ An… cũng vậy.
– Từ việc được nhà đầu tư quan tâm đến quyết định đầu tư còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có cơ chế của địa phương, thưa ông?
Theo tôi, để thu hút nhà đầu tư, lãnh đạo các tỉnh nên tập trung vào những thế mạnh của tỉnh mình và đưa ra các chế độ ưu đãi phù hợp và phải biết tận dụng những tiềm năng, thế mạnh của mình để tập trung quảng bá… Đồng thời đưa ra các ưu đãi cụ thể sẽ thu hút được các nhà đầu tư Hàn Quốc. Thông thường, điều quan trọng nhất mà nhà đầu tư quan tâm vẫn là điều kiện đầu tư về đất đai, điều kiện lao động…
Một điều quan trọng nữa tôi muốn lưu ý là chính sách quảng bá, sẽ không có cách quảng bá nào phù hợp hơn bằng chính những DN đang làm ăn tại VN quảng bá tốt cho VN. Ví dụ, các DN Hàn Quốc đang có ý định đầu tư vào VN họ sẽ tham khảo ý kiến các DN đi trước, nếu các DN Hàn Quốc đang đầu tư tại VN nói tốt về môi trường đầu tư thì gần như chắc chắn các nhà đầu tư kia sẽ đầu tư vào VN và ngược lại, có thể họ sẽ bỏ ý định đầu tư khi nghe những điều không tốt từ chính các nhà đầu tư đi trước. Theo kinh nghiệm của tôi, quảng cáo bằng miệng là hiệu quả nhất.
– Vậy còn những điều gì mà môi trường đầu tư ở VN còn khiến các nhà đầu tư Hàn Quốc e ngại khi có ý định đầu tư, thưa ông?
Nói chung, Chính phủ đang rất nỗ lực để đơn giản hóa thủ tục hành chính, chúng tôi đánh giá rất cao. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những vướng mắc về thủ tục hành chính, chẳng hạn trong lĩnh vực bất động sản, quá trình đầu tư khá phức tạp và thường xuyên thay đổi chính sách, quy hoạch…
Hơn nữa, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, chính sách phải nhất quán từ Trung ương tới địa phương để thu hút nhiều hơn nữa các nguồn đầu tư nước ngoài, mang lại hiệu quả kinh tế tối đa cho 2 đất nước vốn đã có nhiều điểm tương đồng về văn hóa.
Chúng tôi kỳ vọng Bộ máy Chính phủ mới sẽ tiếp tục đẩy mạnh tháo gỡ những khó khăn, tạo những điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư Hàn Quốc yên tâm đầu tư lâu dài tại VN.(DDDN)
Chuyển chủ nợ cho vay khủng khó đòi của siêu TCT Cảng Hàng không Việt Nam
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV vừa gửi thông báo chuyển đổi chủ nợ tới Công ty Cho thuê Tài chính II – Agribank, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam, Tòa án Nhân dân quận 5, Tp.HCM, Chi cục thi hành án dân sự quận 5, Tp.HCM.
Theo đó, khoản nợ trị giá 269,2 tỷ đồng đến ngày 31/12/2015, Công ty Cho thuê Tài chính II – Agribank nợ ACV đã được chuyển giao hợp pháp cho chủ nợ mới là Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
“Mọi vấn đề liên quan tới khoản nợ, Công ty Cho thuê Tài chính II và các bên liên quan từ nay sẽ làm việc với chủ nợ mới”, ông Nguyễn Nguyên Hùng, Chủ tịch HĐQT ACV cho biết.
Được biết, khoản nợ 269,2 tỷ đồng mà Công ty Cho thuê Tài chính II nợ ACV được hình thành từ 4 hợp đồng vay vốn vào năm 2009.
Hiện chưa rõ, Công ty Mua bán nợ Việt Nam mua số nợ xấu của ACV với giá bao nhiêu. Tuy nhiên, trong Thông báo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại ACV do Kiểm toán Nhà nước công bố, khoản cho vay nói trên không được đề cập tới.
Trước đó, vào cuối năm 2015, TAND TP.HCM đã xét xử vụ án tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, do Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc công ty ALCII) và Đặng Văn Hai (Nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Quang Vinh) thực hiện.
Cáo trạng của VKSND tối cao xác định, trong thời gian từ năm 2007 đến đầu năm 2009, Vũ Quốc Hảo đã chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính dưới hình thức ký hợp đồng giải ngân đầu tư tài sản cho thuê, thực chất là cho vay trái quy định, vi phạm quy định của nhà nước về cho thuê tài chính dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Với mục đích giảm nợ xấu, tránh bị thanh kiểm tra, Hảo đã đưa ra chủ trương bàn bạc thống nhất với các doanh nghiệp có quan hệ thuê tài chính tại ALCII để ký và thực hiện các hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng mua bán tài sản theo nghiệp vụ cho thuê tài chính trái với các quy định về hoạt động cho thuê tài chính, sử dụng tiền của ALCII để xử lý nợ xấu tại ALCII.
Để thực hiện chủ trương trên, Hảo đã chủ động triệu tập họp bàn với lãnh đạo và cán bộ dưới quyền tại ALCII để thống nhất phương án ký các hợp đồng cho thuê tài chính trái quy định.
Số tiền giải ngân thực tế không được sử dụng mua bán tài sản để hình thành tài sản cho thuê theo hợp đồng mà nhằm mục đích để đảo nợ, xử lý nợ xấu tại ALCII.(BĐT)
Giá dầu sụt mạnh trước nỗi lo sản lượng OPEC đạt kỷ lục
Giá dầu thô Mỹ giao tháng Sáu giảm 1,14USD, tương ứng 2,5%, xuống 44,78USD/thùng trên sàn New York Mercantile Exchange.
Giá dầu Brent giao tháng Bảy giảm 1,55USD, tương đương 3,3%, xuống 45,81USD/thùng trên sàn ICE Futures Europe.
Kết quả khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng Tư tăng 170.000 thùng/ngày lên 32,64 triệu thùng/ngày, mấp mé đỉnh cao nhất mọi thời đại.
Số liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Iraq trong tháng Tư từ các mỏ dầu ở phía Nam tăng, cũng giống như Nga – nhà xuất khẩu lớn nhất ngoài OPEC.
Số liệu của Genscape cho thấy lượng dầu lưu kho tại Cushing, Oklahoma tuần qua tăng 871.000 thùng.
Chuyên gia tại Ritterbusch & Associates cho rằng hoạt động đầu cơ dầu chưa thể ghìm hãm đà tăng giá trong những tháng tới, nhưng nó chắc chắn sẽ tiếp sức mạnh cho các nhân tố đẩy giá đi xuống.
Capital Economics dự đoán giá dầu sẽ đạt 45USD/thùng đối với cả dầu thô Mỹ và dầu Brent vào cuối năm nay.
Ngân hàng lại lo thiếu vốn
Lãi suất cho vay giảm 0,5%
Cuối tuần qua, ba ngân hàng VietinBank, BIDV và Vietcombank đã đồng thời hạ lãi suất cho vay thêm khoảng 0,5%/năm, áp dụng lãi suất trung, dài hạn tối đa 10% đối với các doanh nghiệp tốt, thuộc lĩnh vực ưu tiên.
Quyết định giảm lãi suất cho vay được các ngân hàng này đưa ra đúng ngày Thủ tướng gặp doanh nghiệp, 29/4, chỉ sau 2 ngày NHNN phát đi yêu cầu giảm lãi suất cho vay.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, lãi suất cho vay bình quân hiện đang là 8,5%/năm, trong khi lạm phát năm 2015 chỉ có 0,6%. Như vậy, lãi suất thực mà doanh nghiệp đang phải chịu là 7 - 8%/năm, mức này đang cao hơn nhiều lần so với lãi suất 2%/năm được các nước trong khu vực áp dụng. “Chính phủ nên đặt mục tiêu giảm lãi suất thực 1-2% trong năm tới cùng với việc giải quyết nợ xấu một cách thực chất”, ông Vũ Tiến Lộc kiến nghị.
Theo tính toán của ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, nếu lãi suất giảm 1%, doanh nghiệp có thể giảm chi phí 50.000 tỷ đồng. Không công cụ thuế nào có thể hỗ trợ doanh nghiệp mạnh như thế.
Ám ảnh Thông tư 36
Dù nhất trí giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, song lãnh đạo nhiều ngân hàng cho biết, lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất mà các ngân hàng được hưởng đang ở mức rất thấp, chưa kể, ngân hàng đang đứng trước nhiều áp lực về vốn.
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP BIDV, hiện lãi suất cho vay bình quân là 8,5% trong khi giá vốn ngân hàng đã là 7,8%, có nghĩa chênh lệch lãi suất mà ngân hàng được hưởng chỉ khoảng 0,7%.
Không những thế, việc NHNN dự định sửa đổi Thông tư 36 vẫn đang là nỗi ám ảnh của các nhà băng. Thời gian qua, lo lắng vì tín dụng trung, dài hạn, nhất là tín dụng bất động sản tăng quá nhanh, NHNN đã đưa ra dự thảo sửa đổi Thông tư 36. Theo đó, sẽ tăng hệ số rủi ro bất động sản từ 150% lên 250%, đồng thời giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% xuống 40%. Với những quy định mới này, các ngân hàng thương mại phải có thêm nhiều vốn dự trữ hơn để cho vay, đồng nghĩa lợi nhuận trên mỗi đồng vốn có nguy cơ giảm xuống.
Ông Trần Bắc Hà kiến nghị, dự thảo sửa đổi Thông tư 36 quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 40% cần lộ trình triển khai. Cụ thể nên quy định sau 12 tháng sẽ đưa về mức 50%, và sau 24 tháng sẽ đưa về mức 40% theo Dự thảo Thông tư.
Trước lo lắng của các ngân hàng, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định, việc sửa Thông tư 36 là cần thiết. Với bối cảnh nhu cầu vốn hiện nay là rất lớn, trong khi nguồn vốn hạn chế, nên cần được xem xét để sử dụng sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Dù vậy, lãnh đạo NHNN cũng khẳng định, sẽ xem xét sửa đổi nội dung và lựa chọn thời điểm ban hành Thông tư 36 một cách kỹ lưỡng, đảm bảo các doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước.
Cũng liên quan đến áp lực vốn, nhiều ngân hàng chia sẻ, hiện áp lực tăng vốn chủ sở hữu để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn (vốn chủ sở hữu/tổng tài sản - CAR) là rất nặng nề. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng thời gian qua, tổng tài sản của các ngân hàng tăng lên nhanh chóng khiến hệ số CAR sụt giảm mạnh.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT ngân hàng Vietcombank cho hay, cuối năm 2015, hệ số CAR của Vietcombank xấp xỉ 11%. Cuối năm nay, CAR của Vietcombank sẽ chỉ ở mức 9%. Nếu Basel II (phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) chính thức được áp dụng, hệ số CAR tại Vietcombank sẽ giảm nhanh chóng, chỉ còn khoảng 7%, tức không đạt được yêu cầu tối thiểu.
Do áp lực tăng vốn, thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã xin cổ đông trả một phần cổ tức bằng lợi nhuận để chia cổ phiếu thưởng, nhằm giúp ngân hàng tăng tiềm lực vốn. Tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp, ông Trần Bắc Hà cũng kiến nghị, Chính phủ và các bộ, ngành cho phép các ngân hàng thương mại nhà nước để lại cổ tức, thặng dư cho chuyển nhượng phần sở hữu của Nhà nước, thặng dư từ các khoản thoái vốn đầu tư làm nguồn tăng vốn cho ngân hàng. Được biết, liên tiếp ba năm nay, BIDV xin phép không chia cổ tức bằng tiền để tăng vốn, nhưng không được chấp thuận.(BĐT)
Có thể mở lại tín dụng ngoại tệ cho doanh nghiệp