Shinzo Abe quyết chi 265 tỷ USD kích cầu kinh tế Nhật
Nam Phi thoát khỏi suy thoái kinh tế trong quý II
Địa ốc Việt Nam “đón” gần 1 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2016
Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha gần mức thấp 6 năm do du lịch bùng nổ
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-07-2016
- Cập nhật : 29/07/2016
Tiếp tục gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia
Cụ thể, ngày 24/6/2016, trước tác động của sự kiện Brexit, thị trường ngoại hối trong nước có biến động, tỷ giá USD/VND tăng khá mạnh, hoạt động mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước có từ đầu tháng 2/2016 bị gián đoạn.
Tuy nhiên, tỷ giá và thị trường nhanh chóng ổn định, Ngân hàng Nhà nước trở lại tiếp tục mua ròng ngoại tệ. Đây cũng là khác biệt lớn nhất của năm 2016 so với những năm gần đây.
Từ cuối 2011 đến 2015, với định hướng cam kết các khoảng biến động mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra, tỷ giá USD/VND cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối gia tăng khá mạnh. Tuy nhiên, từ giữa năm 2015, tỷ giá USD/VND thể hiện những đợt biến động mạnh, nhà điều hành phải bán ra lượng ngoại tệ lớn để can thiệp, dự trữ ngoại hối suy giảm.
Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô quý 3/2016 của Ngân hàng HSBC đưa ra mới đây có dẫn một số dữ liệu và dự báo phản ánh diễn biến trên.
HSBC dẫn dữ liệu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, đến cuối 2015 dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm mạnh xuống còn khoảng 27,9 tỷ USD, đi cùng với đánh giá là khá mỏng để đối phó với những trường hợp rủi ro bất ngờ.
Với diễn biến thuận lợi hơn trong quý 1/2016, HSBC dự tính quy mô trên đã được cải thiện và tăng trở lại ở khoảng 33,6 tỷ USD.
Và tính đến trung tuần tháng 6/2016, theo con số từ Ngân hàng Nhà nước, với quy mô mua vào tới khoảng 8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, dự trữ ngoại hối quốc gia đã cải thiện rõ rệt, tăng lên khoảng 38 tỷ USD, chưa tính đến vàng.
Sau gián đoạn từ sự kiện Brexit, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục trở lại mua vào ngoại tệ. Quy mô mua vào ước khoảng 500 triệu USD chỉ trong một tháng qua. Đây cũng là khác biệt khi hoạt động mua vào được nhà điều hành nối dài từ đầu năm cho đến nay, mà không bị gián đoạn hẳn và phải đẩy mạnh bán ra bình ổn thị trường như năm trước.
Với bình quân kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay, ước tính sự cải thiện của quy mô dự trữ ngoại hối đã giúp Việt Nam trở lại đảm bảo được mức 12 tuần nhập khẩu của nền kinh tế. Theo đánh giá của IMF, dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12-14 tuần nhập khẩu thì quốc gia sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối.
Hay theo đánh giá như trên của HSBC, việc cải thiện nhanh dự trữ ngoại hối giúp Việt Nam chủ động hơn trong ứng phó với những tình huống rủi ro. Rộng hơn, đây cũng là một cơ sở quan trọng để các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các nhà đầu tư quốc tế nhìn vào khi đánh giá về Việt Nam.
Đi cùng với hoạt động mua vào trên, kể từ sau sự kiện Brexit, thị trường cũng ghi nhận hoạt động phát hành tín phiếu khá đều của Ngân hàng Nhà nước, để hút bớt tiền về, điều hòa dòng vốn trong hệ thống để hạn chế tác động bất lợi đối với lạm phát, cũng như tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá.
Tính đến ngày 26/7, lượng tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước đang lưu hành đã được nâng lên 35.000 tỷ đồng.(Vneconomy)
Ngành lúa mỳ nước Anh hưởng lợi từ quyết định rời khỏi EU
Thống kê chính thức đầu tiên về sức khỏe kinh tế Anh hậu Brexit
Nền kinh tế Anh tăng trưởng 0,6% trong quý 2 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái, hãng tin CNBC cho biết. Đây là thống kê chính thức đầu tiên về sức khỏe nền kinh tế Anh kể từ khi cử tri nước này khiến thế giới sửng sốt với lựa chọn Brexit cách đây hơn một tháng.
Tuần trước, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 7 của Anh do công ty nghiên cứu Markit thực hiện cho thấy sau sự kiện Brexit, nền kinh tế Anh đã suy giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ đầu năm 2009. Cũng theo chỉ số này, GDP quý 3 năm nay của Anh có thể chuyển sang trạng thái suy giảm.
Ngân hàng Goldman Sachs và các tổ chức dự báo khác nhận định từ nay đến năm 2017, kinh tế Anh sẽ rơi vào suy thoái. Những nỗ lực cứu tăng trưởng của tân Thủ tướng Anh Theresa May và nội các của bà, cũng như khả năng về biện pháp kích cầu từ Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), được cho là sẽ quyết định kinh tế Anh có suy thoái hay không.
Sau khi Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố dữ liệu GDP quý 2 vào sáng ngày 27/7 theo giờ London, tỷ giá đồng Bảng Anh gần như không có thay đổi, giữ ở mức 1,311 USD đổi 1 Bảng. Trong khi đó, chỉ số FTSE của thị trường chứng khoán Anh tăng điểm nhẹ.
Ngành xây dựng, một ngành có đóng góp lớn trong nền kinh tế Anh, được cho là chịu tác động mạnh từ Brexit bởi nhiều dự án bất động sản quy mô lớn đã bị trì hoãn hoặc hủy sau sự kiện này.
Thống kê chính thức cho thấy, sản lượng xây dựng của Anh đã giảm 0,4% trong quý 2/201 6, sau khi giảm 0,3% trong quý 1.
Kinh tế Anh tăng trưởng chững lại trong khi kinh tế châu Âu và Mỹ vẫn tăng trưởng ổn định...
Cùng lúc đó, ngành nông nghiệp Anh cũng lo lắng về tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng...
Trong kịch bản hậu Brexit, quy mô kinh tế Anh có thể thu hẹp đến 6% trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2030...
CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung bị tố ăn cắp hình ảnh, thương hiệu
Một tháng sau khi bị đột ngột cho ngừng giao dịch trên sàn chứng khoáng Upcom, các nhà cổ đông nhỏ lẻ của MTM đã tập hợp nhau lại để những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của Công ty Cổ phần mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong bản cáo bạch của Công ty Cổ phần Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung được đăng tải trên website của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà nội trước khi cổ phiếu của công ty này chính thức được giao dịch trên sàn Upcom thể hiện rõ một số hình ảnh được giới thiệu là nhà máy của công ty, các mỏ mà công ty khai thác.
Thế nhưng, điều đáng nói, những hình ảnh này lại trùng hoàn toàn với một số hình ảnh có trên website của một công ty khác có cái tên gần giống là Công ty Cổ phần Khoáng sản Miền Trung, giống cả ngày, giờ chụp còn lưu trên ảnh.
Tìm đến Công ty Cổ phần Khoáng sản Miền Trung để xác minh, ông Trương Hân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty này tỏ ra rất bức xúc khi cho rằng hình ảnh của công ty mình đang bị trục lợi.
Để chứng minh, ông Trương Hân dẫn phóng viên đến những khu vực tại công ty ông bị ăn cắp ảnh chụp, như kho thành phẩm, kho nguyên liệu, bãi đá... Vị chủ tịch cho biết, ông đã được cảnh báo về sự ăn cắp này ngay sau khi Công ty Cổ phần Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung lên sàn Upcom.
Ông Trương Hân khẳng định công ty mình còn bị ăn cắp cả tên thương hiệu MTM để làm mã giao dịch chứng khoán. Ngay cả số điện thoại của công ty ông cũng bị sao chép hầu hết, chỉ khác 1 số duy nhất.
“Tôi thấy họ dựa vào tên chúng tôi, dựa vào hình ảnh nhà máy của chúng tôi để họ có những cái giao dịch đối với thị trường chứng khoán bất minh. Họ chụp hình nhà máy của chúng tôi, để họ chứng minh với cổ đông thì tôi gọi đó là hành động lừa đảo. Lừa đảo là lừa đảo thông tin đối với các nhà đầu tư” -ông Trương Hân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần khoáng sản miền Trung (MTM) cho hay.
Tuy nhiên, dù bị tố ăn cắp hình ảnh của công ty khác, Công ty Cổ phần Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung vẫn khẳng định với các nhà đầu tư là mình đang hoạt động bình thường.
Mỹ nâng biên độ phá giá hai doanh nghiệp thép tại Việt Nam
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 15-7 thông báo sửa đổi quyết định sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm ống thép cuộn cacbon (circular welded carbon-quality steel pipe) của một số nước, trong đó có Việt Nam do một số lỗi trong quá trình xác định biên độ bán phá giá, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) hôm nay, 27-7, cho biết.
Theo đó, DOC đã nâng biên độ phá giá sơ bộ của hai doanh nghiệp tại Việt Nam là Công ty chế tạo máy Hồng Nguyên Hải Phòng (Vietnam Haiphong Hongyuan Machinery Manufactory Co., Ltd.), và Công ty thép Hòa Phát lên 2,32%, thay vì lần lượt 1,19% và 0,38% như kết luận sơ bộ được công bố vào tháng 6-2016. Tuy nhiên, DOC vẫn giữ nguyên mức 0% đối với Công ty SeaH Steel Vina Corporation.
Biện độ phá giá sơ bộ của các doanh nghiệp khác của Việt Nam xuất khẩu sản phẩm ống thép cuộn cacbon vào thị trường Mỹ vẫn giữ ở mức 113,18%. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm này vào Mỹ sẽ chịu các mức thuế CBPG trên, nếu cả DOC và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) ban hành quyết định cuối cùng cho thấy có hành vi bán phá giá của hàng nhập khẩu và việc này gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, DOC có điều chỉnh trên vì bên nguyên đơn không đồng ý với kết luận sơ bộ công bố hồi tháng 6-2016 của DOC, trong đó cáo buộc một số lỗi nghiêm trọng trong việc xác định biên độ đối với các công ty của Việt Nam. Sau khi xem xét, phân tích, DOC xác nhận lỗi nghiêm trọng trong việc xác định biên độ bán phá giá này nên đã điều chỉnh lại biên độ phá giá trong quyết định sơ bộ và thông báo hải quan Mỹ về sự điều chỉnh này.