Ngân hàng Thế giới nâng dự báo giá dầu năm 2016 lên mức 43 USD
Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo giá dầu trung bình năm 2016 lên mức 43 USD.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo giá dầu trung bình năm 2016 lên mức 43 USD.
Theo thông báo này, WB sẽ nâng mức dự báo giá dầu thô năm 2016 từ 41 lên 43 USD/thùng trước biểu hiện cắt giảm nguồn cung và tăng nhu cầu trong quý II.
"Giá dầu đã tăng 37% trong quý II năm 2016 sau sự gián đoạn chuỗi cung ứng, chủ yếu do đám cháy ở Canada và các vấn đề với cơ sở hạ tầng dầu ở Nigeria. Dự báo được điều chỉnh có cân nhắc việc phục hồi nhu cầu gần đây và sự trở lại của một số hợp đồng bị ngừng," — WB bổ sung.
Kể từ đầu hè năm 2014 đến cuối năm ngoái, giá dầu đã giảm hơn ba lần từ 115 xuống 36 USD/thùng dầu Brent và giảm xuống dưới 30 USD đầu năm 2016. Đến giữa năm nay, giá đã trở lại mức 45-50 USD/thùng.
Trong diễn biến mới nhất, theo thống kê, giá dầu Mỹ trong phiên 26/7 nối dài đà giảm giữa bối cảnh tình trạng dư cung tiếp tục gây áp lực lên thị trường năng lượng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/7, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 9/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 21 cent, tương ứng 0,5%, xuống 42,92 USD/thùng, thấp nhất kể từ 25/4/2016. Giá dầu WTI đã giảm 6 trong 7 phiên giao dịch vừa qua.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe lại tăng 15 cent, tương đương 0,3%, lên 44,87 USD/thùng, chấm dứt mạch giảm 3 phiên liên tiếp.
Như vậy, so với mức đỉnh trên 50 USD/thùng được thiết lập vào đầu tháng 6/2016, cả hai loại giá dầu hiện đã giảm hơn 15%. Trong vòng một tháng qua, giá dầu chủ yếu nằm trong xu hướng giảm, trong bối cảnh nguồn cung xăng luôn ở mức cao bất chấp việc nước Mỹ đang bước vào mùa du lịch cao điểm. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, nguồn cung xăng tại nước này hiện cao hơn 11,4% so với cùng kỳ năm trước.(DNVN)
Xay nghiền cacao của châu Á tăng do châu Phi mất mùa
Xay nghiền cacao tại châu Á tăng 2,8% trong quý 2 do vụ thu hoạch ở Tây Phi kém đẩy tăng hoạt động nghiền cacao tại các khu vực khác.
Xay nghiền cacao tại châu Á tăng 2,8% trong quý 2 do vụ thu hoạch ở Tây Phi kém đẩy tăng hoạt động nghiền cacao tại các khu vực khác.
Theo Hiệp hội Cacao châu Á tại Singapore, lượng cacao xử lý tăng lên 146.353 tấn trong quý 2 từ 142.325 tấn một năm trước. Số liệu này là thấp hơn ước tính trung bình 148.730 tấn trong một khảo sát của Bloomberg. Số liệu chính thức này gồm số liệu từ Malaysia, Singapore và Indonesia.
Giá cacao kỳ hạn đã tăng vọt 7,1% trong năm nay tại London một phần do thời thiết khô hạn làm thiệt hại cho cacao tại Tây Phi, khu vực sản xuất lớn nhất trên thế giới. Số liệu nghiền bột cacao tại châu Á có thể suy yếu trong tương lai do nguồn cung giảm bớt, theo Edward George, giám đốc nghiên cứu tại Ecobank Transnational Inc. Các nhà chế biến tại Indonesia có thể khó khăn để đảm bảo đủ cacao do cacao phải đối mặt với sự cạnh tranh của các cây trồng khác như dầu cọ và cà phê.
George cho biết qua điện thoại từ London “trong tương lai, chúng tôi dự kiến Đông nam châu Á vẫn rất quan trọng, nhưng câu hỏi lớn là nơi họ có thể lấy nguồn cacao”.
Tại châu Âu, khu vực tiêu thụ cacao lớn nhất thế giới việc xử lý tăng lớn hơn dự kiến 4,9% lên mức cao nhất 5 năm tại 324.968 tấn, theo Hiệp hội Cacao châu Âu. Lượng cacao chế biến tại Bắc Mỹ ghi nhận mức tăng lần đầu tiên kể từ năm 2014 trong quý 2, theo Hiệp hội Bánh kẹo Quốc gia.
George cho biết “điều này một phần phản ánh thực thế có rất ít cacao tại châu Phi trong năm nay”. “Chất lượng hạt giảm tại cả Ghana và Bờ Biển Ngà. Vì điều này họ đang chế biến ít cacao tại Tây Phi vì thế họ cần xử lý chúng ở nơi khác”.
Lượng cacao xử lý tăng vẫn không thể phản ánh nhu cầu mạnh lên. Doanh số bán sô cô la toàn cầu giảm 2% trong 9 tháng tính tới tháng 5, theo Barry Callebaut AG, nhà chế biến cacao hàng đầu thế giới.(VITIC)
EIA: Lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ tăng
Theo Bộ Năng lượng Mỹ, tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần vừa qua tăng lần đầu tiên kể giữa tháng 5 do nhu cầu của các nhà máy lọc dầu giảm và nhập khẩu tăng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng EIA cho biết lượng xăng lưu kho cũng tăng, ngay cả khi sản xuất của nhà máy lọc dầu chậm lại.
Giá xăng kỳ hạn, dầu thô và Brent cũng giảm sau khi số liệu này được phát hành.
Tồn kho dầu thô tăng 1,7 triệu thùng trong tuần trước, so với dự đoán của giới phân tích giảm 2,3 triệu thùng.
Lượng lưu kho dầu thô tại Cushing, Oklahoma, kho cảng phân phối dầu WTI của Mỹ tăng 1,1 triệu thùng, tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 5.
John Kilduff, đối tác tại Quỹ phòng hộ năng lượng Again Capital Management cho biết “báo cáo này theo xu hướng giảm giá với lượng lưu kho dầu thô và xăng tăng, cùng với sự sụt giảm khiêm tốn trong sản phẩm chưng cất”.
Dự trữ xăng tăng 452.000 thùng, so với sự đoán của giới phân tích trong thăm dò của Reuters tăng 40.000 thùng. Động thái này đến ngay khi hoạt động lọc dầu thô giảm.
Tồn kho xăng tại Gulf Coast trong tháng 7 tăng lên mức cao kỷ lục. Dự trữ xăng tại Bờ Đông cũng tăng lên mức kỷ lục, vượt kỷ lục cuối tháng 6 trước đó.
Hoạt động của nhà máy lọc dầu giảm 277.000 thùng/ngày. Mức độ hoạt động của nhà máy giảm 0,8 điểm phần trăm.
Lượng lưu kho sản phẩm chưng cất, gồm dầu diesel và dầu sưởi giảm 780.000 thùng, ngược với dự đoán tăng 714.000 thùng. Tồn trữ sản phẩm chưng cất tại Midwest giảm xuống mức tháng 7 thấp nhất kể từ năm 2013, trong khi tồn kho sản phẩm chưng cất tại Bờ Đông giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 4.
Nhập khẩu dầu thô của Mỹ tăng 224.000 thùng/ngày trong tuần trước.(Vinanet)
Fed để ngỏ khả năng tăng lãi suất đến tận tháng 9
Sau phiên họp chính sách kéo dài 2 ngày (26 - 27/7), hấu hết các quan chức FED đều thống nhất hoãn tăng lãi suất để chờ đến phiên họp tiếp theo vào tháng 9.
FED thống nhất hoãn tăng lãi suất để chờ đến phiên họp tiếp theo vào tháng 9
Có đến 9/10 phiếu biểu quyết vẫn quyết định giữ nguyên mức lãi suất thấp kỷ lục như hiện tại là 0% - 0,25%.
Một số điểm sáng có thể kể đến trong báo cáo của FED vừa được công bố là thị trường lao động đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, các nguy cơ ngắn hạn đối với triển vọng kinh tế đã được loại bỏ, chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh.
Tuy nhiên, chi tiêu doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện. Lạm phát vẫn ì ạch và chưa có dấu hiệu sẽ tăng trong ngắn hạn.
Sau quyết định của FED, thị trường chứng khoán Mỹ đêm 27/7 không có biến động lớn. 3 chỉ số chính là S&P 500, Dow Jones và Nasdaq tăng nhẹ nhưng không phải do quyết định lãi suất của FED mà là do số liệu khả quan từ báo cáo kết quả kinh doanh của Apple.
Mặc dù quyết định không tăng lãi suất trong cuộc họp lần này, tuy nhiên, đánh giá của FED về tình hình kinh tế Mỹ đã làm gia tăng kỳ vọng về việc tăng lãi suất trong những tháng tới. Giới đầu tư phố Wall đặt cược 20,9% cơ hội tăng lãi suất trong tháng 9 và 49,5% trong tháng 12.(NCĐT)
New Zealand thặng dự thương mại trong tháng 6
New Zealand công bố thặng dư thương mại trong tháng 6 là 127 triệu NZD (88,8 triệu USD) nhờ vào xuất khẩu Kiwi tiếp tục đạt cao mức kỷ lục, số liệu từ Cục thống kê New Zealand cho thấy vào ngày 26/7.
Thâm hụt hàng năm đến cuối tháng 6/2016 là 3,3 tỷ NZD.
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự báo thặng dư hàng tháng là 150 triệu NZ D và mức thâm hụt hàng năm 3,3 tỷ NZ D.
Xuất khẩu đạt 4,26 tỷ NZ D trong tháng 6 trong khi nhập khẩu là 4,13 tỷ NZD.
"Xuất khẩu quả Kiwi trong tháng tháng 5 và 6 năm 2016 đạt mức cao kỷ lục" quản lý cấp cao Jason Attewell cho biết .
"Xuất khẩu Kiwi thường niên tháng 6/2016 cũng thiết lập một kỷ lục mới 1,7 tỷ NZD, tăng 41% so với cùng tháng năm ngoái."
Nhà kinh tế Nathan Penny tại ASB Bank cho biết 9 trong 10 sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của New Zealand tăng trong tháng 6, trừ ngành sữa.
Lĩnh vực sản xuất sữa chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, đang gặp khó khăn do dư cung trên toàn cầu và giá sữa giảm.
Thống kê New Zealand cho biết, xuất khẩu trái cây tăng 30,6%/năm và bù đắp cho sự sụt giảm trong xuất khẩu sữa đã giảm 7,3%/năm.
(
Tinkinhte
tổng hợp)