Thế giới di động lãi 835 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm - tăng 83% so với cùng kỳ
HDBank hợp tác với ngân hàng Senshu Ikeda (Nhật Bản)
Tỷ giá tĩnh lặng đến bất ngờ
Sóng IPO tiếp tục dâng cao
Masan Group: Lãi ròng 1.034 tỷ đồng trong 6 tháng, 2/3 doanh thu đến từ bán cám
Tin kinh tế đọc nhanh 30-07-2016
- Cập nhật : 30/07/2016
12.940 triệu USD vốn FDI đổ vào Việt Nam từ đầu năm đến nay
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 20/7 đã có 1.408 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp phép mới với số vốn đăng ký trên 8.695 triệu USD, tăng 31,8% về số dự án và tăng 25,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.
Đồng thời, có 660 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt trên 4.245 triệu USD.
Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 12.940 triệu USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn FDI thực hiện 7 tháng năm nay ước tính đạt 8,6 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 7 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép mới lớn nhất với 5.626 triệu USD, chiếm 64,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986,2 triệu USD, chiếm 11,3%; các ngành còn lại đạt 2.083 triệu USD, chiếm 24%.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước đến nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến đạt gần 9.122 triệu USD, chiếm 70,5% tổng vốn đăng ký; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 956,8 triệu USD, chiếm 7,4%; các ngành còn lại đạt 2.861,8 triệu USD, chiếm 22,1%.
Cả nước có 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 7 tháng qua. Theo đó, Hải Phòng có số vốn đăng ký lớn nhất với gần 1.840 triệu USD, chiếm 21,2% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Tiếp đến là Hà Nội trên 950 triệu USD, chiếm 10,9%; Bình Dương 803,3 triệu USD, chiếm 9,2%; Đồng Nai gần 711 triệu USD, chiếm 8,2%; Tp. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Tiền Giang chiếm từ 3,8 đến 7,4%...
Hàn Quốc tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với gần 3.270 triệu USD, chiếm 37,6% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Tiếp đến là Singapore trên 1.115 triệu USD, chiếm 12,8%; Đặc khu Hành chính Hồng Công (Trung Quốc) trên 755 triệu USD, chiếm 8,7%; Đài Loan (Trung Quốc) 584,5 triệu USD, chiếm 6,7%; Nhật Bản 543,8 triệu USD, chiếm 6,3%; Trung Quốc 393,3 triệu USD, chiếm 4,5%.(NDH)
Financial Times: Việt Nam thống lĩnh về hút FDI trong nhóm 14 thị trường mới nổi
Coca cola bị phạt 443 triệu đồng vì sản phẩm kém chất lượng
Công ty TNHH nước giải khát Coca cola VN đã phải chịu mức phạt trên 443 triệu đồng do nhiều lỗi vi phạm, đồng thời bị buộc thu hồi lô nước tăng lực Samurai hương dâu
Chiều nay 28-7, Phó Chánh thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Văn Nhiên đã có quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH nước giải khát Coca cola VN với mức phạt như trên.
Các vi phạm của Coca Cola Việt Nam gồm: sản xuất thực phẩm bổ sung tại các nhà máy của Coca Cola ở TPHCM, Hà Nội và chi nhánh công ty tại Đà Nẵng khi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Sản xuất và bán lô nước tăng lực Samurai hương dâu, ngày sản xuất 24-5-2016, hạn dùng 24-5-2017, loại chai thủy tinh 240 ml có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố về hàm lượng vitamin B9 (acid folic), lượng hàng hóa đã bán không thu hồi được trị giá gần 234 triệu đồng.
Cũng theo quyết định này, thanh tra Bộ Y tế yêu cầu công ty thu hồi tối đa lô sản phẩm Samurai hương dâu kể trên, báo cáo kết quả về Bộ Y tế khi quá trình thu hồi hoàn tất.
Trước đó, hôm 20-6 thanh tra Bộ Y tế bắt đầu tiến hành đợt thanh tra toàn diện tại công ty Coca Cola VN, đến 23-6 thanh tra đã có văn bản yêu cầu Công ty Coca Cola VN dừng lưu thông 13 sản phẩm bổ sung vi chất, lý do là các nhà máy sản xuất 13 sản phẩm này chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện theo quy định.
Hôm 28-6 và 1-7 Cục An toàn thực phẩm đã cấp phép sản xuất thực phẩm bổ sung cho 3 nhà máy và chi nhánh của công ty.
Tuy nhiên, theo ông Đặng Văn Chính - Chánh thanh tra Bộ Y tế, giấy phép này có hiệu lực từ 28-6 và 1-7 trở về sau, sản phẩm sản xuất trước đó là trái phép và phải đợi kết quả kiểm tra và đánh giá chất lượng, nếu đảm bảo tiêu chuẩn mới được tiếp tục lưu hành.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính kể trên là quyết định có số tiền phạt lớn thứ 2 đối với một công ty nước giải khát.
Trước đó thanh tra đã phạt công ty URC VN trên 5,8 tỷ đồng do sản xuất và bán nước giải khát C2 hương chanh và tăng lực Rồng đỏ hương dâu nhiễm chì cao hơn mức cho phép.
Trong năm 2016, Thanh tra Bộ Y tế sẽ tiến hành thanh tra toàn diện 4 công ty sản xuất nước giải khát lớn ở VN là URC, Coca Cola VN, Wonderfarm và Pepsi VN.
Thủ tướng: "Thúc đẩy phát triển mạnh thị trường chứng khoán, thị trường mua bán nợ"
Thủ tướng nhấn mạnh giải pháp lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác.
Kiểm soát lạm phát, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, bảo đảm vốn tín dụng cho nền kinh tế, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Quản lý hiệu quả thị trường ngoại tệ, vàng; tăng dự trữ ngoại hối.
Đồng thời tiếp tục tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém.
Thực hiện mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong xử lý nợ xấu. Xây dựng đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.
Tăng cường kỷ luật tài chính, kiên quyết chống thất thu, chuyển giá, giảm nợ đọng thuế. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là hội họp, sử dụng xe công, đi công tác nước ngoài. Thực hiện lộ trình phù hợp cơ cấu lại chi NSNN, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nợ.
Thủ tướng nhấn mạnh thúc đẩy phát triển mạnh thị trường chứng khoán, thị trường mua bán nợ.
Xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2016 - 2020; tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Hoàn thiện cơ chế đấu thầu và mua sắm công tập trung; quản lý chặt chẽ kinh phí xây dựng trụ sở và sử dụng tài sản công.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu gắn với xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng hàng Việt Nam, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu. Kiểm soát nhập khẩu phù hợp, tránh phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, một đối tác. Hỗ trợ doanh nghiệp để chủ động tham gia hiệu quả Cộng đồng ASEAN và các Hiệp định Thương mại tự do.
Tăng cường quản lý thị trường, giá cả; tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với dịch vụ y tế, giáo dục... phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và các địa phương trong chống buôn lậu, gian lận thương mại, lừa đảo bán hàng đa cấp, tín dụng đen.
Bên cạnh đó, Thủ tướng đưa ra các giải pháp thúc đẩy những lĩnh vực chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế; Xóa bỏ rào cản, phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đồng thời nhấn mạnh việc xây dựng nền hành chính kỷ luật, kỷ cương, liêm chính