Shinzo Abe quyết chi 265 tỷ USD kích cầu kinh tế Nhật
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 27/7 đã công bố kế hoạch chi hơn 28 nghìn tỷ Yên, tương đương 265 tỷ USD, để kích thích tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới của nước này.
Theo tin từ Bloomberg, trong một bài phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia NHK, ông Abe nói kế hoạch trên bao gồm 13 nghìn tỷ Yên trong “các biện pháp tài khóa”. Ông cho biết kế hoạch chi tiêu cụ thể sẽ được soạn thảo vào tuần tới, nhưng chưa rõ liệu bao nhiêu trong gói này là chi tiêu mới.
Sau khi liên minh cầm quyền giành chiến thắng lớn trong cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản hôm 10/7, ông Abe đã chỉ đạo soạn thảo một gói kích cầu khổng lồ như một nỗ lực tiếp theo nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế.
Nhưng, đây là một việc tương đối khó đối với Chính phủ Nhật Bản trong bối cảnh nguồn ngân quỹ dôi dư hạn chế và Chính phủ nước này có thể sẽ phải phát hành trái phiếu mới để chi trả cho một gói kích cầu quy mô lớn.
“Nguồn thu từ thuế không tăng, và ngân sách cho các khoản chsi bổ sung là hạn chế”, ông Yasunari Ueno, chuyên gia kinh tế trưởng của công ty chứng khoán Mizuho Securities ở Tokyo, nhận định. Theo chuyên gia này, gói kích cầu mà Thủ tướng Abe vừa công bố “chỉ là sự bọc lót” và Chính phủ của ông đang “giả bộ” có nguồn lực mà thực ra họ không có.
“Nhìn vào những gì đã được công bố, sẽ thấy họ chỉ đang sắp xếp những thứ khác nhau lại với nhau. Một khi có chi tiết, tôi nghĩ rằng phản ứng sẽ tệ hơn”, ông Ueno nói.
Chỉ số Topix của thị trường chứng khoán Nhật đã tăng hơn 9% kể từ sau cuộc bầu cử Thượng viện Nhật và đồng Yên đã giảm giá 5% nhờ những đồn đoán về kế hoạch kích cầu mới.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế đã chỉ trích ý tưởng về một gói kích cầu mới, nói rằng Nhật Bản - một quốc gia có tỷ lệ nợ công so với GDP cao ngất ngưởng - cần có các biện pháp cải cách kinh tế mang tính cơ cấu vào nới lỏng các quy định, thay vì nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Đầu tháng này, ông Abe đã có cuộc gặp với cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke - người đi tiên phong trong chính sách tiền tệ siêu nới lỏng thời hậu khủng hoảng tài chính 2008-2009. Trong cuộc gặp này, ông Abe nói với ông Bernanke rằng ông muốn đẩy nhanh việc đưa nước Nhật thoát khỏi giảm phát - một phát biểu nhấn mạnh cam kết kích cầu của ông Abe.
Sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản đang đối mặt nguy cơ do sự suy giảm nhu cầu của thị trường bên ngoài. Việc đồng Yên tăng giá mạnh năm nay cũng khiến hàng hóa Nhật giảm sức cạnh tranh ở nước ngoài và tác động bất lợi đến lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Nhật.
Lợi nhuận doanh nghiệp yếu sẽ gây sức ép lên tăng trưởng tiền lương và thu nhập của các hộ gia đình, cản trở nỗ lực của Chính phủ Nhật trong việc phục hồi tăng trưởng kinh tế.
“Chúng ta cần phải hỗ trợ nhu cầu trong nước và đưa sự phục hồi tăng trưởng kinh tế trở lại hướng đi vững vàng hơn”, ông Abe nói ngày 27/7.
Kế hoạch kích cầu được ông Abe công bố trước cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) - cuộc họp kết thúc vào ngày thứ Sáu tuần này. Các chuyên gia dự báo BoJ sẽ có thêm biện pháp kích cầu bằng chính sách tiền tệ.
Bất kỳ khoản chi mới nào của Chính phủ Nhật cũng cần phải được Quốc hội nước này thông qua. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề thủ tục, bởi liên minh cầm quyền của ông Abe hiện chiếm đa số ở cả lưỡng viện Quốc hội.(vneconomy)
Nam Phi thoát khỏi suy thoái kinh tế trong quý II
Nam Phi thoát khỏi suy thoái kinh tế trong quý II, mặc dù tăng trưởng kinh tế suy giảm trong quý I, nhờ phục hồi trong lĩnh vực khai thác mỏ và sản xuất, Ngân hàng Trung ương cho biết vào ngày 27/7.
Tăng trưởng kinh tế của Nam Phi trong quý I giảm 1,2% do khai thác mỏ, sản xuất và lĩnh vực nông nghiệp giảm mạnh.
Nhưng chắc chắn Nam Phi thoát khỏi suy thoái kinh tế kỹ thuật mặc dù Ngân hàng Trung ương hạ dự báo tăng trưởng năm 2016 về mức 0%, Phó thống đốc Daniel Mminele ngân hàng trung ương cho biết.
“ SARB ( Ngân hàng dự trữ Nam Phi) cho rằng tăng trưởng kinh tế quý II chỉ giảm nhẹ – kết quả sẽ tăng cơ hội nền kinh tế thoát khỏi suy thoái kỹ thuật,” Mminele đã nói.
Tuần trước, SARB giữ nguyên lãi suất và cho biết nền kinh tế đã ngừng chu kỳ suy yếu.
Mminele cho biết dữ liệu kinh tế tích cực cho quý II, cùng với sụt giảm lạm phát và dưới giá dầu toàn cầu nên chứng minh quyết định của SARB.
Tháng 2/2016, Bộ Tài chính đặt ra mục tiêu tăng trưởng là 0,9% cho năm 2016.
Bộ trưởng Bộ tài chính Pravin Gordha cho biết dự báo khó có thể được sửa lại tăng trên 1%, nhưng cũng loại bỏ khả năng suy giảm cho cả năm.
Quỹ tiền tệ quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nam Phi xuống 0,1%.
Tăng trưởng GDP trung bình của Nam Phi khoảng 5% trong vòng năm năm trước kinh tế bị suy thoái vào năm 2008. Trước đó, chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng7% .
Sản lượng công nghiệp tăng hơn dự kiến vào tháng 5, trong khi mỏ khai thác giảm chậm lại trong tháng 5.
Mminele đã nói Nam Phi nằm trong số nền kinh tế của châu Phi bị ảnh hưởng nhiều nhất do Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào đến Nam Phi đang trên đà suy giảm, giảm còn 9,9 tỉ đồng rand ( 690 triệu USD) trong quý I từ 22,6 – tỉ trong quý IV/2015.
Địa ốc Việt Nam “đón” gần 1 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2016
Trong 7 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép mới lớn nhất với 5,626 tỷ USD, chiếm 65% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986,2 triệu USD, chiếm 11.3%
Theo công bố từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/07/2016 thu hút 1.408 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8,695 tỷ USD, tăng 32% về số dự án và tăng 25% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.Đồng thời có 660 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 4,245 tỷ USD.
Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 12,940 tỷ USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 7 tháng năm nay ước tính đạt 8,6 tỷ USD, tăng 15.5% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 7 tháng năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép mới lớn nhất với 5,626 tỷ USD, chiếm 65% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986,2 triệu USD, chiếm 11.3%; các ngành còn lại đạt 2,083 tỷ USD, chiếm 24%.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 7 tháng năm nay đạt 9,122 tỷ USD, chiếm 70,5% tổng vốn đăng ký; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 956,8 triệu USD, chiếm 7.4%; các ngành còn lại đạt 2,862 tỷ USD, chiếm 22%.
Cả nước có 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 7 tháng năm nay, trong đó Hải Phòng có số vốn đăng ký lớn nhất với 1,839 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Nội 950 triệu USD, chiếm 11%; Bình Dương 803 triệu USD, chiếm 9%; Đồng Nai 711 triệu USD, chiếm 8%; TP.HCM đạt 641 triệu USD, chiếm 7%; Bắc Ninh 390 triệu USD, chiếm 4.5%; Tiền Giang 331 triệu USD, chiếm 3.8%.
Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 3,267 tỷ USD, chiếm 38% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore 1,115 tỷ USD, chiếm 13%..
Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha gần mức thấp 6 năm do du lịch bùng nổ
Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha quý 2 giảm xuống mức thấp nhất trong gần 6 năm, bởi du lịch bùng nổ và được củng cố bởi tăng trưởng kinh tế vững trong ba năm.
Nhưng sự phục hồi việc làm được xây dựng trên các hợp đồng ngắn hạn, nhấn mạnh sự cần thiết để cải tổ lao động mà đã bị trì hoãn bởi bảy tháng bế tắc chính trị.
Viện thống kê quốc gia INE cho biết tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 20% của lực lượng lao động trong quý 2, mức thấp nhất kể từ quý 3/2010 và giảm từ 21% trong quý trước.
Việc làm tạo ra trong lĩnh vực dịch vụ đặc biệt tăng mạnh.
Số liệu tổng thể người thất nghiệp đứng ở mức 4,57 triệu người trong quý 2, thấp nhất kể từu cuối năm 2009.
Sự phục hồi kinh tế đã thúc đẩy sự quay trở lại ổn định trong thị trường lao động, sau khi suy thoái sâu mà đã xóa sổ hàng triệu việc làm, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha vẫn ở mức cao thứ hai trong châu Âu sau Hy Lạp.
Một ngành công nghiệp du lịch đã giúp việc làm trở lại, do nhà hàng, khách sản và resort thuê thêm nhân viên. Các du khách đổ sang Tây Ban Nha trong sự ưa thích nhiều nơi ở Địa trung hải hơn là phía đông, nơi lo ngại an ninh đã trở nên ngày càng cấp thiết. Nhưng thị trường lao động Tây Ban Nha vẫn dựa nhiều hơn vào các hợp đồng thời hạn so với các nước châu Âu, tích lũy những vấn đề với nền kinh tế này tại một thời điểm bế tắc chính trị sau hai cuộc bầu cử quốc hội chưa kết thúc.
Các đảng phái Tây Ban Nha không thể đồng ý một chính phủ mới kể từ đợt bỏ phiếu hồi tháng 12, với đợt bầu lại vào tháng 6 cũng cho kết quả tương tự.
Tỷ lệ thất nghiệp cao, sự phong phú của việc làm theo mùa và của việc làm lĩnh vực tay nghề thấp, trả lương thấp đã hạn chế sự đóng góp cho hệ thống an ninh xã hội của Tây Ban Nha. Những thiếu hụt phúc lợi đã làm tiêu tan những nỗ lực giải quyết thâm hụt công qua mức, đẩy Ủy ban châu Âu cho phép Tây Ban Nha gia hạn thêm hai năm để đưa thâm hụt theo ngưỡng 3% đã khuyến cáo.
Các nhà lãnh đạo chính trị đang chạy đua quyền lực đã tiếp tục trừng trị thẳng tay với việc lạm dụng các hợp đồng tạm thời và cải cách để cải thiện đào tạo lực lượng lao động, trong khi nhiều người đồng ý rằng mô hình tài trợ số tiền lớn an ninh xã hội cần xem xét lại.
Nhưng sự vắng mặt của một chính phủ, những cải cách này chỉ để trong ngăn kéo, tại thời điểm khi chúng cần được yêu cầu khẩn cấp hơn sau cuộc bầu cử Anh rời khỏi liên minh châu Âu EU. Anh là một nơi đến quan trọng cho những người Tây Ban Nha trẻ tuổi tìm việc.
Số liệu thất nghiệp mới nhất đánh bại dự báo tỷ lệ 20,4% trong thăm dò của Reuters. Tốc độ việc làm hàng năm cho thấy một số dấu hiệu đang chậm lại trong quý 2, tuy nhiên tăng 2,43% so với 3,29% một quý trước.
(
Tinkinhte
tổng hợp)