Anh rời EU có thể khiến hỗ trợ ODA cho Việt Nam gặp khó
Tốc độ tăng trưởng của Eurozone giảm một nửa
Ủy ban châu Âu hủy trừng phạt Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
Trung Quốc: sản xuất công nghiệp tháng 7 gặp khó khăn
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-07-2016
- Cập nhật : 29/07/2016
Brazil vươn mạnh ra thị trường nông sản thế giới
Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil, Blairo Moggi cho biết chính phủ nước này đang chuẩn bị một kế hoạch nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển với mục tiêu chiếm lĩnh từ 7-10% thị trường nông phẩm toàn cầu trong vòng 5 năm tới.
Thông cáo của Bộ Nông nghiệp Brazil cho biết kế hoạch trên bao gồm các chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài nhằm thu hút đầu tư, góp phần cho tăng trưởng kinh tế đất nước ngay từ năm nay.
Theo ông Moggi, công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Brazil nhưng nước này sẽ thoát khỏi khủng hoảng trầm trọng hiện nay nhanh hơn với sự giúp sức của ngành nông nghiệp và thủy sản. Bộ trưởng Moggi khẳng định sản lượng nông nghiệp có thể tăng gấp đôi và gấp ba trong khoảng thời gian ngắn.
Bộ Nông nghiệp đã trình Tổng thống lâm thời Michel Temer gói kế hoạch nhằm kích thích ngành nông nghiệp phát triển, trong đó bao gồm cả việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tiềm năng sản xuất và cung ứng lương thực của Brazil, một trong những quốc gia sản xuất lương thực hàng đầu thế giới, có thể đáp ứng 40% nhu cầu toàn thế giới. Nông sản của Brazil dự kiến sẽ chiếm tới 30% lượng nông sản lưu thông trên thị trường thế giới vào năm 2030, nhờ nhu cầu tăng từ các nước châu Á.
Sản lượng ngũ cốc của Brazil trong năm 2015 đạt mức cao kỷ lục và tăng 7,7% so với năm 2014 và có thể tiếp tục phá kỷ lục trong năm nay. Diện tích canh tác nông nghiệp của nền kinh tế số một Mỹ Latinh năm 2015 vào khoảng gần 58 triệu hécta, tăng 1,8% so với năm 2014. Đậu tương, gạo và ngô chiếm tới 93% tổng diện tích gieo trồng. Sản lượng đậu tương, mặt hàng nông phẩm hàng đầu của Brazil, năm 2015 tăng 11,9% so với năm 2014; tiếp đến là ngô với mức tăng 7,3% và gạo 1,1%.
Mới đây, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) dự báo Brazil sẽ vượt Mỹ để trở thành quốc gia sản xuất đậu tương số một thế giới vào năm 2025. Nghiên cứu của FAO cho biết vào năm 2025, sản lượng đậu tương của Brazil sẽ đạt 135 triệu tấn, tăng đáng kể so với sản lượng dự kiến vào khoảng 101,2 triệu tấn trong năm nay. Diện tích canh tác đậu tương trong niên vụ năm nay đạt 58,5 triệu hécta, tăng 1% so với niên vụ trước.
Ngân hàng Banco do Brasil thông báo sẽ chi 30,6 tỷ USD cho ngành nông nghiệp trong niên vụ 2016-2017, bắt đầu từ ngày 1/7 vừa qua. Thông cáo của ngân hàng này cho biết sẽ đầu tư 3 tỷ USD cho hệ thống sản xuất và phân phối nông phẩm, trong khi số còn lại sẽ được cung cấp cho các nông dân và hợp tác xã thông qua các khoản tín dụng. Banco do Brazil là thể chế tài chính chuyên cung cấp tín dụng cho các hoạt động phát triển nông nghiệp ở quốc gia Nam Mỹ này.(TBNH)
Trung Quốc ra tay hạ nhiệt thị trường tiền tệ
Ming Ming, phụ trách nghiên cứu thu nhập cố định tại Citic Securities trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết, thị trường tiền tệ có thể vẫn khá cân bằng khi PBOC muốn duy trì quan điểm chính sách tiền tệ trung lập.
Việc thanh toán thuế doanh nghiệp được dự đoán sẽ hút khoảng 400 tỷ NDT từ hệ thống tài chính trong tháng này. Thị trường cũng tăng đồn đoán PBOC mua vào NDT để hỗ trợ tỷ giá hối đoái khi NDT tăng trong phiên giao dịch cuối tuần trước.
Xuất khẩu nông, lâm và thủy sản đạt 17,8 tỷ USD
Bộ NN&PTNT cho biết, kim ngạch xuất khẩu (XK) nông, lâm thủy sản tháng 7 ước đạt 2,64 tỷ USD, đưa tổng giá trị XK 7 tháng năm 2016 đạt 17,8 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,56 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị XK thủy sản ước đạt 3,65 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015; giá trị XK các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,98 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Kết quả cụ thể một số mặt hàng chủ yếu như sau:
Khối lượng gạo XK tháng 7 ước đạt 274.000 tấn với giá trị đạt 120 triệu USD, đưa khối lượng XK gạo 7 tháng ước đạt 2,93 triệu tấn và 1,32 tỷ USD, giảm 18,4% về khối lượng và giảm 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Giá gạo XK bình quân 6 tháng đầu năm 2016 đạt 451 USD/tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 6 tháng qua với 35,1% thị phần, đạt 912,1 triệu tấn và 420,2 triệu USD, giảm 23% về khối lượng và giảm 13,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Indonesia - thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016 chiếm 11,6% thị phần, đạt 351 triệu tấn và 139,3 triệu USD, tăng 34,8% về khối lượng và 28,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Các thị trường khác có giá trị tăng mạnh là Ghana (41%) và Bờ Biển Ngà (31,3%). Các thị trường có giá trị giảm mạnh là Philippines (54,3%), Malaysia (59,2%) và Singapore (34,6%).
XK cà phê trong tháng 7 ước đạt 142.000 tấn với giá trị đạt 269 triệu USD, đưa khối lượng XK cà phê 7 tháng năm 2016 đạt 1,13 triệu tấn và 1,98 tỷ USD, tăng 38% về khối lượng và tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá cà phê XK bình quân 6 tháng đầu năm đạt 1.735 USD/tấn, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng qua với thị phần lần lượt là 15,5% và 13%.
Giá trị XK cà phê trong 6 tháng đầu năm ở hầu hết các thị trường chính của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2015, ngoại trừ thị trường Tây Ban Nha có giá trị giảm (10,3%) so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường có giá trị XK cà phê tăng mạnh là Philippines (63,7%), Trung Quốc (53,5%), Algeria (53,5%), Hoa Kỳ (39,1%), Đức (23,2%) và Nhật Bản (14%).
Gỗ và sản phẩm gỗ được ước tính có giá trị XK trong tháng 7 đạt 581 triệu USD, đưa giá trị XK gỗ và các sản phẩm gỗ 7 tháng năm 2016 đạt 3,8 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016, chiếm 68% tổng giá trị XK. Các thị trường có giá trị tăng là Hoa Kỳ (5,3%), Trung Quốc (3,5%), Hàn Quốc (18,5%), Anh (11,2%), Australia (9,1%) và Hà Lan (3,2%).
Các thị trường có giá trị XK thủy sản tăng mạnh là Hoa Kỳ (11%), Trung Quốc (55,1%), Thái Lan (7,7%) và Hà Lan (7,3%).(CP)
Điện thoại và linh kiện chiếm hơn 1/5 kim ngạch xuất khẩu
Nhóm mặt hàng điện thoại và linh kiện tiếp tục đóng vai trò quan trọng vào sự gia tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, chiếm đến 20,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 6 tháng đầu năm, đạt gần 17 tỷ USD.
Samsung đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng điện thoại và linh kiện của Việt Nam trong những năm qua
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì nhóm mặt hàng điện thoại và linh kiện tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nửa năm đầu năm nay. Và đây cũng là nhóm mặt hàng có mức tăng trưởng khá trong các nhóm mặt hàng xuất khẩu chính trong 6 tháng qua, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Cho đến nay, đây cũng được xem là nhóm sản phẩm hiếm hoi trong lịch sử xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đóng góp đến hơn 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các thị trường xuất khẩu điện thoại và linh kiện trong 6 tháng đầu năm nay của Việt Nam theo cơ quan hải quan là hầu hết các nước trên thế giới. Trong đó thị trường EU (28 nước) với kim ngạch gần 5,28 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 31,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đạt hơn 2,22 tỷ đô la Mỹ, tăng 0,4%, chiếm 13,1% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này. Các thị trường kế tiếp như Mỹ đạt gần 2,07 tỷ đô la Mỹ, tăng mạnh gần 60% và chiếm 12,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này; Hàn Quốc đạt hơn 1,33 tỷ đô la Mỹ, chiếm 7,9% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này.
Tuy nhiên, theo cơ quan hải quan, đóng góp phần lớn cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cụ thể là từ bốn tổ hợp sản xuất điện thoại của các doanh nghiệp đa quốc gia (Samsung có hai tổ hợp, Microsoft có một tổ hợp, LG có một tổ hợp), cùng các nhà cung cấp linh kiện nước ngoài xây nhà máy sản xuất cung ứng cho các tổ hợp này.
Mặt khác, dù những tổ hợp, nhà máy sản xuất mặt hàng này ngày càng gia tăng tỷ lệ nội địa hóa linh kiện sản xuất ở Việt Nam, nhưng Việt Nam vẫn chi một khoản lớn ngoại tệ để nhập khẩu linh kiện và sản phẩm điện thoại.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, mặt hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong 6 tháng đầu năm, đạt gần 10,85 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, doanh nghiệp có vốn FDI chiếm 60,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, đạt gần 6,6 tỷ đô la Mỹ.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba trong 6 tháng qua, đạt gần 7,88 tỷ đô la Mỹ, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 9,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cán cân thương mại hàng hóa cả nước trong nửa đầu năm nay xuất siêu gần 1,7 tỷ đô la Mỹ. Trong đó, khối các doanh nghiệp có vốn FDI xuất siêu 10,25 tỷ đô la Mỹ và khối các doanh nghiệp trong nước nhập siêu gần 8,55 tỷ đô la Mỹ.
Năm 2011 và 2012, mặt hàng này vượt lên đứng thứ 2 chỉ sau dệt may. Đến năm 2013, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đã “soán ngôi” của hàng dệt may khi đạt kim ngạch 21,5 tỷ đô la Mỹ, trong khi dệt may chỉ đạt hơn 20 tỷ đô la Mỹ. Từ đó cho đến thời điểm này, điện thoại và linh kiện vẫn giữ vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của cả nước.(TBKTSG)
Apple đã bán được 1 tỷ iPhone