tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-07-2016

  • Cập nhật : 30/07/2016

Anh rời EU có thể khiến hỗ trợ ODA cho Việt Nam gặp khó

Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU - Brexit) có thể khiến vốn hỗ trợ ODA của EU dành cho Việt Nam bị ảnh hưởng.Chuyên gia dự báo sau năm 2020, EU khó có thể dành hỗ trợ ODA cho Việt Nam.
Đây là dự báo của các chuyên gia tại buổi tọa đàm Tác động Anh rời khỏi EU (Brexit) đến tình hình chính trị và kinh tế - tài chính thế giới và Việt Nam, do Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Bộ Tài chính tổ chức, sáng 28/7.

Tại buổi tọa đàm, ông Lê Dũng, Vụ trưởng Vụ châu Âu, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng việc Anh rời EU tác động gián tiếp đến Việt Nam theo ba góc độ. Thứ nhất, khi Anh ra khỏi EU chắc chắn kinh tế của EU và cả Anh đều bị suy giảm, điều này sẽ ảnh hưởng ngay quan hệ thương mại song phương, đầu tư của EU và Anh với Việt Nam. Hai là, kinh tế của EU và Anh gặp khó khăn sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế thế giới và có thể sẽ tác động tiêu cực đến việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do. Ba là, khi tỷ giá đồng USD tăng lên trong khi đồng Bảng Anh, đồng Euro giảm đi khiến cho việc xuất khẩu sẽ khó khăn hơn.

Ngoài ra, “Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA ) của EU dành cho Việt Nam có thể sẽ bị ảnh hưởng, chúng tôi dự đoán sau khoản 400 triệu Euro mà EU đã dành cho Việt Nam giai đoạn 2014 -  2020 thì sau 2020, EU khó có thể dành hỗ trợ ODA cho Việt Nam nữa”, ông Dũng cho biết.

Ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho biết, FTA  Việt Nam – EU đã chính thức kết thúc đàm phán vào ngày 1/12/2015. Hai bên đang tiến hành rà soát lại văn bản hiệp định và lên kế hoạch ký kết chính thức trong năm 2016. Tuy nhiên việc Anh rời EU có thể sẽ khiến cho việc ký kết này bị ảnh hưởng.

EU và Anh là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, do đó điều này tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai bên. Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu với EU. EU cũng là nhà đầu tư quan trọng của Việt Nam và là nhà đầu tư lớn thứ 3 trong năm 2015.

Tính đến tháng 4/2016 có 1.809 dự án từ 24 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 23,16 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, công nghệ chế biến, chiếm 8,7% số dự án của cả nước và chiếm 8% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Trong ngắn hạn và trung hạn, xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự báo sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do thị trường EU bị thu hẹp và tăng trưởng kinh tế tại các nước EU còn lại suy giảm (xuất khẩu của Việt Nam sang Anh chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu từ Anh dưới 1%). Đầu tư từ EU sang Việt Nam dự báo cũng yếu đi do tiềm lực tài chính của các nước EU suy yếu khi Anh rời khỏi khối.(TBTC)

Tốc độ tăng trưởng của Eurozone giảm một nửa

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 19 nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong quý II/2016 đạt 0,3%, giảm một nửa so với quý I/2016.

ti gia giua dong dola my, dong euro, dong bang anh tai mot diem thu doi ngoai te o sydney. anh: afp/ttxvn

Tỉ giá giữa đồng đôla Mỹ, đồng euro, đồng bảng Anh tại một điểm thu đổi ngoại tệ ở Sydney. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo nhận định của giới phân tích, xu hướng giảm này sẽ kéo dài đến hết năm do ảnh hưởng của sự kiện Anh sẽ rời EU, hay còn gọi là Brexit. 
 
Số liệu thống kê của Cơ quan thống kê Eurostat cho biết trong quý II/2016 (tính từ tháng 4 đến hết tháng 6), Tây Ban Nha là nước trong Eurozone có mức tăng trưởng ổn định 0,7% bất chấp tình hình chính trị bất ổn trong nước. Trong khi đó, Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 trong Eurozone, lại tăng trưởng 0%. Eurostat ghi nhận kinh tế Eurozone tăng trưởng tổng cộng 1,6% trong 12 tháng qua. 
 
Cũng theo Eurostat, chỉ số giá tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 7 tăng 0,2%, sau khi giảm 0,1% trong tháng 6. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone trong tháng 6 duy trì mức không đổi 10,1% của tháng 5, song lại giảm nhẹ so với mức 11% cùng thời điểm năm 2015. 
 
Theo tính toán mức tăng trưởng kinh tế của 28 nước thành viên EU, Eurostat cho biết trong quý II/2016, kinh tế EU tăng 0,4%, góp phần nâng mức tăng trưởng của cả năm lên con số 1,8%.
 
Hồi tuần trước, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định kiềm chế việc "bơm tiền" ra thị trường để kích thích tiêu dùng ở khu vực Eurozone, gây nỗi thất vọng lớn cho thị trường. Việc kinh tế Eurozone tăng tưởng chậm sẽ đẩy lạm phát tăng cao, kéo theo đó là chỉ số giá tiêu dùng và lương đều giảm sút. Hiện ECB đang có gắng kéo lạm phát xuống dưới mục tiêu dài hạn 2% để đảm bảo nền kinh tế Eurozone "mạnh khỏe" để tăng trưởng.(TTXVN)

Ủy ban châu Âu hủy trừng phạt Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

Ngày 27/7, Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố sẽ không áp đặt luật ngân sách hà khắc đối với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sau khi hai nước này đã để thâm hụt ngân sách cao hơn mức quy định của Liên minh châu Âu (EU).
Theo Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis, 28 quốc gia thành viên EU đã nhất trí hủy bỏ trừng phạt đối với cả hai nước trên vì quan ngại nếu áp đặt sẽ càng kích động tư tưởng chống EU vốn gia tăng sau khi Anh bỏ phiếu rời khỏi liên minh này hồi cuối tháng trước. 
Trước đó, ngày 12/7, các bộ trưởng Tài chính của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí chính thức bắt đầu một thủ tục áp đặt hình phạt đối với Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vì hai nước này không giải quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách quá mức quy định (3%) của EU. 
Theo quy định của EU, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có thể bị phạt tới 0,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của từng nước. Nếu bị áp đặt, đây sẽ là hình phạt chưa từng có tiền lệ đối với các thành viên EU vi phạm kỷ luật tài chính của khối này. 
Mặc dù hủy trừng phạt song Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Pierre Moscovici cho biết liên minh này đã quyết định sẽ cân nhắc khả năng ngừng các "quỹ cơ cấu" dành cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong năm tới nếu Madrid và Lisbon không đưa ra các biện pháp nhằm giảm thâm hụt ngân sách "sớm nhất có thể."
Các quỹ cơ cấu này thường được dùng để giải quyết tình trạng chênh lệch mang tính khu vực trong EU. Việc ngừng các quỹ trên còn cần phải được Nghị viện châu Âu (EU) thông qua và thảo luận sau kỳ nghỉ Hè năm nay. 

Năm 2015, mức thâm hụt ngân sách của Bồ Đào Nha là 4,4% GDP, trong khi Tây Ban Nha là 5,1% GDP.(VN+)

Trung Quốc: sản xuất công nghiệp tháng 7 gặp khó khăn

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc gặp khó khăn trong tháng 7, gia tăng kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ước tính chỉ số PMI đạt 50 điểm trong tháng 7, tương tự tháng 6, theo dự báo trung bình của 23 nhà phân tích.

Ngưỡng điểm 50 là phân cách giữa mở rộng và thu hẹp sản xuất trên cơ sở hàng tháng.

Sau khi mở rộng ba tháng liên tiếp -quý II/2016, tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đình trệ trong tháng 6.

Dữ liệu kinh tế quý II tăng nhẹ hơn dự kiến, nhờ vào sự bùng nổ nhà ở và chi tiêu của chính phủ vào cơ sở hạ tầng do đó thúc đẩy nhu cầu đối với vật liệu từ xi măng, sắt thép, nhưng sự tăng trưởng đầu tư tư nhân đã giảm đến mức thấp kỷ lục do thận trọng với những rủi ro của cải cách trong tương lai.

Lợi nhuận các doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc vào tháng 6 thu được đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong ba tháng, số liệu cho thấy vào ngày 27/7.

Chi tiêu chính phủ đã hỗ trợ giảm bớt căng thẳng tài chính đối với một số công ty. Nhưng mức tăng lợi nhuận không đồng đều giữa các ngành và chỉ tập trung ở một vài lĩnh vực như điện tử, thép, chế biến dầu.

Các số liệu cho thấy mức nợ tiếp tục tăng, và Cục Thống kê cho biết một số công ty đang phải đối mặt với khó khăn về vốn.

Cục trưởng Sheng Songcheng, Cục Khảo sát và thống kê của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), gần đây nói rằng Trung Quốc đã rơi vào "bẫy thanh khoản", nghĩa là đang tăng cung tiền để các công ty bù đắp thiếu hụt mà không phải là đang đầu tư tiền mặt có hiệu quả.

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đã cam kết vào ngày 26/7 giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong nửa cuối năm nay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cải cách từ phía cung.

Các nhà chức trách sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ thận trọng, Tân Hoa Xã cho biết.

Số liệu sản xuất PMI chính thức sẽ được phát hành vào ngày / 8, cùng với chỉ số PMI dịch vụ chính thức.

Báo cáo các công ty kinh doanh mới tăng mạnh của lĩnh vực dịch vụ trong tháng 5, đặc biệt cho các công ty xây dựng, nhưng vẫn không đủ để bù đắp cho sự suy giảm hàng loạt của các công ty trong ngành công nghiệp.

Theo Markit/Caixin, PMI tháng 7 cũng được công bố vào tháng 8, các nhà phân tích dự báo sẽ tăng lên 48,8, tăng từ 48,6 trong tháng 6,  17 tháng giảm liên tiếp.(VITIC)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-03-2016

    Giá trị thương hiệu Quốc gia Việt Nam chỉ hơn mỗi Campuchia và thua cả Apple
    Nielsen: Thị trường nông thôn đang là mỏ vàng cho các ngành hàng tiêu dùng nhanh
    Trung Quốc đầu tư kỷ lục vào Mỹ, châu Âu
    IEA: Giá dầu đã thoát đáy
    Xuất khẩu cá ngừ khởi sắc đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-03-2016

    Đến lượt Lazada Việt Nam đang rao bán?
    Thái Lan chấm dứt áp thuế thép cán nóng của Việt Nam
    Doanh nghiệp Đồng Nai kêu bị làm khó
    Ngân hàng mập mờ thông tin gói 30.000 tỷ sẽ bị xử lý
    Kiều hối sẽ tăng theo bất động sản?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-03-2016

    Lotte lao vào cuộc đấu giá 1 tỷ USD để thâu tóm Big C Việt Nam
    “Bài thuốc” của các ngân hàng trung ương đã hết hiệu nghiệm?
    Trung Quốc đầu tư kỷ lục vào Mỹ, châu Âu
    Tập đoàn CJ “rót” thêm 500 triệu USD vào Việt Nam
    Đề nghị Mỹ công nhận thêm 22 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn đưa cá tra vào Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-03-2016

    Cuộc đua mua Big C Việt Nam của 3 “gã nhà giàu”
    Thành lập công ty chuyển phát nhanh, Lazada tính chuyển hướng tại Việt Nam?
    Petrolimex sẽ bán cổ phần cho đối tác ngoại, tăng vốn lên 13.500 tỷ đồng
    Bán hàng trực tiếp: Sân chơi mới của công nghiệp dệt may
    Quan chức Trung Quốc muốn biến Hoàng Sa thành trung tâm tài chính

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-03-2016

    CEO Prudential: Trung Quốc vẫn là miếng bánh ngon
    NHNN công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc năm 2016
    Từ tỷ phú tới các NHTW: Không ai muốn lãi suất âm
    PetroVietnam khởi động siêu dự án mỏ khí ở Quảng Nam
    Chủ chuỗi rạp CGV đầu tư thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-03-2016

    Dân Trung Quốc đổ xô gom nhà đất tại thị trường mới nổi
    ECB hạ lãi suất tiền gửi qua đêm xuống -0,4%
    Trung Quốc vừa làm điều tồi tệ nhất đối với kinh tế thế giới
    Giá dầu hồi phục, phố Wall tiếp tục tăng điểm
    Phải đầu tư như thế nào khi lãi suất âm?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-03-2016

    Trung Quốc: Từ "công xưởng thế giới" đến những "xác sống"
    Tập đoàn đứng sau thương hiệu thời trang Zara có kế hoạch mở cửa hàng ở Việt Nam trong năm nay
    Nhập khẩu gia cầm Trung Quốc: Phải có hàng rào kỹ thuật đủ mạnh
    Ngân sách: Thu khó, nhu cầu chi lớn
    Thị trường bảo hiểm tăng trưởng 34% ngay tháng đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-03-2016

    Những con số khiến chính quyền Trung Quốc đang tái mặt
    Euro chịu nhiều áp lực trước thềm cuộc họp của ECB
    Hoa Kỳ chính thức kiểm tra cá tra, cá basa Việt Nam từ 15-4
    Nga sắp hết dầu thô
    “Đừng quên nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản vì cho vay bất động sản”

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-03-2016

    Sau chứng khoán, Trung Quốc tiếp tục lại có bong bóng bất động sản
    Thái Lan đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam
    Nền kinh tế của Brazil trong vòng xoáy khủng hoảng
    TCM chủ động thu hẹp kinh doanh
    Tham tán giúp DN hiện đại hóa

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-03-2016

    Singapore muốn đầu tư lớn vào hàng hải, cảng biển Việt Nam
    Fed đang triển khai chính sách tiền tệ "Made in China"?
    Nội các Nhật Bản thông qua dự luật về TPP
    Ấn Độ chính thức đệ đơn kiện lên WTO về phí visa của Mỹ
    Giám đốc câu kết cán bộ ngân hàng chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng