12.940 triệu USD vốn FDI đổ vào Việt Nam từ đầu năm đến nay
Financial Times: Việt Nam thống lĩnh về hút FDI trong nhóm 14 thị trường mới nổi
Coca cola bị phạt 443 triệu đồng vì sản phẩm kém chất lượng
Thủ tướng: "Thúc đẩy phát triển mạnh thị trường chứng khoán, thị trường mua bán nợ"
Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-07-2016
- Cập nhật : 28/07/2016
Đòn nặng sau PCA, Trung Quốc có thể gây sức ép khiến kinh tế Việt Nam khó khăn hơn
Phán quyết PCA là một đòn nặng tác động đến Trung Quốc. Quốc gia này đang vung tiền ra “mua” sự ủng hộ của các nước cũng như dùng các công cụ kinh tế thương mại để gây sức ép.
Đó là nhận xét của TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế trong buổi Hội thảo công bố báo cáo kinh tế vĩ mô Quý II/2016.
Ông Lê Đăng Doanh cho biết mục tiêu tăng trưởng 6,7% mà Chính phủ đã đặt ra là khó có thể đạt được. Ngoài những phân tích về nội tại của nền kinh tế trong nước, ông Doanh cho rằng kinh tế Việt Nam còn chịu những tác động tiêu cực bởi những yếu tố bên ngoài.
“Tình hình kinh tế thế giới đang khó lường, khó dự báo được. Khu vực Đông Nam Á còn phức tạp và căng thẳng hơn” – ông Doanh cho biết.
“Brexit là một sự kiện khó lường”, ông Lê Đăng Doanh nói. Mặc dù đã có một số báo cáo cho rằng tác động trực tiếp đến Việt Nam không đáng kể, nhưng chuyên gia này nhấn mạnh vào những tác động gián tiếp trên thị trường tài chính khi đồng bảng Anh mất giá, đồng euro biến động khiến cho các nhà đầu tư châu Âu có những thay đổi về mặt chiến lược.
Sau Brexit, chuyên gia này nhấn mạnh vào tình hình của Đông Nam Á, bởi nó còn phức tạp, căng thẳng và tác động trực tiếp vào kinh tế Việt Nam.
“Ở Đông Nam Á, phán quyết PCA là một đòn nặng tác động đến Trung Quốc. Trung Quốc đang vung tiền mua sự ủng hộ của các nước cũng như dùng các công cụ kinh tế thương mại để gây sức ép. Trước đây, một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam tại thị trường này như heo, thuỷ sản, trái cây đang được nhập rất hăng hái, sau phán quyết thì chững lại luôn. Rõ ràng, đây không phải là hành động vì nhu cầu thị trường mà là một đòn đánh cảnh báo” - ông Doanh cho hay.
Ông cũng cho rằng tình hình này sẽ còn tiếp tục bất định, gây tác động tiêu cực đến Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực vượt bậc hơn nữa dù bước đầu đã có những cải thiện đáng kể.
Theo đó, mặc dù Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng hiện nay ngành nhập khẩu cũng đã có những tín hiệu “thoát Trung”, dịch chuyển sang Hàn Quốc với mức tăng 7,9%. “Xu hướng dịch chuyển nguồn hàng nhập khẩu của nước ta sang phía Hàn Quốc ngày càng trở nên rõ ràng” – báo cáo của VEPR chỉ ra.
Ở một khía cạnh khác, ông Doanh cũng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong nỗ lực cải thiện nền kinh tế. Tuy nhiên, đây là “một nền kinh tế có quá nhiều vấn đề”, do đó ông cho rằng cần phải có nhận định nghiêm túc để tìm hướng giải quyết triệt để, không thể xem thường những sự kiện như Formosa, tình hình khô hạn, hay câu chuyện của ông Trịnh Xuân Thanh.
Chính quyền Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế khổng lồ
Nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, chính quyền Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe đã công bố gói kích thích kinh tế khổng lồ trị giá hơn 28.000 tỷ yen (tương đương 266 tỷ USD).
Phát biểu ngày 27/7, Thủ tướng Abe khẳng định gói kích thích này bao gồm khoảng 13.000 tỷ yen trong chi tiêu chính phủ.
Các khoản chi công cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thu hút thêm du khách quốc tế được tăng đáng kể.
Ông cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của tự do thương mại toàn cầu và khẳng định sẽ thúc đẩy thỏa thuận Đối tác Thương mại châu Á - Thái Bình Dương (TPP).
Trong khi đó, các nguồn thạo tin cùng ngày cho hay các quan chức tài chính Nhật Bản và Hàn Quốc đang lên kế hoạch gặp nhau vào cuối tháng 8 tại Seoul để thảo luận về sự hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh tình hình bất ổn trên thị trường sau quyết định Brexit.(TTXVN)
Lượng than nhập khẩu tăng mạnh
Cục Hải quan Quảng Ninh cho biết, tổng lượng than nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến giữa tháng 7-2016 là 2,67 triệu tấn, trị giá 151 triệu USD, tăng 3,3 % về số lượng và tăng 2,1% về trị giá so cùng kỳ năm 2015.
Nguyên nhân của lượng than nhập khẩu tăng mạnh do trong năm 2016, nhiều nhà máy nhiệt điện than trên địa bàn tỉnh đi vào vận hành, dẫn đến nhu cầu đối với mặt hàng than tăng cao.
Bên cạnh đó, sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu bổ sung từ nước ngoài (Trung Quốc, Nga, Úc…), sau đó phối trộn với than chất lượng thấp hơn trong nước để bán cho các nhà máy nhiệt điện.
Mặt khác, nguồn than cám sản xuất trong nước giá thành cao hơn giá nhập khẩu nên một số doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu than để cung cấp cho công nghiệp luyện kim và nhiệt điện, xi măng.(CAND)
Cổ phiếu Apple tăng giá nhờ bán nhiều iPhone hơn dự báo
Quý trước, công ty giá trị nhất thế giới đã bán được 40,4 triệu điện thoại, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nhiều hơn dự báo của giới phân tích.
Hãng nghiên cứu FactSet StreetAccount cho biết trung bình, các nhà phân tích dự báo Apple chỉ bán được 40,02 triệu iPhone trong quý. Sau tin tức này, cổ phiếu Apple đã tăng 7% trong phiên giao dịch thỏa thuận.
Dù vậy, số iPhone bán ra vẫn giảm quý thứ 2 liên tiếp, đẩy tổng doanh thu của Apple xuống 42,36 tỷ USD. Lợi nhuận ròng của hãng giảm 27% xuống 7,8 tỷ USD.
Nhu cầu điện thoại tại Trung Quốc giảm, một phần do kinh tế nước này đi xuống. Nhu cầu tại nhiều thị trường lớn cũng chững lại khi người dân có xu hướng sử dụng điện thoại lâu hơn, thay vì nâng cấp.
"Trung Quốc là nỗi thất vọng lớn với Apple. Samsung và Huawei đang ngày càng cạnh tranh hơn và nền kinh tế nước này cũng không tốt chút nào", Patrick Moorhead - nhà phân tích tại Moor Insights & Strategy cho biết.
iPhone hiện vẫn đóng góp hai phần ba doanh số bán hàng cho Apple. CEO Apple - Tim Cook cho biết việc ra mắt iPhone SE - rẻ hơn, màn hình 4 inch - đã giúp tăng lượng khách hàng Apple có thể tiếp cận.
Ông cũng tỏ ra hào hứng với hiện tượng Pokemon Go - trò chơi đã xô đổ mọi kỷ lục download của Apple. "Nó cho thấy công nghệ thực tế ảo đúng là rất tuyệt", ông cho biết. Cook cũng tiết lộ Apple đang đầu tư vào công nghệ này.
Cảnh báo thảm họa tài chính ở châu Á
Business Insider và Bloomberg vừa cảnh báo về thảm họa tài chính tại châu Á khi các khoản nợ ở khu vực này tăng với mức chóng mặt.
Hãng tin Bloomberg cho hay, các khoản nợ của Trung Quốc đang là chủ đề được bàn luận trong thời gian qua. Tuy nhiên, không chỉ Trung Quốc, nguy cơ khủng hoảng nợ còn có khả năng lan ra toàn châu Á trong ba năm tới.
Hiện các tập đoàn phi tài chính châu Á phải đối mặt với các khoản nợ trái phiếu kỷ lục phát hành tại nước ngoài sẽ đáo hạn từ nay cho đến năm 2019. Tổng giá trị các khoản nợ trái phiếu phát hành ở nước ngoài bằng đồng USD hoặc euro có giá trị lên tới 219,7 tỷ USD sẽ đáo hạn bắt đầu từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2019.
Phần lớn các khoản nợ trái phiếu được phát hành trong ba năm qua trong khi kể từ 3/2013, các đồng tiền châu Á lại suy giảm, trong đó một số trường hợp đã suy giảm hai con số.
Các công ty phi tài chính châu Á sẽ phải trả trái phiếu toàn cầu cao ở mức kỷ lục, lên đến 87 tỷ USD vào năm 2019. Chỉ tính riêng các công ty Trung Quốc, món nợ đã chạm mốc 50,8 tỷ USD.
Tình thế có khả năng trở nên xấu hơn khi nhiều doanh nghiệp châu Á phải đối mặt với các thách thức do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, kéo theo cả khu vực đi xuống bất chấp những gói kích cầu được áp dụng ở khắp nơi.
Lĩnh vực đầu tư tư nhân tại châu Á, không bao gồm Trung Quốc đã phải chịu tổn thương lớn nhất trong những thị trường mới nổi do những áp lực về nợ trong 5 năm qua, Moody nhận đinh. Trong số những trái phiếu có xếp hạng tín nhiệu thấp và thuộc nhóm rủi ro cao, các trái phiếu châu Á chiếm 1/3 và chỉ có khoảng 25% trong số đó được phát hành.
Trang tin Business Insider cảnh báo, các khoản nợ gia tăng cùng bong bóng bất động sản vỡ sẽ khiến châu Á rơi vào khủng hoảng tài chính.
Tín dụng tư nhân đã bùng bổ trong toàn khu vực, chạm mức xấp xỉ 140% của GDP. Trong khi đó, các khoản nợ tư nhân ở Trung Quốc đã vượt 200% của GDP trong quý IV/2015./.