Đại gia dầu khí Trung Quốc lo lỗ 1,2 tỷ USD
Website của Vietnam Airlines bị tin tặc tấn công
Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô kêu cứu Thủ tướng
Big C vẫn chây ì nộp thuế chuyển nhượng
Ukraine cấm hàng trăm công ty xuất nhập khẩu Nga
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-07-2016
- Cập nhật : 29/07/2016
6 tháng đầu năm: Mua bán, sáp nhập đạt trên 3 tỷ USD
Riêng nửa đầu năm 2016, hàng loạt thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) lớn đã khiến tổng giá trị đạt trên 3 tỷ USD (tăng 28% so với cùng kỳ 2015). Hoạt động này được dự báo sẽ cán mốc 6 tỷ USD trong năm nay và có tác động lớn tới nhiều ngành kinh tế.
Đây là thông tin được nêu trong buổi họp báo về sự kiện "Diễn đàn M&A 2016: M&A trong không gian kinh tế mở" tổ chức ngày 25/7, tại Hà Nội.
Nhóm nghiên cứu thuộc Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF) dự báo trong năm 2016, giá trị M&A và có tính chất M&A tại Việt Nam có thể đạt mốc 6 tỷ USD. Không chỉ xác lập kỷ lục về giá trị, năm 2015 và nửa đầu năm 2016, trên thị trường đã xuất hiện các thương vụ M&A trị giá lên tới cả tỷ USD và là những thương vụ có tác động lớn đến nhiều ngành, nhiều thị trường và nền kinh tế nói chung.
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư cho biết, Diễn đàn thường niên M&A Việt Nam tổ chức ngày 18/8 tại TPHCM tới đây được tổ chức dưới dự bảo trợ của Bộ KH&ĐT thu hút hơn 300 diễn giả là các chuyên gia hàng đầu về M&A của Việt Nam và quốc tế, trên 3.000 lãnh đạo cấp cao của các công ty nước ngoài, quỹ đầu tư quốc tế, tổng công ty nhà nước và tập đoàn tư nhân đang hoạt động tại Việt Nam.
Diễn đàn năm nay sẽ dành thời gian để đánh giá về thị trường M&A khu vực và Việt Nam năm 2015-2016 và triển vọng 2016-2020 dưới tác động của không gian kinh tế mở. Diễn đàn cũng có chương trình kết nối đầu tư lớn nhất trong năm (MAF EXPO 2016) nhằm tạo điều kiện cho bên mua, bên bán và các nhà tư vấn gặp gỡ để kết nối các thương vụ.
Ngoài ra, nhằm tôn vinh những thương vụ và người tạo lập thương vụ, hằng năm, Ban Tổ chức triển khai chương trình bình chọn và trao tặng thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông cho rằng việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, tận dụng các cơ hội được mở ra từ hội nhập quốc tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế nhằm bảo đảm phát triển nhanh và bền vững đang trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng và bức thiết đối với Chính phủ, chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Việc xóa bỏ các rào cản để thúc đẩy thị trường M&A phát triển lành mạnh, trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu và yếu tố thúc đẩy tái cấu trúc hiệu quả nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ nói trên.
Đối với các nhà đầu tư, năm 2016 đánh dấu một mốc quan trọng về hội nhập quốc tế khi Việt Nam kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), hiệp định tự do song phương với EU, Hàn Quốc và một số nước, khu vực khác. Một tầm nhìn mới cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư được xác định, đó chính là tầm nhìn khu vực trong một không gian mở. Khi đầu tư vào một quốc gia ASEAN, nhà đầu tư đang tiếp cận không phải chỉ một thị trường đơn lẻ, mà là một thị trường rộng lớn hơn với 600 triệu dân với lao động trẻ, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng mạnh.(chinhphu)
Vị trí trung tâm tài chính hàng đầu của London lung lay vì Brexit
Cụ thể, với việc rời EU, nước Anh sẽ mất đi quyền kinh doanh các dịch vụ được miễn thuế trên toàn khối, cũng như mất đi sự tiếp cận với thị trường chung gồm 500 triệu dân trong khi một số ngân hàng có thể rời Xứ sở Sương mù để chuyển hoạt động sang các nước EU khác.
Trước tình hình trên, các thành phố lớn khác trong EU đang nhắm tới việc soán ngôi Trung tâm tài chính hàng đầu của London.
Cùng với Frankfurt của Đức, Paris cũng nằm trong những thành phố cạnh tranh tốt nhất cho vị trí này. Chính phủ Pháp gần đây cho biết sẽ "trải thảm đỏ" cho các công ty rời Anh hậu Brexit và hứa hẹn sẽ có những ưu đãi thuế dành cho người nước ngoài ở Pháp tốt nhất châu Âu.
London cũng là trung tâm công nghệ của châu Âu với hơn 3.000 công ty khởi nghiệp có trụ sở tại đây và rất nhiều trong số đó đang hoạt động quanh khu vực được coi là “Thung lũng Silicon” của Anh. Tuy nhiên, vị trí này hiện đã được đưa vào "tầm ngắm" của Berlin - thủ đô hiện là thành phố công nghệ lớn thứ 2 của châu Âu và có giá nhà đất rẻ hơn London.
Ông Lukas Kampfmann, Giám đốc tiếp thị của Factory Berlin, một trung tâm của những công ty khởi nghiệp về công nghệ ở thủ đô của Đức, nhận định với quyết định Brexit, London đã hầu như tự loại mình ra khỏi cuộc đua. Ông tin rằng qua thời gian sự thắng thế của Berlin sẽ lớn dần lên và sẽ có nhiều hơn các công ty khởi nghiệp tới thành phố này.
Trong khi đó, trong một bài viết gần đây, thời báo New York Times của Mỹ đã đánh giá Amsterdam (Hà Lan) là ứng cử viên số một trong cuộc đua giành “vương miện” của London nhờ có những kết nối toàn cầu, cũng như có sự hấp dẫn đối với người nước ngoài và việc đa phần dân số nói tiếng Anh.
Tuy nhiên, ông David Slater, Giám đốc phụ trách mảng phát triển kinh doanh quốc tế của công ty London & Partners, vẫn bảo vệ quan điểm London vẫn sẽ là số 1 vì những người làm kinh doanh và có chuyên môn vẫn sẽ muốn tiếp tục ở lại đây khi chính phủ Anh và chính quyền London sẽ thực hiện mọi nỗ lực có thể để giữ chân họ.
Không chỉ là điểm giao dịch tài chính lớn nhất giữa châu Á và Mỹ, London còn là “đại bản doanh” của nhiều hãng luật, kiểm toán, nhiều nhãn hàng sang trọng cùng các trung tâm mua sắm đẳng cấp, các tổ chức đào tạo uy tín và nền văn hóa phục hưng lớn bậc nhất châu Âu.(VN+)
Anh và Mỹ thảo luận về hợp tác thương mại sau sự kiện Brexit
Theo ông Pritzker, nhiều công ty Mỹ rất lo lắng về sự bất định sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 tại Anh.Bộ trưởng Thương mại Mỹ cũng rất quan tâm tới những kế hoạch của Anh nhằm giảm thiểu tối đa các hậu quả đối với nền kinh tế toàn cầu sau sự kiện Anh rời khỏi EU.
Ông Pritzker cho biết chính phủ Mỹ cũng sẽ xúc tiến các cuộc hội đàm nhằm thiết lập khu vực tự do thương mại xuyên Đại tây dương giữa Mỹ và EU (TTIP), đồng thời xác định các ưu tiên chính khi phối hợp hành động với châu Âu trong lĩnh vực thương mại.
Trước đó, ngày 20-21/7, trong nỗ lực hàn gắn và giải quyết các vấn đề xung quanh việc Anh rời khỏi EU, tân Thủ tướng Anh Theresa May đã tiến hành chuyến công du đầu tiên tới Đức và Pháp.(vietnamplus)
Áp dụng quy chế miễn trừ khi NK thép dây hợp kim để sản xuất vật liệu que hàn
Theo Quyết định 2968/QĐ-BCT, các sản phẩm thép dây hợp kim có mã HS 7227.90.00 dùng để sản xuất vật liệu hàn thuộc đối tượng sản phẩm được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, ngày 18/7/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam (Quyết định số 2968) có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.2041; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.
Căn cứ theo Quyết định 2968, các sản phẩm thép dây hợp kim có mã HS 7227.90.00 dùng để sản xuất vật liệu hàn thuộc đối tượng sản phẩm được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Vì vậy, để được hưởng quy chế miễn trừ khi nhập khẩu các sản phẩm này, Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo đúng hướng dẫn trong Phụ lục 1 của Thông báo về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức ban hành kèm theo Quyết định 2968.
Để tiến hành thủ tục thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp và ban hành quyết định loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép dây hợp kim có mã HS 7227.90.00, Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm nêu trên để sản xuất vật liệu hàn nộp bộ hồ sơ đầy đủ \theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 về Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương (25 Ngô Quyền – Hà Nội) trước ngày 20/8/2016.(TBNH)
Tiêu dùng vẫn chậm
Tính chung 7 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 7,4%, thấp hơn mức tăng 8% của cùng kỳ năm 2015.
Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước tính đạt 295,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 222,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7% và tăng 10,1%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 35,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,5% và tăng 10,8%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% và tăng 7,6%; doanh thu dịch vụ khác đạt 34 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 12%.
Tính chung 7 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2016,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,4%, thấp hơn mức tăng 8% của cùng kỳ năm 2015.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng ước tính đạt 1535,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,1% tổng mức và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 230,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng mức và tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 18,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 232,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng mức và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2015.