Deutsche Bank vẫn thận trọng về tăng trưởng kinh tế thế giới
Đánh giá rủi ro Việt Nam giảm đáng kể, khối ngoại mua ròng 17.100 tỷ TPCP từ đầu năm
Châu Á đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nợ
Ngân hàng Ấn độ mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam
Tin kinh tế đọc nhanh 26-07-2016
- Cập nhật : 26/07/2016
Brexit có thể làm thị trường tiền tệ thiệt hại 35 đến 40 tỷ USD
Các khoản thu bằng ngoại tệ của doanh nghiệp đa quốc gia Mỹ khi được quy đổi sang đồng USD sẽ có giá trị thấp hơn, nếu đồng bạc xanh mạnh lên và ngược lại. Đồng thời, đồng USD mạnh lên cũng khiến giá trị hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ trở nên đắt đỏ hơn.(VN+)
Xuất khẩu trên 1 triệu lít nước dừa đóng hộp
Thông tin trên được bà Châu Kim Yến, tổng giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex), đưa ra tại lễ ra mắt sản phẩm nước dừa đóng hộp Cocoxim ngày 21-7 ở Bến Tre.
Theo bà Yến, các lô hàng nước dừa xuất khẩu thử nghiệm đã đến các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Úc và nhận được phản hồi tích cực. Công ty cũng đang xúc tiến xuất khẩu nước dừa đóng hộp vào các thị trường Mỹ và Canada thời gian tới.
Để có nước dừa đóng hộp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, Betrimex đã đầu tư 20 triệu USD vào nhà máy tại Giồng Trôm (Bến Tre) với công nghệ xử lý và đóng hộp của Tetra Pak. Mỗi năm nhà máy này sản xuất ra 37 triệu lít sản phẩm nước dừa đóng hộp, trong đó 60-65% để dành xuất khẩu.
Ông Robert Graves, tổng giám đốc Tetra Pak VN, cho biết nhu cầu sử dụng nước dừa đóng hộp trên thế giới tăng rất nhanh những năm qua.
Trong khi đó dù VN có sản lượng dừa đứng hàng thứ 8 trên thế giới nhưng nước dừa của VN vẫn là phụ phẩm trong quá trình chế biến cơm dừa vì thiếu công nghệ chế biến và bảo quản.
Việc Betrimex đầu tư vào nhà máy nước dừa đóng hộp nằm trong xu thế tiêu dùng sản phẩm nước dừa có nguồn gốc thiên nhiên đang tăng trưởng rất ấn tượng của thế giới.
Doanh nghiệp VN chưa “mặn” với trọng tài quốc tế
Đến nay các DN VN chưa quen giải quyết tranh chấp bằng hình thức khác, vẫn muốn lựa chọn qua tòa án để giải quyết.
Trao đổi bên lề hội thảo về vai trò trọng tài quốc tế đối với doanh nghiệp (DN), được tổ chức ngày 21-7 tại TP.HCM, luật sư Châu Huy Quang, thành viên Trung tâm Trọng tài quốc tế VN, cho biết đến nay các DN VN chưa quen giải quyết tranh chấp bằng hình thức khác, vẫn muốn lựa chọn qua tòa án để giải quyết.
Trong thực tế, Trung tâm Trọng tài quốc tế VN chỉ thụ lý khoảng 150 vụ việc mỗi năm, trong khi một thẩm phán của một tòa án nhân dân mỗi năm thụ lý hơn 100 vụ việc tranh chấp hợp đồng cũng như các tranh chấp khác.
Theo ông Quang, với xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, các tranh chấp không còn thuần túy giữa hai DN trong nước với nhau mà đã mang tính xuyên biên giới. Do đó các DN phải thay đổi thói quen này để bảo vệ quyền lợi nếu xảy ra tranh chấp.
Theo các luật sư, giải quyết các tranh chấp qua trọng tài quốc tế có nhiều lợi thế như việc thực thi phán quyết có thể thực hiện trong hoặc ngoài nước, nơi người có nghĩa vụ phải thực hành.
Hơn nữa, các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài hiện nay thường lựa chọn một bên đàm phán thứ ba là trọng tài thương mại thay vì chọn tòa án của một trong hai quốc gia mà DN có pháp nhân ở đó.
Dòng tiền lại ồ ạt chảy vào các thị trường mới nổi
Và thứ ba, giá cổ phiếu tại các thị trường mới nổi hiện khá rẻ, với hệ số giá/thu nhập (P/E) vào khoảng 12 lần. P/E của chứng khoán Mỹ là 17 lần, trong khi của chứng khoán châu Âu là 15 lần bất chấp tác động bất lợi của vụ Brexit.(vneconomy)