Tổ hợp sòng bài ở Lào Cai này đã hút được gần 1 tỉ USD của các con bạc Trung Quốc chỉ trong vòng nửa năm
Nhân dân tệ lên cao nhất kể từ đầu năm
VietinBank vay 200 triệu USD từ 18 ngân hàng ngoại
Xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm
Bia, cà phê, nước giải khát tiếp tục được người Việt tiêu thụ mạnh
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-10-2015
- Cập nhật : 21/10/2015
Thủ tướng: Tham gia TPP bên cạnh cơ hội sẽ là thách thức không nhỏ
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, sau khi kết thúc đàm phán các bên sẽ tiếp tục hoàn tất các văn bản thủ tục để có thể ký kết chính thức vào cuối năm 2015 và đầu 2016.
Trình bày trước phiên họp Quốc hội sáng nay (ngày 20/10/2015), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với sự tham gia của 12 quốc gia có quy mô chiếm khoảng 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu.
Việt Nam đã chủ động tham gia đàm phán hiệp định này ngay từ đầu với tư cách là quan sát viên đặc biệt và trở thành thành viên từ tháng 11/2010.
Mục tiêu chung của TPP là hiệp định toàn diện tiêu chuẩn cao, cân bằng về lợi ích, có tính đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thành viên, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát huy sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao đời sống nhân dân và giảm nghèo.
Sau 5 năm các nước đã kết thúc đàm phán vào ngày 5/10/2015. Trong quá trình đàm phán, Chính phủ đã nhiều lần báo cáo và thực hiện nghiêm túc các chủ trương về hội nhập kinh tế quốc tế theo Nghị quyết, đảm bảo lợi ích quốc gia cao nhất, không ký kết hiệp định bằng mọi giá, các nước tôn trọng thể chế chính trị của nước ta, đối xử linh hoạt, giành cho Việt Nam lộ trình thực thi phù hợp.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, sau khi kết thúc đàm phán các bên sẽ tiếp tục hoàn tất các văn bản thủ tục để có thể ký kết chính thức vào cuối năm 2015 và đầu 2016.
Sau đó các nước sẽ tiến hành phê chuẩn hiệp định và theo quy chuẩn của mỗi nước với mục tiêu đưa hiệp định có hiệu lực từ giữa năm 2017 hoặc đầu năm 2018.
Việc thực hiện TPP sẽ tạo thêm nhiều cơ hội thuận lợi cho kinh tế xã hội, nhất là tăng mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhận định, bên cạnh cơ hội là những khó khăn, thách thức không nhỏ.
Đối với một số ngành hàng mà khả năng cạnh tranh còn thấp, đàm phán đã đạt đươc lộ trình với thời gian thực thi phù hợp để giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh.
Bên cạnh đó, việc thực hiện thành công TPP phụ thuộc lớn vào sự nỗ lực phấn đấu, nâng cao nội lực và sức cạnh tranh của từng sản phẩm, từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Với kinh nghiệm thực tế sau hơn 8 năm tham gia WTO, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nỗ lực của Cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ vượt qua khó khăn thách thức, phát huy tối đa cơ hội, phấn đấu đạt kết quả cao nhất trong việc thực hiện TPP, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
“Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn hiệp định theo đúng quy định của pháp luật” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Chính phủ xin Quốc hội cho phép phát hành 3 tỉ USD trái phiếu quốc tế
Báo cáo của Chính phủ tại ngày làm việc đầu tiên của Quốc hội (20.10) cho thấy thực trạng đáng lo ngại về tình hình phát hành trái phiếu và tái cơ cấu nợ.
Báo cáo về tình hình triển khai Nghị quyết 78/2014/QH13 về công tác phát hành trái phiếu Chính phủ và tái cơ cấu nợ do Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày tại Quốc hội chiều nay 20.10, cho biết, áp lực trả nợ đối với ngân sách đang gia tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn 2015 - 2016, có 363.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) đến hạn trả nợ, nhưng nguồn trong nước đã huy động tối đa không còn dư địa. Vì vậy, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép phát hành 3 tỉ USD TPCP quốc tế để tái cơ cấu nợ.
Riêng 9 tháng đầu năm 2015, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, khối lượng thanh toán gốc và lãi TPCP là 160.684 tỉ đồng. Khối lượng vốn huy động mới từ phát hành TPCP không đủ để thanh toán trả nợ khối lượng gốc và lãi TPCP đến hạn (thiếu hụt 33.211 tỉ đồng). Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phát hành tín phiếu kho bạc đáo hạn trong năm và vay Ngân hàng Nhà nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách tạm thời (các khoản vay này không tính vào bội chi ngân sách nhà nước).
Khó khăn trên buộc Chính phủ phải xin phép Quốc hội cho phép đa dạng hóa kỳ hạn phát hành TPCP để tăng khả năng huy động vốn, bù đắp thiếu hụt ngân sách.
Siemens cam kết làm ăn lâu dài tại VN
Tập đoàn Siemens(CHLB Đức) cho biết Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của tập đoàn, ông Joe Kaeser, trong chuyến thăm đầu tiên đến VN vào cuối tuần qua, đã khẳng định cam kết làm ăn lâu dài và sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh tại VN.
Nhu cầu sử dụng cà phê thế giới tăng gấp đôi trong vòng 20 năm
Trong 10 năm tới, thế giới sẽ cần thêm 25 triệu bao (60 kg/bao) cà phê để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Brazil, Việt Nam và Colombia là ba quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, trong đó riêng Brazil đã chiếm hơn 30% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu.
Nhân dân tệ tiếp tục suy yếu do lo ngại kinh tế Trung Quốc
Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã khiến cho đồng nhân dân tệ - đồng nội tệ của quốc gia này tiếp tục suy giảm phiên thứ 3 liên tiếp.
Theo đó, sáng nay (20/10) tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ so với USD được ấn định ở mức 3,3614 nhân dân tệ/USD, giảm 87 điểm cơ bản so với mức tỷ giá tham chiếu của ngày hôm qua. Đây là phiên giảm giá thứ 3 liên tiếp của đồng tiền này với mức giảm tổng cộng 212 điểm, tương đương giảm 0,33%.
Theo cơ chế hiện hành tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ so với đồng USD được tính trên cơ cở bình quân gia quyền các mức giá được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường trước khi mở cửa thị trường, cũng như căn cứ vào mức giá đóng cửa phiên hôm trước, đến cung – cầu trên thị trường và giá của các đồng tiền chủ chốt khác.
Trong khi tỷ giá giao dịch trên thị trường trong ngày được phép biến động trong biên độ +/-2% so với mức tỷ giá tham chiếu.