tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiểu 23-10-2015

  • Cập nhật : 23/10/2015

Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư: Có hai điều băn khoăn về kinh tế nước nhà

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, có hai điều ông băn khoăn về nền kinh tế nước nhà là sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và sự trì trệ của nông nghiệp.

bo truong bo kh - dt bui quang vinh

Bộ trưởng Bộ KH - ĐT Bùi Quang Vinh

Phát biểu thảo luận tổ tại Quốc hội sáng nay 22.10 về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh dẫn lại câu chuyện một nhà báo của BBC từng hỏi ông rằng: Là Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư của Việt Nam, ông cảm thấy băn khoăn nhất điều gì về nền kinh tế nước nhà? Ông cho biết, tự đáy lòng có hai điều băn khoăn. Thứ nhất về doanh nghiệp tư nhân, một đất nước muốn có tự chủ kinh tế thì doanh nghiệp của nước đó phải phát triển, bởi nó không chỉ hỗ trợ được cho mảng đầu tư nước ngoài mà phải đủ sức tiếp thu công nghệ. Thứ hai là sự trì trệ của ngành nông nghiệp với hình ảnh quen thuộc con trâu đi trước cái cày theo sau.

Về nỗi trăn trở đầu tiên, ông Vinh lý giải: một nền kinh tế mà không có lực lượng doanh nghiệp mạnh thì không bao giờ là nền kinh tế mạnh, càng không là nền kinh tế tự chủ. “Chúng ta làm nhiều nhưng thực tế doanh nghiệp rất yếu, quy mô nhỏ, chủ yếu làm dịch vụ. Doanh nghiệp chủ yếu mua bán, ăn xổi chứ chưa nói đến chộp giật”, ông nói và cho biết: "Tại sao các nhà đầu tư FDI khi vào Trung Quốc họ rất lo nhưng vào Việt Nam lại không. Vì Trung Quốc có nền tảng khoa học công nghệ rất mạnh. Chỉ cần mua máy bay Boeing về dỡ ra là đã làm được ngay 1 máy bay mang thương hiệu Trung Quốc. Cái này nói ví von, họ ăn cắp công nghệ rất giỏi”. 

Còn về sự trì trệ của ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư chỉ ra, một đất nước có ngành chăn nuôi đủ điều kiện và thời tiết, khí hậu để nuôi 1 con lợn 10 cân lên 1 - 2 tạ nhưng lại rất kém về đầu tư. Có nhiều sản lượng đứng đầu thế gới nhưng chất lượng rất thấp.

“Tại sao Việt Nam phải nhập ngô, đậu tương? Rất đơn giản thôi vì kinh tế thị trường điều tiết hết. Sản lượng thì nước ngoài sản xuất trên cánh đồng thẳng cánh cò bay, năng suất 1 người làm trên máy móc bằng 1.000 lao động Việt Nam thu hoạch, giá chỉ bằng 1/3, đương nhiên doanh nghiệp họ mua, chứ đắt như Việt Nam ai mua”, ông bày tỏ.

Hai vấn đề trên, theo tư lệnh ngành Kế hoạch - Đầu tư, nếu không sớm khắc phục cùng với việc khẩn trương tái cấu trúc ngân sách thì sẽ rất nguy hiểm. "Phải đưa những nội dung trên vào trong Nghị quyết của Quốc hội để thực hiện cho bằng được", ông Vinh kiến nghị.


Doanh nghiệp được khuyến khích công bố thông tin bằng tiếng Anh

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 155 hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, có hiệu lực từ 1/1/2016.

Thay vì quy định ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam phải là tiếng Việt như Thông tư 52 trước đây, văn bản mới bỏ bớt sự ràng buộc, cho phép doanh nghiệp, nhà đầu tư... được công bố thông tin bằng tiếng Việt và tiếng Anh trên Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán. Trường hợp công bố song ngữ thì nội dung tiếng Anh có tính tham khảo.

Bên cạnh đó, Thông tư 155 cũng mở rộng khái niệm cổ đông nội bộ so với quy định được ban hành từ năm 2012. Ngoài các thành viên nắm giữ chức vụ trong ban quản trị, ban điều hành, người được ủy quyền công bố thông tin của doanh nghiệp, quỹ đầu tư, người nội bộ còn bao gồm cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% cổ phần trả lên; nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư mua vào để trở thành cổ đông lớn của công ty; tổ chức, cá nhân thực hiện chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng...

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về công bố thông tin, tùy theo tính chất, mức độ, cơ quan quản lý sẽ áp dụng hình thức kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật.


Xoài cát chu đạt chuẩn đi Nhật

Ông Nguyễn Trung Dũng, tham tán công sứ Đại sứ quán VN tại Nhật Bản, xác nhận các thông tin trên và cho biết đây là cơ hội mở rộng xuất khẩu trái cây tươi của VN.

ba masumi watanabe cung cac chuyen gia kiem tra xoai truoc khi dua vao may xu ly bang hoi nuoc nong - anh: t.manh

Bà Masumi Watanabe cùng các chuyên gia kiểm tra xoài trước khi đưa vào máy xử lý bằng hơi nước nóng - Ảnh: T.Mạnh

Ngày 21-10, chuyên gia của Bộ Nông - lâm - ngư nghiệp Nhật Bản đã đến nhà máy xử lý trái cây của Công ty Yasaka (Bình Dương) và Công ty Good Life (TP.HCM) hoàn tất công đoạn đánh giá cuối cùng đối với việc xử lý trái xoài cát chu của VN trước khi xuất qua Nhật. 

Sau hơn bốn giờ kiểm tra các thông số, kết quả xử lý trái xoài bằng hơi nước nóng đạt kết quả tốt. Như vậy, trái xoài của VN đã vượt qua mọi công đoạn về kiểm tra chất lượng, phương pháp xử lý dịch hại, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Nhật. Đây là loại trái cây tươi thứ hai của VN (trước đó là thanh long) đạt chuẩn xuất khẩu vào thị trường này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Masumi Watanabe, giám đốc điều hành Công ty Yasaka, cho biết đơn vị này đang chuẩn bị xuất khẩu lô hàng xoài đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. Ngay sau khi vượt qua kiểm tra xử lý hơi nước nóng, công ty này sẽ xuất khẩu lô xoài đầu tiên sang Nhật Bản. Hiện Yasaka đã có những đối tác là các nhà phân phối lớn tại Nhật Bản sẵn sàng mua xoài VN.

Vấn đề còn lại là việc cân đối giá thành để cạnh tranh với xoài Thái Lan và Philippines. “Chúng tôi tin rằng xoài VN sẽ tiêu thụ tốt tại Nhật Bản nhờ hương vị thơm ngon tự nhiên hơn so với xoài Thái hay Philippines” - bà Masumi Watanabe khẳng định.

Ông Nguyễn Trung Dũng, tham tán công sứ Đại sứ quán VN tại Nhật Bản, xác nhận các thông tin trên và cho biết việc trái xoài VN đạt chuẩn vào Nhật không chỉ có ý nghĩa thêm một loại trái cây tươi vào thị trường cao cấp, mà còn là cơ hội mở rộng xuất khẩu trái cây tươi của VN sang nhiều thị trường khó tính khác. Bởi khi đã đạt được yêu cầu khắt khe của Nhật Bản thì cũng sẽ được nhiều thị trường chấp nhận.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cho hay các lô hàng xoài đầu tiên đi Nhật đều lấy từ vùng trồng tại Cao Lãnh (Đồng Tháp), bởi đây là vùng đã có kinh nghiệm trồng xoài xuất khẩu sang Hàn Quốc. Theo ông Chu Hồng Châu - phó giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Cục Bảo vệ thực vật), việc mở thêm thị trường mới sẽ tăng nhu cầu về nguồn xoài chất lượng cao trong thời gian tới.

Vì vậy, các địa phương trồng xoài cần nhanh chóng quy hoạch và hỗ trợ nông dân chuyển đổi phương thức canh tác xoài cát chu truyền thống sang các tiêu chuẩn an toàn như VietGAP, GlobalGAP để đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu.


Doanh nghiệp chưa tận dụng tốt ưu đãi từ FTA

Muốn các hiệp định FTA trở nên có hiệu quả thì doanh nghiệp phải nắm vững về quy định hàm lượng xuất nội khối thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O). 

Tại hội thảo về quy tắc xuất xứ theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) ở TP.HCM tổ chức ngày 21-10, ông Nguyễn Quan Phúc - đại diện Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương - cho biết VN đã và sắp ký kết nhiều FTA song phương và đa phương với các nước, muốn các hiệp định này trở nên có hiệu quả thì doanh nghiệp phải nắm vững về quy định hàm lượng xuất nội khối thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O). 

Tuy nhiên thời gian qua hầu hết doanh nghiệp VN chưa tận dụng được những ưu đãi về nguồn gốc xuất xứ mà các FTA đem lại.

Chẳng hạn với Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), trong năm 2014 tỉ lệ sử dụng C/O ưu đãi của các doanh nghiệp ở VN chỉ có 25%, nghĩa là gần 75% hàng từ VN xuất sang các nước trong khu vực ASEAN không sử dụng các ưu đãi nguồn gốc xuất xứ theo quy định trong hiệp định này.

Ngay cả xuất hàng đi thị trường Trung Quốc, tỉ lệ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi C/O trong năm 2014 chỉ còn 33%, giảm so với 35% năm 2013. Tương tự đối với thị trường Nhật Bản năm 2014 chỉ có 34% C/O được hưởng ưu đãi, duy chỉ có thị trường Hàn Quốc tỉ lệ tận dụng ưu đãi C/O có tốt hơn với trên 80%.

Theo đại diện Bộ Công thương, để tận dụng tốt các doanh nghiệp cần tìm hiểu, tra cứu kỹ những quy tắc xuất xứ cho từng danh mục hàng hóa quy định, đảm bảo hàng có xuất xứ thỏa mãn tiêu chuẩn xuất xứ đúng như quy định trong các FTA.


Đề nghị tăng thuế nhập khẩu ôtô tải

Công ty CP ôtô Trường Hải đã kiến nghị tăng thuế nhập khẩu nhiều dòng xe tải lên mức trần theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Trong văn bản vừa gửi Bộ Tài chính và Bộ Công thương, Công ty CP ôtô Trường Hải đã kiến nghị tăng thuế nhập khẩu nhiều dòng xe tải lên mức trần theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), với lý do VN đã bắt đầu sản xuất được trong khi mức thuế hiện hành thấp hơn mức trần WTO.

Cụ thể, thuế nhập loại ôtô tải dưới 5 tấn theo cam kết WTO có thể lên tới 70%, nhưng VN đang áp mức 68%; một số dòng xe tải 5 - 10 tấn có mức 50%, trong khi mức trần WTO cho phép đến 70%. Nhiều dòng xe 10 - 20 tấn thuế hiện hành chỉ 30%, thấp hơn nhiều so với mức trần cho phép là 45%...


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-02-2016

    EU điều tra giấy bạc 500 EUR liên quan đến khủng bố
    Giám đốc IMF mất ngủ vì các nước sản xuất dầu mỏ
    Quá muộn để OPEC cứu giá dầu
    Hơn 93% nhà đầu tư Mỹ mất tiền trong tháng 1
    EVN thoát lỗ nhờ các khoản lãi ngoài kinh doanh điện

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-02-2016

    Chi phí làm ra 1 kwh điện của EVN 1539,35 đồng
    Công bố toàn văn nội dung Hiệp định FTA VN - EU 
    Kinh tế Trung Quốc suy yếu, giá vàng tăng vọt  
    Bán đồ giả hiệu Yonex Nhật Bản, 1.000 sản phẩm bị hủy
    Hãng dầu khí BP báo lỗ lớn nhất 20 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-02-2016

    Sập bẫy đa cấp ở Trung Quốc
    Hơn 70% kiều hối đổ vào sản xuất, kinh doanh
    Nhiều công ty con của Tập đoàn Dầu khí lỗ do giá dầu giảm mạnh
    Rửa tiền ở Mỹ quá dễ dàng
    Nhật mở trang trại do robot "làm chủ" đầu tiên thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-02-2016

    Triển vọng thương mại Việt Nam "sáng" chưa từng có với 14 hiệp định thương mại tư do sắp hoàn tất
    Chương trình bình ổn giá giúp "kìm chân" CPI
    Xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện tử có xu hướng chậm lại
    Giá cao su xuất khẩu có thể chỉ còn 20 triệu đồng/tấn
    Đồ trang trí Tết: Hàng Trung Quốc chiếm lĩnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-02-2016

    Càng lạm dụng "thuốc giảm đau", Trung Quốc ngã càng đau
    Chính phủ Nhật do dự, Sharp có thể về tay Foxconn
    Bloomberg: Việt Nam sẽ tiếp tục cải cách
    PMI tháng 1/2016 tăng: Ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục hưởng lợi nhờ giá dầu giảm
    Bộ Giao thông Vận tải thúc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hoàn thành trước 31/12/2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-02-2016

    "Bật mí" kế hoạch của nhiều "ông lớn" địa ốc năm 2016
    Thị trường bán lẻ “nóng” nhất thế giới đang ở đâu?
    Cao su tự nhiên: 2015 lãi thấp, dè dặt kế hoạch lãi 2016
    PMI giảm kỷ lục, Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan
    HSBC “đóng băng” tuyển dụng và tăng lương trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-02-2016

    Trung Quốc muốn chấn chỉnh tình trạng thao túng chỉ số GDP?
    Tăng thuế suất hàng loạt khoáng sản
    Cơ chế giúp đẩy nhanh giải phóng hàng xuất nhập khẩu
    Nhà máy tranh mua, giá mía nguyên liệu tăng cao
    Sản lượng xuất khẩu gạo tăng khoảng 46% trong tháng Một

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-02-2016

    Kiều hối "lũ lượt" chảy vào bất động sản
    Siết vay USD có làm khó doanh nghiệp?
    Mất 9 tỷ đồng do cháy, Thế Giới Di Động chưa tính đòi bồi thường
    “Dứt khoát phải thu thuế của Uber”
    Vietcombank sở hữu trên 7% vốn tại Eximbank và MB

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-02-2016

    Xăng dầu Ả Rập còn rẻ hơn cả nước uống
    Giá gas tiếp tục giảm hơn 20.000 đồng
    Ôtô TMT sẽ Nam tiến trong năm 2016
    Sàn giao dịch bất động sản phải rộng tối thiếu 50m2
    Người Trung Quốc “đội lốt” du khách thu mua thủy sản 

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-02-2016

    Chiến tranh tiền tệ: Liệu châu Âu sẽ đáp trả Nhật Bản?
    Nhu cầu dầu mazut châu Á năm 2016 sẽ tiếp tục giảm
    Các nhà XK gạo Nhật nỗ lực chinh phục thị trường Đông Nam Á
    Bất động sản Australia hút nhà đầu nước ngoài
    Mỹ khôi phục xuất khẩu dầu sau 40 năm