Các nhà đầu tư Trung Quốc đang muốn vào Việt Nam để đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với cơ hội hưởng thuế suất 0% khi Việt Nam tham gia. Xu hướng này đã tạo nên một làn sóng đầu tư từ quốc gia này vào Việt Nam.
Nhà đầu tư Trung Quốc muốn vào Việt Nam “đón” TPP - Ảnh minh họa.
Trong 2 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc nằm trong top 3 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, chủ yếu là các lĩnh vực sợi - dệt - nhuộm. Các doanh nghiệp Trung Quốc có mặt trong hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam. Đầu tư trục tiếp của Trung Quốc có mặt tại 55 tỉnh thành, trong đó phần lớn tập trung tại các thành phố đông dân cư, khu công nghiệp và các tỉnh giáp biên giới Việt-Trung.
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Trung Quốc (thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam) chỉ ra rằng đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam cũng chỉ mới tập trung ở những ngành nghề thông thường, chưa có dự án nào đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao với vốn đầu tư lớn.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) với ông Lê Tuấn Thanh, Phó Trưởng phòng Quan hệ Việt - Trung, Viện Nghiên cứu Trung Quốc cho biết: “Tôi cho rằng, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng nhanh. Bởi, từ năm 1991 đến 2005, đầu tư của Trung Quốc chỉ khoảng 740 triệu USD, riêng năm 2006 đã tăng đột biến lên hơn 369 triệu USD, bằng hơn 1/3 của cả giai đoạn 15 năm qua. Trong 10 tháng đầu của năm 2007, theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, con số này là 301 triệu USD.
Mới đây, Chính phủ đồng ý về chủ trương cho các công ty trách nhiệm hữu hạn của Trung Quốc đầu tư xây dựng Khu công nghiệp, dân cư và dịch vụ Long Giang (tỉnh Tiền Giang) với tổng diện tích 600ha. Những tín hiện trên cho thấy, Việt Nam đang dần trở thành thị trường hấp dẫn các doanh nghiệp Trung Quốc”
Tuy nhiên còn quá nhiều quan ngại về nguồn vốn đến từ đầu tư Trung Quốc bởi bên cạnh những mặt được, còn tồn tại vô số những nguy cơ và hệ lụy khó lường như cạn kiệt tài nguyên, tác động xấu đến môi trường…
Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tich Hiệp hội Đầu tư nước ngoài thì điều quan trọng là Việt Nam phải tỉnh táo lựa chọn dự án đầu tư từ Trung Quốc. Cần nhận diện đúng hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam để đánh giá tác động tích cực, đồng thời xử lý có hiệu quả các khiếm khuyết đã được phát hiện, quan tâm đến động thái mới trong quan hệ Việt - Trung, nhằm lựa chọn đúng doanh nghiệp và dự án đầu tư, thu hút thêm vốn đầu tư từ nềnkinh tếlớn thứ hai thế giới, phù hợp với định hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả dòng vốn FDI.
800.000 thùng dầu “mất tích” đi đâu mỗi ngày trong suốt 1 năm?
Cơ quan năng lượng quốc tế thừa nhận đã để "mất dấu" 800.000 thùng dầu mỗi ngày trong cả năm 2015 mà chưa rõ nguyên nhân, Sputniknews đưa tin.
800.000 thùng dầu “mất tích” đi đâu mỗi ngày trong suốt 1 năm? - Ảnh minh họa.
Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) – cơ quan theo dõi sản lượng và giao dịch dầu mỏ toàn cầu – vừa thông báo rằng họ không tìm được dấu vết của một lượng lớn dầu trong năm 2015. Lần mới đây nhất sự việc tương tự xảy ra là 17 năm về trước vào năm 1998.
Cụ thể, trong năm 2015, IEA tính toán lượng thừa cung dầu vào khoảng 1,9 triệu thùng mỗi ngày. 770.000 thùng trong số đó đã được cất trữ trong các nhà kho trên đất liền. 300.000 thùng đang lưu trong các đường ống.
Như vậy, hiện còn 800.000 thùng dầu chưa rõ tung tích, không rõ ai mua chúng, hoặc chúng đang được cất trữ ở đâu. Chỉ riêng trong 3 tháng cuối năm 2015, con số thùng dầu bị mất tích tăng lên tới 1,1 triệu thùng mỗi ngày, chiếm 43% mức thừa cung ước tính.
Sự việc chỉ được xới lên khi giá dầu toàn cầu đổ xuống đáy thấp kỷ lục, dưới sức ép từ sản lượng thừa thãi của các quốc gia Vịnh Gulf.
Một số người cho rằng số chênh lệch này là minh chứng phủ nhận giả thiết cung dầu đang vượt quá cầu. 800.000 thùng dầu kể trên không tồn tại, nó là kết quả của việc tính toán sai.
Phòng giải trình chính phủ Mỹ – cơ quan tư vấn độc lập của Quốc hội Mỹ - đã xem xét số liệu và đưa ra kết luận rằng "hạn chế trong thống kê có thể dẫn đến sai số, mặc dù chưa rõ tại sao lại ra mức sai lệch này".
Trung Quốc cũng có thể là một nguyên nhân khác. IEA cho rằng nhu cầu tích trữ thực tế của các nước ngoài nhóm Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là cao hơn so với thống kê, điển hình là Trung Quốc.
Mặc dù chưa có giả thiết nào được xác nhận, vẫn có hai kết luận khá rõ ràng tính đến thời điểm này. Thứ nhất, việc theo dõi số liệu cung – cầu dầu là một nhiệm vụ khó khăn. Thứ hai, bất kể 800.000 thùng dầu/ngày trên có tồn tại không, thì tình trạng thừa cung vẫn đang sản sinh những tác động khó lường.
Đồng hồ Thụy Sĩ đối mặt với năm 2016 đầy thách thức
Các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đang đối mặt với một năm 2016 nhiều bất trắc trong bối cảnh tình hình kinh tế tại các thị trường chủ lực còn khá ảm đạm, qua đó hạn chế nhu cầu của người tiêu dùng đối với những chiếc đồng hồ đắt tiền.
Một mẫu đồng hồ của thương hiệu Zenith. (Nguồn: uhdwallpapers.org)
Doanh số bán đồng hồ Thụy Sĩ tại Hong Kong (Trung Quốc), thị trường tiêu thụ lớn nhất mặt hàng này, đã chịu áp lực giảm sút do đà tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc và chiến dịch chống tham nhũng của Chính phủ nước này. Thậm chí cho tới nay, vẫn chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ doanh số bán đồng hồ Thụy Sĩ sẽ phục hồi tại thị đây.
Đại diện Zenith, thương hiệu đồng hồ cao cấp thuộc hãng thời trang xa xỉ LVHM, cho biết 2/3 doanh số bán đồng hồ này "dựa" vào các khách hàng Trung Quốc.
Giám đốc điều hành Zenith, Aldo Magada cho biết: "Năm 2016 sẽ là một năm rất khó lường bởi không còn nhiều người sẵn sàng chi mạnh tay cho những chiếc đồng hồ của chúng tôi." Thậm chí ông Magada cũng không loại trừ khả năng sẽ phải cắt giảm việc làm.
Bên cạnh đà giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, doanh số bán đồng hồ Thụy Sĩ còn chịu tác động tiêu cực bởi sự gián đoạn hoạt động du lịch tại Paris (Pháp), một trung tâm khác của các mặt hàng xa xỉ, sau vụ tấn công khủng bố hồi tháng 11 năm ngoái.
Một yếu tố nữa làm "khó" các hãng sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ là giới tiêu dùng Nga và Trung Đông đua nhau "thắt chặt hầu bao" do ảnh hưởng của vụ khủng hoảng Ukraine và giá dầu thế giới sụt giảm mạnh.
Thêm vào đó, sự phát triển của các dòng đồng hồ thông minh (smartwatch) cũng tạo thêm thách thức đối với các hãng sản xuất đồng hồ cao cấp của Thụy Sĩ. Kim ngạch xuất khẩu đồng hồ của Thụy Sĩ trong tháng 1/2016 giảm gần 8% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi suy giảm hơn 3% trong cả năm 2015.
Đáng chú ý, thị phần của Swatch, hãng sản xuất đồng hồ lớn nhất thế giới, đã giảm 21% trong năm 2015 và đang có nguy cơ suy giảm 2% trong năm nay. Trong khi đó, một hãng sản xuất đồng hồ danh tiếng khác của Thụy Sĩ là Richemont cũng sụt giảm về thị phần kể từ đầu năm nay.
Ngành công nghiệp hàng hải châu Á- Thái Bình Dương đối mặt với “cơn gió ngược”
Ngành công nghiệp hàng hải châu Á-Thái Bình Dương đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm sút, giá dầu giảm mạnh và sự mất cân đối giữa cung và cầu.
Một gian hành trưng bày tại Triển lãm Hàng hải châu Á-Thái Bình Dương 2016 (APM), từ 16-18/3, tại Singapore. (Ảnh: Mỹ Bình/Vietnam+).
Ngành công nghiệp hàng hải châu Á-Thái Bình Dương đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm sút, giá dầu giảm mạnh và sự mất cân đối giữa cung và cầu dẫn đến tình trạng công suất dư thừa và giá cước thấp...
Đây là những thách thức được ông Luien Wong-Chủ tịch Cơ quan Hàng hải và cảng vụ Singapore (MPA) đề cập đến khi nhận định về xu hướng phát triển của ngành công nghiệp hàng hải trong khuôn khổ Triển lãm Hàng hải châu Á-Thái Bình Dương 2016 (APM) diễn ra trong ba ngày, từ 16-18/3, tại Singapore.
Tuy nhiên, cũng theo ông Luien Wong, mặc dù môi trường toàn cầu đầy thách thức song triển vọng tăng trưởng dài hạn cho khu vực châu Á vẫn rất khả quan và đây vẫn là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới.
"Châu Á hiện chiếm khoảng 70% sản lượng container toàn cầu, với 30 cảng container hàng đầu thế giới. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi 9 trong tổng số 10 cảng container nhộn nhịp nhất trên thế giới là nằm ở khu vực châu Á," ông Luien Wong nhấn mạnh.
Đặc biệt, ông Luien Wong cho rằng các sáng kiến đa phương mới như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại trong khu vực và quốc tế, trong đó có thương mại hàng hải.
Đồng tình với quan điểm này, giới chuyên môn cũng nhận định rằng ngành công nghiệp hàng hải đã và đang phải đối mặt với những "cơn gió ngược" mạnh mẽ trong năm 2015 vừa qua cũng như nhiều thách thức phía trước.
Chính vì vậy, những triển lãm quy mô lớn như APM sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và các chuyên gia cùng gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm đồng thời có thể nắm bắt cơ hội để kết nối với các đối tác, tìm hiểu về các chiến lược sáng tạo, nhận diện xu hướng kinh doanh trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, ông Nazery Khalid, Tổng thư ký danh dự của Hiệp hội các nhà công nghiệp hàng hải Malaysia (AMIM), cho hay các doanh nghiệp cần phải tìm hướng để cạnh tranh hiệu quả, thông qua việc giảm chi phí và nâng cao năng suất từ ứng dụng triệt để các kỹ thuật công nghệ mới...
Là một trong những triển lãm hàng hải lớn nhất tại châu Á và được tổ chức hai năm/lần, APM 2016 đã thu hút hơn 1.500 công ty tham gia triển lãm và trưng bày những sản phẩm, công nghệ mới nhất trong ngành đóng tàu, kỹ thuật hàng hải, công nghệ giám sát... nhằm mục đích cải thiện năng suất, tăng cường hiệu quả hoạt động, an toàn vận tải và cắt giảm chi phí.
Trong khuôn khổ triển lãm, hàng loạt các hội thảo chuyên đề cũng đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm của 50 chuyên gia hàng đầu thế giới cũng như đông đảo giới chuyên môn, nhà doanh nghiệp...
Ban tổ chức cho hay trong ba ngày triển lãm, đã có khoảng hơn 15.000 lượt khách đến tham quan và tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết trong lĩnh vực hàng hải.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm của riêng Nga chèn ép nhóm “Big Three”
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm của riêng Nga đã bắt đầu đi vào hoạt động, buộc nhóm "Big Three" phải rút lui dần khỏi thị trường nhạy cảm này, Bloomberg đưa tin.
Ngân hàng Trung ương Nga đã ngừng sử dụng đánh giá của S&P, Moody’s và Fitch từ cuối năm ngoái để điều hành hệ thống nhà băng. Ảnh: MoscowTimes
Trong 3 tuần qua, hai cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế hàng đầu là Moody’s Investors Service và Fitch Ratings cho biết sẽ ngừng xếp hạng tín nhiệm của Nga, thay vì để chính phủ Nga kiểm soát chi nhánh tại quốc gia này.
Cùng lúc, công ty xếp hạng tín dụng của Nga là ACRA đã rục rịch trám vào chỗ trống, bắt đầu công bố báo cáo từ nửa cuối năm 2016.
Moscow bắt đầu xiết chặt hoạt động của các cơ quan xếp hạng nước ngoài, sau khi bậc tín nhiệm của Nga bị hạ trong năm ngoái xuống dưới mức đầu tư lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ.
Nối tiếp sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, nhiều tài phiệt thân cận với chính quyền Tổng thống Vladimir Putin đã bị Mỹ trừng phạt. Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm buộc phải xem xét lại xếp hạng của các ngân hàng Nga thuộc sở hữu của những cá nhân có tên trong "danh sách đen".
Về phần mình, Bộ Tài chính Nga cho rằng nhóm "Big Three" đã đưa ra các đánh giá phiến diện khi không hiểu rõ về những ngân hàng này. Ngân hàng Trung ương Nga đã ngừng sử dụng đánh giá của S&P, Moody’s và Fitch từ cuối năm ngoái để điều hành hệ thống nhà băng.
Bộ và Ngân hàng Trung ương Nga lên kế hoạch thay thế nhóm "Big Three" bằng ACRA để đánh giá chất lượng tín dụng của khoản đầu tư.
Tuần trước, Moody’s tuyên bố sẽ đóng cửa liên doanh tại Moscow. Tháng Hai, Fitch cũng đánh tiếng sẽ ngừng xếp hạng tín nhiệm các công ty của Nga. Standard & Poor’s thì cho hay đang đàm phán với Ngân hàng Trung ương về khả năng duy trì hoạt động dưới các bộ luật mới.
ACRA nộp đơn xin giấy phép hoạt động tại Nga kể từ ngày 29/2. Công ty có 27 cổ đông, bao gồm ngân hàng Sberbank, Raiffeisenbank và Severstal PAO. Mỗi ngân hàng nắm giữ 3,7% trong số 44 triệu USD vốn điều lệ.
(
Tinkinhte
tổng hợp)